Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 48 trang )
Trang 23
nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm đều được thực hiện khai báo tại đơn vị Hải
quan này.
6.1.1
6.1.2
7 Quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu
7.1.1.1 Chuẩn bị chứng từ nhận hàng
Sau khi nhận các chứng từ (Bill of Lading, Commercial Invoice, Packing list…)
của bên đặt gia công gửi sang, nhân viên chứng từ Công ty sẽ tiến hành kiểm tra các
chứng từ đồng thời liên hệ với đại lý giao nhận vận tải để biết được khi nào chuyên chở
hàng hóa đến và đến cửa khẩu nào. Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện nhằm
đảm bảo tính thống nhất giữa các chứng từ với hợp đồng gia công và các chứng từ
khác, đặc biệt là các chứng từ mang thông tin như: tên hàng, số lượng, đơn vị tính…
Khi tàu đến, đại lý giao nhận sẽ fax cho Công ty một Giấy thông báo hàng đến
(NOA- Notice of Arrival) để Công ty cử đại diện làm thủ tục nhận hàng.
7.1.1.2 Khai báo Hải quan
Theo quy trình thông thường thì sau khi thực hiện các bước chuẩn bị trên mới tiến
hành lên tờ khai, tuy nhiên trên thực tế nếu thực hiện theo đúng quy trình như vậy sẽ
tốn nhiều thời gian và chậm trễ trong việc nhận hàng vì vậy việc lên tờ khai thường
được tiến hành trước hoặc song song với thủ tục nhận lệnh giao hàng.
Khi bộ chứng từ và Giấy thông báo hàng đến đã hoàn toàn phù hợp thì nhân viên
chứng từ của Công ty tiến hành mở tờ khai báo Hải quan.
• Bước 1: Lập tờ khai Hải quan điện tử trên phần mềm ECUS-EG4 của Công ty Thái
Sơn theo mẫu HQ/2012-NK. Dựa trên các thông tin của chứng từ kèm theo như:
invoice, packing list, vận đơn…
(Phụ lục số 3, số 4, số 5)
• Bước 2: Khai báo Hải quan điện tử
Nhân viên bộ phận chứng từ thực hiện gởi khai báo Hải quan điện tử. Đợi đến khi
có số tiếp nhận của hệ thống Hải quan trả về.
• Bước 3: Nhận kết quả khai báo tờ khai Hải quan điện tử
Chờ vài phút, hệ thống máy tính Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn
cứ trên kết quả phản hồi này, Công ty tiến hành theo hướng dẫn của kết quả phản hồi.
• Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai
Trang 24
Sau khi có số tờ khai thì Công ty chờ phản hồi của cơ quan Hải quan để xem kết
quả phân luồng tờ khai. Tờ khai Hải quan được phân thành 3 luồng: xanh, vàng, đỏ.
Đối với lô hàng này, nhận được phản hồi phân luồng xanh: in ra 02 bản tờ khai điện
tử, ký tên, đóng dấu Công ty, nhân viên giao nhận nhập khẩu mang đến Chi cục Hải
quan quản lý hàng gia công TP.Hồ Chí Minh nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông
quan hàng hóa. Sau đó nhận lại 01 bản. ( phụ lục số 6)
7.1.1.3 Nhận hàng
a. Nhận lênh giao hàng (D/O)
Trước khi tàu cập cảng, hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu sẽ gửi Giấy thông báo hàng
đến cho Công ty, trên Giấy thông báo hàng đến thường bao gồm: tên người nhập khẩu;
số lượng, trọng lượng của hàng hóa; thời gian và địa điểm tàu đến; tên tàu, số chuyến,
số container/số seal, hình thức gửi hàng, các phí liên quan… Khi nhận được thông báo
hàng đến, nhân viên chứng từ của Công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu những thông
tin trên giấy thông báo hàng đến và bộ chứng từ.
Thông thường có những sai lệch như: sai tên, địa chỉ người nhận hàng
(Consignee); trọng lượng, số lượng hàng hóa giữa Giấy thông báo hàng đến và packing
list không khớp nhau; không thống nhất trong việc mô tả hàng hóa… Nếu phát hiện có
những sai sót này, nhân viên chứng từ phải liên hệ với khách hàng và đại lý hãng tàu
để xác định sai lệch này là thuộc phần trách nhiệm của bên nào; nếu những thông tin
trên Giấy thông báo hàng đến là đúng và lỗi thuộc về phía khách hàng thì yêu cầu
khách hàng tu chỉnh lại bộ chứng từ và gửi lại cho Công ty bằng đường chuyển phát
nhanh để Công ty đi nhận hàng đúng hạn; nếu lỗi thuộc về hãng tàu khi nhập thông tin
trên Giấy thông báo hàng đến thì yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa lại Giấy thông báo hàng
đến cho đúng và gửi lại cho Công ty, đồng thời hãng tàu cũng phải tiến hành điều
chỉnh lại bản lược khai hàng hóa (Manifest) và gửi cho cảng để không gây khó khăn
cho Công ty trong quá trình đối chiếu nhận hàng.
Căn cứ theo thông báo hàng đến do chủ hàng fax qua, nhân viên giao nhận sẽ mang
theo giấy thông báo hàng đến, B/L gốc và Giấy giới thiệu của Công ty cổ phần may
Việt Thịnh đến đại lý giao nhận TC logistic Co.,Ltd để nhận lệnh giao hàng (D/O) ở số
2, Hát Giang, phường 2, Quận Tân Bình.
Lưu ý: Khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận cần kiểm tra lại các nội dung như:
tên tàu, số chuyến, cảng bốc, cảng dỡ, tên hàng, số kiện, số B/L, số cont, số seal. Nếu
không trùng khớp với B/L thì đề nghị chỉnh sửa cho phù hợp.
b. Thủ tục nhận hàng
• Đây là lô hàng lẻ (LCL-Less than Container Load) ( Phụ lục số 6)
Trang 25
Đối chiếu lệnh giao hàng tại kho: hồ sơ đối chiếu gồm có tờ khai bản chính và bản
photo, lệnh giao hàng bản chính (lệnh giao hàng của đại lý), vận đơn bản sao do đại lý
cấp (House B/L). Hải quan đối chiếu sau khi đối chiếu các thông tin trên bộ chứng từ là
đúng với các thông tin trên hệ thống Manifest thì ký, đóng dấu xác nhận đã đối chiếu
lên lệnh giao hàng, giao lại lệnh giao hàng này cho nhân viên giao nhận của Công ty.
Nhân viên giao nhận đem lệnh giao hàng đến phòng thương vụ kho của cảng Cát
Lái để làm phiếu xuất kho (gồm 4 liên).
Đem phiếu xuất kho trở lại văn phòng Hải quan kho để Hải quan xác nhận bằng
cách ký tên, đóng dấu lên phiếu xuất kho đã hoàn thành thủ tục Hải quan tại kho, cho
phép đến kho nhận hàng.
Tại kho, trình phiếu xuất kho cho điều độ kho, sau đó điều độ kho giao phiếu xuất
kho cho đội xe nâng để tìm hàng và mang ra cửa kho giao cho nhân viên giao nhận của
Công ty.
Sau khi nhận hàng, nhân viên giao nhận và công chức Hải quan tiến hành lấy mẫu
thực tế hàng hóa, lập phiếu lưu mẫu. Công chức Hải quan niêm seal Hải quan, ký tên,
đóng dấu số hiệu công chức và ghi rõ số seal lên phiếu lưu mẫu và mục 32 của tờ khai
bản chính: lưu mẫu vải số từ 12 đến 16và từ 18 đến 20, seal Hải quan: số 12064621
và giao lại mẫu cùng tờ khai cho doanh nghiệp tự bảo quản.
Nhân viên giao nhận tiến hành kiểm đếm hàng hóa và ký tên xác nhận đã nhận đủ
hàng, và yêu cầu đội xe nâng, bốc xếp tại kho bốc hàng lên xe tải. Nhận lại 3 liên của
phiếu xuất kho (liên cho Hải quan cổng, cổng ra và khách hàng).
Thanh lý cổng: các chứng từ gồm tờ khai photo và D/O của đại lý (bản chính) và
phiếu xuất kho (liên Hải quan cổng) nộp lại cho Hải quan thanh lý, có xuất trình bộ tờ
khai chính để đối chiếu. Hải quan thanh lý trả lại bộ tờ khai chính và ký tên, đóng dấu
xác nhận lên 2 phiếu xuất kho còn lại và trả cho người nhập khẩu. Thanh lý xong.
Xe đến cổng ra, giao 2 liên phiếu xuất kho cho tài xế xe tải chở hàng về kho của
Công ty (một liên giao cho cổng ra và một liên để đi đường).
7.1.1.4 Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu
Được tiến hành qua 2 khâu:
•
•
Khâu 1: Do Hải quan tiến hành thực hiện nếu hàng hóa được phân luồng đỏ. Nhưng lô
hàng này được phân luồng xanh nên miễn kiểm.
Khâu 2: Do bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) thực hiện, nhân viên bộ phận
này sẽ kiểm tra xem hàng hóa có đúng quy cách, phẩm chất, mẫu mã, số lượng, chất
lượng,…đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không.
Trang 26
8
Qui trình sản xuất thành phẩm
Do hàng may mặc là loại mặt hàng rất đa dạng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và
thường xuyên thay đổi theo mùa thời trang, theo từng đặc tính riêng của khách hàng
mỗi nước. Vì vậy, đòi hỏi việc tổ chức sản xuất của Công ty phải linh hoạt cho phù
hợp với yêu cầu của từng loại hàng và từng khách hàng khác nhau, nhằm mang lại hiệu
quả cao, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
8.1.1.1 Chuẩn bị sản xuất
a. Bộ phận kế hoạch
Công ty CP may Việt Thịnh chỉ chuyên nhận các hợp đồng gia công nên khi kí kết
hợp đồng gia công thì bên đặt gia công sẽ cung cấp 100% nguyên phụ liệu (có những
hợp đồng có thể mua phụ kiện tại Việt Nam- nhập xuất tại chỗ). Dựa trên định mức hai
bên đã thỏa thuận và một số hướng dẫn của bên đặt gia công thì cán bộ mua hàng sẽ
xem nhu cầu nguyên phụ liệu đã cân đối chưa và nếu có sự thiếu hụt thì Công ty phải
báo cho khách hàng trong thời gian sớm nhất để giải quyết dựa trên yêu cầu của khách
hàng. Cán bộ mặt hàng phải tiến hành kiểm tra số liệu nguyên phụ liệu nhập khẩu và
trên Packing list, xem hàng nhập về có đúng so với hợp đồng đã kí hay không, nếu sai
thì sẽ làm việc ngay với khách hàng và cán bộ mua hàng phải nắm rõ xem đơn hàng đó
đưa vào sản xuất hay chưa để tránh việc đình trệ đơn hàng.
b. Bộ phận kĩ thuật
Bộ phận kĩ thuật có trách nhiệm phác thảo các sơ đồ kĩ thuật, vẽ chi tiết từng công
đoạn theo từng loại mã hàng do khách hàng yêu cầu và hướng dẫn kĩ thuật cho tổ cắt,
tổ may, tổ ủi, tổ gấp, tổ đóng thùng.
Bộ phận kĩ thuật tiếp nhận mẫu may, mẫu vẽ, tài liệu chuẩn kĩ thuật sơ đồ (nếu có),
thì bộ phận kĩ thuật phải làm những việc sau:
-
Dựa vào mẫu đối hay mẫu photo có thể may thử mẫu là điểm chủ yếu để từ đây
có một căn cứ cho việc định mức nguyên phụ liệu ở từng công đoạn trong sản
xuất để có cơ sở cân đối đơn hàng
-
Lập chi tiết các bản vẽ theo mẫu để đưa ra một số quy trình công nghệ may, hệ
thống dây chuyền dự tính theo định mức thời gian tạm tính được
-
Ra mẫu cắt rập mẫu để chuẩn bị sơ đồ đồng thời kiểm tra lại định mức của
khách hàng và số chi tiết lên sơ đồ khách hàng gửi, nếu có thay đổi hoặc sai lệch
thì báo cáo ngay với người có trách nhiệm để thông báo cho khách hàng về sự
sai lệch
Trang 27
-
Gửi bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu cho những xí nghiệp thực hiện
đơn hàng đó
Hệ thống lại nguyên phụ liệu cho khách hàng, lập biểu chuẩn kĩ thuật chi tiết
từng đơn hàng chuẩn bị triển khai sản xuất.
c. Bộ phận kho
Công ty CP may Việt Thịnh sau khi hoàn thành thủ tục nhập hàng theo hợp đồng thì
bộ phận giao hàng (cung tiêu) của Công ty đi nhận hàng về. Kho và khu vực để đưa
nguyên phụ liệu xuống Công ty thì phải chuẩn bị sẵn sàn để tiếp nhận nguyên phụ liệu
một cách nhanh chóng tránh để mất thời gian khi Cont về tới Công ty.
Nguyên phụ liệu nhập kho, thủ kho sẽ phải ghi nhận, kiểm tra đối chiếu với Packing
list sao cho hàng nhận được từ bộ phận cung tiêu với hàng trên giấy tờ trùng nhau.
Công ty nhận gia công rất nhiều hợp đồng với những quy định mẫu mã, nguyên phụ
liệu khác nhau. Nó rất phức tạp và đa dạng về chủng loại nên thủ kho phải quy định
thành từng khu vực riêng biệt cho từng hợp đồng.
8.1.1.2 Theo dõi sản xuất
Mọi kế hoạch để chuẩn bị sản xuất luôn có những phát sinh trong sản xuất với nhiều
lý do như: khách hàng thay đổi kĩ thuật, mẫu mã… Do đó cần phải theo dõi thường
xuyên. Kế hoach sản xuất phải giao từng ngày cho tổ truyền dựa trên kế hoạch chung.
Khi có sự thay đổi thì phải tùy theo trường hợp mà phong KD-XNK và kỹ thuật giải
quyết một cách nhanh chóng chứ không được để quá lâu.
Thường xuyên kiểm tra ngược về tiến độ sản xuất hàng ngày và theo dõi chất lượng
hàng may.
Xưởng trưởng phải điều hành đôn đốc sao cho hàng ra nhanh nhưng vẫn đảm bảo
yêu cầu kĩ thuật trong khâu may-ủi-gấp-đóng thùng…
Cán bộ mặt hàng lập Packing list và báo ngày giao hàng cho nhân viên tổ đóng
thùng đồng thời gởi một bản về phòng KD-XNK để chuẩn bị làm thủ tục xuất hàng.
Quá trình đóng thùng đôi khi số lượng không đúng theo kế hoạch do sản phẩm không
đạt chất lượng nên bộ phận KCS bỏ lại ( dù đã trừ hao) thì Packing list sẽ được sửa lại
sau khi xuất hàng và Fax cho khách hàng biết khi nào hàng đến nơi giao hàng.
8.1.1.3 Qúa trình sản xuất trong từng khâu
a. Triển khai mẫu mã kĩ thuật
Cán bộ mặt hàng sau khi ghi nhận các kĩ thuật, mẫu mã của đơn hàng sẽ được photo
các hồ sơ liên quan như sau:
Trang 28
-
Vật tư: Phòng KD-XNK gởi cho bộ phận vật tư toàn bộ số liệu cần thiết cho đơn
hàng về chủng loại, mẫu mã, số lượng để đặt mua hoặc sử dụng hàng tồn kho
hay phải nhập như thế nào để cho kịp tiến độ sản xuất ( nghĩa là phải báo cáo
cho kho chuẩn bị những nguyên phụ liệu tồn xem có đủ với số lượng cán bộ
mua hàng đưa, đồng thời báo cho cung tiêu mua nguyên phụ liệu không có hay
đặt hàng nhập ngoại thì báo cho phòng KD-XNK).
-
Kĩ thuật: Phải nắm được các tài liệu kĩ thuật, may mẫu để kiểm tra lại và báo
nguyên phụ liệu chính xác, để lên kế hoạch cân đối kèm theo đơn đặt hàng cùng
phối màu trên kế hoạch sản xuất một cách tổng quát.
Cán bộ mặt hàng phải luôn luôn phối hợp với bộ phận kĩ thuật để biết về quy cách,
cách tổ chức, các công đoạn sản xuất một cách hợp lý và bộ phận làm định mức để
nắm kĩ mức nguyên phụ liệu thật chính xác, để từ đó tính toán được số lượng nguyên
phụ liệu tiết kiệm được sau một đơn hàng, hay đặt nguyên phụ liệu mua ngoài không bị
dư thừa quá nhiều, tránh gây lãng phí.
Bộ phận kĩ thuật phải căn cứ trên kế hoạch được giao sẽ tiến hành các bước sau:
-
Lập quy trình công nghệ may: Chi tiết hóa từng công đoạn sản xuất để cho ra
một sản phẩm hoàn chỉnh, các bản vẽ kĩ thuật, lập khuôn cho tổ cắt… tính toán
những công đoạn cắt thích hợp nhất nhằm tiết kiệm được vải cắt và phối màu
các chi tiết.
-
Dán bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu cho từng công đoạn cắt-mayđóng gói.
-
Hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật cho tổ cắt, tổ may, tổ ủi, tổ gấp.
Phòng KD-XNK cũng sẽ soạn thảo kế hoạch chia cho các tổ sản xuất để cho kịp
giao hàng theo lệnh xuất của cán bộ mặt hàng, viết phiếu xuất nguyên phụ liệu, bán
thành phẩm. Đồng thời theo dõi lượng vật tư thành phẩm xuất nhập để báo cáo quyết
toán vật tư sau đó. Từ đó đối chiếu kiểm tra với kho để nắm được con số thực có tại
kho, để cán bộ mặt hàng được dễ dàng hơn trong cân đối.
Bộ phận kho chuẩn bị chứa hàng thì cũng phải sắp xếp vật tư lại cho dễ lấy, để cấp
phát kịp thời cho xường, tránh bị ngừng trệ sản xuất.
b. công đoạn cắt
Đây là một công đoạn chính của quá trình sản xuất. Căn cứ vào lệnh sản xuất, phiếu tác
nghiệp, bảng mẫu, bộ phận cắt sẽ xuống kho nhận vải, sau đó tiến hành trải vải trên
bàn cắt với số lớp tùy thuộc vào từng loại vải, chiều dài của vải phù hợp với sơ đồ do
Trang 29
bộ phận sơ đồ chuyển sang. Nhân viên phụ trách phần cắt sẽ dùng máy cắt tay cắt
những chi tiết theo đường vẽ trên sơ đồ. Các chi tiết sau khi cắt sẽ được ép keo, đánh
phối kiện và chuyển sang cho các chuyền may.
c. Công đoạn may
Đây là công đoạn quan trọng và thường có tỷ lệ lao động và máy móc thiết bị cao
nhất, chiếm từ 81-83%. Ở công đoạn này có rất nhiều chi tiết nhỏ, phức tạp, đòi hỏi
phải có tay nghề khéo léo như vô cổ, mổ túi, ráp dây kéo, ép chỉ… nhưng cũng có
những khâu đơn giản như: ráp thân, ráp tay…
Thông thường áo sơ mi có 69 công đoạn và áo Jacket có khoảng 120 công đoạn tùy
thuộc vào áo jacket mùa thu hay mùa đông, có mũ hay không có mũ và các công đoạn
này sẽ tăng hay giảm tùy theo mặt hàng và yêu cầu của khách hàng về kiểu mẫu. Giai
đoạn này có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, phản ánh được trình độ tay
nghề của công nhân, tính sáng tạo và tài nghệ khéo léo của công nhân trên sản phẩm.
d. Công đoạn ủi
Là công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm. Sau khi công đoạn may đã hoàn thành và đã
được kiểm tra, sản phẩm này sẽ được truyền sang bộ phận ủi, gấp. Nếu sản phẩm có
vết bẩn thì sẽ được tẩy bẩn. Việc ủi, gấp phải tùy theo yêu cầu của khách hàng và cũng
được kiểm tra.
e. Thành phẩm
Sẽ được bỏ vào bao nilon theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
•
•
Bao bì: tùy theo hợp đồng, việc đóng gói bao bì được quy định khác nhau. Có
hợp đồng bên đặt gia công cung cấp bao bì nhưng có hợp đồng thì bao bì được
mua tại Việt Nam. Những kí mã vạch ghi trên bao bì, chỉ rõ quy cách sản phẩm,
tên hàng, tên Công ty ( thường ghi tên Công ty khách hàng đặt).
Thành phẩm sẽ được đóng trong thùng carton hay làm hàng treo để xuất khẩu
tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Trang 30
Trang 31
Sản phẩm mẫu gốc/tài liệu kĩ thuật
Kiểm hóa
Ủi
Cắt chỉ
Phân tích, thiết
kế
Thổi phồng
May
Rập mẫu
Kiểm tra ủi
Thêu
Cắt
Gấp xếp
Đánh số bóc tập
May mẫu
Đóng gói, đóng thùng
Cắt bán thành phẩm theo rập
Sản phẩm mẫu đối
Đặt sơ đồ giấy
Nhập kho thành phẩm
Trải vải
Kiểm tra sơ dồ giấy
Kho NPL
Sơ đồ giấy
Bộ phận giác sơ đồ
Chú thích:
: chuyển sang giai đoạn
: chuyển sang khâu
(Nguồn phòng kế hoạch và điều độ)
Sơ đồ 2.2 dây chuyền sản xuất sản phẩm
Kiểm tra sơ dồ
Trang 32
9
Quy trình xuất khẩu thành phẩm
Sau khi nhận được thông báo thành phẩm gia công đã được hoàn tất từ xưởng sản
xuất, nhân viên đơn hàng thuộc phòng KD-XNK sẽ cùng bộ phận KCS xuống xưởng
để kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu về: chất lượng bao bì, ký mã hiệu
trên bao bì,…nếu có sai sót phải kịp thời chỉnh sửa hoặc thay thế để đảm bảo đúng tiến
độ thực hiện.
Đây là lô hàng treo nên các thiết bị treo như: khung treo, thanh ngang, dây rut…đã
được gắn sẵn trong cont theo yêu cầu của khách hàng chỉ định hãng tàu trước đó. Công
ty chỉ thực hiện việc bọc thành phẩm bằng bao nilon và gắn sẵn móc treo để móc vào
các khung treo trong cont.
9.1.1.1 Liên hệ hãng tàu hoặc đại lý giao nhận được chỉ định
Sau khi chuẩn bị hàng đầy đủ, nhân viên bộ phận chứng từ phòng KD-XNK của
Công ty liên hệ đặt chỗ với hãng tàu KMTC tại Việt Nam do đối tác chỉ định. Và cung
cấp các thông tin cơ bản về lô hàng cần vận chuyển cho hãng tàu như: khối lượng, thể
tích, tính chất của hàng hóa, cảng bốc, cảng dỡ, ETD, ETA…
Tiếp đến hãng tàu lập và gởi giấy lưu cước tàu chợ Booking Note cho Công ty gồm
những thông tin như: loại container, số lượng container, tên tàu, số chuyến, cảng đích,
cảng chuyển tải, nơi cấp, nơi hạ cont, closing time…(phụ lục số 7)
Nhận được Booking Note từ hãng tàu Công ty tiến hành kiểm tra lại các thông tin
trên Booking Note và gởi cho khách hàng 1 bản.
Sau khi nhận được xác nhận của khách hàng hãng tàu sẽ cấp lệnh cấp container
rỗng cho Công ty.
9.1.1.2 Đăng ký định mức, phụ kiện:
Sau khi có kế hoạch xuất hàng, cán bộ mặt hàng gởi “packing list”, định mức,
hình ảnh của sản phẩm, thông số kĩ thuật lên cho phòng KD-XNK. Nhân viên bộ phận
kinh doanh sẽ đăng ký mã sản phẩm và tính định mức khai báo Hải quan.
Mỗi mã sản phẩm phải đăng kí một định mức. Công ty xuất lô hàng này gồm 2 mã
hàng nên phải đăng ký 2 định mức. Trình tự thực hiện như sau:
• Vào mục Hợp đồng gia công. Đăng ký định mức trên phần mềm ECUS-EG4
• Tìm hợp đồng cần tính định mức là: 03/13/VTC-DK
• Nhập mã sản phẩm cần đăng ký định mức SWSLE60100 (quần dài nữ)
• Nhập nguyên phụ liệu cho bảng định mức: nhập mã nguyên phụ liệu máy sẽ tự
cập nhật tên và đơn vị tính của nguyên phụ liệu đó.
• Nhập mã định mức cho từng mã nguyên phụ liệu.
• Nhập mức hao hụt cho tất cả nguyên phụ liệu. (thường là 0%-3%)
Trang 33
• Sau đó nhấn “Ghi”→ “Oke”→ “In 117”. Sẽ hiện ra file excel “ BẢNG THÔNG
BÁO ĐỊNH MỨC TỪNG MÃ HÀNG”. Sau đó in ra 02 bản, 01 bản lưu tại Hải
quan, 01 bản lưu lại doanh nghiệp.
• Nhấn “Qúa trình khai báo” để truyền dữ liệu lên Hải quan. Khi được yêu cầu
nhập tên và mật khẩu thì nhập chính xác và nhấn “ Chấp nhận”
• Hải quan sẽ phản hồi và cho số tiếp nhận, in phiếu tiếp nhận định mức” và
chuẩn bị hồ sơ để chuyển lên Hải quan. Bộ hồ sơ gồm có:
- Phiếu tiếp nhận định mức
- Bảng thông báo định mức từng mã hàng
Chuyển bộ hồ sơ lên chi cục Hải quan quản lý hàng gia công TP.Hồ Chí Minh. Hải
quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ, đối chiếu với những thông tin đã khai báo. Nếu hợp lệ và
đầy đủ, Hải quan sẽ đóng dấu và ký tên xác nhận. (phụ lục số 9)
9.1.1.3 Khai báo Hải quan
Nhân viên chứng từ lập tờ khai Hải quan trên phần mềm ECUS-EG4 của Công ty
Thái Sơn theo mẫu HQ/2012/XK. Điền thông tin cần thiết như sau:
Chọn đơn vị Hải quan:
- Đơn vị Hải quan: Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công Hồ Chí Minh
- Mã đơn vị hải quan: P02J
Chọn doanh nghiệp khai báo:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần May Việt Thịnh
58, Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú
- Mã doanh nghiệp: 0303614739
Chọn mục “ khai báo thông quan điện tử: đăng ký tờ khai xuất khẩu”
Điền thông tin lên tờ khai, gồm các tiêu thức sau:
• Tiêu thức 1: Người xuất khẩu: Công ty Cổ Phần may Việt Thịnh
- Địa chỉ: 58, Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú
- Mã số thuế: 0303614739
• Tiêu thức 2: Người nhập khẩu :DK GARMENT KOREA CO.,LTD
- Địa chỉ: Myungjin Building, 385-3 Suyu-Dong, Gangbuk-Gu, Seoul
(142-877), Korea
• Tiêu thức 5: Đây là loại hình gia công sản xuất xuất khẩu nên chọn loại hình
XGC01
• Tiêu thức 7: Dựa theo hợp đồng
- Hợp đồng: 03/13/VTC-DK
- Ngày kí kết: 04/07/2013
- Ngày hết hạn: 04/07/2014
• Tiêu thức 9: Cửa khẩu xuất hàng: ICD III-Transimex (Cảng SG khu vực IV),
mã I006