Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )
màu đỏ - sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp
và đất ở nông thôn theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính
phủ Ban hành Bản quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở (giấy có màu hồng) do Bộ Xây
dựng phát hành để thực hiện Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính
phủ về Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số
61/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Mặc
dù có sự chỉ đạo khá quyết liệt của Chính phủ và quyết tâm rất cao của các địa
phương, phấn đấu cấp xong cơ bản GCN ban đầu vào năm 1999, nhưng tiến độ
cấp GCN vẫn rất chậm do các nguyên nhân: Kinh phí thiếu, lực lượng mỏng,
lúng túng trong chỉ đạo của các địa phương do cùng một lúc có hai ngành cùng
tham gia trình cấp GCN quyền sử dụng đất (ngành Xây dựng tham mưu trình
cấp GCN khu vực đất đô thị, ngành Đất đai - Địa chính tham mưu cấp GCN
khu vực đất nông nghiệp nông thôn); Do cấp GCN là một công việc khó khăn
phức tạp đòi hỏi hệ thống hồ sơ liên quan tới chủ thể sử dụng đất và sở hữu tài
sản trên đất phải được cập nhật thường xuyên, trong khi đó đất đai ở nước ta có
một thời gian dài bị buông lỏng quản lý. Tình trạng vi phạm pháp luật trong
quản lý sử dụng đất là phổ biến, có nhiều vụ việc vi phạm kéo dài hàng chục
năm chưa được xử lý dứt điểm. Chính sách về đất đai liên tục thay đổi theo
từng giai đoạn do nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế đất nước. Để có cơ
sở cấp GCN, cả 2 ngành đều trình kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính cơ sở,
do đó thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất, đặc biệt ngành Xây dựng không thể
đơn phương tiến hành thụ lý cấp GCN do thiếu hệ thống hồ sơ địa chính được
lưu trữ cập nhật thường xuyên. Chỉ đến khi ở các địa phương tiến hành sáp
nhập sở Địa chính và sở Nhà đất (vào đầu những năm 1998-1999) tình trạng
chồng chéo trong cấp GCN mới tạm thời được xử lý, tốc độ cấp GCN mới
được đẩy nhanh đáng kể. Bên cạnh việc cấp “sổ đỏ, giấy hồng” của hai ngành
Đất đai và Xây dựng, cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính ban hành Quyết
định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và Thông tư số 122/1999/TT-BTC
ngày 13/10/1999 về kê khai, đăng ký sử dụng trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà
44
nước. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ở các địa phương rất chậm và số lượng
GCN đã cấp là không đáng kể.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 và Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP, việc cấp GCN đã được thống nhất triển khai theo
một mẫu giấy trong phạm vi cả nước. Nhưng cũng chính vào thời điểm này lại
bùng phát các rắc rối về mẫu GCN do các ngành khác nhau cùng ban hành
hoặc đang trình ban hành, gây cản trở tiến độ cấp GCN và tạo tâm lý bất ổn
thiếu lòng tin trong nhân dân. Nguyên nhân phát sinh chồng chéo là do có sự
khác nhau trong các quy định của pháp luật (xung đột pháp luật trong các quy
định cùng điều chỉnh mối quan hệ xã hội về đất đai và tài sản trên đất của các
Luật), đồng thời do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN mà đòi hỏi Nhà nước phải xác lập và quản lý các quyền về
tài sản của công dân. Cụ thể:
- Luật Đất đai năm 2003 quy định cấp GCN quyền sử dụng đất (giấy có
màu đỏ) đối với tất cả các loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài
sản đó được ghi nhận trên “giấy đỏ”.
- Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 quy định cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (giấy có màu hồng) đối với hai trường hợp:
Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ
trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Thứ hai, chủ sở hữu nhà ở không đồng thời
là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Dự thảo Luật Đăng ký Bất động sản đề xuất cấp GCN đăng ký bất
động sản “giấy xanh” thay cho cả “giấy hồng” và “sổ đỏ”.
Theo báo cáo của Ban Quản lý đất đai và bất động sản, tính đến ngày
30/09/2008 kết quả cấp GCN cho các loại đất như sau:
Đất nông nghiệp 13.668.912 GCN tương ứng với 12.273.068 hộ nông
dân được cấp giấy, với diện tích 7.484.470 ha đạt 82,1% diện tích cần cấp
GCN; đất lâm nghiệp 1.109.451 GCN tương ứng với 993.195 hộ sản xuất lâm
nghiệp với diện tích 8.111.891 ha đạt 62,0% diện tích cần cấp GCN; đất nuôi
trồng thuỷ sản 642.545 GCN tương ứng với diện tích 478.225 ha đạt 68,3%
45
diện tích cần cấp GCN; đất ở nông thôn 10.298.895 GCN tương ứng với diện
tích 380.807 ha đạt 76,0% diện tích cần cấp; đất ở đô thị 2.825.205 GCN tương
ứng với 63.012 ha đạt 60,9% diện tích cần cấp giấy; đất chuyên dùng 70.1998
GCN tương ứng với diện tích 206.688 ha đạt 37,0% diện tích cần cấp giấy; đất
cơ sở tôn giáo 9.728 GCN tương ứng với diện tích 6.783 ha đạt 35,0% diện tích
cần cấp giấy.
Việc cấp GCN chậm không những làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác
quản lý tài nguyên đất đai của Nhà nước và làm thất thoát nguồn thu ngân sách
từ đất, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, cản trở hoạt động đầu tư thông qua huy động nguồn vốn vay tín
dụng từ thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, nguồn vốn tín dụng có khả
năng huy động là rất lớn khi quyền sử dụng đất được công nhận là một loại
hàng hoá đặc biệt của thị trường bất động sản. Vì vậy, để tháo gỡ những vướng
mắc chồng chéo giữa quy định của các Luật và chồng chéo về chức năng nhiệm
vụ của các bộ ngành, ngày 12/11/2007 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
07/2007/QH12 chỉ đạo nghiên cứu hợp nhất các loại mẫu GCN thành 1 mẫu lấy
tên là GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, đơn giản hoá
hồ sơ thủ tục hành chính cấp GCN. Ngày 9/01/2008 Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì
phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, Ngành liên quản trình phương án sửa đổi
Luật Đất đai và các Luật có liên quan đến cấp GCN theo hướng thống nhất cấp
một loại giấy chứng nhận cả quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở
và các tài sản khác gắn liền với đất. [26]
1.2. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Từ Sơn và Mê Linh
1.2.1. Thực trạng cấp giấy chứng nhận GCNQSDĐ tại Huyện Mê LinhVĩnh Phúc
Sau 15 năm thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, kết quả toàn huyện đã cấp được
57.683 giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân, trong đó đất ở là 26.389 giấy
chứng nhận (bình quân mỗi năm toàn huyện cấp được 1.759 giấy chứng nhận đất
46
ở), đất nông nghiệp là 31.294 giấy chứng nhận (có cả các trường hợp cấp chung vào
1 giấy chứng nhận với đất ở theo Luật Đất đai năm 1993).
Bước sang năm 2010, sau 10 tháng thực hiện UBND huyện đã ban hành
55 quyết định cấp mới được 2.590 giấy chứng nhận, gấp 1,8 lần so với cùng kỳ
năm 2009 và gấp 1,7 lần so với cùng kỳ trung bình 15 năm thực hiện cấp giấy
chứng nhận, nhưng chỉ đạt 50% kế hoạch (Phòng Tài nguyên và Môi trường
đăng ký cấp mới năm 2010 là 5.880 giấy chứng nhận). Kết quả cho thấy công
tác cấp giấy chứng nhận đã có những chuyển biến tích cực, không có hồ sơ tồn
đọng chưa được giải quyết tại UBND huyện, tuy nhiên tiến độ xét duyệt đơn đề
nghị cấp giấy chứng nhận tại các xã, thị trấn là chưa đảm bảo theo kế hoạch đặt
ra. Số giấy chứng nhận đã cấp trong 10 tháng năm 2010 như sau:
Bảng 1: Thực trạng cấp GCNQSDĐ tại Mê linh –Vĩnh Phúc
ĐVT: Giấy chứng nhận
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Tên xã,
thị trấn
1
2
Tráng Việt 168
Văn Khê
Chi Đông
Quang
Minh
Mê Linh
Tiến Thắng
Chu Phan
Tam Đồng
Đại Thịnh
Thanh Lâm
Hoàng Kim
Tiền Phong
44
Kim Hoa
3
61
74
62
10 tháng đầu năm 2010
4
5
6
7
8
9
09
25
11
150
170
55
02 27
19
16
76
10
44
33
63 09
61
64
29
22
51 10
39
82
32
13
56
15 40
10
95
22
77
13
28
150
30
01
16
63
19
40
Tiến Thịnh
27
Tự Lập
0
0
0
0
0
01 0
0
0
Vạn Yên
19
32
Thạch Đà
15
Liên Mạc
130
26
99
45
Cộng
168 44 342 271 411 127 151 398 79 599
Nguồn: Báo cáo phòng tài nguyên Môi trường huyện Mê Linh
Từ bảng trên ta thấy
47
Cộng 10
tháng
297
33
320
331
99
105
222
184
23
178
114
120
170
27
01
51
15
300
2.590
- Xã Tự Lập, xã Thạch Đà đã cơ bản cấp xong giấy chứng nhận đất ở đạt
trên 96% số thửa đất ở cần cấp giấy chứng nhận.
- Các xã, thị trấn thực hiện đạt yêu cầu có Chi Đông, Liên Mạc, Kim
Hoa, Tráng Việt, Quang Minh.
- Các xã còn nhiều nhưng thực hiện chưa đạt yêu cầu là xã Tiến Thịnh,
Tiền Phong, Tiến Thắng, Kim Hoa, Chu Phan, Thanh Lâm, Văn Khê.
- Các xã cấp được ít giấy chứng nhận (tính cả năm 2008 và 2009) là
Tiến Thịnh, Đại Thịnh, Văn Khê, Mê Linh, Tiến Thắng.
Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008, khoảng một phần
tư phụ nữ trong độ tuổi từ 31-45 sống trong hộ gia đình có GCNQSDĐ có tên
trong giấy. Đối với phụ nữ từ 46-60 và trên 60 tuổi, tỷ lệ này vào khoảng 39%.
Mặc dù không có sự chênh lệch nông thôn/ thành thị với phụ nữ trẻ tuổi,
song phụ nữ thành thị lớn tuổi có lợi thế hơn. 41% phụ nữ thành thị trong độ
tuổi từ 46 đến 60 được nêu trong GCNQSDĐ so với 36% những người phụ nữ
tương tự tại nông thôn. Đối với những người trên 60 tuổi mức độ chênh lệch
cao hơn: 49% so với 38%. Tuy nhiên cần chú ý một điều là số hộ gia đình tại
khu vực thành thị có GCNQSDĐ ít hơn rất nhiều: 18% so với 76%.
Theo đánh giá, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Mê
Linh đạt số lượng rất thấp. Hệ thống hồ sơ địa chính ở cấp xã, huyện không đầy
đủ, thiếu đồng bộ; đặc biệt là việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong quản
lý và sử dụng đất chưa kiên quyết, kịp thời ngay từ cơ sở nên đã để xảy ra
những tồn tại kéo dài.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh
cho rằng: Việc cấp "sổ đỏ" còn chậm là do công tác lập, xét duyệt hồ sơ tại các
xã, thị trấn còn rất khó khăn, hạn chế và do hồ sơ địa chính ở huyện và các xã,
thị trấn trước đây không đầy đủ, thiếu đồng bộ (chủ yếu tồn tại từ năm 2004 trở
về trước). Từ ngày có quy định thu tiền lệ phí trước bạ đến nay, khi cấp giấy
lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, huyện Mê Linh không thực hiện thu lệ phí
trước bạ đối với trường hợp thửa đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng
đất như đất cha ông để lại, đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp UBND xã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân
48
sử dụng vào mục đích đất ở trước ngày 15/10/1993 và sau ngày 15/10/1993 (có
biên lai thu tiền để được sử dụng đất) nhưng người sử dụng đất chưa xây dựng
nhà ở, không sử dụng liên tục vào mục đích đất ở đến thời điểm cấp giấy chứng
nhận; một số trường hợp đất đổi đất để xây dựng các công trình phúc lợi nhưng
UBND cấp xã không thực hiện đúng thủ tục, trình tự theo quy định của pháp
luật. Đặc biệt, ở một số nơi còn xảy ra tình trạng UBND cấp xã, lãnh đạo thôn,
hợp tác xã thu tiền sử dụng đất thổ cư của hộ gia đình, cá nhân nhưng đến nay
vẫn chưa giao đất, gây bức xúc đối với người dân.
1.2.2. Thực trạng cấp giấy GCNQSDĐ tại Từ Sơn- Bắc Ninh
Từ 31/8/2010 đến tháng 9 năm 2011 số giấy chứng nhận được cấp lần đầu là
324 giấy với diện tích 7,19 ha
- Số giấy chứng nhận cấp đổi, cấp lại, thực hiện các quyền là 1274 giấy
với diện tích 16,08 ha.
Nhóm đất được cấp giấy chứng nhận chủ yếu là đất ở và đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp.
49
Bảng 2: Thực trạng cấp GCNQSDĐ tại Từ Sơn – Bắc Ninh
TT
Loại đất
(1)
I
1
2
3
4
5
II
(2)
Nhóm đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Nhóm đất phi nông
nghiệp
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Trong đó:
Đất trụ sở CQ công trình sự
nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất SXKD phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất phi nông nghiệp khác
1
2
3
4
5
6
7
Số giấy đã ký cấp (giấy)
Số giấy đã ký cấp (giấy)
Diện tích cấp GCN
Chia ra các loại
DT
Số
DT
sử
GCN GCN
GCN Diện chiếm
Tổng
dụng
GCN
cả
riêng
đã
tích
đất
số
(đối
riêng
đất
về
trao (DT) của tài
với
về đất và tài tài
sản
nhà)
sản
sản
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
324
324
324
7,19
113
95
116
113
95
116
113
95
116
1,69
1,17
4,33
116
116
116
4,33
Đất có mặt nước chuyên
dùng
Tổng
Nguồn: Báo cáo phòng tài nguyên Môi trường Từ Sơn- Bắc Ninh
Tổng số sổ lưu tại thị xã là 342 quyển. Trong đó:
Số sổ đã lập đến ngày 31/12/2010 là 624 quyển (sổ mục kê: 76 quyển;
sổ địa chính: 496 quyển; sổ cấp giấy chứng nhận: 31 quyển).
- Sổ lưu tại xã, phường là 312 quyển.
- Sổ lưu tại thị xã là 322 quyển.
Số sổ lập từ 1/1/2011 là 24 quyển (sổ địa chính: 12 quyển; sổ cấp giấy: 12 quyển).
50
2. Hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng
tại Mê Linh và Từ Sơn
2.1. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật trong công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc cấp giấy chứng nhận đang dần đi vào nề nếp và có tính chuyên
môn hoá cao kể từ khi UBND huyện thành lập Văn phòng Đăng ký đất và nhà
ngày 29/10/2009, sau chỉ hơn 1 năm thành lập dù lực lượng cán bộ còn mỏng
nhưng đã cấp được hàng ngàn giấy chứng nhận cho nhân dân; Văn phòng đăng
ký đất và nhà, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn, tuyên
truyền tới tận thôn, xóm đối với công tác cấp giấy chứng nhận; đồng thời tích
cực tham mưu cho UBND huyện ban hành những văn bản đôn đốc về cấp Giấy
chứng nhận, lập Kế hoạch giao chỉ tiêu tới từng xã, thị trấn. Bên cạnh những
mặt tích cực đã làm được thì công tác cấp Giấy chứng nhận vẫn còn chậm chưa
đảm bảo Kế hoạch đề ra và việc áp dụng áp luật trong công tác cấp giấy chứng
nhận còn một số tồn tại, sai sót như sau:
- Đối với việc trả hồ sơ chưa đảm bảo đúng hẹn theo pháp luật, trong
303 quyết định thống kê cấp giấy chứng nhận thì có 105 quyết định quá thời
hạn quy định, hầu hết các quyết định quá thời hạn đều do trước đây chưa có
Văn phòng đăng ký đất và nhà, phòng Tài nguyên Môi trường đã tập trung quá
nhiều thời gian cho việc thu hồi đất và áp dụng văn bản khi sát nhập về Hà Nội.
Mặt khác, theo quy định số ngày phải trả hồ sơ là 50 ngày chỉ phù hợp với các
trường hợp cấp lẻ, cấp số lượng ít vì trên thực tế Phòng và Văn phòng chưa đủ
biên chế quy định là (phòng 12 người và Văn phòng 8 người) dẫn đến chưa đáp
ứng được yêu cầu đề ra.
- Công tác lưu trữ hồ sơ địa chính còn chưa khoa học, hiệu quả do huyện
đã chuyển trụ sở 3 lần và không có cán bộ chuyên trách. Việc này phòng đã đề
nghị UBND huyện nhưng chưa được bổ sung cán bộ.
- Việc thẩm định số lượng lớn hơn 5000 hồ sơ nên không tránh khỏi
những thiếu sót, sai sót do các tài liệu địa chính liên quan đến cấp giấy chứng
nhận chưa được đồng nhất, chưa đầy đủ… nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng
51
đất phụ thuộc vào phiếu lấy ý kiến khu dân cư do UBND cấp xã lập, nếu thiếu
sự trung thực sẽ dẫn tới kết quả sai.
Việc tồn tại, sai sót nêu trên trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Phòng, Văn
phòng, cán bộ công chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, UBND xã, thị
trấn và Cán bộ địa chính.
Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại, sai sót:
Về chủ quan:
- Giai đoạn từ năm 2004 đến 2008 do huyện mới chia tách rồi sáp nhập,
các cấp chưa chú trọng đúng mức; cán bộ thực hiện công tác này có nhiều thay
đổi, tâm lý một số cán bộ địa chính còn ỷ lại, sợ trách nhiệm; công tác tổ chức
triển khai thực hiện từ huyện đến xã còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.
- Bên cạnh một số địa phương thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng
nhận, còn nhiều cấp uỷ, chính quyền xã chưa chủ động, tích cực chỉ đạo, tổ
chức thực hiện. Ở một số địa phương bộ máy giúp việc, tham mưu cho UBND
xã còn yếu về chuyên môn và năng lực xử lý công việc yếu dẫn đến không
hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Về khách quan:
- Qua thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đất ở cho thấy các hộ gia
đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất chủ yếu do đất ông, cha để lại mà không
có giấy tờ theo qui định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Để
có căn cứ xét duyệt, ngoài việc người sử dụng đất tự kê khai về thời điểm,
nguồn gốc sử dụng đất thì cán bộ ngành địa chính phải có tài liệu để chứng
minh, xác nhận cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra việc lưu trữ
các loại tài liệu liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận tại các xã, thị trấn
không được xác lập đầy đủ mà chủ yếu là các loại bản đồ đo đạc qua các thời
kỳ (là cơ sở quan trọng để xác định thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất), nhiều
xã đã bị mất hoặc còn nhưng không đồng bộ; một số xã đang lưu trữ, sử dụng
chưa khoa học (nhiều nơi ở thôn có nhưng UBND xã không có) nên chất lượng
hồ sơ phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của người sử dụng đất cũng như việc
xét duyệt khách quan, chính xác của cán bộ cơ sở.
52