1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm truyền thống về đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )


có nhiều đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước. Hiện phụ nữ

chiếm khoảng 49% lực lượng lao động của xã hội, tham gia vào hầu hết các

lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ nữ tham gia các loại hình: Nhà nước:

46,53%; cá thể hộ gia đình: 49,48%; tư nhân: 36,61%; doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài: 53,45%. Về học vấn, dù phải dành nhiều thời gian để chăm

sóc gia đình hơn nam giới, nhưng phụ nữ đạt trình độ đại học và cao học là

37%; tiến sĩ chiếm 19,9%, phó giáo sư là 6,7%. [2]

Tính cam chịu, sự tự ti ở phụ nữ chính là “chướng ngại vật” rất lớn trong

việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở họ. Đây cũng là một trong những vấn

đề bất cập mà công tác tuyên truyền về bình đẳng giới chưa làm tốt được. Điều

này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người làm công tác tuyên truyền, nhất là

đối với Hội Phụ nữ, người làm công tác hoà giải ở cơ sở, cán bộ làm công tác trợ

giúp pháp lý cho phụ nữ. Bên cạnh đó còn do việc xử lý vi phạm quyền bình đẳng

giới theo quy định của pháp luật còn bị xem nhẹ, xử chưa đúng người, đúng tội

hay dư luận xã hội về cảnh vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”… cũng

khó chuyển dịch “chướng ngại vật” nói trên trong thời gian ngắn. Vấn đề tuyên

truyền về bình đẳng giới cho phụ nữ còn có những “lỗ hổng” khá lớn, tính hiệu

quả chưa cao, thiếu những biện pháp đồng bộ…, nhất là đối với phụ nữ ở nông

thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, đối với phụ nữ nghèo…

Những yếu tố hình thành nên tư tưởng trọng nam, xem thường nữ mặc

dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất nước giành được độc lập, nhưng

những dư âm, tàn tích tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới.

Thứ nhất, trong việc tham gia quản lý, hoạt động xã hội.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ, các cơ quan công

quyền và tổ chức chính trị, xã hội còn khiêm tốn.

Phụ nữ đồng bằng sông Hồng chủ yếu mới chỉ tích cực tham gia vào các

tổ chức chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp đến bản thân và trách nhiệm của

các chị trong gia đình như: Hội Nông dân: 50%; Hội Phụ nữ: 80,71%; câu lạc

bộ gia đình hạnh phúc không sinh con thứ 3: 57,14%; tập huấn chăn nuôi

56,42%. Họ ít có cơ hội, điều kiện hơn nam giới để tham gia các hoạt động của



61



các tổ chức chính trị, xã hội như: tham gia họp thôn chỉ có 26,42%, họp Hội

Nông dân: 26,42% [36, tr. 2,4]

Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế

Nếp sống dựa trên quan niệm “tam tòng, tứ đức” đã trở nên quen thuộc,

ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam trước đây, làm cho người phụ

nữ cam phận lệ thuộc hoàn toàn vào chồng, không dám quyết định, giải quyết

những vấn đề trong gia đình. Còn người chồng quen với tư tưởng gia trưởng,

áp đặt mọi quyết định đối với người vợ.

Phụ nữ được mong đợi là làm việc nhà nhiều hơn, còn nam giới là trụ

cột kinh tế, người kiếm sống nuôi các thành viên gia đình. Từ đó đẫn đến

những định kiến nghề nghiệp, trong đó, một số công việc được coi là của nam

giới (làm rừng, đánh bắt hải sản, đi làm ăn xa nhà, lãnh đạo cộng đồng…); một

số việc được coi là của phụ nữ (nội trợ, chăm sóc gia đình, sản xuất tại nhà, gần

nhà, không tham gia lãnh đạo cộng đồng…).

Chính ảnh hưởng của quan niệm đó mà hiện nay, phụ nữ nông thôn Việt

Nam nói chung, phụ nữ đồng bằng sông Hồng nói riêng chủ yếu chỉ quen với

công việc đồng áng, nội trợ; những công việc đơn giản, thủ công, thu nhập

thấp.

Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đảm nhận: 82,14% công việc giặt giũ;

65,71% công việc quét dọn, nấu ăn; 69,28% công việc làm cỏ; 55,71% việc

gieo trồng. Do đó, đóng góp kinh tế của họ trong gia đình được lượng hoá bằng

tài sản không nhiều, dẫn đến người phụ nữ hầu như không có quyền về tài sản

nhưng phải gánh vác nhiều nghĩa vụ trong gia đình.

Mặt khác, mặc dù pháp luật dân sự của Việt Nam hiện nay đã quy định

về quyền bình đẳng nam nữ trên lĩnh vực tài sản, nhưng do ảnh hưởng nặng nề

của phong tục tập quán truyền thống của người Kinh, phụ nữ hầu như không có

quyền sở hữu tài sản, mọi tài sản thuộc về người chồng.

Tập tục truyền thống không thừa nhận quyền thừa kế tài sản của con gái và

hiện tại, tập tục này vẫn còn tác động đến tâm lý, thói quen và cách suy nghĩ, hành

xử của một bộ phận nhân dân. Nhiều gia đình ở nông thôn thường không quan tâm



62



đến hàng thừa kế là con gái, tài sản, đất đai của gia tộc chỉ chia cho con trai, đặc

biệt dành phần ưu tiên cho con trai trưởng để lo phần hương hoả.

Con gái khi đi lấy chồng không được bố mẹ đẻ cho sử dụng đất nông

nghiệp cũ và cũng không được gia đình nhà chồng cho đất mới. Điều đặc biệt

là, do ảnh hưởng của tập tục cũ, mặc dù biết điều đó là bất công, không phù

hợp với pháp luật, nhưng rất ít phụ nữ dám đứng lên đòi hỏi quyền bình đẳng

của mình. Vì thế, các tài sản lớn trong gia đình như đất đai, nhà cửa, xe máy,

đất nông nghiệp đều đứng tên người chồng và người chồng là chủ hộ.

Ở nông thôn, khoảng gần 80% chủ hộ là nam giới, do đó trên thực tế,

phần lớn nam giới là người đứng tên chủ sở hữu nhà, đất. Hơn nữa đa số

trường hợp nhà ở và đất ở là tài sản kế thừa do cha mẹ chia cho con trai khi họ

lập gia đình.

Nam giới là chủ hộ, trong khi các chủ trương chính sách của Nhà nước

khi tác động đến hộ gia đình nông thôn lại lấy chủ hộ làm chủ thể, vì thế, người

đứng tên chủ sở hữu đất đai là chủ hộ, người đứng tên chủ tài sản cũng là chủ

hộ. Khi thế chấp tài sản hay đất đai để vay vốn, cũng phải do chủ hộ quyết

định. Và khi có các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp thì tất nhiên

người tham gia phải là chủ hộ, người đại diện cho hộ gia đình, và trong đa số

trường hợp là nam giới.

Theo số liệu khảo sát, hiện ở đồng bằng sông Hồng, phụ nữ đứng tên

vay vốn ngân hàng chỉ có 27,85%; đứng tên sổ đỏ là 14,28%; 8,6% là chủ hộ;

quyết định mua sắm những tài sản lớn, có giá trị trong gia đình như ti vi, xe

máy,… là 5,0%. [36, tr 6]

Trong xã hội, chỉ có 10% số người quan niệm người vợ có vai trò đóng

góp nhiều hơn về kinh tế cho gia đình. Điều này đã dẫn đến hậu quả là nhiều

phụ nữ khi ly hôn, buộc phải ra khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng.

Như vậy, các phong tục, tập quán, quan niệm phong kiến, lạc hậu là một tác

nhân quan trọng tạo rào cản đối với người phụ nữ trong việc tiếp cận và hưởng

thụ các quyền về kinh tế; đưa người phụ nữ nông thôn vào vị thế phụ thuộc vào

người chồng về kinh tế. Từ phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến phụ thuộc mọi mặt

vào người chồng trong cuộc sống gia đình.

63



Thứ ba, trên lĩnh vực văn hoá và giáo dục

Với quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, con trai có quyền

và được ưu tiên quyền được đi học, còn con gái phải ở nhà học mẹ công việc

nội trợ, bếp núc để quán xuyến gia đình khi lập gia thất. Hậu quả của quan

niệm này là gây bất bình đẳng giới trên lĩnh vực văn hoá, xã hội. Biểu hiện rõ

nhất của tình trạng này là phụ nữ gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận quyền và

hưởng thụ các quyền về văn hoá, xã hội.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố

gắng trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật thúc đẩy bình đẳng giới,

nhưng do nhiều yếu tố, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới trên

lĩnh vực văn hoá giáo dục.

Trong gia đình, nếu phải lựa chọn việc cho con trai hay con gái tiếp tục

theo học các bậc hệ cao hơn thì con trai bao giờ cũng được ưu tiên hơn. Đó là

một trong những nguyên nhân lý giải vì sao ở nông thôn, đa số phụ nữ chỉ học

hết cấp I và cấp II. Tỷ lệ phụ nữ mù chữ, trẻ em gái bỏ học giữa chừng luôn

nhiều hơn nam giới.

Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” dẫn đến số phụ nữ có trình độ học vấn cao

rất ít, lại không được tạo điều kiện để tiếp cận các khoá tập huấn đào tạo kỹ thuật

canh tác, sản xuất mới nên tay nghề và kỹ thuật cho lực lượng lao động nữ vẫn còn

ở mức thấp. Sự chênh lệch giữa nam giới và phụ nữ trong lĩnh vực này là điều

đáng quan tâm. Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 13 trở lên được đào tạo tay nghề kỹ thuật

trên toàn quốc chỉ chiếm khoảng 6% và so với nam giới là 9%. Phụ nữ ở độ tuổi

22-25 có cơ hội tiếp cận tới đào tạo nghề thấp hơn đáng kể so với nam giới ở cùng

độ tuổi (24% nữ nông thôn so với 30% nam nông thôn)”. [4, tr 12]

Trong các ngành đào tạo, đại đa số phụ nữ theo học ở các ngành sư phạm

và khoa học xã hội, trong khi đó, nam giới lại chiếm số đông trong các ngành kỹ

thuật. Sự cách biệt này là nguyên nhân làm hạn chế khả năng và cơ hội của phụ nữ

tham gia vào thị trường lao động đang thay đổi trong điều kiện đất nước hội nhập

vào nền kinh tế toàn cầu và tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Quan niệm về người chồng là trụ cột trong gia đình đã gây áp lực cho nam

giới phải cố gắng phấn đấu để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, trong khi phụ

64



nữ dễ bị tư tưởng cầu an, chỉ tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, thu nhập thấp để

dành thời gian chăm sóc chồng con, dẫn đến sự tự nguyện bị lệ thuộc chi phối bởi

đức ông chồng về mọi mặt.

Áp lực của định kiến xã hội còn cản trở phụ nữ cầu tiến bộ. Vì hầu như

những người phụ nữ có chí tiến thủ, phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập,

khẳng định được vị thế bình đẳng, đôi khi vượt trội trong gia đình về thu nhập

kinh tế và địa vị xã hội thường bị đánh giá là người phụ nữ có nhiều “tham vọng,

hãnh tiến”, và gia đình đó bị coi là “âm thịnh, dương suy”

3.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc cấp GCNQSDĐ mang tên

vợ và chồng

Tăng cường bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực đất đai và nâng cao vị thế

cho phụ nữ là mục tiêu thứ 3 trong các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đang

được nước ta nỗ lực thực hiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đang

phải tiếp tục khắc phục những định kiến trọng nam, xem thường nữ, xuất phát từ

quan niệm phong kiến, lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận

người dân.

Việt Nam một nước phong kiến, nửa thuộc địa, kinh tế kém phát triển, kể

từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, chúng ta đã đi được một chặng

đường dài trên con đường tiến tới thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ: cách biệt

về giới ở các cấp học sẽ được xóa bỏ trước năm 2015; phụ nữ tham gia lãnh đạo,

quản lý ở các ngành các cấp; cơ hội việc làm được mở ra cho cả nam và nữ; lao

động nữ đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phụ nữ

được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh

doanh, góp phần giảm nghèo và nâng cao vị thế của người phụ nữ; phụ nữ ngày

càng được thụ hưởng bình đẳng với nam giới trong các dịch vụ công về y tế, văn

hóa, xã hội…

Để nâng cao các quyền về kinh tế cho nữ giới, Quốc hội Việt Nam đã

thông qua Luật Sửa đổi đất đai năm 2003, trong đó có ghi rõ tất cả các giấy tờ liên

quan đến quyền sử dụng đất đều phải được cấp bao gồm tên của cả vợ và chồng.

Các giấy tờ về quyền sử dụng đất giúp bảo đảm quyền và nghĩa vụ của

người phụ nữ đối với tài sản đất đai đó.

65



Những giấy tờ này cũng giúp nữ giới có thể vay vốn để đầu tư vào sản

xuất kinh doanh, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ trong

trường hợp ly dị và phân chia tài sản.

Các luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình đã được

Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống. Từ năm 2008, nước ta đã có cơ quan

quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Việt Nam có tên trong danh sách các nước

được tính toán về thước đo nâng cao vị thế về giới (GEM) với vị trí 52/93 nước

được xếp hạng [8; tr 7]

Trong gia đình, việc không thực sự được làm chủ nguồn đất đai, tư liệu,

công cụ sản xuất, người phụ nữ luôn ở vào vị thế phụ thuộc, vai trò giới không

được phát huy. Vì thế, đói nghèo, chậm phát triển luôn là ẩn họa đối với phụ nữ

và con cái họ.

Ở Việt Nam, tuy luật pháp quy định phụ nữ và nam giới đều có quyền

và có khả năng thực hiện, quản lý tài nguyên bền vững nhưng họ nhận thức về

sử dụng quyền khác nhau tùy theo điều kiện tiếp cận nguồn đất đai. Thêm vào

đó, phong tục, tập quán ở một số nơi đã bỏ qua quyền sở hữu thực tế được pháp

luật công nhận. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một tên đã tạo

nên sự bất bình đẳng về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ so với nam giới.

Theo kết quả điều tra tại Từ Sơn và Mê Linh khi được hỏi về nguyên

nhân của tình trạng bất bình đẳng giới trong thực hiện QSDĐ trong 200 người

trả lời có 98 người cho rằng đến từ định kiến giới của người dân về vai trò quan

trọng của nam giới và coi nhẹ vai trò của nữ giới trong QSDĐ chiếm tỷ lệ 49%,

có 90 người cho rằng do phụ nữ không được đứng trên trong GCNQSDĐ

chiếm 45%. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là do các phong tục tập

quán riêng biệt của các địa phương

Bảng 8: Nguyên nhân của tình trạng BBĐG trong thực hiện QSDĐ

Số lượng

98

90



Định kiến giới của người dân

Do phụ nữ không được đứng trên

trong GCNQSDĐ

Nguyên nhân khác

Tổng



%

49

45



12

200



66



6

100.0

Nguồn Điều tra khảo sát



Hệ quả của các nguyên nhân trên là người phụ nữ dễ mất quyền với đất

đai trong mọi trường hợp, nhất là khi vợ chồng ly hôn hoặc góa bụa. Đây là

chưa kể đến khó khăn của phụ nữ trong trường hợp cần vay vốn tín dụng của

Nhà nước khi chồng ốm đau hay được quyền chủ động trồng cây gì, gieo hạt gì

đạt năng suất cao...giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 tên sẽ tạo điều kiện

bình đẳng cho cả vợ và chồng sở hữu đất; nâng cao nhận thức cho nhân dân,

đặc biệt là phụ nữ khi họ không biết đến quyền lợi của chính mình.

Người phụ nữ sẽ cảm thấy phấn khởi vì được làm chủ tài sản gia đình

ngang với chồng, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho cả gia đình, dẫn tới không khí

gia đình đầm ấm, kinh tế gia đình phát triển, con cái được chăm sóc tốt hơn;

trong trường hợp ly hôn thì cũng chủ động hơn về việc phân chia tài sản. giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất còn đảm bảo để người vợ tham gia quản lý, bảo

vệ tài sản cho con cái, yên tâm hơn để đóng góp công sức của mình với gia

đình, tạo nên sự tự tin của người vợ bên cạnh người chồng. Điều đặc biệt quan

trọng là khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên, vị thế của người phụ

nữ đã được nâng lên trong gia đình cũng như trong xã hội, góp phần thay đổi

tính gia trưởng ở một bộ phận nam giới.

Thực tế điều tra cho thấy người phụ nữ là người đóng vai trò hơn hẳn

nam giới trong nông nghiệp nhưng họ không phải là người chủ sở hữu, chủ

được giao QSDĐ. Các quyền đấy trong đa số các gia đình đều thuộc về người

đàn ông. Kết quả của cuộc khảo sát tại Từ Sơn và Mê Linh cho thấy định kiến

giới cho rằng người chồng là người quyết định chính trong gia đình, là trụ cột

và có quyền uy trong ra đình vẫn rất nặng nề. Mặt khác, cùng với việc thể hiện

quyền uy của người chồng thì bản thân người vợ cũng không biết mình có

những quyền hạn gì và lợi ích gì trong việc đứng tên sổ đỏ. Ngoài ra trong

nhiều trường hợp người phụ nữ nhường quyền sở hữu cho chồng vì họ muốn

giữ hòa khí trong ra đình và chấp nhận lệ thuộc vào người chồng. Thậm chí

việc bất bình đẳng giới trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn

tại là do cả vợ và chồng không hiểu về luật cũng như chưa được phổ biến và

tiếp cận với các quy định mới về việc đứng tên trong GCNQSDĐ, nhiều trường

hợp trả lời rất bình thản rằng: “…Cán bộ xã bảo thế nào thì chúng tôi làm vậy

67



thôi…”. Như vậy từ đó khẳng định không chỉ tác động bởi quan niệm, phong

tục tập quán lạc hậu đã tác động đến việc bất bình đẳng trong việc cấp

GCNQSDĐ mang tên vợ và chồng mà còn do bản thân của các chủ sở hữu

QSDĐ đó không nhận thức được lợi ích của mình, thờ ơ và đánh giá thấp tầm

quan trọng cũng như ảnh hưởng của quyền lợi nên không lường trước được các

hậu quả về sau.

Để thực hiện trọn vẹn mục tiêu bình đẳng giới, bình đẳng cả về cơ hội

hưởng thụ, cống hiến, chúng ta còn nhiều việc phải làm, mà trước hết là khắc phục

tận gốc tư tưởng phong kiến trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm

thức, suy nghĩ, quan niệm, cách hành xử và lối sống của một bộ phận người dân từ

bao đời nay; khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, tác động tiêu cực đến

việc thực hiện bình đẳng giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ là một trong

những mục tiêu phát triển hàng đầu được xác định trong Tuyên bố Thiên niên

kỷ; bất bình đẳng chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển đất nước và cản

trở việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình xây dựng đất nước. Cho nên,

cần phải có quyết tâm và sự đồng thuận của toàn xã hội, trong đó có quyết tâm

của phụ nữ để xóa bỏ dần những phong tục, tập quán, các định kiến xã hội tiêu

cực về giới, tăng cường hoạt động có hiệu quả của Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến

bộ của phụ nữ, của các cấp, ban ngành, địa phương tạo cơ chế phối kết hợp đa

ngành hữu hiệu để quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi mặt dân sự, chính trị;

kinh tế, xã hội và văn hoá được hiện thực hoá trong cuộc sống.

Một thực tế là phụ nữ luôn phải đương đầu với mọi thách thức của xã

hội, nếu không có sự can thiệp của chính quyền chắc chắn sự tiến bộ của phụ

nữ khó có thể thực hiện được. Ngoài những quan niệm lạc hậu, kì thị phụ nữ

vốn có từ ngàn đời là những cơ chế của thị trường, sức ép trong lĩnh vực tư

nhân và bất cập trong lĩnh vực công, chưa kể đói nghèo bệnh tật luôn đeo

đẳng… đã là cái “vòng kim cô” làm cho phụ nữ khó vượt qua được nếu như

không có cải cách cơ cấu cùng những biện pháp hỗ trợ tích cực của chính

quyền nhằm đảm bảo cho sự bình đẳng về giới.



68



Làm cho phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng về y tế và dinh dưỡng, về các

dịch vụ sức khỏe sinh sản, về giáo dục và đào tạo nghề; tiếp cận bình đẳng về

chế độ tài chính tiến tới bình đẳng về kinh tế.

Đảm bảo phụ nữ được bình đẳng về quyền công dân và dân sự, cụ thể là

quyền sở hữu và thừa kế tài sản.

Tăng cường khuyến khích phụ nữ cũng như nam giới trong khả năng tự

do lựa chọn về lao động, đặc biệt cần có chương trình ưu tiên thực hiện phổ cập

giáo dục suốt đời cho phụ nữ, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ nhất là

thời kì thai sản. Bên cạnh đó là tạo điều kiện cho vay tín dụng để phát triển

kinh tế đó là những chính sách có tính tổng hợp có thể tăng cường quyền lợi và

cơ hội đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Theo ý kiến của Giắc Lang (Jack Lang) cựu Bộ trưởng Văn hóa và Giáo

dục Quốc gia Pháp, một trong những cố vấn của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

trong việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Bắc Kinh, đã nhấn mạnh: “đã đến lúc

cần phải trao cho phụ nữ của hành tinh này vị trí xứng đáng của họ. Cần phải

chấp nhận điều hiển nhiên: thông qua việc giải phóng bản thân, phụ nữ sẽ giải

phóng thế giới. Phụ nữ không phải là một câu hỏi, có lẽ trước hết phụ nữ chính là

câu trả lời; câu trả lời cho các vấn đề chậm phát triển và tăng dân số, câu trả lời

cho các vấn đề duy trì hòa bình, câu trả lời cho vấn đề quyền lực và dân chủ.

Điều tra thực tế cho thấy tai Từ sơn- Bắc Ninh và Mê Linh- Vĩnh phúc để

nâng cao trình độ, kiến thức cho nữ giới đặc biệt là hiểu biết về đất đai, đứng tên

GCNQSDĐ chính quyền địa phương đã tổ chức các đợt tập huấn phổ biến, trang

bị cho nữ giới, giúp cho họ nắm được quyền lợi, lợi ích của mình trong đất đai, từ

đó vị thế và vai trò của họ sẽ được cải thiện.

Chính quyền địa phương đã có những hoạt động để bảo đảm thực thi bình

đẳng giới trong sử dụng đất đai. Thực tế điều tra cho thấy 100 % số cán bộ chính

quyền được hỏi đều cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất

cần thiết và trong đó đặc biệt tập trung vào việc tuyên truyền BĐG trong sử dụng

đất và cấp GCNQSDĐ và giải quyết và kiến nghị các cấp có thẩm quyển giải

quyết các vấn đề còn tồn tại, những khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ mang tên

vợ và tên chồng.

69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

×