1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


Về địa bàn cƣ trú: Ngƣời Kinh cƣ trú tập trung tại thị trấn, sống bằng

nghề nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại và du lịch. Các dân tộc khác cƣ trú

chủ yếu ở 17 xã vùng nông thôn2, sống bằng nghề nông nghiệp và nghề rừng

[3-10]. Cả 17 xã vùng nông thôn đều đƣợc xếp vào diện các xã đặc biệt khó

khăn của huyện Sa Pa và của tỉnh Lào Cai.

1.2.2- Đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội:

Nhìn chung, kinh tế Sa Pa chƣa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có

của nó. Ngƣời dân phần nhiều vẫn theo các phƣơng thức lao động sản xuất

truyền thống. Cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào nông - lâm

nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp hiện nay của cả huyện chỉ chiếm 10,8%

diện tích tự nhiên, trong đó 45% là đất trồng lúa nƣớc (1400 ha) và 39% là

đất nƣơng mà chủ yếu là nƣơng ngô [34]. Phần lớn đất bị rửa trôi bạc màu.

Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt về mùa đông, trong 1 năm chỉ trồng đƣợc

1 vụ lúa (cây lƣơng thực chủ đạo). Vì thế, lƣơng thực bình quân chỉ đủ cung

cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hộ nông dân ở đây.

Theo phƣơng thức sản xuất trƣớc đây, vào thời điểm giáp hạt, ngƣời

nông dân dựa chủ yếu vào các sản phẩm khai thác đƣợc từ rừng tự nhiên

nhƣ: gỗ, nấm, măng, các loại cây dƣợc liệu, cây cảnh, mật ong, củi, thịt thú

rừng... một phần để sử dụng, một phần đem bán lại hoặc trao đổi lấy những

vật dụng cần thiết khác. Vì thế, tài nguyên rừng ở Sa Pa bị giảm sút một

cách nhanh chóng.

Nắm bắt đƣợc tình hình trên, nhằm hạn chế nạn phá rừng, cải thiện

đời sống cho ngƣời dân miền núi, Nhà nƣớc và chính quyền huyện Sa Pa đã

cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống

và nâng cao thu nhập. Nhiều dự án đầu tƣ của các chƣơng trình định canh

2



Ngoài thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa còn bao gồm 17 xã: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Trung Chải,

Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Bản Phùng, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm

Cang, Suối Thầu, San Sả Hồ.



26



định cƣ, chƣơng trình trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, chƣơng trình

khuyến nông của Nhà nƣớc cũng nhƣ của một số tổ chức phi chính phủ, các

tổ chức quốc tế đã và đang đƣợc thực hiện ở nhiều xã trong huyện.

Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp là hoạt động sản xuất chính của

các xã đặc biệt khó khăn huyện Sa Pa, chiếm 67% cơ cấu kinh tế của huyện.

Kết quả sản xuất nông nghiệp qua giai đoạn từ 1995 - 1998 thể hiện nhƣ sau:

Diện tích canh tác nông nghiệp năm 1998 là 3.354 ha, tăng so với năm

1995 là 305 ha, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm : 2.853 ha; Đất vƣờn tạp:

330 ha; Đất trồng cây lâu năm: 157 ha; Đất nông nghiệp khác: 24 ha. Đối

với diện tích trồng cây lƣơng thực năm 1998 là 3.251 ha, tăng so với năm

1995 là 398 ha, diện tích cấy lúa ruộng là 1.574 ha với toàn bộ diện tích cấy

lúa 1 vụ.

Trong cơ cấu cây trồng, ngoài loại cây trồng chủ yếu là cây lúa nƣớc,

còn nhiều loại cây trồng khác nhƣ cây lúa nƣơng, cây ngô, khoai, đao, đậu;

các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tƣơng, lạc, lanh); cây công nghiệp dài

ngày (chè, quế, trẩu, thảo quả) và các cây ăn quả nhƣ: đào, lê, mận, nho...

Do diện tích đất canh tác nông nghiệp ít ỏi, chủ yếu là đất dốc và

ruộng bậc thang nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Sa Pa có nhiều khó

khăn hơn so với các huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai. Điều đó dẫn đến sản

lƣợng nông nghiệp đạt đƣợc không cao. Bên cạnh đó, cây lâu năm, cây dƣợc

liệu đƣợc coi là thế mạnh của huyện, còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong vài

năm trở lại đây, do những cải tiến kỹ thuật nhƣ đƣa một số cây lƣơng thực

vụ xuân vào trồng trên đất ruộng một vụ, đƣa một số loài cây trồng có năng

xuất cao, có sức đề kháng sâu bệnh tốt, từng bƣớc thay thế các giống cây

lƣơng thực năng xuất thấp, nên sản lƣợng lƣơng thực của huyện Sa Pa đã có

sự chuyển biến đáng kể. Số liệu về tỉ lệ tăng năng xuất lúa thu hoạch hàng

năm của huyện cho thấy: năng xuất lúa ruộng năm 1995 là 26,2 tạ/ha, đến

27



năm 1998 tăng lên là 32,5 tạ/ha; tốc độ tăng năng xuất bình quân mỗi năm là

8% [31].

Ngƣợc lại, diện tích lúa nƣơng mấy năm gần đây có xu hƣớng bị giảm

dần năm 1995 là 170 ha đến năm 1998 chỉ còn 150 ha, do tình trạng xói mòn

đất.

Sau cây lúa, cây ngô là một trong những cây trồng chủ đạo, đƣợc

ngƣời dân chú ý tăng mạnh diện tích trồng. Tính từ năm 1995, diện tích đất

trồng ngô là 930 ha thì đến năm 1998 đã lên đến 1.065 ha. Năng xuất bình

quân tăng từ 1,5 tạ/ha (1995) lên 13 tạ/ha (1998). Hiện nay, một số giống

ngô mới đang bắt đầu đƣợc trồng, năng xuất tăng gấp 2 lần.

Đối với cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: Trong các năm

trƣớc, việc sản xuất cây thực phẩm chỉ tập trung ở gần trung tâm huyện, chủ

yếu trồng các loại rau ƣa lạnh. Trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu hạt

giống các loại nhƣ su hào, cải bắp, rau cải... giảm, ngƣời dân cũng giảm dần

diện tích trồng cây thực phẩm. Nhằm mục đích thay đổi cơ cấu cây trồng,

thâm canh tăng vụ, huyện Sa Pa đã khuyến khích nông dân trồng các loại

cây nhƣ khoai tây, rau, đậu các loại. Tuy diện tích trồng các loại cây này

ngày một gia tăng, nhƣng năng xuất đạt đƣợc không ổn định. Các loài cây ăn

quả nhƣ: mận, táo tây, đào, lê... rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai

nhƣng hiệu quả đạt đƣợc còn quá thấp so với tiềm năng vốn có. Cây chè Sa

Pa vốn là loại chè đặc sản, nhƣng mãi đến năm 1998 mới đƣợc khôi phục và

bắt đầu trồng thử nghiệm trên 10 ha. Cây Thảo quả, một loại cây có giá trị

kinh tế lớn, mang lại hiệu quả thực sự cho ngƣời dân, từ lâu đã đƣợc trồng ở

Sa Pa và hiện nay tiếp tục đƣợc nhân rộng. Theo số liệu của Phòng nông

nghiệp huyện Sa Pa: năm 1998, toàn huyện Sa Pa có 720 ha trồng thảo quả,

tăng so với năm 1995 là 420 ha; sản lƣợng thảo quả năm 1998 là 94 tấn, tăng

so với năm 1995 là 53 tấn. Trồng và sản xuất cây dƣợc liệu là thế mạnh của

28



Sa Pa, nhƣng do thị trƣờng không ổn định nên diện tích trồng cây dƣợc liệu

thƣờng thay đổi theo từng năm.

Hiện nay, Sa Pa đã hình thành một số vùng sản xuất cây trồng tập

trung và bƣớc đầu mang tính chất sản xuất hàng hoá nhƣ: Vùng trồng cây

chè tập trung ở Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải; Vùng cây ăn quả (đào, lê, mận)

tập trung ở Tả Phìn, Sa Pả, Trung Chải, Hầu Thào, Tả Van, Lao Chải, San

Sả Hồ; vùng trồng rau xanh ở Sa Pả và Hầu Thào.

Về chăn nuôi, từ bao đời nay, cƣ dân Sa Pa chủ yếu duy trì phát triển

đàn vật nuôi (gia súc, gia cầm) theo hƣớng chăn nuôi hộ gia đình, với

phƣơng thức nuôi thả rông. Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp

huyện Sa Pa, năm 1998, toàn huyện có 6130 con trâu, 985 con bò, 2.050 con

ngựa, 3.550 con dê, đàn lợn 7.750 con, đàn gia cầm 48.700 con. Giá trị sản

lƣợng ngành chăn nuôi năm 1998 đạt 9.500 triệu đồng, tăng hơn năm 1995

là 1.720 triệu đồng. Trong chăn nuôi, nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản

lƣợng là 4.370 triệu đồng, bằng 46% giá trị ngành chăn nuôi. Về tốc độ phát

triển ngành chăn nuôi hàng năm so với năm 1995, 1996, 1997, đại gia súc

tăng 4,5%; gia cầm tăng 7%; sản lƣợng thịt tăng 9%.

Bảng: Số liệu về thực trạng nông nghiệp của huyện Sa Pa từ năm 19951998.

Hạng mục



Giá trị sản phẩm



Tỷ trọng %



(triệu đồng)



Tăng so với

năm 1995 %



Toàn ngành nông nghiệp



33.400



100,0



30



Ngành Trồng trọt



23.900



72



33



Ngành Chăn nuôi



9.500



28



18



Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Sa Pa

Qua những cứ liệu đƣợc phân tích ở trên cho thấy, nhìn chung những

năm gần đây, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Sa Pa đã có hƣớng phát

29



triển mạnh năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn

ở mức thấp. Biểu hiện cụ thể ở năng suất đạt đƣợc của chăn nuôi và trồng

trọt còn thấp và không ổn định. Một số sản phẩm có ƣu thế của huyện nhƣ:

dƣợc liệu, rau giống lại có xu thế giảm dần và thu hẹp diện tích. Cơ cấu

nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi mới đạt 28%

tổng giá trị nông nghiệp; tỷ trọng cây lâu năm mới đạt 5% giá trị ngành

trồng trọt.

Đối với sản xuất lâm nghiệp, trong những năm gần đây, chính quyền

huyện đã thực hiện chính sách giao khoán đất rừng và trồng rừng cho nhân

dân. Bên cạnh đó, ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt nhân dân các dân tộc sống

ở các xã ngoài thị trấn càng ngày càng nhận thức đƣợc vị trí, tác dụng của

rừng đối với đời sống và môi trƣờng sinh thái của bản thân mình. Do vậy tỉ

lệ đất trống, đồi núi trọc đã giảm đi đáng kể. “Năm 1995, diện tích đất có

rừng là 22.573 ha, trong đó rừng trồng là 2.030 ha, tỉ lệ che phủ là 35%. Đến

năm 1998, diện tích đất có rừng là 27.529 ha, trong đó rừng tự nhiên có

23.530 ha, rừng trồng là 3.534 ha, tỉ lệ che phủ là 37%. Hiện nay đất có khả

năng lâm nghiệp còn trống là 22.164 ha” [33].

- Về kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình:

Trong vài năm trở lại đây, nhìn tổng thể, kinh tế vƣờn đồi, trang trại

tại huyện Sa Pa đã có xu hƣớng phát triển, chủ yếu với 3 loại hình trang trại:

Vƣờn - đồi - chuồng; Vƣờn rừng; Vƣờn - ao - chuồng. Song thực chất sự

phát triển này không mang tính ổn định và bền vững cả về số lƣợng và quy

mô diện tích trang trại. Thậm chí có những trang trại vừa lập lên năm trƣớc,

năm sau đã không duy trì đƣợc sản xuất. Nguyên nhân của sự không ổn định

đó bởi trình độ, kiến thức tổ chức sản xuất của ngƣời dân cũng nhƣ chất

lƣợng sản phẩm làm ra còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của thị

trƣờng. Mặt khác do những điều kiện khách quan nhƣ vốn đầu tƣ sản xuất và

30



đầu ra cho sản phẩm chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Do vậy, bên cạnh

những hộ đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất giỏi (358 hộ), danh hiệu hộ gia

đình nghèo vƣợt khó (56 hộ), vẫn tồn tại số lƣợng lớn hộ gia đình đói nghèo

(1.953 hộ) – (Số liệu Phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa). Tỷ lệ hộ đói nghèo

trong toàn huyện là 40,2%, trong đó hộ đói là 16,5%. Nguyên nhân của tình

trạng trên vẫn là lao động thiếu việc làm, thiếu sức kéo, ốm đau, thiếu vốn

sản xuất, không biết cách làm ăn và lƣời lao động.

Bảng: Số liệu về tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại

17 xã đặc biệt khó khăn huyện Sa Pa.

Số

TT



Chỉ tiêu



ĐV

tính



Chia theo các năm

1996



1997



1998



1

*



Kinh tế hộ gia đình

Số hộ sản xuất giỏi



hộ



67



117



174



*

2



Hộ giỏi cấp huyện

hộ

Hộ giỏi cấp tỉnh

hộ

Thu nhập bình quân hộ Tr/đ

Kinh tế trang trại



42

25

2,85



73

44

3,0



111

63

3,3



*



Loại hình trang trại



-



Vƣờn - đồi - chuồng



T.trại



3



-



Vƣờn rừng







2



23



8



-



Vƣờn - ao - chuồng







1



9



*



Quy mô T/trại (B/Q)



-



Vƣờn - đồi - chuồng



ha



6,5



-



Vƣờn rừng







7,0



57,8



-



Vƣờn - ao - chuồng







3,5



22,7



31



17,5



Ghi chú



Năm 97,98 có

56 hộnghèo

vƣợt khó



T/đó có

2nhóm hộ



3



Số hộ đói, nghèo



-



Số hộ đói



hộ



1054



963



802



-



Số hộ nghèo



hộ



1520



1275



1151



Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Sa Pa

Lý giải cho con số hộ đói nghèo trên có rất nhiều cách, song có lẽ

nguyên nhân chính là ở phƣơng thức sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân đã

lạc hậu. Mặt khác, ngƣời dân vẫn giữ thói quen khai thác nguồn lợi có sẵn

trong tự nhiên phục vụ đời sống. Trong khi cuộc sống của ngƣời nông dân

Sa Pa chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp với vai trò chủ đạo của cây lúa,

thì bởi các điều kiện tự nhiên, cây lúa chỉ trồng đƣợc một vụ trong năm. Bên

cạnh cây lúa, ngƣời nông dân chƣa quan tâm phát triển các loại cây trồng có

đặc tính kinh tế cao nhƣ rau quả và dƣợc liệu quý... Do đó, ở Sa Pa vẫn còn

tình trạng ngƣời dân du canh du cƣ, định cƣ du canh. Điều kiện sống của họ

hết sức khó khăn, nhà cửa sinh hoạt chủ yếu là nhà gỗ tạm và nhà tranh tre

nứa lá. Tính đến năm 1998, vùng nông thôn ngoài thị trấn Sa Pa chƣa có nhà

xây kiên cố.

- Về các ngành nghề thủ công:

Trong truyền thống, do tập quán tự cấp tự túc, ngƣời nông dân không

chỉ làm ra lƣơng thực để nuôi sống bản thân mà còn làm ra những phƣơng

tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhƣ: cuốc, dao, sọt, gùi ... và trồng cây lanh

để lấy sợi dệt vải, may áo. Những công việc đó đƣợc làm tại gia đình, phục

vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội

nói chung và sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng, một số sản phẩm từ

việc dệt thổ cẩm, đồ mây tre đan là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc

ở Sa Pa đƣợc khách du lịch rất ƣa chuộng. Đặc biệt, với sự tác động tích cực



32



của các hoạt động du lịch, một phần nhỏ các sản phẩm trên đƣợc đem bán tại

thị trấn Sa Pa cho khách du lịch.

Theo xu hƣớng đó, đã xuất hiện, tồn tại và phát triển hình thức sản

xuất thổ cẩm có tổ chức tại xã Tả Phìn. Kết quả từ việc làm đó đã nâng cao

đời sống cho ngƣời nông dân, tăng cƣờng sự giao lƣu học hỏi, hiểu biết và

tạo nên sự đoàn kết giữa các tộc ngƣời khác nhau trong quá trình sinh hoạt

sản xuất. Mô hình này đang đƣợc chính quyền Huyện cho phép nhân rộng ra

các xã khác trong toàn huyện.

- Về các hoạt động văn hoá:

Văn hoá Sa Pa thống nhất trong sự đa dạng của văn hoá các dân tộc

cùng sinh sống trên địa bàn. Nhìn trên bình diện tổng thể, văn hoá Sa Pa là

hội tụ bản sắc văn hoá của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Trong

đó, nổi bật nhất là sắc màu của ngƣời H'mông, Dao đỏ.

Trải qua thời gian dài sinh sống trên mảnh đất Sa Pa, các cƣ dân các

dân tộc nơi đây có một đời sống văn hoá tinh thần khá đa dạng và phong

phú. Biểu hiện của sự phong phú và đa dạng trong các lễ nghi, phong tục tập

quán, các lễ hội cầu mùa, các sinh hoạt văn hoá giao duyên đặc sắc, sống

động. Trong các kho tàng văn hoá dân gian gồm nhiều loại hình: thần thoại,

truyện cổ tích, các thể loại dân ca, tục ngữ giàu trí tƣởng tƣợng và sức biểu

cảm. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa của

nhà nƣớc đã tạo điều kiện mở rộng môi trƣờng giao tiếp văn hoá, từ đó làm

nảy sinh những yếu tố văn hoá mới trên cơ tầng văn hoá cổ truyền của các

dân tộc. Văn hoá truyền thống và văn hoá mới đan xen tồn tại trong văn hoá

tộc ngƣời. Vào mỗi dịp xuân về, các dân tộc ở Sa Pa vẫn mở những lễ hội

truyền thống của dân tộc mình. Ngoại trừ những thủ tục lễ nghi bắt buộc

trong từng lễ hội, hầu hết các lễ hội này đã trở thành ngày hội chung của cƣ



33



dân các dân tộc bởi bản thân nó là sự hoà nhập của nhiều yếu tố văn hoá các

dân tộc trong vùng. Trong phong tục tập quán và tín ngƣỡng, trƣớc kia, các

làng H'mông trong những ngày đầu năm mới thƣờng tổ chức lễ ăn ƣớc "Nào

xồng" với mục đích chủ yếu để thống nhất các vấn đề nhƣ cấm thả rông gia

súc trong mùa vụ gieo trồng, bảo vệ rừng cấm, phòng chống trộm cƣớp... thì

đến nay, bằng việc xây dựng các qui ƣớc "nếp sống văn hoá", lễ ăn ƣớc

"Nào xồng" đã thay đổi...

Tựu chung lại, về cơ bản, các sinh hoạt văn hoá truyền thống của các

dân tộc vẫn đƣợc bảo lƣu song đã có những thay đổi để phù hợp với xu

hƣớng phát triển chung của xã hội hiện nay.

Về các phƣơng tiện truyền thông phục vụ các sinh hoạt văn hoá, văn

nghệ tại cộng đồng, tại khu vực thị trấn Sa Pa có đài truyền thanh và đài thu

phát truyền hình qua vệ tinh thực hiện việc thu phát các tin tức thời sự, thể

dục thể thao, tin văn hoá văn nghệ, phim truyện... phục vụ nhu cầu của nhân

dân trong huyện. Đặc biệt, huyện Sa Pa đã có chƣơng trình phát sóng truyền

hình riêng, chủ yếu thông báo các tin tức tình hình cập nhật trên địa bàn

huyện, tin về thời tiết, mùa vụ,... và phổ biến các thông tin cần thiết khác của

chính quyền huyện đến ngƣời dân. Tại Bản Dền, Huyện Sa Pa cũng lắp đặt

một trạm tiếp sóng truyền hình trung ƣơng và truyền hình huyện phục vụ

cho khu vực các xã ở xa thị trấn. Qua số liệu điều tra về tỉ lệ % dân số đƣợc

xem truyền hình và nghe đài tại huyện Sa Pa cho thấy: có 29% dân số toàn

huyện đƣợc phủ sóng phát thanh (khoảng 9200 ngƣời), 15% dân số đƣợc

phủ sóng truyền hình (khoảng 4650 ngƣời). Bên cạnh hệ thống phát thanh,

truyền hình, Huyện có một đội chiếu bóng và một đội thông tin lƣu động,

thƣờng xuyên xuống các xã phục vụ tuyên truyền đƣờng lối chính sách của

Đảng và Nhà nƣớc đến ngƣời dân. Đồng thời, Huyện còn tổ chức thành lập



34



13 đội văn nghệ theo từng dân tộc nhƣ H'mông, Dao, Xa Phó (Phù Lá) để

biểu diễn phục vụ bà con các dân tộc nơi đây.

Tiểu kết:

Với những điều kiện tự nhiên, xã hội trên đây, chúng ta thấy huyện Sa

Pa có một tiềm năng du lịch to lớn. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ và có kế

hoạch phát triển một cách toàn diện, huyện Sa Pa có đầy đủ các điều kiện và

cơ sở để phát triển thành một vùng du lịch sinh thái nhân văn lớn của cả

nƣớc.



CHƢƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở HUYỆN SA PA.

2.1- Vị trí điểm du lịch Sa Pa trong hệ thống các điểm du lịch ở Việt

Nam.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Sa Pa đƣợc

xác định là điểm du lịch quan trọng cấp quốc gia thuộc tiểu vùng du lịch

miền núi Tây Bắc của vùng du lịch Bắc Bộ, bao gồm các tuyến du lịch quốc

gia Hà Nội - Lào Cai; tuyến du lịch nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc và Việt

Bắc Việt Nam; tuyến du lịch biên giới Việt - Trung. Phát triển du lịch Sa Pa

35



nhằm tạo ra một hệ thống sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, bao gồm nhiều loại

hình đa dạng, phong phú, theo hƣớng văn hoá, sinh thái và cảnh quan môi

trƣờng.

Nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc, Lào Cai là một tỉnh

miền núi, biên giới, nằm về phía Bắc Việt Nam có chung đƣờng biên giới

với Trung Quốc. Nằm ở vị trí đầu cầu nối liền Việt nam và vùng Tây Nam

Trung Quốc, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ chạy

qua, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hoá.

Với tiềm năng tự nhiên, nhân văn rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn

nhƣ địa hình, khí hậu, truyền thống văn hoá của 27 dân tộc, cùng với vị trí

địa lý thuận lợi, Lào Cai có điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp,

trong đó du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế có triển vọng giữ một

vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của du lịch - dịch

vụ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Du lịch phát triển,

kéo theo và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Có thể nói Lào Cai là

một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của quốc

gia, trong đó Sa Pa đƣợc xem nhƣ một tuyến điểm du lịch quan trọng của

tỉnh Lào Cai. Trƣớc hết về không gian du lịch Lào Cai, chia ra 4 khu vực

chính là:

- Khu vực 1 gồm 4 huyện phía Tây Nam (Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn

Bàn, Than Uyên), tài nguyên du lịch chƣa tập trung, không điển hình cả về

tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất chƣa đồng bộ nên

việc tổ chức còn khó khăn và đầu tƣ tốn kém.

- Khu vực 2 là vùng núi Đông Bắc (gồm Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà,

Xima Cai), nằm gọn trong vùng này là cảnh đẹp, là khí hậu quanh năm mát



36



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×