1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng tại Mê Linh và Từ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )


đất phụ thuộc vào phiếu lấy ý kiến khu dân cư do UBND cấp xã lập, nếu thiếu

sự trung thực sẽ dẫn tới kết quả sai.

Việc tồn tại, sai sót nêu trên trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Phòng, Văn

phòng, cán bộ công chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, UBND xã, thị

trấn và Cán bộ địa chính.

Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại, sai sót:

Về chủ quan:

- Giai đoạn từ năm 2004 đến 2008 do huyện mới chia tách rồi sáp nhập,

các cấp chưa chú trọng đúng mức; cán bộ thực hiện công tác này có nhiều thay

đổi, tâm lý một số cán bộ địa chính còn ỷ lại, sợ trách nhiệm; công tác tổ chức

triển khai thực hiện từ huyện đến xã còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.

- Bên cạnh một số địa phương thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng

nhận, còn nhiều cấp uỷ, chính quyền xã chưa chủ động, tích cực chỉ đạo, tổ

chức thực hiện. Ở một số địa phương bộ máy giúp việc, tham mưu cho UBND

xã còn yếu về chuyên môn và năng lực xử lý công việc yếu dẫn đến không

hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Về khách quan:

- Qua thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đất ở cho thấy các hộ gia

đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất chủ yếu do đất ông, cha để lại mà không

có giấy tờ theo qui định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Để

có căn cứ xét duyệt, ngoài việc người sử dụng đất tự kê khai về thời điểm,

nguồn gốc sử dụng đất thì cán bộ ngành địa chính phải có tài liệu để chứng

minh, xác nhận cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra việc lưu trữ

các loại tài liệu liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận tại các xã, thị trấn

không được xác lập đầy đủ mà chủ yếu là các loại bản đồ đo đạc qua các thời

kỳ (là cơ sở quan trọng để xác định thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất), nhiều

xã đã bị mất hoặc còn nhưng không đồng bộ; một số xã đang lưu trữ, sử dụng

chưa khoa học (nhiều nơi ở thôn có nhưng UBND xã không có) nên chất lượng

hồ sơ phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của người sử dụng đất cũng như việc

xét duyệt khách quan, chính xác của cán bộ cơ sở.



52



- Thủ tục cấp giấy chứng nhận phức tạp, chậm được cải cách. Thống kê

cho thấy để cấp mới giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân phải

thực hiện 15 bước, trong đó 8 bước do cấp xã thực hiện có vai trò của cán bộ

thôn, xóm là người địa phương biết rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng các thửa

đất để tham mưu UBND xã xét duyệt nên tiến độ, chất lượng cấp giấy chứng

nhận phụ thuộc nhiều vào nhận thức, chuyên môn của những cán bộ này nhưng

chế độ tiền công cho cán bộ cơ sở còn thấp chưa thoả đáng so với thời gian,

công sức làm việc.

- Về cán bộ địa chính xã ngoài công tác cấp giấy chứng nhận còn phải

thực hiện nhiều nhiệm vụ như kiểm kê, thống kê đất đai định kỳ, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, xử lý lấn đất, chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, tranh

chấp đất đai, đăng ký biến động đất đai, giải phóng mặt bằng... nên ảnh hưởng

không nhỏ đến thời gian dành cho công tác cấp giấy chứng nhận.

- Về cán bộ của Phòng, Văn phòng có trình độ, kinh nghiệm thực hiện

công tác này còn rất mỏng, hiện toàn bộ cán bộ tham gia công tác này đã làm

thêm cả ngoài giờ hành chính, ngày thứ bảy và thậm chí cả ngày chủ nhật vì

bên cạnh việc cấp giấy chứng nhận thì việc hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên

như xác nhận giao dịch bảo đảm; chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, đính

chính, phải đảm bảo thời gian theo Phiếu hẹn trả hồ sơ của bộ phận “một cửa”

UBND huyện và một số việc như tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý

lò gạch, lấn chiếm đất...

2.2. Đánh giá hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

mang tên vợ và tên chồng

Từ khi có sửa đổi bổ cung luật đất đai năm 1993, Luật đất dai năm 2003

quy định việc cấp GCNQSDĐ bắt buộc mang tên vợ và tên chồng, chỉ đứng tên

chồng hay vợ nếu một trong hai người xin khước từ tài sản.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 tên sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho

cả vợ và chồng sở hữu đất; nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là phụ

nữ khi họ không biết đến quyền lợi của chính mình.

Người phụ nữ sẽ cảm thấy phấn khởi vì được làm chủ tài sản gia đình ngang

với chồng, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho cả gia đình, dẫn tới không khí gia đình

đầm ấm, kinh tế gia đình phát triển, con cái được chăm sóc tốt hơn; trong trường

53



hợp ly hôn thì cũng chủ động hơn về việc phân chia tài sản. giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất còn đảm bảo để người vợ tham gia quản lý, bảo vệ tài sản cho

con cái, yên tâm hơn để đóng góp công sức của mình với gia đình, tạo nên sự tự

tin của người vợ bên cạnh người chồng.

Điều đặc biệt quan trọng là khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai

tên, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên trong gia đình cũng như trong xã

hội, góp phần thay đổi tính gia trưởng ở một bộ phận nam giới.

Nhận thức thực tế khi tìm hiểu người dân về việc ai là người đứng tên

giấy chứng nhận quyền sở hữu/ quyền sử dụng đất.

Bảng 3: Tỷ lệ nam nữ đứng tên chủ hộ

Tỷ lệ nam nữ đứng tên chủ hộ

Nam

Nữ

Tổng



Số lượng

%

136

68.0

64

32.0

200

100.0

Nguồn: Điều tra khảo sát



Thực tế hiện nay người chồng đứng tên tài sản nhà đất trong đa số các gia

đình. Tỷ lệ gia đình có người vợ đứng tên là rất ít. Theo điều tra khảo sát trên cho

thấy trong 200 người được hỏi thì có 136 người là nam giới chiếm 68 % trong khi

đó số người nữ giới đứng tên chủ hộ chỉ là 64 người chiếm tỷ lệ là 32% .

Như vậy rõ ràng là số lượng người chồng đứng tên chủ hộ chiếm tỷ lệ

cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ của người vợ. Sự phổ biến trong việc người

chồng đứng tên các loại giấy tờ sở hữu sẽ tiếp tục gây trở ngại cho người phụ

nữ trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của mình về các nguyên nhân dẫn đến

nguồn lực đất đai, mặc dù pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc đứng tên tài

sản do hai vợ chồng cùng tạo dựng song quan niệm của người dân vẫn chưa

hoàn toàn thống nhất với quy định của pháp luật.

Nam giới là chủ hộ, trong khi các chủ trương chính sách của Nhà nước

lấy chủ hộ làm chủ thể, vì thế, người đứng tên chủ sở hữu đất đai là chủ hộ,

người đứng tên chủ tài sản cũng là chủ hộ. Khi thế chấp tài sản hay đất đai để

vay vốn, cũng phải do chủ hộ quyết định. Và khi có các lớp tập huấn khoa học

kỹ thuật nông nghiệp thì tất nhiên người tham gia phải là chủ hộ, người đại

diện cho hộ gia đình, và trong đa số trường hợp là nam giới.

54



Theo điều tra khảo sát , thực tế số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất mang tên vợ và chồng đã cấp vẫn rất ít trong 200 người được hỏi thì số

lượng GCNQSDĐ mang tên vợ và tên chồng là 27 giấy chiếm 15,5% , trong

khi đó GCNQSDĐ mang tên vợ là 37 giấy chiếm 20,5% và nhiều nhất là số

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chồng là 136 giấy chiếm 64%.

Bảng 4: Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ

Số lượng GCNQSDĐ đã cấp

Vợ

Chồng

Cả vợ và chồng



Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%



37

20,5

136

64

27

15,5

Nguồn: Điều tra khảo sát



Từ số liệu trên ta thấy từ năm 2003, Luật pháp đã có quy định về việc

đăng ký tên hai người trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song dường

như việc triển khai những quy định này vẫn chưa vào thực tế cuộc sống. Tỷ lệ

gia đình có cả vợ và chồng cùng đứng tên thấp hơn nhiều so với mong muốn cả

hai vợ chồng cùng đứng tên của người dân. Trên thực tế việc thực thi cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên hiện đang còn đối mặt với nhiều khó

khăn (chi phí, thời gian, thủ tục). Thủ tục giấy tờ cho việc đổi sổ còn nhiều

phiền phức, nhất là việc xác minh nguồn gốc đất đai.

Thực ra tại địa bàn Mê Linh và Từ Sơn mặc dù việc thực hiện cấp

GCNQSDĐ thực hiện 100 % theo đúng pháp luật. Tuy nhiên các thủ tục hành

chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp GCNQSDĐ như các văn bản hướng

dẫn đều thiên về trình tự thủ tục hành chính và chế tài, chưa tìm thấy văn bản

hướng dẫn GCNQSDĐ hai tên có lợi cho người phụ nữ như thế nào và cần phải

thực thi tại các địa phương ra sao

Theo ý kiến của chị Nguyễn Thị N -34 tuổi- Nhân viên phòng Tài nguyên

Môi trường huyện Mê Linh: “ Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

đây diễn ra theo đúng quy định…Tuy nhiên có nhiều gia đình người phụ nữ

không muốn đứng tên trong giấy đã xin khước từ quyền lợi của mình theo quy

định. Số lượng GCNQSDĐ mang tên chồng vẫn còn rất cao… Chính điều này

55



đã dẫn đến tình trạng chị em không có được quyền lợi của mình nhất là trong

trường hợp ly hôn, tranh chấp…Vì vậy, chính quyền cần có biện pháp tích cực

hơn để người vợ hiểu về quyền và lợi ích của mình”

Nhận định ý kiến trên ta thấy người phụ nữ vẫn chưa thấy được lợi ích,

quyền bình đẳng của mình khi có tên trong sổ đỏ. Bởi họ nghĩ rằng nếu cuộc

sống vẫn diễn ra thuận lợi suôn sẻ thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang

1 tên hay 2 tên là không quan trọng. Thật tiếc cho họ vì chỉ khi những sự việc

gia đình không may xảy ra, người phụ nữ mới nhận thấy bị thiệt thòi vì mình

không có tên trong GCNQSDĐ.

Điều khác biệt tại Từ Sơn và Mê Linh là việc tập huấn cho phụ nữ về

quyền lợi phụ nữ trong việc đứng tên trong GCNQSDĐ. Tại Mê Linh trong

việc tập huấn tuyên truyền diễn ra thường xuyên, ngoài ra nếu không được dự

các lớp tập huấn thì địa phương sẽ phổ biến quy định của pháp luật cũng như

quyền lợi của người phụ nữ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 5: Tập huấn cho phụ nữ về cấp GCNQSDĐ

Số lượng



%



Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền



87



87.0



Phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng



13



13.0



Tổng



100

100.0

Nguồn: Điều tra khảo sát

Tuy nhiên đối với Từ Sơn - Bắc Ninh thì không có các lớp tập huấn cho



phụ nữ về việc đứng tên trong GCNQSDĐ và quyền lợi, lợi ích của việc đứng

tên trong GCNQSDĐ tuy nhiên trong các phương tiện truyền thông chính

quyền địa phương vẫn lồng ghép vấn đề này. Theo ông Nguyễn Văn H- Phòng

tài nguyên môi trường Từ Sơn: “Từ Sơn là một điểm nóng về đất đai, việc cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng và bồi thường rất phức

tạp và được quan tâm, vì lợi ích đó nên cả vợ và chồng đều tự tìm hiểu quyền

lợi cho mình…”.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng

ngoài những tồn tại và khó khăn tại Từ Sơn và Mê Linh đã nâng cao vai trò và

địa vị cũng như quyền lợi của người phụ nữ. Trước đây người phụ nữ chỉ quan

56



tâm đến việc lo toan chăm sóc cho gia đình còn các việc trọng đại trong nhà do

người chồng quyết định. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người phụ nữ tham gia vào

các hoạt đông đất đai như: chuyển nhượng, bảo lãnh thế chấp, góp vốn trong

quyền sử dụng đất đang dần dần tăng lên. Đặc biệt trong giao dịch về chuyển

nhượng Quyền Sử dụng đất trong 97 người trả lời thì 65 người trả lời là người

phụ nữ có tham gia các giao dịch về chuyển nhượng chiếm tỷ lệ 67%

Biểu 2: Giao dịch về chuyển nhượng QSDĐ người phụ nữ được tham gia

Có tham gia

Không tham gia



Nguồn: Điều tra khảo sát



2.3. Quyền sử dụng đất đã được cải thiện nhưng khoảng cách giới vẫn tồn tại

Đất vẫn là một trong những tài sản giá trị nhất của người dân Việt Nam

(Ravallion and Van de Walle 2008). Đất chỉ được cấp cho các cá nhân sau thời

kỳ xóa bỏ hợp tác xã gắn liền với quá trình Đổi Mới. Luật Đất đai năm 1993

bắt đầu cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dài hạn, trước đây thuộc

quyền quản lý của các hợp tác xã, các hộ gia đình, chuyển đổi đất thành một tài

sản gần như cá nhân có thể sinh lời. Tuy nhiên khoảng 10-12% giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất được cấp cho phụ nữ trong vòng mười năm đầu tiên sau cải

cách vì chỉ có chỗ trống để điền tên một người vào giấy chứng nhận và thường thì

giấy chứng nhận được cấp cho chủ hộ, và người này thường là nam giới.

Những phê phán về các hậu quả liên quan đến liên quan đến giới đã dẫn

tới việc đổi mới trong Luật Đất đai 2003 trong đó cho phép ghi tên cả vợ và

chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường

đã ban hành hướng dẫn trong đó chỉ rõ rằng phải thay thế các giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất được cấp trước năm 2004 bằng giấy chứng nhận mới ghi rõ

57



tên của cả vợ và chồng. Kết quả là đã có sự gia tăng từ số lượng các giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất do phụ nữ đứng tên và đồng sở hữu với đất nông

nghiệp và đất thổ cư ở tất cả các vùng và các hộ gia đình từ năm 2004. So với

năm 2004 tỷ lệ GCNQSDĐ chỉ đứng tên nam giới đã giảm từ 66% xuống còn

62%, trong đó tỷ lệ GCNQSDĐ do phụ nữ đứng tên đã tăng từ 19% lên 20% và

phụ nữ đồng sở hữu tăng từ 15% lên 18%. [21]

Trong những năm vừa qua việc thực hiện cấp GCNQSDĐ mang tên vợ

và tên chồng tại Từ Sơn và Mê Linh đang ngày được quan tâm và tác động

mạnh mẽ đến quyền lợi người phụ nữ.

Bảng 6: Tình trạng bất bình đẳng giới trong sử dụng đất tại địa phương

Số lượng

Không còn bất bình đẳng



%

86



43.0



Còn Bất bình đẳng



114



57.0



Tổng



200



100.0



Nguồn Điều tra khảo sát

Trong 200 người được hỏi thì số lượng người cho rằng hiện tại tình

trạng sử dụng đất tai địa phương không còn tình trạng bất bình đẳng giới là 86

người chiếm tỷ lệ 43% còn số người cho rằng tình trạng bất bình đẳng giới vẫn

diễn ra là 114 người chiếm 57%. Đây là con số cho thấy tình trạng bình đẳng

giới đang được quan tâm và ngày càng được thu hẹp giữa khoảng cách 2 giới

trong việc sử dụng đất. Tuy nhiên nếu không tích cực triển khai các hoạt động

để tuyên truyền về Bình Đẳng Giới và bản thân người dân không tự tìm hiểu

quyền lợi của mình thì khoảng cách này sẽ bị nới rộng hơn và việc thu hẹp

khoảng cách sẽ rất khó khăn

Biểu hiện của bất bình đẳng giới được thể hiện ở quyền lợi trong các thủ

tục liên quan đến quyền sử dụng đất của người phụ nữ. Trong 114 người cho

rằng tại địa phương vẫn còn tồn tại bình đẳng giới thì có 55 người cho rằng

người phụ nữ không được tham gia các giao dịch về QSDĐ chiếm 48,2%, 48

người phụ nữ không được thừa kế chiếm 42,1%, số người phụ nữ không được

chia QSDĐ là 6 người chiếm 5,3% và người phụ nữ không được pháp luật bảo

vệ khi có tranh chấp là 5 người chiếm 4,4%. Điều đó chứng tỏ mặc dù đã quy

58



định theo pháp luật nhưng thực tế người phụ nữ vẫn không được tạo điều kiện

tham gia các hoạt động giao dịch về đất. Điều này được lý giải bởi các giao

dịch về đất đai: bán đất, đấu giá đất…theo quan niệm là những công việc đòi

hỏi người tham gia phải có trình đô, có hiểu biết và có sự quyết đoán và điều

này sẽ phù hợp với nam giới hơn nữ giới.

Bảng 7: Biểu hiện của bất bình đẳng giới

Số lượng

Người phụ nữ không được tham gia các giao dịch về QSDĐ



Người phụ nữ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp



48.2

42.1



6



Người phụ nữ không được chia QSDĐ khi ly hôn



55

48



Người phụ nữ không được thừa kế QSDĐ



Tổng



%



5.3



5



4.4



114 100.0

Nguồn Điều tra khảo sát

Việc thừa kế tài sản là một vấn đề nhức nhối không chỉ ở địa bàn Từ



Sơn- Bắc Ninh và Mê linh -Vĩnh Phúc mà còn diễn ra trên toàn quốc.

Tập tục truyền thống không thừa nhận quyền thừa kế tài sản của con gái và

hiện tại, tập tục này vẫn còn tác động đến tâm lý, thói quen và cách suy nghĩ, hành

xử của một bộ phận nhân dân. Nhiều gia đình ở nông thôn thường không quan tâm

đến hàng thừa kế là con gái, tài sản, đất đai của gia tộc chỉ chia cho con trai, đặc

biệt dành phần ưu tiên cho con trai trưởng để lo phần hương hoả.

Con gái khi đi lấy chồng không được bố mẹ đẻ cho sử dụng đất nông

nghiệp và cũng không được gia đình nhà chồng cho đất mới. Điều đặc biệt là,

do ảnh hưởng của tập tục cũ, mặc dù biết điều đó là bất công, không phù hợp

với pháp luật, nhưng rất ít phụ nữ dám đứng lên đòi hỏi quyền bình đẳng của

mình. Vì thế, các tài sản lớn trong gia đình như đất đai, nhà cửa, xe máy, đất

nông nghiệp đều đứng tên người chồng và người chồng là chủ hộ. Hơn nữa đa

số trường hợp nhà ở và đất ở là tài sản kế thừa do cha mẹ chia cho con trai khi

họ lập gia đình.



59



Việt Nam là một nước nông nghiệp, tâm lý trọng nam khinh nữ đã là một

định kiến hạn chế việc nhận thức đầy đủ và khách quan về năng lực và vai trò

của người phụ nữ. Quan điểm Nho giáo cho rằng "nữ nhân nan hóa" có nghía

phụ nữ là đối tượng khó dạy, tâm tính hèn mọn, tri thức nông cạn...rồi chuẩn

mực "công- dung- ngôn- hạnh" đòi hỏi người phụ nữ phải đảm đương mọi công

việc trong gia đình và hy sinh cho chồng con một cách vô điều kiện. Tâm lý ấy

còn ảnh hưởng khá phổ biến trong xã hội với những biểu hiện phức tạp. Cụ thể

như: một số nơi người phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc

gia đình nhưng lại bị lệ thuộc chồng về quan hệ kinh tế, quan hệ thân tộc, phụ

thuộc cả trong quyết đinh việc sinh con đẻ cái...; ở một số cơ quan, cán bộ lãnh

đạo chưa đánh giá đúng năng lực của phụ nữ, do đó đã không tạo điều kiện

thuận lợi, không bố trí sắp xếp chị em vào những vị trí xứng đáng để họ có điều

kiện phấn đấu, cống hiến...

3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm truyền thống về đứng tên

trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người hình thành

trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận,

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính bắt buộc, cố

định như nghi lễ, nghi thức nhưng cũng không tuỳ tiện theo hoạt động sống

thường ngày của cá nhân. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững

và tương đối thống nhất.

3.1. Tác động của quan niệm trọng nam, khinh nữ đến vấn đề thực hiện

bình đẳng giới

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không chỉ đem lại hệ quả xấu đối với

nam giới trong đối xử với nữ giới mà còn ảnh hưởng lớn đến giới nữ, đến

người phụ nữ trong nhận thức đúng về vị trí, vai trò, khả năng của mình so với

nam giới, đối với gia đình và xã hội.

Do được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng

giới nhất là về các quyền lợi, phụ nữ đã nhận thức đúng và hiểu biết pháp luật,

hiểu biết các quyền của mình nên đã góp phần bảo vệ, hạn chế các trường hợp

bị vi phạm. Chính vì vậy, vai trò của phụ nữ không ngừng được phát huy và đã

60



có nhiều đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước. Hiện phụ nữ

chiếm khoảng 49% lực lượng lao động của xã hội, tham gia vào hầu hết các

lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ nữ tham gia các loại hình: Nhà nước:

46,53%; cá thể hộ gia đình: 49,48%; tư nhân: 36,61%; doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài: 53,45%. Về học vấn, dù phải dành nhiều thời gian để chăm

sóc gia đình hơn nam giới, nhưng phụ nữ đạt trình độ đại học và cao học là

37%; tiến sĩ chiếm 19,9%, phó giáo sư là 6,7%. [2]

Tính cam chịu, sự tự ti ở phụ nữ chính là “chướng ngại vật” rất lớn trong

việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở họ. Đây cũng là một trong những vấn

đề bất cập mà công tác tuyên truyền về bình đẳng giới chưa làm tốt được. Điều

này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người làm công tác tuyên truyền, nhất là

đối với Hội Phụ nữ, người làm công tác hoà giải ở cơ sở, cán bộ làm công tác trợ

giúp pháp lý cho phụ nữ. Bên cạnh đó còn do việc xử lý vi phạm quyền bình đẳng

giới theo quy định của pháp luật còn bị xem nhẹ, xử chưa đúng người, đúng tội

hay dư luận xã hội về cảnh vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”… cũng

khó chuyển dịch “chướng ngại vật” nói trên trong thời gian ngắn. Vấn đề tuyên

truyền về bình đẳng giới cho phụ nữ còn có những “lỗ hổng” khá lớn, tính hiệu

quả chưa cao, thiếu những biện pháp đồng bộ…, nhất là đối với phụ nữ ở nông

thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, đối với phụ nữ nghèo…

Những yếu tố hình thành nên tư tưởng trọng nam, xem thường nữ mặc

dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất nước giành được độc lập, nhưng

những dư âm, tàn tích tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới.

Thứ nhất, trong việc tham gia quản lý, hoạt động xã hội.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ, các cơ quan công

quyền và tổ chức chính trị, xã hội còn khiêm tốn.

Phụ nữ đồng bằng sông Hồng chủ yếu mới chỉ tích cực tham gia vào các

tổ chức chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp đến bản thân và trách nhiệm của

các chị trong gia đình như: Hội Nông dân: 50%; Hội Phụ nữ: 80,71%; câu lạc

bộ gia đình hạnh phúc không sinh con thứ 3: 57,14%; tập huấn chăn nuôi

56,42%. Họ ít có cơ hội, điều kiện hơn nam giới để tham gia các hoạt động của



61



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

×