1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

- Những khó khăn về thực tiễn trong việc cấp GCNQSDĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )


Thứ tư, đối với các cơ sở tôn giáo, việc cấp giấy đạt thấp ngoài những

nguyên nhân trên, còn do người đại diện cho các cơ sở tôn giáo thay đổi liên

tục, theo nhiệm kỳ, nên các cơ sở này chưa chủ động thực hiện rà soát, kê khai

đăng ký sử dụng đất tích cực. Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở tôn giáo chỉ thực

hiện kê khai khi có nhu cầu về việc xây dựng mới, sửa chữa công trình .

Thứ năm, đối với khu vực đất quốc phòng đạt tỷ lệ cấp giấy thấp do

chịu một số nguyên nhân chung được nêu ở phần trên, nhưng chủ yếu là do số

hộ dân chiếm dụng đất quốc phòng hiện khá lớn, diễn ra trong thời gian dài, rất

phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng các khu tái định cư để di dời người dân tại các

khu vực đó.

2. 4. Tổng quan nghiên cứu

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang là chủ đề ngày được quan

tâm. Tuy nhiên số lượng các công trình nghiên cứu sự lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới trong việc cấp GCNQSDĐ là rất hạn chế. Tuy nhiên, nghiên cứu về

cấp GCNQSDĐ và bình đẳng giới trong gia đình cho đến nay đã có các công

trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này.

- Nguyễn Thanh Thụy, “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức

cuộc sống gia đình ở Bình Định - Thực trạng và giải pháp”- Hội Liên hiệp Phụ

nữ Bình Định, 2003.

Theo Thạc sĩ Thụy, có ba đặc điểm: Thứ nhất, gia đình hai thế hệ chiếm số đông

hơn gia đình ba thế hệ. Thứ hai, vị trí người phụ nữ trong gia đình được tôn trọng, nhất là

trong các tài sản được pháp lý thừa nhận. Thứ ba, quan niệm gia đình luôn nhấn mạnh tới

yếu tố đoàn kết, nhất trí kiểu “thuận vợ, thuận chồng”. Các đặc điểm này hoàn toàn khác với

gia đình kiểu phong kiến: có nhiều thế hệ sống chung một nhà, coi trọng quan hệ đằng nội,

giữa cha và con trai, khép phụ nữ vào khuôn khổ, tuân theo đạo “tam tòng”. Với những đặc

điểm trên, có thể nói quan hệ trong gia đình ngày nay đang từng bước thoát ra khỏi những

ràng buộc của tư tưởng và hủ tục phong kiến đối với gia đình và người phụ nữ. Nguyên

nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình theo nghiên

cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến

đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong

một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu

34



như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình. Chính họ

đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti luôn nghĩ mình là người hỗ

trợ cho vai trò trụ cột của chồng. Đối với những gia đình nông thôn, sự chuyển

dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam) đã

làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả

lao động sản xuất lẫn việc nội trợ . Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng

trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ

chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại

người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng.

- Trần Thị Mừng, “ Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”Đại học Nông nghiệp Hà nội, 2008.

Với đề tài nghiên cứu này tác giả đề cập tới công tác ĐKĐĐ, cấp giấy

chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ngày càng phức tạp và quan trọng, vì vậy việc

phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các

quan hệ đất đai thay đổi với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra địa bàn điều tra việc

chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

ngày càng tăng, làm cho công tác quản lý đất đai rất khó khăn. Tuy nhiên ở đây

tác giả chưa làm nổi bật lên yếu tố giới trong việc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất mang tên vợ và tên chồng.

Ngoài ra cũng có một số đề tài, công trình khác đã nghiên cứu về Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và bình đẳng giới:

- Trần Kiên Cường, Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội- Luận văn tốt nghiệp cử nhân - Đại học kinh tế Quốc Dân, 2008

Mục đích của đề tài: tác giả muốn làm rõ những vấn đề lý luận về cấp

GCNQSDĐ, đánh giá thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại Cầu giấy và đề

xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ cấp GCNQSDĐ

- Nguyễn Thị Báo, Tác động của phong tục, tập quán đối với việc thực

hiện bình đẳng giới - từ góc nhìn đồng bằng Bắc Bộ- Viện Nghiên cứu

Quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

35



Bài viết đã đề cập đến vấn đề định kiến giới trọng nam khinh nữ và tác

động của quan niệm này đến vấn đề bình đẳng giới hiện nay, Ngoài ra tác giả

cũng phân tích.giải thích tâm lý phải có con trai lại nặng nề và tồn tại dai dẳng

ở hai khía cạnh về mặt kinh tế và xã hội.

Nhìn chung các công trình, bài viết đều đã đề cập đến vấn đề cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số bài viết và ấn phẩm đã nêu lên các tác

động dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội

nói chung. Tuy nhiên các công trình, đề tài, bài viết chỉ dừng lại ở góc độ, khía

cạnh nhất định mà chưa đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới trong quản lý đất

đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các tác động, hiệu quả

của nó đến sự thay đổi trong kinh tế xã hội. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này

hy vọng sẽ là đóng góp nhỏ cho việc đánh giá thực trạng việc việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và tên chồng theo quy định của pháp

luật Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị giải pháp hoàn thiện và thu hẹp khoảng

cách bất bình đẳng giới trong lĩnh vực đất đai.

2.5. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

* Địa Bàn Từ Sơn

- Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Từ Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13

km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc.

Diện tích tự nhiên 6133,23ha với 127.412 người có giáp ranh với các địa

phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong.

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - TP.Hà Nội.

- Phía Đông: giáp huyện Tiên Du

- Phía Tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - TP.Hà Nội.

Huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có 11 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị

trấn (thị trấn Từ Sơn) và 10 xã (Châu Khê, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng

Quang, Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tân Hồng, Tương Giang).

Diện tích tự nhiên của huyện 6133,23 ha chiếm 7,45% diện tích tự nhiên của tỉnh.



36



- Có Quốc lộ 1A, 1B và đường sắt nối liền với TP.Bắc Ninh và thủ đô

Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp tỉnh lộ 287 nối liền QL1A

với QL38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài

- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến đường

huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho huyện có

thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

Từ Sơn là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi

tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng

cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hoá lâu đời với nhiều di tích

lịch sử văn hoá: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Đềm Đầm, Chùa Tiêu, Chùa Ứng

Tâm... Từ Sơn còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề sơn mài

Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương

Giang…

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao

lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp,

thương mại và dịch vụ, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất

hàng hoá.

- Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới

hạn về mặt không gian. Thực chất của việc quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử

dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng

như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án Quy hoạch sử dụng đất tốt

nhất và hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng và chất

lượng.

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ

sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của huyện cho thấy đất đai huyện Từ Sơn bao

gồm 8 loại đất chính Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb) có

diện tích 20 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, Đất phù sa không

được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph) diện tích 851,5 ha chiếm 13,87% tổng

37



diện tích đất tự nhiên, Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg) Diện

tích 2.238,58 ha chiếm 36,46% tổng diện tích đất tự nhiên, Đất phù sa có tầng

loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf) Diện tích 703,2 ha chiếm 11,45%

tổng diện tích đất tự nhiên, Đất phù sa úng nước (Pj) Diện tích 306,5 ha chiếm

4,98% tổng diện tích đất tự nhiên, Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) Diện

tích tự nhiên 49 ha chiếm 0,80% tổng diện tích đất tự nhiên, Đất xám bạc màu

gley (Bg) Diện tích 25 ha, chiếm 0,41% tổng diện tích đất tự nhiên, Đất vàng

nhạt trên đá cát (Fp) Diện tích 4,3 ha chiếm 0,07% tổng diện tích đất tự nhiên

* Đánh giá chung về tài nguyên đất:

+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến

thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâm

canh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm,

thoát nước tốt).

+ Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá

đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc

tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S …

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Từ những nghiên cứu chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn có những thuận

lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

+ Nằm cách trung tâm thành phố 13 km về phía Tây Nam và cách không

xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và

Quảng Ninh, có giao thông khá thuận lợi để giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếp thu

văn hóa, khoa học công nghệ.

+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho Từ Sơn giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị

trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho công cuộc

phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Là một trong những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm

của tỉnh, với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ giúp Từ Sơn

38



có thể đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nguồn nông sản dồi dào

phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.



- Thực trạng và xu thế phát triển đô thị

Tính đến năm 2006 huyện Từ Sơn có một thị trấn và 10 xã. Thị trấn Từ

Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện với diện tích 29,44 ha.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tốc

độ đô thị hoá ở khu vực này diễn ra khá nhanh, thị trấn ngày càng phát triển cả

về quy mô và chiều sâu đồng thời các hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại dịch vụ

góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện.

Ngoài khu vực thị trấn ra còn có các khu công nghiệp tập trung là Tiên

Sơn (xã Tương Giang) và Tân Hồng - Hoàn Sơn. Trong tương lai việc phát

triển đô thị của huyện tập trung chính ở các khu vực này. Đô thị được phát triển

cũng chính là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện,

giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghịêp và dịch vụ.

Kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua đã làm nổi bật những thế mạnh,

những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế của huyện. Nếu so sánh với

bình quân của tỉnh và các huyện khác thì chỉ tiêu xuất phát của Từ Sơn như sau:

- Từ Sơn là một huyện đông dân của tỉnh Bắc Ninh, lực lượng lao động

dồi dào, có điều kiện và khả năng để phát triển một nền kinh tế toàn diện: nông

nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

- Những năm qua nền kinh tế của huyện Từ Sơn phát triển khá nhanh, tốc

độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2006 tăng 21,05%. Cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ.

- Nguồn lao động dồi dào và còn tăng lên nhanh, điều đó vừa là lợi thế

cho sự phát triển nhưng cũng là một áp lực về đời sống và việc làm. Để nâng

cao mức sống dân cư thì vấn đề cần thiết và cấp bách đặt ra là giải quyết việc

làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, tạo nguồn thu nhập cho người

lao động góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.

39



- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn nhiều vấn đề phải được giải

quyết, đặc biệt là giao thông vận tải, các công trình công cộng, văn hoá, thể dục

thể thao, các khu vui chơi giải trí, các cụm thương mại....



* Địa bàn Huyện Mê Linh

Huyện Mê Linh được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện

Kim Anh và Yên Lãng; 1 năm sau, ngày 29/12/1978 Mê Linh được sát nhập về

Hà Nội.

Đến ngày 17/2/1979 sát nhập các xã của huyện Sóc Sơn về huyện Mê

Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị

trấn là Kim Anh và Phúc Yên.

Đến Tháng 7/1991 Mê Linh tách khỏi Hà Nội trở về tỉnh Vĩnh Phúc; Thị

xã Phúc Yên tách khỏi huyện Mê Linh năm 2004; thị trấn Xuân Hòa thành 1

phường của thị xã Phúc Yên; lúc này Mê Linh chỉ còn lại 17 xã và 1 thị trấn

gồm : Kim Hoa; Thanh Lâm; Đại Thịnh; Tiến Thịnh;Tiến Thắng; Vạn Yên;

Tam Đồng; Mê Linh; Văn Khê; Tráng Việt; Hoàng Kim; Thạch Đà; Chu Phan;

Liên Mạc; Tiền Phong; Tự Lập; Quang Minh và Thị Trấn Chi Đông.

Huyện Mê Linh - Phúc Yên là một huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ

phía bắc của thành phố Hà Nội. Có diện tích 141,64 km2 và dân số là 187.225

người, gồm 17 xã và một thị trấn.

Huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên nơi địa linh nhân kiệt, giàu truyền

thống cách mạng. Dưới thời Hai Bà Trưng huyện Mê Linh là kinh đô của người

Việt cổ, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ huyện Mê Linh và

thị xã Phúc Yên đã giành được nhiều chiến công hiểm hách, có nhiều xã được

công nhận là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và ngày nay là một trong

những huyện đi đầu trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, là một

huyện có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, có đời sống kinh tế phát

triển và tình hình chính trị - xã hội ổn định.



40



Vị trí: Tây Bắc thành phố Hà Nội Diện tích: 141,26 [1] km² Số xã, thị

trấn: 2 thị trấn và 16 xã Dân số Số dân: 187.536 (2008) Mật độ: 1.288

người/km²

Lịch sử Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên

cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, ngoài ra còn có 4 xã Văn

Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa

và Quang Minh của huyện Kim Anh.

Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, Mê Linh được sáp nhập vào

Hà Nội. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm,

Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn

vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành

22 xã và 2 thị trấn

Đến tháng 7 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh

Phú (nay là Vĩnh Phúc). Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện

Mê Linh năm 2004, thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc

Yên, thì huyện Mê Linh còn lại 17 xã. Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung

ương của Việt Nam tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày

22 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Vĩnh Phúc đã nhất trí chủ trương

trên. Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi Vĩnh Phúc và

sáp nhập vào Thành phố Hà Nội.

Hành chính Mê Linh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 16

xã: Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Vạn Yên, Tam

Đồng, Mê Linh, Văn Khê, Tráng Việt, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Liên

Mạc, Tiền Phong, Tự Lập và thị trấn Quang Minh, thị trấn Chi Đông. Liên kết

ngoài Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Mê Linh Truyền

thống văn hóa Các đơn vị hành chính trực thuộc thủ đô Hà Nội - Việt Nam.

Địa giới

Phía tây là rải đất Ven sông Hồng tiếp giáp Với các huyện Ứng Hòa, Thị

xã Sơn tây. Phía Bắc là xã Vạn Yên và Xã Trung Kiên (Huyện Yên Lạc), Phía

Đông là xã Liên Mạc, Phía Nam là xã Chu Phan (còn gọi là Châu Phan)

41



Hạ tầng

Có hạ tầng kỹ thuật vào loại khá: 100% các tuyến hẻm, đường liên thôn,

liên xã được bê tông hóa. Đường giao thông nội đồng đang được đầu tư xây

dựng. 100% Hộ dân được sử dụng điện lưới. Vấn quy hoạch phát triển chưa

được quan tâm đúng mức, còn mang tính manh mún thiếu đầu tư. Các công

trình xây dựng phần lớn dựa vào kinh phí bán đấu giá đất canh tác nông nghiệp

thành đất nhà ở một cách tự phát (không có quy hoạch, được UBND huyện làm

ngơ cho phép. Các vụ tham nhũng liên quan đến đất gần đây là nguyên nhân

khởi tố hàng loạt cán bộ xã (chủ tịch, địa chính), gây mất lòng tin trong nhân

dân với chính quyền địa phương.

Nhận định chung về địa bàn của Từ Sơn- Bắc Ninh và Mê Linh- Vĩnh

Phúc, ta có thể thấy đây là hai địa bàn có địa hình có đất đai rộng lớn phong

phú. Ngoài ra điểm chung của hai địa bàn này là giá trị đất ở đây cao nên được

coi là điểm nóng về đất đai trên toàn quốc. Hiện nay, ở Từ Sơn và Mê Linh có

rất nhiều biến chuyển về kinh tế và xã hội có rất nhiều dự án về phát triển kinh

tế đang diễn ra ở đây nên vấn đề về đất đai rất được quan tâm và coi trọng. Đặc

biệt là việc cấp GCNQSDĐ vì nếu giải quyết và thực thi tốt việc cấp

GCNQSDĐ thì việc giải quyết tranh chấp, thừa kế tài sản đất đai sẽ thuận tiện hơn.



42



CHƯƠNG 2- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MANG TÊN VỢ VÀ TÊN CHỒNG

1. Tình hình thi hành các quy định pháp luật trong việc đánh giá hiệu quả cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng

1.1. Khái quát tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

quyền sở hữu đất từ khi có luật đất đai năm 1988 đến nay

Đất đai là vấn đề nóng “nóng” ở Việt Nam nó cũng là nguyên nhân của

nhiều cuộc khiếu kiện kéo dài và phức tạp, chính vì vậy việc nhà nước cấp

GCNQSDĐ là biện pháp đầu tiên và quan trọng để quản lý đất đai và tôn trọng

quyền làm chủ hợp pháp của các cá nhân sử dụng đất.

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) là chứng thư pháp lý, do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho “người sử dụng đất” nhằm mục đích bảo

đảm quyền của người sử dụng đất hợp pháp và quản lý chặt chẽ quỹ đất”

(Quyết định số 201/QĐ- ĐKTKK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý

Ruộng đất). Như vậy việc Nhà nước cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp

là nhằm xác lập quyền và quy định nghĩa vụ của người được Nhà nước giao đất

hoặc cho thuê đất, đồng thời thông qua cấp GCN, Nhà nước đạt được mục tiêu

quản lý nguồn tài nguyên đất của quốc gia. Thực hiện Điều 18 Luật Đất đai

năm 1988, Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành Quyết định số: 201/QĐĐKTKK ngày 14/07/1989 về việc Ban hành quy định cấp GCN quyền sử dụng

đất (giấy có màu đỏ nên được gọi là sổ đỏ); Thông tư số: 302/TT-ĐKTK ngày

28/10/1989 Hướng dẫn thi hành Quyết định về cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Tuy nhiên việc triển khai cấp GCN giai đoạn này được rất ít, phần

lớn các địa phương dừng lại ở bước làm điểm và chỉ mới cấp cho hộ gia đình

xã viên sử dụng đất nông nghiệp. Khó khăn chủ yếu trong triển khai ở giai

đoạn này gồm rất nhiều vấn đề như: thiếu kinh phí; lực lượng mỏng chuyên

môn nghiệp vụ yếu; hệ thống hồ sơ địa chính vừa thiếu vừa có độ chính xác

thấp; tình hình sử dụng ruộng đất sau khoán hộ chưa ổn định. Sau Luật Đất đai

năm 1993, nội dung giao đất và cấp GCN đã được quan tâm chỉ đạo triển khai,

cũng trong giai đoạn này đã phát sinh 2 loại giấy chứng nhận - Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất theo mẫu do Tổng cục Địa chính ban hành (giấy có

43



màu đỏ - sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp

và đất ở nông thôn theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính

phủ Ban hành Bản quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân

sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở (giấy có màu hồng) do Bộ Xây

dựng phát hành để thực hiện Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính

phủ về Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số

61/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Mặc

dù có sự chỉ đạo khá quyết liệt của Chính phủ và quyết tâm rất cao của các địa

phương, phấn đấu cấp xong cơ bản GCN ban đầu vào năm 1999, nhưng tiến độ

cấp GCN vẫn rất chậm do các nguyên nhân: Kinh phí thiếu, lực lượng mỏng,

lúng túng trong chỉ đạo của các địa phương do cùng một lúc có hai ngành cùng

tham gia trình cấp GCN quyền sử dụng đất (ngành Xây dựng tham mưu trình

cấp GCN khu vực đất đô thị, ngành Đất đai - Địa chính tham mưu cấp GCN

khu vực đất nông nghiệp nông thôn); Do cấp GCN là một công việc khó khăn

phức tạp đòi hỏi hệ thống hồ sơ liên quan tới chủ thể sử dụng đất và sở hữu tài

sản trên đất phải được cập nhật thường xuyên, trong khi đó đất đai ở nước ta có

một thời gian dài bị buông lỏng quản lý. Tình trạng vi phạm pháp luật trong

quản lý sử dụng đất là phổ biến, có nhiều vụ việc vi phạm kéo dài hàng chục

năm chưa được xử lý dứt điểm. Chính sách về đất đai liên tục thay đổi theo

từng giai đoạn do nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế đất nước. Để có cơ

sở cấp GCN, cả 2 ngành đều trình kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính cơ sở,

do đó thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất, đặc biệt ngành Xây dựng không thể

đơn phương tiến hành thụ lý cấp GCN do thiếu hệ thống hồ sơ địa chính được

lưu trữ cập nhật thường xuyên. Chỉ đến khi ở các địa phương tiến hành sáp

nhập sở Địa chính và sở Nhà đất (vào đầu những năm 1998-1999) tình trạng

chồng chéo trong cấp GCN mới tạm thời được xử lý, tốc độ cấp GCN mới

được đẩy nhanh đáng kể. Bên cạnh việc cấp “sổ đỏ, giấy hồng” của hai ngành

Đất đai và Xây dựng, cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính ban hành Quyết

định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và Thông tư số 122/1999/TT-BTC

ngày 13/10/1999 về kê khai, đăng ký sử dụng trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà

44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

×