Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )
đẻ... De Beauvoir đã tích cực đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ làm thế nào
để phụ nữ thoát ra khỏi bị cạnh tranh và bạo lực, sự chi phối bởi đồng tiền và
quyền lực...
Tiếp cận Thuyết Nữ quyền Hiện sinh- Theo quan điểm của De Beauvoir,
người phụ nữ muốn trở thành cái “tôi” giống nam giới thì phải thay đổi các định
nghĩa nhãn hiệu vốn đã hạn chế sự tồn tại của họ.
De Beauvoir đã đi vào một thiết chế xã hội cụ thể là gia đình và thân phận
người phụ nữ. Trên thực tế, sự thay đổi của các hình thức hôn nhân và gia đình,
vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã dựa trên sự thay đổi của các
điều kiện kinh tế- xã hội và phản ánh sự thay đổi đó. Tuy nhiên thân phận người
phụ nữ được thay đổi rất chậm chạp.
Thực tế cho thấy phụ nữ là đối tượng yếu thế trong xã hội, họ không được
tự do quyết định . Họ chỉ thực hiện các chức năng truyền thống: bếp núc sinh
đẻ... mà không được thực hiện các chức năng khác ngoài xã hội. Theo định kiến
giới thì người nam giới luôn thể hiện cái “tôi” của mình để phát triển bản thân và
nâng cao địa vị của mình trong xã hội. Điều này đã được “gán nhãn” từ xa xưa
và nhãn hiệu đó đã làm cho người nam giới đóng vai trò trụ cột trong gia đình và
luôn gạt quyền lợi của nữ giới khỏi những công việc quan trọng. Đặc biệt là lĩnh
vực đất đai, thể hiện ở việc đứng tên chủ hộ và trong các giao dịch về đất.
Hiện nay nhãn hiệu tồn tại lâu dài đã hạn chế sự phát triển của phụ nữ
đang dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên sự thay đổi đó đang diễn ra rất chậm chạp. Cụ
thể trong việc cấp GCNQSDĐ trước đây thường là do nam giới đứng tên, nhưng
hiện nay theo quy định của pháp luật thì việc đứng tên GCNQSDĐ là cả vợ và
chồng. Điều này cho thấy không chỉ người phụ nữ đang tự gỡ bỏ nhãn hiệu đó
mà chính quyền cũng đang nỗ lực giúp đỡ người phụ nữ phát triển hơn ở một
nhãn hiệu cao quý hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này chỉ là hình
thức, còn “nhãn hiệu vô hình” của định kiến xưa vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều
gây ra nhiều khó khăn trong việc nâng cao vị thế người phụ nữ.
2. Cơ sở thực tiễn
29
2.1. Tình hình đăng ký đất đai ở Việt Nam trước và sau khi luật đất đai 2003 ra đời
- Luật đất đai năm 1993 ra đời: Thành công của việc thực hiện nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đời của luật đất đai năm 1993 với những
thay đổi lớn: Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân;
người sử dụng đất được thừa hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất,... với những thay đổi đó, chính
quyền các cấp, các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác
cấp giấy chứng nhận. Cung cấp GCNQSDĐ bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên
phạm vi cả nước, nhất là từ năm 2007 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp
GCNQSDĐ vào năm 2000 cho khu vực nông thôn và 2001 cho khu vực thành
thị theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng
chính phủ.
Như vậy tính đến trước khi luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai
1993 đã qua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đấy kinh tế, ổn định chính
trị xã hội của đất nước, quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
được đảm bảo.
Tuy nhiên Luật đất đai ra đời đã nảy sinh những hạn chế nhất định trong
việc phát huy hiệu lực của các quy định điều chỉnh các quan hệ đất đai:
- Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ
Nhà máy quản lý tài nguyên - môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong
cả nước đã có tổ chức các Văn phòng đăng ký sử dụng đất, trung tâm phát triển
quỹ đất nên các nguồn thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp địa phương tháo gỡ những
khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có một số sai phạm cần khắc
phục và sửa chữa như: Sai phạm về trình tự thủ tục cấp giấy, về đối tượng cấp
giấy, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất...
+ Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong công tác xét, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được đánh giá là do cán bộ chuyên môn chưa thực thi
nghiêm luật đất đai, kèm theo các nghị định hướng dẫn còn chậm, ban hành
một số nội dung của nghị định chưa cụ thể, rõ ràng. Công tác quản lý đất đai
30
nhiều năm trước khi có luật đất đai năm 1993 bị buông lỏng; hồ sơ địa chính bị
thất lạc nhiều công tác đo đạc còn thủ công nên khó tránh khỏi sai sót, chính vì
vậy ảnh hưởng đến vấn đề tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trình độ cán bộ làm công tác xét, cấp giấy chứng nhận còn hạn chế, đội ngũ
cán bộ liên tục có sự thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trên.
Một số cán bộ địa chính đã cố ý làm trái nghiệp vụ chuyên môn để tư lợi, nhiều
cán bộ có biểu hiện sách nhiễu gây khó khăn phiền hà cho nhân dân, nhìn
chung các địa phương chưa làm hết trách nhiệm; cấp xã, thị trấn tiến hành xét
duyệt, phân loại hồ sơ chưa chặt chẽ, chưa đủ tính chính xác, không hợp lệ.
Một số nơi còn chưa áp dụng đúng chính sách nghĩa vụ tài chính, chưa kiểm tra
chặt chẽ các căn cứ, tài liệu chứng minh việc sử dụng đất, còn buông lỏng quản
lý, kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến trách nhiệm của những
cán bộ trực tiếp làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
31
2. 2.Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Biểu 1: Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất
Kho
bạc
UBND Xã, Thị trấn
Cơ
quan
thuế
Văn phòng đằng ký
cấp GCNQSDĐ
Phòng Tài nguyên
và Môi trường
UBND huyện,
Nguồn: Điều 123 Luật đất đai 2003
32
Hồ sơ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Thẩm tra xác nhận hồ sơ.
- Công khai hồ sơ.
- Trao giấy chứng nhận.
- Thông báo trường hợp
không đủ điều kiện.
- Kiểm tra hồ sơ
- Xác định điều kiện cấp
GCNQSDĐ, trích lục,
trích đo
- Gữi số liệu địa chính tới
cơ quan thuế
- Kiểm tra hồ sơ
-Trình NBND cùng cấp ký
- Ký vào GCNQSDĐ
- Những khó khăn về thực tiễn trong việc cấp GCNQSDĐ
Luật đất đai 2003 sửa đổi bổ sung và sự ra đời của Nghị định số
88/2009/NĐ – CP ngày 19/10/2009 về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, hai loại GCN về quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cấp
theo Nghị định 181//2004/NĐ-CP và quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cấp theo
Nghị định 90/2006/NĐ –CP trước đây đã được gộp vào thành một sổ mới (sổ
đỏ mới).
Bên cạnh những ưu điểm thì với quy định mới về cấp GCNQSDĐ hiện
nay đang gặp phải một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung
nhiều lần, liên tục và được nhiều cơ quan ban hành nên việc cập nhật, vận dụng
của các đơn vị hành chính địa phương chưa kịp thời. Đặc biệt, một số cán bộ
địa phương không ổn định, một số cán bộ có liên quan đến cấp giấy CNQSDĐ
còn thiếu trách nhiệm, chưa áp dụng các văn bản quy định về chế độ, chính
sách, pháp luật về đất đai một cách chính xác dẫn đến gây phiền hà, khó khăn
cho người dân trong việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và
quyền sở hữu tài sản.
Thứ hai, chậm thực hiện việc cấp GCN cho bên mua nhà tại các dự án
phát triển nhà ở, nhà hình thành trong tương lai, nhất là nhà chung cư do hầu
hết căn hộ đã qua mua bán trao tay, chưa có giấy tờ hợp lệ và được mua đi bán
lại nhiều lần mà không làm thủ tục đúng quy định. Nên việc xét cấp GCN
quyền sở hữu rất khó khăn, góp phần gây nên sự ách tắc kéo dài như hiện nay.
Thứ ba, khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ và QSHTS của các nông,
lâm trường nguyên nhân chính là do: (i) Hầu hết các khu vực, lâm trường hiện
chưa có bản đồ chính quy; (ii) Việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm
trường cũng chưa chặt chẽ, một số lâm trường chưa rõ ranh giới quản lý và còn
để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm sử dụng; (iii) Trình tự thủ tục kéo dài,
do phải rà soát hiện trạng sử dụng đất, xây dựng hoặc điều chỉnh, xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất chi tiết của các nông, lâm trường giải quyết việc lấn chiếm,
tranh chấp đất đai nằm trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt
của nông, lâm trường.
33
Thứ tư, đối với các cơ sở tôn giáo, việc cấp giấy đạt thấp ngoài những
nguyên nhân trên, còn do người đại diện cho các cơ sở tôn giáo thay đổi liên
tục, theo nhiệm kỳ, nên các cơ sở này chưa chủ động thực hiện rà soát, kê khai
đăng ký sử dụng đất tích cực. Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở tôn giáo chỉ thực
hiện kê khai khi có nhu cầu về việc xây dựng mới, sửa chữa công trình .
Thứ năm, đối với khu vực đất quốc phòng đạt tỷ lệ cấp giấy thấp do
chịu một số nguyên nhân chung được nêu ở phần trên, nhưng chủ yếu là do số
hộ dân chiếm dụng đất quốc phòng hiện khá lớn, diễn ra trong thời gian dài, rất
phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng các khu tái định cư để di dời người dân tại các
khu vực đó.
2. 4. Tổng quan nghiên cứu
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang là chủ đề ngày được quan
tâm. Tuy nhiên số lượng các công trình nghiên cứu sự lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới trong việc cấp GCNQSDĐ là rất hạn chế. Tuy nhiên, nghiên cứu về
cấp GCNQSDĐ và bình đẳng giới trong gia đình cho đến nay đã có các công
trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này.
- Nguyễn Thanh Thụy, “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức
cuộc sống gia đình ở Bình Định - Thực trạng và giải pháp”- Hội Liên hiệp Phụ
nữ Bình Định, 2003.
Theo Thạc sĩ Thụy, có ba đặc điểm: Thứ nhất, gia đình hai thế hệ chiếm số đông
hơn gia đình ba thế hệ. Thứ hai, vị trí người phụ nữ trong gia đình được tôn trọng, nhất là
trong các tài sản được pháp lý thừa nhận. Thứ ba, quan niệm gia đình luôn nhấn mạnh tới
yếu tố đoàn kết, nhất trí kiểu “thuận vợ, thuận chồng”. Các đặc điểm này hoàn toàn khác với
gia đình kiểu phong kiến: có nhiều thế hệ sống chung một nhà, coi trọng quan hệ đằng nội,
giữa cha và con trai, khép phụ nữ vào khuôn khổ, tuân theo đạo “tam tòng”. Với những đặc
điểm trên, có thể nói quan hệ trong gia đình ngày nay đang từng bước thoát ra khỏi những
ràng buộc của tư tưởng và hủ tục phong kiến đối với gia đình và người phụ nữ. Nguyên
nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình theo nghiên
cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến
đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong
một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu
34