1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

2) Những mặt còn hạn chế của công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.71 KB, 82 trang )


Hiện nay, đơn gía tiền lương tại Công ty tính dựa vào hao phí lao động

cho một đơn vị sản phẩm. Hao phí lao động cho các bộ phận lại dựa vào số lao

động trong các đơn vị đó và số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

mà không không mất nhiều thời gian để khảo sát nhưng có nhược điểm là việc

địnhtính hao phí cho từng sản phẩm. Cách này rất dễ tính toán,mức không được

chính xác cho tất cả các bộ phận sản phẩm. Vì nếu số lượng lao động không đổi,

sản phẩm thay đổi nhiều khi không phải tính hao phí lao động tăng lên hay giảm

đi mà có thể do thiết bị công nghệ thay đổi. Mặt khác, cách tính này gây khó

khăn cho việc xác định thực hiện mức của mỗi người lao động và của các công

đoạn trong quá trình sản xuất.

Do vậy, để tính toán hao phí lao động cũng như tính đơn giá một cách

chính xác, Công ty nên tiến hành khảo sát hao phí lao động bằng phương pháp

chụp ảnh, bấm giờ cho các sản phẩm mang tính chất đặc trưng nhất kết hợp với

phương pháp thống kê kinh nghiệm để định mức cho các sản phẩm. Phương

pháp này đảm bảo tính chính xác của mức lao động và việc thực hiện mức lao

động có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải

tốn nhiều thời gian, công sức nếu chuẩn bị không chu đáo thì chất lượng mức

không cao.

2.2. Về phân loại lao động để trả lương:

Cách tính lương cho từng người lao động hiện nay tại Công ty với hình

thức trả lương theo sản phẩm, tiền lương chính dựa vào đơn giá và số lượng sản

62



phẩm sản xuất ra kết hợp với tiền thưởng dựa theo cách phân loại A, B, C. Tuy

nhiên, việc phân loại lao động hiện nay không rõ ràng, chủ yếu dựa vào ý chí

chủ quan của người cán bộ quản lý trực tiếp, không mang tính chất khách quan.

Các tiêu chí để cho điểm chưa rõ ràng, người lao động không nắm rõ các tiêu

chuẩn cho điểm.

Ví dụ: Người xếp loại A là phải đảm bảo ngày công nhưng nếu người đó

vì một lý do nào đó phải nghỉ một số ngày làm việc trong khi vẫn đảm bảo được

sản lượng theo định mức, thì người đó vẫn không được xếp loại A. Trong khi

những người lao động khác trong tháng đảm bảo số ngày công mặc dù mức sản

lượng của họ không bằng người xếp loại A.

Qua đó ta thấy nếu chỉ dựa vào một tiêu chí nào đó để phân loại lao động

thì việc phân loại sẽ không chính xác. Như vậy trong quá trình đánh giá cần

phải có tổng hợp các chỉ tiêu cụ thể, những chỉ tiêu này phải phản ánh được

mức độ thực hiện công việc và ý thức kỷ luật của người lao động.

Tóm lại, hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều kết quả đáng khích

lệ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt tồn tại, để phát huy được hiệu quả của công

tác quản lý tiền lương theo sản phẩm, cán bộ định mức phải tiến hành thực hiện

biện pháp định mức dựa trên cơ sở khoa học, việc phân loại phải được tiến hành

rõ ràng, cụ thể



63



CHƯƠNG IV : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN

I) Hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm.

1) Hoàn thiện công tác định mức lao động.

1.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy định mức.

Định mức lao động là việc làm không thể thiếu được trong công tác trả

lương theo sản phẩm. Trả lương có thực hiện tốt hay không có gắn được thu

64



nhập với kết quả thực hiện công việc của người lao động hay không phụ thuộc

rất nhiều vào định mức lao động. Vì vậy, để đáp ứng được đặc điểm của loại

hình sản xuấtvà kinh doanh thì ngoài trình độ của cán bộ định mức tại phòng Tổ

chức lao động, phải có sự kết hợp với cán bộ kỹ thuật tại phòng Kỹ thuật – KCS

- để việc định mức đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay tại Công ty việc kết

hợp để tiến hành định mức chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cán bộ định

mức ở phòng Kỹ thuật mà chỉ có sự kết hợp giữa người công nhân lành nghề và

cán bộ định mức ở phòng Tổ chức lao động. Điều này đòi hỏi Công ty phải bổ

sung thêm cán bộ định mức cho phòng Kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác của

kết quả định mức do sự nắm bắt, hiểu rõ về máy móc thiết bị và quy trình công

nghệ của cán bộ định mức.



65



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

×