1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

2) Sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.71 KB, 82 trang )


Hiện nay, Công ty đang áp dụng lương thời gian đối với cán bộ quản lý

phân xưởng, bộ phận thống kê còn áp dụng lương sản phẩm đối với công nhân

phục vụ. Điều này là chưa hợp lý vì người cán bộ quản lý phân xưởng sẽ không

có trách nhiệm với công việc, năng suất và chất lượng sản phẩm vì họ không

trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đông thời, đối với lao động phục vụ thì rất khó

có thể định mức được hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm cho họ.

Xuất phát từ thực tế trên, Công ty cần thiết phải áp dụng hình thức trả

lương theo sản phẩm gián tiếp đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ với

cách tính như sau:

L

ĐGi =



Với:



MxQ



- L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ.

- Q: Mức sản lượng của công nhân chính.

- M: Mức phục vụ ( Số máy phục vụ ).



Như vậy, tổng tiền lương trả cho lao động quản lý và phục vụ phân xưởng là :

L=







ĐGi x Qi



Trong đó :

- L : Tổng tiền lương lao động quản lý và phục vụ.



73



- ĐGi : Đơn giá sản phẩm i của lao động quản lý và phục vụ phân

xưởng.

- Qi : Số sản phẩm sản xuất ra của công nhân chính.

- i: = ( 1, n )



74



III) Hoàn thiện các công tác khác:

1. Thực hiện đánh giá công việc.

Để người lao động thực hiện đúng công việc của mình, tạo ra sự phù hợp

giữa trình độ chuyên môn của người lao động với yêu cầu công việc từ đó người

lao động đạt được năng suất cao, bảo đảm đúng định mức sản phẩm thì Công ty

nên tiến hành một số công việc sau sao cho phù hợp hơn:

1.1. Bảng mô tả công việc:

Bảng mô tả công việc bao gồm xác định nhiệm vụ, trách nhiệm chính của

công việc, quan hệ báo cáo (phải báo cáo với những ai), chịu trách nhiệm quan

sát những ai, điều kiện làm việc (có tiếng ồn, không có tiếng ồn..).

1.2. Bảng yêu cầu về chuyên môn đối với người thực hiện công việc:

Bảng này liệt kê những kỹ năng, kiến thức, trình độ mà người lao động cần

phải có để thực hiện công việc và điều kiện làm việc.

1.3. Bảng tiêu chuẩn công việc:

Dựa vào bảng mô tả công việc và bảng yêu cầu chuyên môn trên để xác

định mức độ phức tạp của công việc. Từ đó để đánh giá công việc nhằm đình

giá tiền lương cho từng công việc được chính xác, thông qua việc ấn định hệ số

lương cho từng công việc. Đánh giá công việc có thể được thực hiện thông qua

các phương pháp: phương pháp xếp hạng, phương pháp phân loại, phương pháp

so sánh các yếu tố.

75



2) Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Trước hết để phân loại A, B, C chính xác, Công ty cần phải tiến hành đánh

giá kết quả thực hiện công việc - đánh giá về các mặt: chất lượng, khối lượng

công việc, quan hê với đồng nghiệp, sáng kiến trong công việc, ý thức chấp

hành kỷ luật…- nhằm gắn kết quả lao động với tiền lương của người lao động,

tạo động lực cho họ hăng say làm việc, tăng năng suất lao động, chấp hành kỷ

luật nghiêm chỉnh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nếu công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện khách

quan và áp dụng triệt để cho mọi người lao động thì đó là căn cứ khoa học cho

các công tác khác trong quản lý nguồn lao động ở Công ty.

Đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì dùng kết quả đánh giá

làm căn cứ để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, đồng thời căn cứ vào

bảng đánh giá để phát triển và hoàn thiện mọi mặt cho người lao động. Ngoài

ra, bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc còn có tác dụng đối với cả những

người hưởng lương theo thời gian, đây cũng là căn cứ để đưa ra hệ số phụ cấp

trách nhiệm hợp lý và công bằng.

Cụ thể, Công ty phải thường xuyên tổ chức đánh giá theo định kỳ quý hay

nửa năm.

Đối với Công ty: việc đánh giá về kết quả thực hiện công việc sẽ là cơ sở

để vạch ra kế hoạch cho những năm tiếp theo về kế hoạch sản lượng, định mức



76



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

×