1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

14 Một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 48 trang )


Trang 45



Trang bị các thiết bị dò tìm vị trí cont, công cụ chuyên dụng nhiều hơn để đáp ứng

nhu cầu sử dụng của các nhân viên giao nhận cũng như cán bộ Hải quan trong quá

trình thông quan hàng hóa.

Nâng cấp và đổi mới hệ thống kết nối, truyền dữ liệu và phản hồi kết quả của cơ

quan Hải quan để thông tin được xử lý nhanh hơn.

Tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp, để các

doanh nghiệp có nguồn vốn, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trên Thế Giới, nhằm định vị thương

hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

14.1.1.2Đối với cơ quan Hải quan

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu,

tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.

Cần đưa ra sự thống nhất hơn nữa về quy trình giữa các cửa khẩu, Chi cục Hải quan

như các chứng từ cần có, chi phí hành chính, thời gian tiến hành kiểm hóa để giúp

doanh nghiệp không gặp khó khăn, lúng túng khi làm thủ tục Hải quan và giúp cho quy

trình thông quan ngày càng đơn giản hơn.

Lực lượng Hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao, có đủ trình độ

chuyên môn trong công tác, do đó phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

thông qua các buổi tập huấn nghiệp vụ hàng tháng do Tổng Cục Hải quan tổ chức, để

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc giải quyết vấn đề về làm thủ tục Hải quan,

tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ gây chậm trễ việc giao hàng của doanh nghiệp.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ khai báo Hải quan để trau

dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên chứng từ và giao nhận của doanh

nghiệp.

Ban hành các văn bản luật có hiệu lực thi hành lâu hơn.

Cải cách Hải quan theo tiến trình của hội nhập kinh tế luôn là một đòi hỏi khách

quan mà ngành Hải quan đã, đang và phải tiến hành. Cụ thể là hệ thống thông quan

hàng hóa tự động VNACCS/VCIS bắt buộc áp dụng chính thức vào ngày 1/4/2014.

Những cải cách đã tiến hành và sẽ tiến hành sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh

hoạt động thương mại của nước ta, của thị trường Thế Giới, góp phần đưa nước ta chủ

động hội nhập một cách thành công vào kinh nhanh chóng tạo ra sân chơi rộng lớn

giúp tăng cường khả năng khai thác một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước

cũng như tận hưởng được những lợi thế to lớn tế khu vực và quốc tế.



Trang 46



KẾT LUẬN

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng đã mở ra nhiều cơ hội mới cho

ngành dệt may nói chung và Công ty CP may Việt Thịnh nói riêng. Đồng thời cũng đặt

ra không ít những khó khăn, thách thức, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn

đòi hỏi những Công ty phải biết nắm bắt tình hình, ứng dụng linh hoạt khoa học kỹ

thuật hiện đại. Công ty luôn phải phấn đấu chuyên nghiệp hóa phương thức kinh

doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm gia công, đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng

nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Công ty CP may Viêt Thịnh đã ra đời trong xu thế đất nước đang chuyển mình

mạnh mẽ và phấn đấu phát triển theo nền kinh tế toàn cầu. Với thế mạnh là chuyên gia

công các mặt hàng dệt may xuất khẩu, có uy tín trên thị trường và luôn nhận được sự

tín nhiệm của khách hàng nước ngoài. Bởi gia công quốc tế không chỉ góp phần giải

quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động mà còn giúp nước ta có thêm máy

móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, học tập được những kinh nghiệm quản lý tiên

tiến, làm quen với thị trường thế giới…

Muốn vậy, Công ty cần gia tăng vị thế trên thị trường và phát huy hơn nữa những

thế mạnh hiện có của Công ty để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, mang lại sự thỏa mãn

cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần khắc phục những khó khăn và hạn chế thấp nhất

những rủi ro trong kinh doanh.

Thời gian thực tập hai tháng tại Công ty CP may Việt Thịnh là chưa đủ nhiều để em

học hỏi và nắm bắt được hoàn toàn công việc. Tuy nhiên, điều đó đã phần nào giúp em

vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích để trau dồi

thêm vốn hiểu biết của mình, rèn luyện được bản thân thích ứng với công việc trong

tương lai.



Trang 47



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - Ths. Nguyễn Thanh

Hùng – Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2010.

2. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu – Ths. Nguyễn Việt Tuấn và

Ths. Lý Văn Diệu – Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2011.

3. Giáo trình Thanh toán quốc tế - Ths. Hồ Thị Thu Ánh và Ths. Nguyễn Thị

Hoàng Mai - Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2010.

4. Giáo trình Thục Hành tổng hợp kinh doanh xuất nhập khẩu – Ths.Nguyễn Việt

Tuấn, Ths. Lý Văn Diệu, Ths.Tăng Tú Ngọc – Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM

năm 2012.

5. Thông tư 13/2014/TT/BTC của Bộ Tài Chính về quy định thủ tục Hải quan đối

với hàng gia công với thương nhân nước ngoài

6. Website của Công ty CP may Việt Thịnh: http://www.vietthinh.vn/

7. Các trang web:



www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn

www.dncustoms.gov.vn



Trang 48



10.

11.

12.

13.

14.

15.



PHỤ LỤC CHỨNG TỪ

 Các chứng từ nhập nguyên phụ liệu

1. Hợp đồng gia công

2. Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng/ phụ liệu hợp đồng

gia công

3. Vận đơn

4. Hóa đơn thương mại

5. Packing list

6. Tờ khai hải quan

 Các chứng từ hàng xuất

7. Booking note

8. Container packing list

9. Bảng thông báo định mức từng mã hàng

Tờ khai Hải quan

Vận đơn

Hóa đơn thương mại

Packing list

Giấy chứng nhận xuất xứ

Thư yêu cầu thanh toán



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

×