Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Các tổ chức chính trị- xã hội với chức năng, nhiệm vụ riêng do Đảng và
Nhà nước giao cho không ngừng tìm cách đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Mỗi cấp, mỗi cơ quan đều đã có
những nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt trong thời kỳ CNH- HĐH. Tuy nhiên
các nghiên cứu đó hầu như chỉ dừng lại ở dạng bài viết, bài tham luận, bài báo
hay một số đề tài có đề cập đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
Hội. Có thể nói từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này một
cách có hệ thống, đầy đủ, chi tiết. Sau đây, là một số kết quả nghiên cứu, khảo
sát từ cấp trung ương đến cấp quận:
2.1.1.Cấp Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Từ năm 1999 đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức 2 cuộc khảo sát
lớn trên địa bàn 07 tỉnh, thành phố để tiến hành khảo sát thực trạng hội phụ nữ
từ tổ trở lên nhằm đánh giá cụ thể, chính xác về tổ chức bộ máy cán bộ, các loại
hình tập hợp thu hút hội viên, từ đó có các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động công tác Hội phụ nữ, xây dựng củng cố cơ sở Hội vững
mạnh. Tuy nhiên các cuộc khảo sát trên chỉ dừng lại ở việc các cấp Hội tìm hiểu
số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia sinh hoạt và chưa tham gia sinh hoạt Hội,
các gia đình có hội viên và chưa có hội viên, số hội viên thường xuyên tham gia
sinh hoạt, các loại hình thu hút sự tham gia có hiệu quả, vấn đề hội phí và quỹ
hội… chứ chưa tìm hiểu về thực trạng tham gia của phụ nữ vào các hoạt động
chủ yếu của Hội phụ nữ hiện nay.
Ngoài ra, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu đề tài
“Thực trạng nội dung, phương thức hoạt động của hội LHPN Việt Nam và
đề xuất một số giải pháp nhiệm kỳ 2007- 2012”. Đề tài đã tập trung phân tích
nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam thông qua việc tổ
chức thực hiện phong trào thi đua và 6 chương trình công tác trọng tâm của Hội
nhiệm kỳ 2002- 2007. Đề tài được nghiên cứu tại 6 tỉnh đại diện vùng miền,
dân tộc, tôn giáo tới ban chấp hành Hội LHPN cấp tỉnh, huyện, xã. Song đề tài
chưa nghiên cứu rộng tới các đối tượng phụ nữ không phải là hội viên cụ thể là
nghiên cứu nhận thức, nhu cầu, đánh giá của họ về tổ chức Hội. Vì thế đề tài
mới chỉ dừng lại nghiên cứu dư luận từ phía cán bộ, hội viên Hội mà chưa tìm
hiểu nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của những người chưa tham gia Hội
cần gì ở Hội.
2.1.2. Cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội
Hội LHPN Hà Nội được chọn là một trong 07 tỉnh, thành là đơn vị chỉ
đạo điểm của Trung ương thực hiện 02 cuộc khảo sát trên về tình hình đội ngũ
cán bộ Hội, hội phí, quỹ Hội…
Năm 2004, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu đề tài “Giải pháp
nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở”. Đề tài đã tìm
hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ chủ chốt (chủ tịch và phó chủ tịch
xã/phường) nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ Hội để đưa ra các giải
pháp khắc phục. Song đề tài chưa đề cập đến việc nghiên cứu dư luận từ phía
phụ nữ không phải là hội viên, không tham gia sinh hoạt Hội về tổ chức Hội.
2.1.3. Cấp Hội LHPN quận Long Biên
Hội LHPN quận Long Biên đã tổ chức thực hiện đề tài khoa học “Một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội
phụ nữ quận Long Biên”. Với mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động
của các cấp Hội, phân tích nguyên nhân kết quả đạt được và những hạn chế từ
đó đưa ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghị. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của
đề tài khá rộng tập trung vào 14 phường trên địa bàn quận nhưng khách thể
nghiên cứu là hội viên Hội phụ nữ, đội ngũ cán bộ Hội, lãnh đạo Đảng, chính
quyền và các ban ngành mà chưa tập trung vào đối tượng phụ nữ chưa phải là
hội viên. Số phụ nữ chưa phải là hội viên hiện nay còn rất đông. Việc tìm hiểu
tại sao họ không tham gia và họ mong đợi sẽ được đáp ứng những nhu cầu,
quyền lợi gì từ tổ chức Hội là điều rất quan trọng mà phạm vi nghiên cứu đề tài
chưa đề cập đến.
Như vậy, có thể thấy rằng từ cấp Trung ương Hội đến cấp quận, nghiên
cứu của tôi không trùng với bất kỳ nghiên cứu nào có trước. Điểm mới trong
nghiên cứu của tôi đó là: nghiên cứu thực trạng tham gia của phụ nữ đô thị vào
sinh hoạt Hội với khách thể nghiên cứu không chỉ dừng lại là hội viên, cán bộ
Hội phụ nữ mà cả nhận thức, thái độ và hành vi của những phụ nữ không phải
là hội viên đối với tổ chức Hội bằng phương pháp nghiên cứu của chuyên
ngành xã hội, đặc biệt tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu SPSS với độ chính
xác cao giúp người nghiên cứu tìm ra được những mối quan hệ của các biến số
trong nghiên cứu.
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Khái lược về địa bàn quận Long Biên hiện nay
Là một quận mới được thành lập ngày 6/11/2003 và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 1/1/2004, theo đó, quận Long Biên được hình thành trên cơ
sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số các xã: Thượng Thanh, Giang Biên,
Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự
Khối và các thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng. Quận Long Biên có
6.038,24 ha diện tích tự nhiên và 170.706 nhân khẩu. Theo quy hoạch chung
của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
quận Long Biên là khu vực phát triển đô thị tại cửa ngõ phía đông thành phố Hà
Nội. Cơ cấu chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, có nhiều đầu mối giao
thông quan trọng liên hệ với các tỉnh phía bắc và phía đông nằm trong một cực
quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Bản đồ quận Long Biên
Do định hướng đúng trong công tác lãnh đạo, năm 2004 trá trị sản xuất
công nghiệp tăng 17%, 9 tháng năm 2005 tăng 18,2% so với cùng kỳ năm
trước. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng. Tổng
mức lưu truyền hàng hóa năm 2004 5 tăng 17,5%; 9 tháng năm 2005 tăng 20%.
Thu ngân sách năm 2004 đạt 259,404 tỷ đồng. Tổng thu 9 tháng năm 2005 đạt
340,601 tỷ đồng, tăng 254% so với cùng kỳ. Đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy
mạnh, ưu tiên cho giáo dục, y tế, giao thông và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Văn hóa
xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Các hoạt động chính sách, nhân đạo từ
thiện được đẩy mạnh. An ninh quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã
hội, giao thông đô thị có nhiều chuyển biến không xảy ra những vụ việc phức
tạp.Tuy nhiên Đảng bộ quận Long Biên cũng đã nhìn thẳng vào những mặt còn
hạn chế, khuyết điểm như chưa khai thác tốt tiềm năng lợi thế tạo chuyển biến
nhanh trong phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đạt
kết quả chưa cao. Công tác quản lý đô thị, cá biệt có những địa bàn còn có vi
phạm. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Một số vấn
đề xã hội bức xúc như giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề còn gặp khó
khăn. Công tác vệ sinh môi trường ở một số phường vẫn chưa được cải thiện.
Tệ nạn xã hội, buôn bán và sử dụng ma túy, mại dâm, cờ bạc còn diễn biến
phức tạp. Vai trò lãng đạo của một số cấp ủy còn hạn chế, thậm chí là mờ nhạt.
Một bộ phận cán bộ quận và phường còn hạn chế về năng lực, trình độ, tinh
thần trách nhiệm chưa cao nên hiệu quả điều hành chưa tốt, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ chính trị còn lúng túng. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng
đôi khi còn mang tính hình thức. (Báo cáo Đại hội Đảng bộ quận Long Biên nhiệm
kỳ 2005- 2010)
Bối cảnh kinh tế xã hội và các chính sách phát triển của quận Long Biên
trong thời gian tới có tác động rất sâu sắc đến đời sống của người dân.
Chương trình phát triển kinh tế của quận trong thời gian tới tập trung vào định
hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Khu vực phát triển đô thị quận Long Biên dự kiến chia thành 3 khu vực chính.
Khu vực quy hoạch A nằm ở bắc sân bay Gia Lâm và đường sắt Hà Nội- Lạng
Sơn. Khu vực vày sẽ bố trí trung tâm công cộng thành phố ở phường Ngọc
Thụy, 3 công viên cây xanh thành phố. Khu vực B nằm ở phía đông bắc quốc lộ
5 sẽ bố trí một trung tâm công cộng thành phố trên trục đường 5, 3 công viên
cây xanh và chia làm 3 đơn vị ở đó. Khu vực C nằm ở phía nam sân bay Gia
Lâm và quốc lộ 5 bố trí một trung tâm công cộng thành phố với 2 công viên cây
xanh.
Như vậy trong một tương lai không xa, quận Long Biên sẽ là quận rất
phát triển và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất cũng như
đời sống tinh thần của người dân trong vùng cũng như những nhu cầu, đòi hỏi
của phụ nữ đối với các nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Hội
phụ
nữ.
Khái lược về địa bàn phường Thượng Thanh
Là địa bàn giáp ranh với 3 thị trấn Yên Viên- huyện Gia Lâm, thị trấn
Đức Giang, thị trấn Việt Hưng, phường Giang Biên quận Long Biên và xã
Đông Khê huyện Đông Anh. Phường Thượng Thanh có diện tích đất ở 484,4ha
với tổng số dân trên 18.000 nhân khẩu bao gồm trên 4000 hộ, trong đó trên
1000 hộ làm nghề nông nghiệp và trên 3000 hộ làm các nghề khác như công
nhân viên lao động, kinh doanh, hỗn hợp…
* Về lĩnh vực kinh tế: phường Thượng Thanh có 03 lĩnh vực cơ bản:
Về sản xuất nông nghiệp: Đây là một trong những lĩnh vực sản xuất quan
trọng của phường. Với năng xuất lúa bình quân năm 2005 đạt 45,37tạ/ha. Tổng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 8.876 triệu đồng, đạt 96,06% so với
kế hoạch đề ra. Phường đang trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: ước tính giá
trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2005 đạt 19.690
triệu đồng, tốc độ đạt 14%
Về thương mại dịch vụ, vận tải: Giá trị ngành thương mại, dịch vụ, vận
tải ước đạt 20.615 triệu đồng, tốc độ đạt 16%. Thu nhập bình quân là 4.680.000
đồng/người/năm (405.000đ/người/tháng).Tăng 2,5% so với năm 2004.
Phường Thượng Thanh đang tiến hành một số công trình, được quận đầu
tư xây dựng 4 tuyến đường giao thông với kinh phí trên 15 tỷ đồng, xây dựng
03 trụ sở tổ dân phố và tiếp tục lập kế hoạch xây dựng các trụ sở còn lại và một
số đoạn đường dân cư khác.
* Về công tác văn hóa- xã hội:
Giáo dục: Năm học 2005- 2006 tòan phường có 1.914 học sinh tăng 4%
so với năm học 2004- 2005. Kết quả năm học 2004- 2005 tỷ lệ học sinh lên lớp
là cấp tiểu học là 100%, cấp trung học cơ sở là 95%, số bé khỏe trường Mầm
non là 455 cháu đạt 92%, số trẻ suy dinh dưỡng là 8%. Các trường học vẫn giữ
danh hiệu tiên tiến cấp quận và cấp Thành phố.
Về Y tế- Dân số gia đình, trẻ em: Tổ chức được 25 buổi truyền thông dân
số, vận động 2.173 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai. Tổ chức
tặng quà cho 269 xuất quà cho trẻ em có hòan cảnh khó khăn với tổng số tiền là
17.955.000đ.
Về công tác vệ sinh môi trường: Tích cực thu gom, vận chuyển rác thải
trong toàn phường, trồng được 120 cây xanh nơi công cộng.
Về công tác chính sách: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng
chính sách, người có hòan cảnh khó khăn với số tiền là 35.050.000đồng. Sửa 01
nhà cho gia đình chính sách với số tiền là 15.000.000đ. Số hộ nghèo năm 2005
là 6 hộ. Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm năm 2006 là 567 trường hợp.
Công tác khuyến học: Đã xây dựng và ban hành quy chế tạm thời về
công tác khen thưởng, khuyến học. Vận động các cơ quan, xí nghiệp, doanh
nghiệp, nhân dân xây dựng quỹ Khuyến học được 43.195.000đồng.
* Về công tác an ninh- quốc phòng.
Công tác giữ gìn an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội: trong năm
phường đã xẩy ra 28 vụ phạm tội hình sự, 15 vụ về ma túy, 2 vụ về tội phạm
kinh tế.
Quốc phòng: Có 695 người trong độ tuổi dân quân tự vệ, có 701 thanh
niên đăng ký độ tuổi thanh niên sẵn sàng nhập ngũ.
Đây là những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống của người dân và cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự tham gia
của phụ nữ vào sinh hoạt Hội phụ nữ.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO SINH HOẠT HỘI PHỤ
NỮ CỦA PHỤ NỮ ĐÔ THỊ HIỆN NAY
1. Nhận thức của phụ nữ phƣờng Thƣợng Thanh về tổ chức Hội liên hiệp
phụ nữ.
Trong những năm gần đây, Hội LHPN các cấp từ trung ương đến cơ sở
(cấp phường/xã) đã liên tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm
đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Bước sang
thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học và công nghệ, để thực hiện tốt Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp và những yêu cầu của thực tế, nhiệm vụ của tổ chức Hội ngày
càng nặng nề hơn. Là một tổ chức chính trị xã hội, để người dân nhất là phụ nữ
đến với tổ chức Hội, tham gia hoạt động và tin yêu tổ chức Hội thì Hội phải tạo
ra cho mình một “Thương hiệu”. Thương hiệu này có được xã hội biết đến hay
không được đánh giá bằng sự hiểu biết của phụ nữ về tổ chức Hội và sự tham
gia của họ vào tổ chức Hội.
Nhận thức rõ điều đó, các cấp Hội đã sử dụng nhiều biện pháp thiết thực
như đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh công tác kiện toàn
tổ chức, phát triển lực lượng, phát huy vai trò hạt nhân đoàn kết các tầng lớp
phụ nữ, thực hiện tốt chức năng đại diện và chăm lo cho quyền lợi chính đáng
và hợp pháp của phụ nữ …Vì thế, vai trò và vị thế của Hội ngày càng được
khẳng định, hiệu quả của phong trào phụ nữ và các hoạt động của Hội đã có sức
lan toả đến công chúng và các tổ chức chính trị- xã hội khác trong hệ thống
Đảng và các ban, ngành đoàn thể.
Trong kết quả điều tra nghiên cứu của tôi cho thấy: có tới 80,3% phụ nữ
được hỏi trả lời “có biết về tổ chức Hội phụ nữ”; 16,6% trả lời “biết rất rõ”; chỉ
có 1,8% trả lời “không quan tâm” và 1,3% là “không biết”. Như vậy, có 96,9%
người đã từng nghe đến tổ chức Hội phụ nữ, có kiến thức nhất định về tổ chức
Hội hay đã từng hoặc đang tham gia vào tổ chức Hội.
Hội phụ nữ là một tổ chức chính trị xã hội, là một thành viên của Mặt
trận tổ quốc giống như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…hoạt động dưới
sự chỉ đạo và quản lý của Hội cấp trên và Đảng ủy địa phương. Để khẳng định
sự lớn mạnh của phong trào cũng như sức ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động Hội
đến đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ, Hội LHPN không ngừng tổ chức các
hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm quảng bá hình ảnh, thương
hiệu của Hội đặc biệt thông qua hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng.
Qua nghiên cứu cho thấy: có tới 78,5% phụ nữ phường Thượng Thanh biết về
tổ chức Hội qua loa truyền thanh, sách báo, đài, Tivi… Điều đó đã chứng tỏ
rằng hiện nay các phương tiện truyền thông đại chúng đã có sự ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống tinh thần của người dân, là phương tiện giải trí đồng thời cung
cấp thông tin chủ yếu đến người dân. Vì thế đối với các cấp Hội, muốn mở rộng
và phát huy thương hiệu của mình thì phải biết tận dụng và khai thác từ ưu điểm
của các loại hình truyền thông đại chúng này. Ngoài các phương tiện truyền
thông là kênh chủ yếu mang lại thông tin về tổ chức Hội và các hoạt động của
Hội thì có tới 40,8% phụ nữ phường Thượng Thanh biết về tổ chức Hội là do
cán bộ Hội phụ nữ phường đã thường xuyên, tích cực vận động họ tham gia
sinh hoạt Hội. Hoạt động của Hội phụ nữ là hoạt động mang tính chất dân vận
cao, để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì công việc chủ yếu của
Hội là công tác vận động, tuyên truyền, càng gần gũi với dân càng tốt. Để xem
xét con số 40,8% phụ nữ biết đến tổ chức Hội thông qua công tác vận động
tham gia của đội ngũ cán bộ Hội là cao hay thấp, xin làm một phép so sánh giữa
công tác vận động quần chúng thực tế và chỉ tiêu mà Hội LHPN Thành phố Hà