1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

2- Những tác động tiêu cực của du lịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


thu nhập cải thiện đời sống cho một số không ít gia đình, trong các cộng

đồng ngƣời H'mông, Dao đỏ thì hiện tƣợng bán hàng rong đến nay lại mang

những yếu tố có tính tiêu cực và ngày càng có xu hƣớng gia tăng.

Tiêu cực trƣớc hết ở cách thức bán hàng. Những ngƣời bán rong

thƣờng chạy theo khách du lịch, vây lấy khách ở khắp mọi nơi để nài nỉ

khách mua hàng cho mình. Trên thực tế, cũng có nhiều khách nƣớc ngoài

thích kiểu bán hàng rong này của ngƣời H'mông, Dao đỏ bởi nó mang một

phong thái rất tự do, phóng khoáng, nhƣng cũng phải thừa nhận rằng cách

thức bán hàng này ít nhiều gây phiền hà cho khách, gợi những cảm giác khó

chịu, đặc biệt những lúc du khách đang thƣởng ngoạn cảnh đẹp hoặc thƣởng

thức những món đặc sản của vùng núi. Thậm chí, trong lúc bán hàng, nhiều

phụ nữ cao tuổi ngƣời H'mông còn xin tiền của khách sau khi khách mua

hàng của họ. Điều đó đã để lại ấn tƣợng xấu trong lòng du khách. Có không

ít những ngƣời kinh doanh tại thị trấn, khách trong nƣớc, đặc biệt là khách

nƣớc ngoài đã thể hiện thái độ không đồng tình với những hành động không

đẹp mắt đó của những ngƣời đi bán hàng rong. Bên cạnh đó, qua quá trình

điều tra chúng tôi thấy ý kiến chung của ngƣời dân trong các bản làng, của

các cấp chính quyền xã đều cho rằng việc bán hàng rong chạy theo khách

nhƣ hiện nay của những ngƣời bán rong đang là một vấn đề đáng lo ngại,

đáng xấu hổ và cần đƣợc khắc phục. Qua đó cho thấy, ngay chính bản thân

ngƣời dân tộc cũng nhận thấy lòng tự tôn dân tộc của họ bị xúc phạm, không

bởi ai khác mà bởi chính những ngƣời trong cộng đồng tộc ngƣời của họ.

Thực trạng những ngƣời bán hàng rong ngày một nhiều còn biểu hiện một

nguy cơ sâu xa hơn đó là mất đi truyền thống văn hoá của họ. Để thu đƣợc

những lợi ích vật chất trƣớc mắt, một bộ phận không nhỏ những cƣ dân

H'mông, Dao đỏ đã rời xa gia đình, cộng đồng của mình, từ bỏ những công



122



việc truyền thống nhƣ cầy cấy, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc, dạy dỗ con

cái v.v... ở lại thị trấn bán hàng hết ngày này qua ngày khác. Thêm vào đó,

việc có những ngƣời dân tộc chạy theo các khách du lịch bán hàng thổ cẩm

trên phố vô hình chung làm mất mĩ quan bộ mặt thị trấn du lịch Sa Pa, đồng

thời tăng áp lực cạnh tranh trong chính các nhóm dân tộc trong việc cùng

bán một thứ sản phẩm cho khách. Mâu thuẫn và sự mất đoàn kết giữa các

nhóm tộc ngƣời, giữa các cá nhân trong một nhóm tộc ngƣời cùng tiến hành

việc bán hàng bắt đầu nẩy sinh từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Thực tế đó

khiến chúng tôi không thể không đƣa ra một giả thuyết: liệu rằng việc tham

gia một cách tự do vào các hoạt động kinh tế du lịch nhƣ trên có là nguy cơ

dẫn đến phá vỡ những cơ cấu kinh tế cổ truyền, phá vỡ nét đẹp trong văn

hoá gia đình, cộng đồng của các cƣ dân H'mông, Dao đỏ hay không?

Thực trạng điều kiện ăn ở của những ngƣời bán hàng rong ở Sa Pa

vô cùng khó khăn. Để đổi lại những đồng tiền kiếm thêm ít ỏi, đa số họ

thƣờng phải ngủ lại trên vỉa hè của các đƣờng phố, một số ít trọ tại nhà của

những ngƣời Kinh hoặc ngƣời quen với giá 1000đ/1tối. Ngay cả với giá thuê

mà theo chúng ta là thấp thì đối với họ cũng là chi phí mà họ không muốn bỏ

ra. Những ngƣời này còn rất tiết kiệm chi tiêu cho ăn uống đảm bảo sức

khoẻ của mình. Qua đó cho thấy, sự bùng nổ của các hoạt động kinh tế du

lịch và nhu cầu hƣớng ngoại mong muốn tiếp cận cái mới, nâng cao đời sống

của gia đình và cộng đồng, đã khiến ngƣời dân H'mông, Dao đỏ gia nhập

một cách tự nhiên và đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển của du lịch tại địa

phƣơng. Song do chƣa đƣợc trang bị kiến thức về kinh doanh du lịch và với

bản tính thích sự tự do, phóng khoáng, cách làm của dân đã đi ngƣợc lại lợi

ích mong muốn của họ. Lợi nhuận thu đƣợc qua việc ở lại qua đêm ở thị trấn

có lẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt haị không thể tính đƣợc về sức



123



khoẻ do điều kiện sống không đảm bảo, về giá trị tinh thần do phải thƣờng

xuyên xa nhà, xa cộng đồng làng bản và những nguy cơ rủi ro có thể xẩy đến

bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn nữa, tham gia trong lực lƣợng những ngƣời bán

rong tại thị trấn Sa Pa còn bao gồm không ít trẻ em của hai dân tộc H'mông ,

Dao đỏ, chủ yếu là ngƣời H'mông. Tính trung bình thời gian số trẻ này lƣu

lại thị trấn từ 3 đến 4 ngày/1 tuần. Nhất là trong vài năm trở lại đây, số

lƣợng trẻ em gái ngƣời H'mông tham gia vào hoạt động này ngày càng gia

tăng. Điều này đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại mang tính xã hội thu hút

sự quan tâm của mọi ngƣời, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Theo số liệu

thống kê của Hội phụ nữ Huyện Sa Pa thì hầu hết số trẻ em này ở độ tuổi đi

học, nghĩa là từ 7 đến 15 tuổi, nhiều nhất và có xu hƣớng ngày càng gia tăng

là số em ở độ tuổi từ 7 đến 8 tuổi. Với những mặt tích cực nhƣ đóng góp

thêm vào thu nhập của gia đình, có điều kiện để tiếp xúc học hỏi kiến thức

xã hội, học ngoại ngữ từ khách du lịch và học đƣợc lối tƣ duy theo kinh tế

thị trƣờng, việc lang thang ngoài thị trấn của những đứa trẻ này cũng chứa

đựng nhiều yếu tố tiêu cực, có hậu quả lâu dài ảnh hƣởng đến sự phát triển

của cả cộng đồng xã hội trong tƣơng lai.

Trƣớc hết, biểu hiện ở việc số trẻ em này dành quá nửa thời gian của

mình vào việc bán hàng rong trên phố. Chúng một phần bị tách hoặc tự tách

khỏi gia đình và cộng đồng của mình để tham gia làm kinh tế quá sớm. Thực

tế chúng không chú ý đến việc học hành, tiếp thu kiến thức từ trƣờng học, do

đó phần nào đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của cả một thế hệ trong tƣơng

lai vì sự thiếu hụt kiến thức và không thông thạo tiếng phổ thông. Qua việc

phỏng vấn một em gái ngƣời H'mông đi bán hàng rong, mặc dù đã học đến

lớp 5 nhƣng vẫn không biết cách đánh vần đúng tên của mình. Trong khi đó,

ở trƣờng hợp thông thƣờng nhất theo đúng truyền thống phát triển thì gia



124



đình luôn là cái nôi hình thành và phát triển văn hoá truyền thống. Gia đình

còn là môi trƣờng trao truyền và phát triển văn hoá. Từ khi lọt lòng, trẻ em

đã tiếp xúc với tiếng ru, lớn lên em chơi hát đồng dao (môi trƣờng nghệ

thuật đầu tiên), lớn hơn nữa các mẹ, các chị dạy cho em gái biết thêu thùa, in

sáp, hát dân ca. Các anh dạy em trai biết thổi sáo, thổi khèn. Thông qua gia

đình, mỗi thành viên đều tự học các nếp ứng xử trong gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhất là khi các hoạt động du lịch phát

triển một cách rầm rộ ở thị trấn Sa Pa, những đứa trẻ ngƣời H'mông, Dao đỏ

luôn bị tách khỏi sự giáo dục của gia đình và cộng đồng để lang thang trên

phố, bán hàng rong hoặc để dẫn khách đi du lịch. Chúng đƣợc hƣởng rất ít

nền giáo dục của gia đình, bố mẹ ông bà, đặc biệt từ ngƣời mẹ. Điều đó cho

thấy một nguy cơ trƣớc mắt là sự hụt hẫng, đứt gãy trong tiến trình phát triển

của văn hoá truyền thống H'mông, Dao. Và trong một tƣơng lai không xa,

nếu các cƣ dân này không có các giải pháp cụ thể và kịp thời e rằng văn hoá

truyền thống sẽ một đi không trở lại.

Trong quan hệ gia đình, việc rời bỏ gia đình để thƣờng xuyên lang

thang ngoài thị trấn đe doạ phá vỡ sự đoàn kết chặt chẽ vốn có giữa lớp

ngƣời trẻ tuổi với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn hại đến

các truyền thống tốt đẹp đƣợc toàn cộng đồng tạo dựng từ bao đời nay. Bên

cạnh đó, ở một số trẻ em đã có những biểu hiện của ý thức muốn tách rời, xa

rời cộng đồng, mặc cảm với cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và những

con ngƣời nghèo khó vất vả, lam lũ trong cộng đồng; không muốn vƣơn lên

bằng cách thức lao động sản xuất truyền thống của địa phƣơng, không muốn

trở về thôn bản hoặc sau này sẽ lấy những chàng trai trong thôn bản làm

chồng. Giải thích cho hiện tƣợng tâm lý trên chỉ có thể là do thói quen

thƣờng xuyên lang thang trên phố của những đứa trẻ này đã khiến chúng



125



quen với lối sống tự do, tự tại, ham muốn cuộc sống luôn sôi động và có vật

chất đầy đủ hơn, đƣợc tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin từ khách du lịch,

xa rời gia đình và cộng đồng của chính mình. Đồng thời do thƣờng xuyên

nằm ngoài sự quản lý của gia đình và cộng đồng, số trẻ em gái này không

tránh khỏi những ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng xấu, có thể bị lợi dụng làm

những việc xấu, bị lạm dụng tình dục và bị nhiễm các căn bệnh khác nhau,

đặc biệt là bệnh AIDS.

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng và giáo dục con

ngƣời, việc rời xa gia đình để thƣờng xuyên lang thang bán hàng hay đƣa

dẫn khách du lịch tham quan thắng cảnh luôn có nguy cơ phá vỡ sự gắn kết

trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng. Tiềm ẩn những hậu quả không tốt đối

với những đứa trẻ này và làm giảm uy tín của chúng trong cộng đồng tộc

ngƣời, trong dòng tộc và trong giới trẻ. Nhiều ý kiến của các cán bộ Hội phụ

nữ huyện, xã, các cán bộ xã cho rằng những trẻ em gái lang thang bán hàng

hoặc đƣa khách đi du lịch có nguy cơ bị ế chồng bởi không có chàng trai nào

trong thôn bản đồng ý lấy những cô gái đã mang tiếng là đi với khách du

lịch. Thực tế ở Sa Pa, qua khảo sát tuy không thu đƣợc con số cụ thể, nhƣng

qua lời đồn đại trong dân đã có một vài trẻ em gái H'mông có quan hệ tình

dục với khách du lịch nƣớc ngoài dẫn đến có con. Tuy nhiên, không thể phủ

nhận một thực tế rằng đã có những trẻ em gái H'mông theo khách du lịch

nƣớc ngoài xuống tận Hà Nội hay một vài tỉnh khác ở miền xuôi.

Trong việc quản lý xã hội, nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực trong

cộng đồng dân tộc, trƣớc kia, ngƣời tộc trƣởng có vai trò quan trọng quyết

định mọi công việc trong cộng đồng tộc ngƣời ấy thì hiện nay, vai trò đó đã

có sự thay đổi. Trên thực tế, ngƣời tộc trƣởng trong cộng đồng H'mông, Dao

hiện nay chỉ đóng vai trò là ngƣời thuyết phục, giáo dục và làm gƣơng về



126



đạo đức cho cộng đồng noi theo và thực hiện các nghi lễ tín ngƣỡng trong

dòng tộc. Các ảnh hƣởng quyền lực khác dƣờng nhƣ không còn. Thay vào

đó là sự điều tiết của chính quyền địa phƣơng với các qui định, chế tài về

hành chính.

Thực trạng việc phát triển du lịch hiện nay ở Sa Pa cho thấy, ngƣời

H'mông, ngƣời Dao đang bị lôi kéo vào du lịch đúng hơn là họ chủ động

quyết định sự phát triển của nó. Bởi những hạn chế về tài chính, về trình độ

văn hoá về khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh du lịch đã khiến họ

trở nên bị động trƣớc sự phát triển của du lịch. Và tất nhiên, với sự phát triển

tự phát và ồ ạt của du lịch hiện nay lại càng khiến họ lúng túng và là nguyên

nhân cản trở sự thích nghi của ngƣời dân tộc thiểu số với một xu hƣớng phát

triển lành mạnh của du lịch và khả năng phát huy các yếu tố văn hoá truyền

thống tốt đẹp của tộc ngƣời.



3.2.2- Nguy cơ "thương mại hoá" nhiều mặt trong đời sống.

Một trong những tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch một cách

tự phát không đƣợc định hƣớng đó là biểu hiện của sự thƣơng mại hoá. Sự

thƣơng mại hoá này biểu hiện trên các mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã

hội tộc ngƣời H'mông, Dao ở đây. Một phần nào những biểu hiện thƣơng

mại hoá đã đƣợc đề cập đến ở phần trên nhƣ hiện tƣợng ngƣời dân đòi tiền

khi khách du lịch chụp ảnh, biểu diễn văn nghệ dân tộc lấy tiền... và hiện

tƣợng ngƣời dân tộc nói dối về nguồn gốc, chất lƣợng hàng để bán với giá

cao hơn, tranh giành khách của nhau... là những hiện tƣợng phổ biến diễn ra

hàng ngày ở thị trấn Sa Pa. Điều này đã và đang tạo nên mầm mống của sự

mất thiện cảm, hiềm khích lẫn nhau giữa ngƣời bán hàng rong nói riêng và

giữa những ngƣời trong cùng một cộng đồng tộc ngƣời, giữa ngƣời của cộng

127



đồng này với ngƣời của cộng đồng khác. Nếu nhƣ trƣớc kia, quan hệ giữa

các thành viên trong cộng đồng đƣợc điều tiết bởi cơ chế tình làng nghĩa

xóm, tình huyết thống, trong sự tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau và

tiếng nói của cộng đồng, của già làng, tộc trƣởng có ý nghĩa quan trọng tuyệt

đối thì nay, các quan hệ đó đã bị cơ chế thị trƣờng chi phối và đang đe doạ

làm mất bản sắc văn hoá truyền thống của các cộng đồng tộc ngƣời nơi đây.

Trƣờng hợp chợ tình Sa Pa tan vỡ là một ví dụ điển hình cho luận đề trên.

Nếu nhƣ trƣớc kia, ngƣời H'mông, Dao đến chợ tình đêm thứ 7 để giao lƣu

tình cảm, là dịp để hẹn hò của những đôi lứa yêu nhau thì ngày nay, ngƣời

H'mông Dao đến chợ với mục đích trƣớc tiên và chủ yếu là để bán các sản

phẩm của mình cho khách du lịch để lấy tiền, để đợi đƣợc chụp ảnh và xin

tiền hay biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian của tộc ngƣời mình để thu

tiền của khqách... Tuy nhiên trong số đó vẫn còn những ngƣời đến thị trấn

Sa Pa, đến chợ vì những nhu cầu giao lƣu trao đổi và tìm bạn đời. Song có lẽ

số này rất ít và dƣờng nhƣ trỏ nên lạc lõng giữa những đám ngƣời luôn vây

quanh khách du lịch để chào và bán hàng thổ cẩm cho họ.

Qua khảo sát thực tế tại thị trấn Sa Pa và các xã quanh thị trấn, bằng

việc phỏng vấn các già làng, trƣởng bản, trƣởng tộc, những ngƣời đại diện

cho chính quyền xã đƣợc biết, tại các xã có nhiều ngƣời đi bán hàng rong, cả

cộng đồng đã nhiều lần họp bàn phân tích và thuyết phục, góp ý với những

gia đình có nhiều ngƣời bán hàng rong chạy theo khách và cha mẹ có con

lang thang. Song hiện nay, hiện tƣợng này vẫn chƣa chấm dứt mà có ngày

càng lan rộng hơn. Không ít những gia đình vì lợi ích trƣớc mắt vẫn tiếp tục

khuyến khích ngƣời nhà và con em mình làm những điều mà cộng đồng cho

là không đẹp mắt, tổn hại đến uy tín của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh

đó, nhiều gia đình đã ý thức đƣợc tác động tiêu cực của du lịch đối với đời



128



sống cộng đồng song bản thân họ không đủ uy lực để ngăn cản việc ngƣời

nhà của mình đi bán rong hay con cái mình lang thang ở ngoài thị trấn.

Sự thƣơng mại hoá còn biểu hiện trong các hoạt động sản xuất nhƣ

việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi phƣơng thức và cách làm các sản

phẩm thủ công truyền thống. Dƣới tác động của du lịch và nhu cầu của thị

trƣờng, một số ngành nghề thủ công truyền thống của ngƣời H'mông, Dao bị

thay đổi hoặc mất đi. Biểu hiện rõ nét và cụ thể trong các sản phẩm thổ cẩm

mà ngƣời dân làm và bán cho khách du lịch. Ngƣời ta chỉ thấy ở những sản

phẩm này sự đơn điệu, cẩu thả trong các đƣờng nét hoa văn trang trí (chủ

yếu là hàng của những ngƣời bán rong), hoặc những sản phẩm đƣợc làm một

cách quy mô, cầu kỳ nhƣng lại mang phong cách và kiểu dáng khác lạ với

những sản phẩm mang tính truyền thống tộc ngƣời (trƣờng hợp tổ sản xuất ở

xã Tả Phìn. Nơi đây các sản phẩm đƣợc làm ra dựa trên các hoa văn truyền

thống nhƣng kiểu dáng và phong cách thể hiện đã đƣợc cách tân và hiện đại

hoá để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách du lịch và ngƣời chủ đặt

hàng). Hiện nay, để đảm bảo yếu tố thời gian và khả năng cung cấp sản

phẩm thủ công đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, ngƣời ta

đã mua vải in sáp ong của Trung Quốc về để thêu hoa văn. Vải in sáp ong

của Trung Quốc tuy không đẹp và bền bằng vải in sáp ong làm bằng phƣơng

pháp thủ công của ngƣời H'mông nhƣng vẫn đƣợc ngƣời H'mông chấp nhận.

Điều này đã khiến ngày càng ít ngƣời H'mông in sáp ong lên vải. Do đó, có

thể thấy rõ nguy cơ mất đi nghề thủ công truyền thống trong cộng đồng của

họ. Với nghề trạm khắc làm vòng trang sức (vòng cổ, vòng tay), bên cạnh

những chiếc vòng do ngƣời H'mông và Dao làm (số này chiếm rất ít) là các

sản phẩm các loại và bằng nhiều chất liệu (nhôm, thép, đá, hạt cƣờm...) đƣợc

mang từ miền xuôi lên hoặc từ Trung Quốc sang để bán cho khách du lịch.



129



Những lễ hội truyền thống với các lễ nghi tín ngƣỡng và các hình thức

sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhƣ hát giao duyên bị đơn giản hoá hoặc biến

dạng. Điển hình là hội hát giao duyên của ngƣời Giáy và ngƣời H'mông.

3.2.3- Một số tiêu cực khác.

Đặc biệt, kể từ khi du lịch phát triển, số lƣợng khách đến Sa Pa ngày

càng đông, với nhiều mục đích khác nhau và không thể kiểm soát đƣợc hoạt

động của họ đã khiến một số lƣợng đáng kể các sách cổ hay những đồ vật cổ

quý hiếm của ngƣời Dao đỏ bị khách du lịch mua. Đối với ngƣời Dao, việc

bảo lƣu những sách cổ là một điều quan trọng trong việc bảo tồn và phát

triển văn hoá truyền thống của dân tộc cho các thế hệ tiếp nối. Mất sách, tức

là mất văn hoá truyền thống. Bán sách tức là bán văn hoá. Nhiều khi ngƣời

dân không phải chỉ vì tiền mà còn vì chƣa hiểu sâu sắc việc bảo lƣu những

vốn sách cổ có vai trò quan trọng trong việc bảo lƣu văn hoá truyền thống

nên đã vô tình đánh mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Các thế hệ tiếp

sau của họ sẽ không còn đƣợc nhìn thấy, không còn đƣợc truyền thụ truyền

thốngvăn hoá qua việc đọc các sách cổ ghi chép những nghi lễ, nghi thức tôn

giáo, các hoạt động văn hoá truyền thống, các kinh nghiệm quản lý cộng

đồng, kinh nghiệm sản xuất quý báu đƣợc đúc kết từ đời này qua đời khác.

Rõ ràng điều mà chúng tôi cảm nhận thấy ở đây là văn hoá truyền

thống của ngƣời H'mông, ngƣời Dao dù muốn hay không đã bị quá trình

phát triển du lịch tại địa phƣơng tác động làm mất đi dáng vẻ nguyên sơ, ban

đầu của nó.

Bên cạnh những tác động về kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch phát

triển đã có những tác động đến môi trƣờng tự nhiên và cảnh quan môi

trƣờng tộc ngƣời.



130



Trƣớc hết, xem xét vấn đề môi trƣờng trong quy hoạch đô thị tại thị

trấn Sa Pa. Có thể nói, kể từ khi du lịch phát triển, thị trấn Sa Pa thay đổi

từng ngày, bộ mặt của thị trấn ngày càng đẹp hơn với hàng loạt nhà nghỉ

khách sạn xây dựng theo kiểu kiến trúc mới. Qua khảo sát thấy đƣợc thị trấn

có xu thế phát triển và mở rộng theo quốc lộ số 4. Hầu hết các nhà đang xây

dựng ở thị trấn Sa Pa, có nền móng nằm trên lớp vỏ phong hoá của đá phiến

thạch anh. Một số gia đình hạ thấp mặt nền xuống 2 đến 5 m bằng đƣờng

giao thông. Theo các nhà nghiên cứu thuộc khoa học địa chất của Trƣờng

Đại học Mỏ địa chất đánh giá việc làm trên của ngƣời dân là “rất nguy

hiểm”. Cũng theo những nhận định và đánh giá ban đầu của họ thì nhìn

chung ở trạng thái tự nhiên, đất ở Sa Pa có cƣờng độ chịu lực tốt, đảm bảo

cho nền móng xây dựng nhà cao tầng, nhƣng do bề dày vỏ phong hoá lớn và

không đồng nhất, khi bị thấm nƣớc rẽ chảy, nên các công trình xây dựng trên

các sƣờn dốc cần hết sức thận trọng, trƣợt lở đất trong mùa mƣa lũ. Trên

thực tế, việc sụt lở đất ở Sa Pa diễn ra thƣờng xuyên vào mùa mƣa hàng

năm, đã ảnh hƣởng không tốt, gây cản trở cho lƣu thông giữa Sa Pa và các

tỉnh khác, trong đó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân địa

phƣơng.

Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch bãi tập kết chất thải rắn (chủ yếu là

rác thải từ các hoạt động du lịch) ở Sa Pa còn chƣa hợp lý. Hàng ngày, chất

thải rắn đƣợc xe của công ty môi trƣờng đô thị thu gom, vận chuyển đổ

xuống bãi thải ở phía đông nam thị trấn. Rác không đƣợc phân loại, xử lý,

đổ trực tiếp xuống sƣờn dốc 50 o của bờ trái dòng suối nhỏ, chảy theo hƣớng

đông bắc, tây nam xuống suối Mƣờng Hoa Hồ, gây ô nhiễm nguồn nƣớc

mặt, ảnh hƣởng tới khu dân cƣ của vùng hạ lƣu. Tại khu vực trạm xá huyện,

rác thải đủ loại đƣợc thải trực tiếp ra khoảng trống phía sau bệnh viện. Cách



131



đó không xa, ở phần thấp hơn là khu dân cƣ. Do đó rất dễ gây ô nhiễm môi

trƣờng sống cho ngƣời dân. Về phần nƣớc thải, có thể nói do vị trí địa hình

của thị trấn cao nên khả năng thoát nƣớc nhanh. Nguồn nƣớc thải ở Sa Pa,

theo địa hình sẽ chảy về hai phía, phía tây nam chảy xuống suối Mƣờng Hoa

Hồ, phía Đông Bắc chảy xuống ngòi Đum. Nếu không qua công đoạn xử lý

làm sạch trƣớc khi cho nƣớc thải chảy về tự nhiên, lâu ngày đây sẽ là nguy

cơ dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất của dân

cƣ trên một phạm vi rộng.

Tuy nhiên, hiện nay lƣợng chất thải ở Sa Pa còn ít, do vậy vấn đề ô

nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra chƣa đáng kể. Qua quan sát thực tế và

qua tham khảo các kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Mỏ địa chất cho

thấy, môi trƣờng khu vực Sa Pa còn khá sạch, ở nhiều góc độ còn giữ đƣợc

tính nguyên sinh của nó. Tuy nhiên, ở một số nơi, môi trƣờng đã có dấu hiệu

suy thoái:

- Thảm thực vật đang bị thu hẹp, một số động vật có nguy cơ bị huỷ

diệt.

- Nguồn nƣớc mặt ở gần khu vực bãi thải rác của thị trấn có dấu hiệu

ô nhiễm.

- Nguồn tài nguyên đất bị thoái hoá dẫn đến hoang hoá.

- Môi trƣờng xã hội, môi trƣờng cảnh quan tộc ngƣời có những diễn

biến phức tạp...

Theo ý kiến của nhiều ngƣời dân Sa Pa thì ô nhiễm hầu nhƣ tập trung

ở khu vực thị trấn và chủ yếu do các hoạt động buôn bán và phục vụ du lịch

gây ra. Những hiện tƣợng trên mặc dù chƣa có khả năng lan rộng nhƣng nó



132



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×