1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


* Tuyến 2: Lào Cai - Bắc Hà, gồm các hoạt động du lịch văn hoá,

tham quan.

- Phụ tuyến 1: Bắc Hà - Xima Cai (chủ yếu là du lịch văn hoá, sinh

thái).

- Phụ tuyến 2: Bắc Hà - Cốc Ly - Bảo Nhai (du lịch văn hoá, sinh

thái).

* Tuyến 3: Lào Cai - Sa Pa - Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - cửa khẩu,

gồm các hoạt động chính là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dƣỡng, văn

hoá và mạo hiểm.

* Tuyến 4: Thị xã Lào Cai - Cam Đƣờng - Bản Bay - Nhà máy

tuyển, gồm các hoạt động du lịch đô thị, du lịch văn hoá.

* Tuyến 5: Bảo Yên - Bảo Hà - Văn Bàn - Than Uyên - Sa Pa Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - Lào Cai.

Đối với tuyến du lịch liên tỉnh Sa Pa nằm trong 2 trên 4 tuyến du lịch

liên tỉnh của Lào Cai đó là:

+ Lào Cai - Sa Pa - Hà Khẩu.

+ Lào Cai - Sa Pa - Điện Biên - Sơn La - Hoà Bình - Hà Nội.

Chiếm một nửa trong các điểm có sức hấp dẫn của tỉnh Lào cai là

các địa danh của Sa Pa nhƣ:

1. Đỉnh Phan xi păng

2. Núi Hàm Rồng (Sa Pa)

3. Bãi đá cổ (Sa Pa)

4. Thác Bạc (Sa Pa)

5. Cát Cát (Sa Pa)

6. Tả Phìn (Sa Pa)

38



7. Làng Tả Van, Bản Hồ (Sa Pa)

8. Núi Ngũ chỉ sơn (Sa Pa)

9. Mƣờng Hum, Mƣờng Vi (Bát Xát)

10. Rừng sinh thái Ý Tý (Bát Xát)

11. Quần thể di tích Đền Thƣợng (Thị xã Lào Cai)

12. Nhà Hoàng A Tƣởng, chợ văn hoá Bắc Hà

13. Điểm Bản Phố, Cốc Ly - sông Chảy (Bắc Hà)

14. Thành cổ Nghị Lang, đồn phố Ràng

15. Đền Bảo Hà (Bảo Yên)

16. Bản Bay (Bảo Thắng).

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của việc phát

triển du lịch Sa Pa, Tỉnh uỷ Lào Cai đã xác định sự cần thiết phải đầu tƣ một

cách đồng bộ để phát triển khu du lịch Sa Pa thành một khu du lịch có tầm

cỡ quốc gia và quốc tế. UBND tỉnh Lào Cai cũng đề ra yêu cầu về đầu tƣ

nhƣ đầu tƣ vốn một cách tập trung, trong đó ƣu tiên đầu tƣ cho kết cấu hạ

tầng, hệ thống xử lý môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực và tái tạo cảnh

quan, đảm bảo các quy chuẩn về kiến trúc, xây dựng... kết hợp với các

chƣơng trình quốc gia hỗ trợ đồng bào các dân tộc tham gia du lịch cộng

đồng, nâng cao đời sống, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện đƣợc đƣa ra bao gồm giải pháp

về kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách (về thuế, giao và cấp đất, về cơ

chế quản lý) và giải pháp về vốn. Trên cơ sở đó, tạo một khu du lịch núi hấp

dẫn vào loại bậc nhất, của các tỉnh phía Bắc và cả nƣớc. Đồng thời đa dạng

hoá các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tăng sức hấp dẫn và tính cạnh

tranh của du lịch Sa Pa. Qua đó, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho ngƣời lao



39



động địa phƣơng, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và huyện, góp phần tích

cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chƣơng trình xoá đói giảm

nghèo.

Các hạng mục công trình chính cho khu du lịch Sa Pa, giai đoạn từ

2001 đến 2005 đƣợc quy hoạch chi tiết nhƣ sau:

+ Trƣớc hết, huyện Sa Pa sẽ nâng cấp một số tuyến đƣờng với nguồn

vốn từ ngân sách địa phƣơng, vốn vay, từ các dự án tài trợ cho du lịch...

- Nâng cấp hệ thống đƣờng nội thị thị trấn Sa Pa, vốn dự kiến là

11.900 triệu đồng - giai đoạn từ 2001 - 2003.

- Sa Pa - Nậm Cang (40 km): 27.000 triệu đồng (2001 - 2003).

- Sa Pa - Cát Cát (3,5 km): 1.500 triệu đồng (2001 - 2002).

- Sa Pa - Bản Khoang - Tả Giàng Phìn (29 km): 24.000 triệu đồng

(2002 - 2003).

- Sa Pa - Tả Phìn (6 km): 4.800 triệu đồng (2001 - 2002).

- Thị xã Lào Cai - Sa Pa (33 km): 42.000 triệu đồng (2001 - 2002).

+ Về hệ thống nƣớc sinh hoạt, dự kiến sẽ cấp nƣớc sinh hoạt cho khu

du lịch Sa Pa (3000 m2/ngày đêm) chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ 2001 - 2005 (ngân sách địa phƣơng) là 9.787 triệu

đồng.

- Giai đoạn 2: từ 2005 - 2010 (ngân sách địa phƣơng).

+ Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn di tích bãi khắc đá cổ Sa đến

năm 2001 với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc do Bảo tàng Dân tộc cung

cấp.

+ Xây dựng làng Dân tộc phong cảnh Hàm Rồng, từ 2001 - 2002 do

ngân sách địa phƣơng cung cấp vốn.



40



+ Từ 2002 - 2005 với nguồn vốn 20.000 triệu đồng do Tổng cục Du

lịch quốc gia cấp, huyện Sa Pa sẽ cải tạo các tuyến du lịch (Sa Pa - Bản Hồ,

Séo Tả Trung Hồ - Séo Trung Hồ, Tả Van - Séo Mý Tỷ - Dền Thàng, Tả

Phìn - Bản Khoang - Ngũ Chỉ Sơn, Hàm Rồng - Sả Sén - hang đá - Bãi đá

khắc cổ...).

+ Mở đƣờng du lịch leo núi Phan xi păng (20 km), bao gồm đƣờng,

trạm cứu hộ và môi trƣờng, với vốn đầu tƣ 10.000 triệu đồng từ 2001 - 2002.

+ Mở tuyến du lịch leo núi Ngũ Chỉ Sơn từ 2002 - 2005 (5.000 triệu

đồng).

+ Xây dựng bãi đỗ máy bay lên thẳng (bãi đỗ, đƣờng, đèn hiệu, nhà)

với số vốn đầu tƣ 3.500 triệu đồng từ 2001 - 2005.

+ Xây dựng Nhà Bảo tàng các dân tộc và Trung tâm thông tin điều

phối du lịch từ 2001 - 2002 (5.000 triệu đồng).

+ Đầu tƣ công viên trung tâm và các tiểu công viên khác, dự kiến từ

2002 - 2003 (5.125 triệu đồng).

+ Từ 2002 - 2005 dự kiến sẽ tu bổ hệ sinh thái rừng Phan xi păng và

nơi khác (7.000 triệu đồng).

Đối với hệ thống điện, dự kiến trong năm 2002 hoàn thành 2 đƣờng

điện từ Sa Pa đến Nậm Cang dài 40 km (3.000 triệu đồng) và từ Sa Pa đến

Tả Phìn dài 6 km (800 triệu đồng).

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí của Sa Pa trong hệ thống du

lịch của tỉnh Lào Cai và vai trò của kinh tế du lịch đối với đời sống nhân dân

trong huyện, tháng 4/2001, Huyện uỷ huyện Sa Pa cũng đã dự thảo Nghị

quyết về phát triển du lịch bền vững và kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa

(2003) trong đó đã đánh giá khái quát về tiềm năng, hoạt động du lịch của



41



huyện và định hƣớng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế

du lịch theo hƣớng bền vững.

2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa.

Du lịch cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào

yếu tố tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc

tổ chức lãnh thổ du lịch (phạm vi hoạt động của du lịch), đến việc hình thành

các hình thức, thể loại du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên

du lịch đƣợc hiểu là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hoá - lịch sử

cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và

trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài

nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản

xuất và dịch vụ. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất

lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch hơn và có mức độ kết hợp các tài

nguyên phong phú thì sức thu hút của khách du lịch càng mạnh.

Trong kinh doanh du lịch, tài nguyên đƣợc phân chia thành 2 loại: tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch

tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, địa mạo (phong cảnh),

khí hậu, nguồn nƣớc, động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hoá)

là các hệ thống vật thể văn hoá và các sự kiện do con ngƣời trong quá trình

sống và lao động của mình tạo ra, nhƣ: các di tích lịch sử - văn hoá, kiến

trúc, các lễ hội, các đối tƣợng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tƣợng

văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

Đánh giá về tiềm năng du lịch Sa Pa, chúng ta cũng lần lƣợt xem xét

cụ thể các yếu tố về tài nguyên du lịch nhƣ trên.

2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên.



42



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×