Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )
Chƣơng 2 Thực trạng công tác đào tạo và chính sách đào
tạo nguồn nhân lực KH&CN tại Nhà máy X51
2.1 Giới thiệu về nhà máy X51
Nhà máy X51 (Công ty TNHH MTV Đóng và sửa tàu Hải Minh) được
xây dựng và phát triển trên cơ sở của "Căn cứ yểm trợ tiếp vận Nhà Bè", nằm
trong "Khu căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè" của chế độ cũ, được ta tiếp quản
sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khu căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè là sản phẩm của cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Khu căn cứ này được Mỹ khởi công xây
dựng từ năm 1968 và hoàn thành vào cuối năm 1971. Thời kỳ đầu, khu căn cứ
do hải quân Mỹ trực tiếp quản lý, điều hành. Bị thất bại trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, buộc quân Mỹ và quân các nước chư hầu phải rút
khỏi miền Nam nước ta. Năm 1971, Mỹ bắt đầu chuyển giao căn cứ quân sự
hỗn hợp Nhà Bè cho ngụy quân quản lý, đến cuối năm 1972 thì công tác bàn
giao được hoàn thành.
Năm 1975, cùng với năm cánh quân trên các hướng tiến về giải phóng
Sài Gòn, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác (nay là Trung đoàn 10) tiến hành tiếp
quản khu căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè, gồm các đơn vị (theo biên chế
trước đây của quân ngụy): Bộ chỉ huy đặc khu Rừng Sát, Giang đoàn 22 xung
phong, Giang đoàn 57 tuần thám, Căn cứ yểm trợ tiếp vận Nhà Bè, Trung tâm
sửa chữa điện tử, Đại đội pháo 105 ly, sân bay lên thẳng dã chiến và một bệnh
xá.
Theo nguyên tắc tiếp quản của trên và được nhất trí của Trung đoàn 10,
ngày 10 tháng 5 năm 1975, Đoàn cán bộ tiếp quản của Cục Kỹ thuật Hải quân
tiến hành tiếp nhận bộ phận kỹ thuật của Khu căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè
do Trung đoàn 10 bàn giao gồm: Căn cứ yểm trợ tiếp vận Nhà Bè, Trung tâm
sửa chữa điện tử, giang đoàn 57 tuần thám, khu sân bay lên thẳng...
Sau khi tiếp nhận, đơn vị lấy tên là "Đơn vị Hải quân nhân dân giải
phóng khu vực Nhà Bè", sau đó tên đơn vị được đổi lại là "Căn cứ Hải quân
Nhà Bè". Ngày 2 tháng 7 năm 1975, đơn vị đã tiếp nhận xong toàn bộ khu kỹ
23
thuật của căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè với tổng diện tích 113.289m2,
trong đó, có 10.385m2 diện tích nhà xưởng, 2.436m2 diện tích nhà kho.
Trung đoàn 10 rút ra đóng quân ở khu vực phía ngoài căn cứ. Lúc này khu
căn cứ quân sự hỗn hợp Nhà Bè có hai đơn vị đóng quân, hình thành hai cổng,
hai vọng gác: cổng và vọng gác phía ngoài do Trung đoàn 10 quản lý, cổng và
vọng gác phía trong do Xưởng Nhà Bè quản lý.
Đầu tháng 7 năm 1975, sau khi tiếp nhận xong toàn bộ khu kỹ thuật do
Trung đoàn 10 bàn giao, quân số được tăng thêm (do trên tăng cường và tiếp
nhận số nhân viên cũ trở lại làm việc), đơn vị tiến hành khôi phục lại toàn bộ
hoạt động của căn cứ, nhanh chóng đưa các mặt hoạt động trở lại bình
thường. Cùng với việc ổn định tổ chức biên chế và khôi phục hoạt động của
các phân xưởng sản xuất, đơn vị lấy tên là "Xưởng Nhà Bè" và được Bộ Tư
lệnh Hải quân cấp con dấu "Đơn vị 7031", mọi quan hệ giao dịch công tác đối
với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội và các văn bản, đơn vị sử
dụng duy nhất một con dấu "Đơn vị 7031".
Năm 1977, thực hiện quy định của Bộ Tham mưu Hải quân về phiên
hiệu của một số đơn vị trong Quân chủng, Xưởng Nhà Bè được gọi theo
phiên hiệu mới là Xưởng 51 trực thuộc Vùng 4 Hải quân. Theo kế hoạch sắp
xếp, chấn chỉnh lực lượng của Quân chủng Hải quân, ngày 9 tháng 4 năm
1977, Xưởng 51 được bàn giao về trực thuộc Cục Kỹ thuật Hải quân.
Vào cuối những năm 80, tình hình tranh chấp chủ quyền trên khu vực
quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của ta diễn biến rất phức tạp.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ chi viện và xây dựng Trường Sa trở thành
nhiệm vụ hết sức cấp bách, khẩn trương. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy
và mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân về tổ chức chiến dịch CQ.88, Xưởng 51
cử các lực lượng đi tham gia bảo đảm kỹ thuật cho chiến dịch và tập trung lực
lượng sửa chữa các tàu, xuồng, thi công cải hoán các ponton cho đảo phục vụ
chiến dịch đúng thời gian quy định. Do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công
tác kỹ thuật phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và khu
vực DK1, ngày 31 tháng 3 năm 1988, Xưởng 51 được Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước tặng thưởng "Huân chương Chiến công hạng Nhất".
24
Thực hiện quyết định của Bộ Tổng Tham mưu về việc Bộ Chỉ huy quân
sự thành phố Hồ Chí Minh bàn giao toàn bộ đất đai, doanh trại của Trung
đoàn 10 ở khu vực mũi Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh cho Xưởng 51 Hải
quân để mở rộng xí nghiệp theo quy hoạch của Bộ Quốc phòng, ngày 12
tháng 3 năm 1990, Trung đoàn 10 và Xưởng 51 đã tiến hành bàn giao toàn bộ
đất đai, doanh trại hiện do Trung đoàn 10 quản lý (trừ khu gia đình cán bộ của
Trung đoàn) cho Xưởng 51, Trung đoàn 10 sẽ chuyển đi đóng quân tại địa
điểm mới. Từ thời gian này trở đi, Xưởng 51 đã tiếp nhận toàn bộ khu căn cứ
quân sự hỗn hợp Nhà Bè trước đây với tổng diện tích khoảng 13,5ha.
Ngày 17 tháng 4 năm 1993, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định đổi tên
các xưởng sửa chữa của Quân chủng Hải quân thành các nhà máy, xí nghiệp.
Thực hiện quyết định trên, kể từ ngày 20 tháng 5 năm 1993 trở đi, Xưởng 51
được gọi theo tên mới là Nhà máy X51. Tiếp theo, ngày 4 tháng 8 năm 1993,
Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước, trong
đó, thành lập lại doanh nghiệp nhà nước: Xí nghiệp Sửa chữa tàu Hải Minh
trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đây là những sự kiện quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển của Nhà máy X51.
Tiếp tục thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng,
chủ trương quy hoạch xây dựng các xí nghiệp công nghiệp hải quân và
phương hướng xây dựng Nhà máy X51 trở thành trung tâm bảo đảm kỹ thuật
ở khu vực phía Nam của Quân chủng Hải quân, Nhà máy X51 được Bộ Quốc
phòng tiếp tục đầu tư chiều sâu với nhiều dự án lớn, trong đó có hai dự án
trọng điểm là dự án đầu tư chiều sâu công nghệ sửa chữa đồng bộ tàu bổ trợ
hải quân và dự án xây dựng ụ sửa chữa tàu 5.000 tấn. Đây là hai dự án rất
quan trọng, góp phần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ sửa chữa của
nhà máy, giải quyết kịp thời khó khăn hiện tại của nhà máy về phương tiện
tiếp nhận tàu vào sửa chữa.
Năm 2000, nhà máy được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất vì "Đã có thành
tích xuất sắc trong công tác xây dựng đơn vị từ năm 1995 đến năm 1999, góp
phần xây dựng Quân đội, củng cố Quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc". Đây là lần
25
thứ tư, nhà máy được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng
Nhất.
Bước sang thế kỷ XXI, các hoạt động tranh chấp chủ quyền trên các
vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, khu vực Trường Sa, DK1 và vùng
biển Tây Nam tiếp tục diễn ra rất phức tạp. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc, Quân chủng Hải quân phải tăng cường lực lượng trực sẵn sàng chiến
đấu ở các khu vực trọng điểm, vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho Quân
chủng Hải quân được xác định vừa là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương trước
mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, lâu dài. Xuất phát từ tình hình
đó, Quân chủng Hải quân tiến hành định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng
nhà máy, nhằm từng bước nâng cao năng lực và trình độ công nghệ, giúp nhà
máy phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho Quân chủng trong
giai đoạn mới với một số dự án trọng điểm.
Căn cứ theo quy mô tổ chức biên chế và tình hình sản xuất, kinh doanh
của nhà máy, ngày 29 tháng 4 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết
định đổi tên Xí nghiệp Sửa chữa tàu Hải Minh - Bộ Tư lệnh Hải quân thành
Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh - Bộ Quốc phòng.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ
Quốc phòng giai đoạn 2008 - 2010, ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ Quốc
phòng ra quyết định công nhận Công ty Hải Minh - Quân chủng Hải quân là
công ty quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phòng. Thực hiện quyết định
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 16 tháng 4 năm 2009, tại Nhà máy X51,
Quân chủng Hải quân tiến hành trọng thể lễ bàn giao các chuyên ngành của
Nhà máy X51 từ Quân chủng Hải quân về Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng; tiếp theo, ngày ngày 22 tháng 9 năm 2009, Tổng cục Công nghiệp
quốc phòng tiến hành bàn giao Nhà máy X51 từ Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng về trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp Ba Son - Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng.
Như vậy hiện nay, Nhà máy X51 là một bộ phận trực thuộc XNLH Ba
Son vẫn đảm nhiệm vai trò sửa chửa và đóng tàu chiến như cũ.
26
2.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy X51
Cơ cấu tổ chức của nhà máy X51 được trình bày trong sơ đồ 2.1
BAN GIÁM
ĐỐC
KIỂM SOÁT
VIÊN
Phòng chính
trị
Phòng kế
hoạch sản
xuất
Phòng kỹ
thuật
Phòng TCLĐ
Phòng vật tư
Phòng KCS
Phòng TKCN
Phòng hành
chính
Các phân
xưởng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của nhà máy X51
Nhân lực cho từng bộ phận được liệt kê theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Bảng phân bố nhân lực của X51
Bộ phận
Quân số
Bộ phận
Quân số
Ban Giám đốc
6
PX. Vỏ tàu Đ/m
94
Kiểm soát viên
1
PX. Vỏ tàu S/c
48
Phòng Chính trị
6
PX Cơ khí
25
PhòngKỹ thuật
10
PX Động lực
27
Phòng Kế hoạch sx
17
PX Ống
32
Phòng TCLĐ
5
PX Điện tàu
16
Phòng Vật tư
13
PX Vũ Khí
20
P.Hành chính
25
PX Đà đốc
22
Phòng KCS
6
PX Mộc – TT
29
Phòng Tài chính
8
PX Cơ điện
19
Phòng TKCN
17
Đội xe
10
XN D.vụ B.bãi
6
Ban ĐT-XDCB
6
XN Sơn Hải âu
64
Phòng an toàn LĐ
7
Như vậy, toàn bộ nhà máy X51 bao gồm 539 cán bộ, sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng. Trong đó, khối hành chính
văn phòng không tham gia vào các hoạt động KH&CN chiếm 16% (87
người). Phần còn lại là những người tham gia vào các hoạt động tại các xưởng
27