1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Cơ sở lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )


PHẦN II - NỘI DUNG

CHƢƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI



1. Cơ sở lý luận

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quy luật phát triển

lịch sử của xã hội loài người trên toàn thế giới. Hệ thống quan điểm biện chứng

của Mác về các quá trình và hiện tượng là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và

phép biện chứng về lịch sử và xã hội. Theo Mác, nghiên cứu đời sống xã hội phải

hướng vào phân tích cuộc sống thực, phải xuất phát từ tiền đề " là những cá nhân

hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ ".

Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá trình

lịch sử từ góc độ hoạt động vật chất của con người, từ góc độ cơ sở kinh tế, từ

quan điểm" tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội". Đồng thời phép duy vật biện

chứng cũng đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ và tác động

qua lại, trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi nghiên cứu xã hội phải phân

tích “các cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và các điều kiện sống vật chất của

họ ”. Mác cho rằng sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản

xuất ra các phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất để tồn tại con người và “ tồn

tại xã hội quyết định ý thức ”…

Khi nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách

là một chỉnh thể gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau xã hội phát

triển từ hình thái kinh tế - xã hội đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao,v.v. Ở

đây luận văn chỉ đề cập một số quan điểm chung liên quan đến nghiên cứu:"một

số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương thại thuỷ sản giữa Việt Nam và

Hoa Kỳ".

Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là cơ sở lý luận và phương pháp luận

trong nghiên cứu xã hội học nói chung và trong nghiên cứu về một số vấn đề xã

hội nảy sinh trong quan hệ thương thại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói

18



riêng phải tập trung vào phân tích mối quan hệ về kinh tế - xã hội, chính trị, văn

hoá giữa hai bên trong việc tạo ra các chính sách và cơ chế quan hệ cho thương

mại giữa hai bên nói chung, quan hệ thượng mại thuỷ sản nói riêng. Chẳng hạn,

nghiên cứu một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương thại thuỷ sản

giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tác động đến cơ cấu kinh tế - thương mại giữa Việt

Nam và Hoa Kỳ như thế nào và cũng như tác động đến các quan hệ về kinh tế,

chính trị, văn hoá giữa hai bên theo xu hướng nào.

Mác cho rằng:“ bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu

của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng

hoà các mối quan hệ xã hội”. Nghiên cứu một số vấn đề xã hội nảy sinh trong

quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ phân tích ảnh

hưởng của thiết chế kinh tế, các chính sách kinh tế và trao đổi thương mại tới

hành vi, hoạt động của hai bên mà còn phân tích ảnh hưởng của các thiết chế

khác, các chính sách xã hội tới việc cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần của

người dân làm nghề thuỷ sản nói chung, cũng như đến mối quan hệ thương mại

thuỷ sản giữa hai bên trong thời kỳ hiện nay.

Tất nhiên, nghiên cứu: "Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương

mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" phải đặt nó trong bối cảnh và mối tương

tác cụ thể và phát triển theo quy luật quan hệ của nó vì không phải bối cảnh nào

cũng nảy sinh ra các vấn đề xã hội giống nhau v.v…Trong nền kinh tế thị trường

hiện nay của nước ta có nhiều thành phần kinh tế khác nhau và gắn liền với mục

tiêu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng nước Việt Nam:“dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì sự nảy sinh ra một số

vấn đề xã hội trong quan hệ kinh tế giữa hai bên là tất yếu và nó cũng diễn ra

theo quy luật của nó, đồng thời cũng tác động đến khả năng hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam nói chung, của ngành thuỷ sản nói riêng. Chính vì vậy việc

vận dụng các quy luật để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong quan hệ thương

mại giữa hai bên góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp phù hợp với lợi ích của

mỗi quốc gia.

19



1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển là xu thế tất yếu hiện nay của thế giới,

cũng là nhu cầu của các quốc gia. Các nền kinh tế ( dù ở trình độ nào) đều phải

cần liên kết với nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau. Phát triển

mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành mối quan

tâm của nhân loại. Đảng và Nhà Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm trước thế

giới mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng Quốc tế và sẵn sàng

hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự thịnh vượng chung

của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng cộng sản Việt Nam coi phát

triển là phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng

trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi

trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên

ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, tăng trưởng kinh

tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần

của nhân dân…

Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với

bảo vệ vùng biển, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản, tiến ra biển

xa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các

thế mạnh và các thế lợi so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu

cầu thị trường trong nước và ngoài nước... Tạo thêm sức mua của thị trường

trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu trong đó coi

xuất khẩu thuỷ sản là một lĩnh vực mũi nhọn.

1.3. Một số lý thuyết vận dụng nghiên cứu một số vấn đề xã hội nảy sinh

trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Trong nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là nghiên cứu về "một số vấn đề xã

hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, có

nhiều quan điểm và lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu có thể vận dụng vào

nghiên cứu của mình. Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả vận dụng lý thuyết "

20



Lựa chọn hợp lý" của Coleman và lý thuyết " trao đổi" của Peter Blau làm cơ

sở khoa học để phân tích, đánh giá và dự báo về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ trong thương mại thuỷ sản trong phạm vi giới hạn đã được xác định

của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào những nét văn hoá riêng của

đất nước, tác giả cố gắng đặt nghiên cứu của mình vào trong bối cảnh cụ thể để

nghiên cứu vừa vận dụng và lựa chọn hợp lý những ưu điểm của các lý thuyết đó.

1.3.1. Lý thuyết Lựa chọn hợp lý: Một số nét cơ bản vận dụng.

Một số tác giả tiêu biểu của lý thuyết lựa chọn hợp lý này là Coleman,

Friendman và Hechter cho rằng sự lựa chọn hợp lý của các chủ thể là có những

mục đích, mục tiêu về cái mà hành động của họ hướng tới. Hành động của các

chủ thể được thực hiện để đạt được các mục đích phù hợp với hệ tư tưởng của họ.

Mặc dù các chủ thể hành động là nhằm vào các mục đích và dự định của họ.

Song điều quan trọng là các chủ thể luôn tính đến 2 yếu tố cơ bản kìm hãm hành

động của họ [14]:

Thứ nhất, sự hiếm hoi các tiềm năng của các chủ thể, vì các chủ thể có các

tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng

khác. Đối với các chủ thể có nhiều tiềm năng thì họ có thể đạt được kết quả của

họ một cách tương đối dễ (Ví như các ông chủ đứng đầu Hiệp hội các chủ trại

nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) phải đối phó với sự cạnh tranh về sản phẩm cá tra,

cá basa nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ, họ dễ dàng tìm cách để đưa ra

những lý do kiện các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ).

Trái lại, đối với các chủ thể có ít tiềm năng thì sự đạt được mục đích của họ lại

trở nên khó khăn hoặc không đạt được mục đích (Ví như, khi các doanh nghiệp

Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá basa bị kiện cho rằng bán phá giá sản

phẩm của mình trên thị trường Hoa Kỳ, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ luôn

gặp những khó khăn để bác bỏ được đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá

nheo Hoa Kỳ (CFA) vì nhiều yếu tố như chi phí cao, hoặc vì Việt Nam là một

nước chưa được Hoa Kỳ công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, hoặc

Hoa Kỳ luôn luôn có chính sách bảo hộ nền công nghiệp nội địa của họ.v.v.).

21



Sự hiếm hoi các tiềm năng là một nhân tố kìm hãm các chủ thể hành động.

Các chủ thể luôn tính đến vấn đề chi phí của các cơ hội hay các chi phí đó luôn

gắn liền với chuỗi hành động theo đuổi mục đích của họ, các chủ thể luôn phải

tính đến cái giá của các hành động kế tiếp của họ. Một chủ thể có thể chọn cách

không theo đuổi mục đích có giá trị, lợi nhuận cao nhất nếu tiềm năng của chủ

thể đó hạn chế hoặc nếu kết quả là các cơ may để đạt được mục đích là rất mỏng

manh. Các chủ thể luôn luôn cố gắng để tối đa hoá các lợi ích, giá trị và mục đích

của họ và những mục đích, giá trị, lợi ích đó có thể bao gồm việc đánh giá mối

quan hệ giữa các cơ may để đạt được một mục đích ban đầu và xem xét các cơ

may đó để đạt được mục đích có giá trị tiếp theo.

Thứ hai, sự kìm hãm các hành động của các chủ thể là các thiết chế, chuẩn

mực xã hội. Các yếu tố kìm hãm hành động của các chủ thể cũng còn bao gồm cả

các hình phạt tích cực và tiêu cực đan xen nhau kích thích các chủ thể hành động

một cách xác định có nên lựa chọn hành động đó không hay loại trừ các hành

động đó. Cơ sở của việc lựa chọn hợp lý được Friendman và Hecchter liệt kê hai

ý tưởng sau: (1)- Tập hợp cơ cấu hay quá trình mà qua đó " các hành vi cá thể

riêng biệt được kết hợp để tạo ra kết quả xã hội", (2)- Do nhận thức càng ngày

càng cao về tầm quan trọng của thông tin trong việc lựa chọn hợp lý trong từng

thời điểm, giả sử các chủ thể có được các thông tin hoàn hảo hoặc đầy đủ thì họ

sẽ thực hiện các lựa chọn để theo đuổi mục đích giữa các chuỗi hành động có thể

thế nhau bỏ ngỏ cho anh ta và tất nhiên là việc nhận thức tầm quan trọng của

thông tin là rất đa dạng và sẵn có lại ảnh hưởng sâu sắc tới các lựa chọn của các

chủ thể.

Sự lựa chọn hợp lý (mô hình của hành động hợp lý) được Coleman vận dụng

như là cơ sở ở cấp độ vi mô để lý giải các hiện tượng vĩ mô và ông cho rằng xã

hội học phải tập trung vào các hệ thống xã hội và việc lý giải các hiện tượng

trong các hệ thống xã hội phải được lý giải bởi các yếu tố nội tại của chúng (các

hệ thống - nguyên mẫu là các chủ thể). Hơn nữa, các ý tưởng, quan điểm thường

được tập hợp ở cấp độ cá thể rồi mới được kết hợp lại ở cấp độ hệ thống, cấp độ

22



cá thể chính là nơi "các sự can thiệp" thường được thực hiện để tạo ra các biến

đổi xã hội. Hành động hợp lý của các chủ thể chính là hành động có mục đích để

hướng tới một mục tiêu và mục tiêu đó cũng như hành động đó định hình bởi các

giá trị hay các sở thích nhằm tối đa hoá các lợi ích hay nhằm thoả mãn các nhu

cầu và kỳ vọng của chủ thể..

Trọng tâm trong quan điểm của Coleman là hai nhân tố cơ bản sau: các chủ

thể và các tiềm năng của họ. Các tiềm năng là những cái mà qua đó các chủ thể

kiểm soát và họ có sự quan tâm nhất định về việc kiểm soát các tiềm năng này.

Sự tương tác của các chủ thể và tiềm năng của họ dẫn tới cấp độ hệ thống.: " Nền

tảng tối thiểu đối với một hệ thống xã hội là hai chủ thể, mỗi chủ thể kiểm soát

các tiềm năng về mối quan tâm của chủ thể kia và chính mối quan tâm của từng

chủ thể về các tiềm năng thuộc sự kiểm soát của các chủ thể còn lại dẫn tới việc

cả hai thực hiện các hành động bao gồm…một hệ thống hành động… chính cấu

trúc này và các định hướng của các chủ thể về mục đích thì mỗi chủ thể có mục

tiêu để tối đa hoá nhận thức về các quan tâm của họ dẫn tới sự phụ thuộc lẫn

nhau trong các hành động của họ" [14]

Trong thực tiễn, Coleman cũng cho rằng các chủ thể cũng thường không ứng

xử một cách hợp lý. Song hành động hợp lý của các chủ thể lại được thể hiện

trong mối liên kết vi mô- vĩ mô hay theo cách thức kết hợp của các hành động cá

thể để đưa tới hành vi của hệ thống và hệ thống này có cách thức để kìm hãm các

định hướng hành động của các chủ thể. Quan điểm của Coleman là tiếp cận cấp

vi mô để giả thích các hiện tượng vĩ mô và những khác biệt trong các hiện tượng

vĩ mô có thể truy nguyên tới các cấu trúc khác nhau của các quan hệ ở cấp độ vĩ

mô chứ không phải ở các dạng khác nhau của cấp độ vi mô. Sự vận động từ cấp

độ vi mô sang vĩ mô là việc ban thẩm quyền và các quyền lợi thuộc sở hữu, kiểm

soát của một chủ thể cho một chủ thể khác và hành động này có xu hướng dẫn tới

sự phụ thuộc lẫn nhau của một chủ thể này vào một chủ thể khác.Điều quan trọng

hơn là nó tạo ra một hiện tượng vĩ mô cơ bản nhất - một đơn vị hành động bao

gồm hai chủ thể hay đúng hơn là hai chủ thể độc lập. Mối liên hệ trong một cấu

23



trúc có tính kết quả thực hiện chức năng một cách độc lập với các chủ thể; việc

tối đa hoá các quan tâm của chủ thể này được họ thay bằng cách tìm ra các quan

tâm của chủ thể khác hay của đơn vị tập thể độc lập. Đây vừa là một thực tế xã

hội khác biệt vừa là một thực tế " có những lỗ hổng và làm phát sinh ra các vấn

đề đặc biệt".

Sự chuyển giao việc kiểm soát các tiềm năng của chủ thể này cho chủ thể

khác được thực hiện một cách đơn phương là để tối đa hoá lợi ích của chủ thể

đơn phương chuyển giao từ một viễn cảnh mà anh ta cho là hợp lý. Tuy nhiên, sự

tối đa hóa của cá thể cũng bao gồm một sự cân bằng về việc kiểm soát giữa

nhiêu chủ thể để dẫn tới sự cân bằng trong xã hội. Sự chuyển giao việc kiểm soát

cho một chủ thể khác để đổi lấy việc chủ thể đó nhường lại sự kiểm soát của họ

cho mình được goi là sự chuyển giao không đơn phương (sự trao đổi) thông qua

các tiêu chí có tính chất cân bằng.

Sự từ bỏ một phần các quyền kiểm soát hành động của bản thân một chủ thể

để tiếp nhận một phần quyền kiểm soát các hành động của người khác là thông

qua các tiêu chí.Các tiêu chí được hình thành và duy trì là do một số chủ thể thấy

được các lợi ích từ các tiêu chí đó và sự tổn hại khi vi phạm các tiêu chí đó (tính

hai mặt của tiêu chí- tiêu chí này có lợi cho người này cũng có thể có hại cho

người khác).Nếu các chủ thể chủ quan hoá các tiêu chí có nghĩa là họ tạo ra một

hệ thống trừng phạt nội bộ khi họ vi phạm tiêu chí đó.

Các tiêu chí là những hiện tượng vĩ mô hình thành trên cơ sở của hành động

có mục đích ở cấp độ vi mô. Các tiêu chí có ảnh hưởng nhất định lên hành động

của các chủ thể. Tuy nhiên trong phạm vi tập thể thì các chủ thể hành động theo

mối quan tâm của tập thể.

Trong tổ chức cũng có những xung đột giữa lợi ích cá thể và tập thể và mối

quan tâm của cá thể quyết định quá trình các sự kiện, hiện tượng. Sự tồn tại của

các chủ thể đoàn thể là mới làm nảy sinh ra vấn đề làm thế nào để bảo đảm nghĩa

vụ xã hội của chúng.



24



Coleman cho rằng các nhóm tôn giáo và các cấu trúc có mục đích là các tổ

chức kinh tế và các nhà nước và sự phân biệt này là nhằm xử lý các vị trí trong

các cấu trúc có mục đích hơn là những người cư ngụ trong cấu trúc cơ bản để đi

tìm kiến thức cho sự tái thiết lập một xã hội mới.

1.3.2. Lý thuyết trao đổi của Peter Blau: Một số nét cơ bản vận dụng

Trao đổi xã hội là một khía cạnh, một mặt của hành vi xã hội nhưng lại có vai

trò đặc biệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội. Trao đổi

xã hội được thể hiện ở hai chức năng. Chức năng thứ nhất, trao đổi xã hội tạo ra

mối quan hệ gắn kết, thiện chí, tin cậy, nhất trí trong xã hội và chức năng thứ hai,

trao đổi xã hội là tạo ra mối quan hệ quyền lực giữa các bên tham gia trao đổi

[16]. Trong trao đổi, chủ thể hành động theo hệ giá trị, chuẩn mực của nhóm đã

được hình thành từ trước, có nghĩa là hành động lựa chọn hợp lý; mối liên hệ và

sự trao đổi giữa các cá nhân chịu sự chi phối của sự lựa chọn duy lý của nhóm và

cả bối cảnh xã hội rộng lớn

Trong các tổ chức lớn, trong thiết chế và hệ thống xã hội lớn, trao đổi không

diễn ra trực tiếp mà gián tiếp. Thông qua sự trao đổi gián tiếp, các bên nhận được

sự ủng hộ từ nhiều người khác nhau và đổi lại các cá nhân phải thoả hiệp và chấp

nhận những giá trị, chuẩn mực chung.

Trong trao đổi xã hội, yếu tố cốt lõi là sự phụ thuộc của những bên tham gia

trao đổi với nhau về một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó mà họ cho là cần thiết.

Sự trao đổi xã hội chứa đựng yếu tố quyền lực và quan hệ trao đổi là cơ sở làm

nảy sinh quan hệ quyền lực [16]. Quyền lực theo Blau là khả năng thực hiện ý chí

của mình ngay cả khi có sự chống cự của người khác, tức quyền lực là khả năng

của cá nhân hay của cả nhóm người trong việc áp đặt ý chí của mình đối với

người khác bất chấp sự chống đối của họ thông qua việc cung cấp phần thưởng

hay tước đoạn những phần thưởng hoặc tiến hành trừng phạt họ. Trong trao đổi

xã hội, quan hệ quyền lực là quan hệ tương tác nhiều chiều. Trong đó người có

quyền và kẻ dưới quyền đều tác động phụ thuộc nhất định vào nhau trên một bối

cảnh nhất định. Ngược lại, nếu có sự khước từ, sự từ chối có tính chất tập thể đối

25



với quyền lực là nguyên nhân gây ra những phản ứng chống lại những người nắm

giữ quyền lực trong nhóm.

Trong quan hệ trao đổi xã hội gồm nhiều người với nhau, quyền lực thể hiện

nhiều bộ mặt khác nhau. Sự trao đổi xã hội của nhóm tạo ra các giá trị và chuẩn

mực giúp cho sự hợp pháp hoá, hợp thức hoá, thiết chế hoá quan hệ quyền lực.

Trong trao đổi xã hội, quyền lực là thứ có thể trao đổi để lấy thứ khác. Do đó,

người có quyền lực vẫn cần phải quan hệ, tương tác với người khác để nhận được

những thứ cần thiết và có giá trị. Đặc biệt, để thực thi quyền lực cưỡng chế các cá

nhân, nhóm có thể tự tạo ra những lệch lạc họăc bóp méo sự thật hay tạo ra

những hàng rào cản trở sự cơ động,năng động xã hội nhằm duy trì quan hệ quyền

lực nhất là để củng cố vị trí trong cấu trúc thang bậc quyền lực trong xã hội.

Các cấu trúc xã hội được Blau phân chia thành hai loại cấu trúc: Cấu trúc xã

hội vi mô - gồm các cá nhân tương tác với nhau tạo thành. Cấu trúc xã hội vĩ mô

- gồm các nhóm tương tác với nhau tạo thành. Hai loại cấu trúc này đều có những

đặc điểm giống nhau, tương tự nhau do cũng bắt nguồn từ các quá trình hấp dẫn

xã hội, trao đổi xã hội và sự chống đối, mâu thuẫn giữa các cá nhân và giữa các

nhóm. Điểm khác nhau của hai loại cấu trúc xã hội này là cấu trúc vĩ mô luôn có

một số loại yếu tố đặc thù sau:

1- Cấu trúc xã hội vĩ mô được hình thành trên cơ sở của sự nhất trí về hệ các

giá trị, các chuẩn mực chi phối hành động và quan hệ giữa các yếu tố tạo thành

cấu trúc

2- Cấu trúc xã hội vĩ mô luôn bao gồm các mối liên hệ phức tạp của các cấu

trúc bộ phận và các cấu trúc vi mô

3- Cấu trúc xã hội vĩ mô có tính bền vững nhờ chứa đựng các thiết chế xã hội

nảy sinh và phát triển trong nó.

1.4. Các khái niệm công cụ

1.4.1. Khái niệm" Vấn đề xã hội"

Đây là khái niệm cốt lõi của đề tài nên tác giả muốn trình bày kỹ hơn khái

niệm này.

26



Vấn đề xã hội, vấn đề nảy sinh trong thực tế xã hội bắt đầu từ những rắc rối

mà chúng ta gặp trong cuộc sống hay cũng có một số học giả gọi đó là những

mâu thuẫn nảy sinh một cách thực tế trong sự phát triển của xã hội. Nói một cách

khái quát vấn đề xã hội nảy sinh khi trong đời sống xã hội, quan hệ xã hội khi

xuất hiện mâu thuẫn hay sự khác biệt giữa cái cần phải là, cái mà con người kỳ

vọng sẽ xảy ra với cái đang là, đang diễn ra trong thực tế, hoặc đó cũng có thể là

sự khác biệt giữa vai trò xã hội với việc thực hiện vai trò của chủ thể xã hội [25].

Trong xu hướng toàn cầu hoá và quan hệ quốc tế, khái niệm “vấn đề xã hội”

đã trở thành sự quan tâm của toàn cầu khi các bên cùng tham gia vào giải quyết

(ví dụ như vấn đề buôn bán ma tuý xuyên quốc gia, nạn dịch HIV toàn cầu, vấn

đề di dân quốc tế, vấn đề khủng bố quốc tế…), khái niệm này thường được hiểu

theo 2 nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì đó là những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, như

các vấn đề dân số - kế hoạch hoá gia đình, giáo dục - đào tạo, y tế - chăm sóc sức

khoẻ nhân dân, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tệ nạn xã hội... Còn theo nghĩa

rộng thì khái niệm này bao gồm cả những vấn đề kép, như vấn đề kinh tế - xã hội

(lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo...); vấn đề chính trị - xã hội (tự do - dân

chủ, dân quyền, nhân quyền...); vấn đề văn hoá - xã hội (văn hoá - văn nghệ, vui

chơi - giải trí, thể dục - thể thao quần chúng...); vấn đề xã hội - môi trường (bền

vững môi trường, an toàn môi trường, xung đột môi trường, tệ nạn môi trường...)

và có những vấn đề xã hội tổng hợp, như cơ cấu xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế

xã hội, hội nhập xã hội, phân tầng xã hội, xung đột xã hội, cách mạng xã hội...

Khái niệm vấn đề xã hội hiện nay vẫn chưa có sự nhất trí về một định nghĩa

chính xác của cái tạo nên vấn đề xã hội. Những tác giả định nghĩa về vấn đề xã

hội như là tình trạng " được một số đáng kể những người đánh giá là sự lệch

chuẩn với những chuẩn bắt buộc [23]". Vấn đề xã hội được hiểu là: " hoạt động

của các nhóm nói lên sự không hài lòng gắn với những tình trạng xấu và đưa ra

những yêu sách" [23]( Ví như các vụ kiện cá tra, cá basa và tôm nảy sinh trong

quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ). Vấn đề xã hội là những

tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội, quan hệ xã hội, trong đó đối sách của

27



chủ thể (con người, nhóm xã hội...) chưa đạt được kết quả tối ưu. Theo Merton

vấn đề xã hội bao gồm cả những trường hợp trong đó sự khác biệt giữa chuẩn

mực được chấp nhận về xã hội và những điều kiện thực tế và không được cả

những người trong cuộc lẫn cộng luận không thừa nhận, tức là không chỉ những

vấn đề xã hội "rõ ràng" mà cả những vấn đề xã hội" ẩn dấu" mà các nhà xã hội

học có nhiệm vụ chuẩn đoán nó [23]. Theo Mauss và Bhumer vấn đề xã hội trở

thành phong trào xã hội, tức là nói nên sự không hài lòng của các nhóm xã hội và

đòi hỏi phải thay đổi nó cũng như thành các trường hợp của hành vi tập thể [23].

Căn cứ vào môi trường nảy sinh, đối tượng thể hiện và phạm vi tác động của

nó, người ta phân loại các vấn đề xã hội thành: Vấn đề xã hội toàn cầu, vấn đề xã

hội trong phạm vi quốc gia, vấn đề xã hội trong phạm vi cộng đồng, nhóm xã hội

đặc thù, các vùng dân cư nhất định. Vấn đề xã hội không tồn tại độc lập mà nó

gắn với những đối tượng cụ thể, chẳng hạn như một tập thể, một cộng đồng, một

nhóm xã hội...Nhưng dù ở cấp độ nào các vấn đề xã hội trong phạm vi nhất định

cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với những mức độ khác nhau đến cá nhân

và con người chịu hậu quả, vấn đề xã hội tác động đến quyền lợi chính trị, kinh

tế, văn hoá... đến các đối tượng khác nhau trong đời sống xã hội.

Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định có sự phản ứng lại tức là tạo nó

thành vấn đề và xây dựng nó thành vấn đề. Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu

những nguyên nhân gây nên tình trạng có vấn đề và có thể thành vấn đề và khảo

sát những điều kiện trong đó những hoàn cảnh riêng biệt trở thành vấn đề, cũng

như tìm ra các biến số có ý nghĩa nhân quả đối với những diễn biến của quá trình

tạo thành vấn đề đó.Vấn đề xã hội được hiểu là những điều kiện và kết quả xã hội

ảnh hưởng xấu đến các nhóm và các loại thành viên xã hội (thậm chí có thể toàn

bộ dân chúng) trong hoàn cảnh sống của họ và được dự luận hay một bộ phận của

công luận định nghĩa như là tất yếu phải thay đổi và được biến thành biện pháp

chính trị [23]. Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày khái niệm " vấn đề xã hội"

dùng để chỉ đến một loạt các điều kiện xã hội ở những dạng hết sức khác nhau ví

như: sự nghèo khổ, tình trạng tội phạm, thời gian rỗi, tình trạng cô đơn…

28



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

×