1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

1- Những tác động tích cực và lợi ích của du lịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


mũ, đến váy, áo, cả loại đã qua sử dụng cũng nhƣ đồ dự trữ. Song, một mặt

do nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ ngày một lớn, mặt khác, do nguồn dự trữ

ít ỏi trong các gia đình chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng đã nhanh chóng cạn

kiệt, đã dẫn đến những cách phản ứng khác nhau trong cộng đồng các cƣ dân

H'mông và Dao đỏ tại Sa Pa. Một bộ phận nhỏ có tiềm lực kinh tế tƣơng đối

khá đã bỏ vốn ra và cất công đến tận các bản làng xa xôi ở Sa Pa cũng nhƣ ở

các địa phƣơng khác để thu mua thổ cẩm mang về Sa Pa bán kiếm lời. Có

thể nói, chỉ trong vòng 3 đến 4 năm (1990 - 1994) phạm vi vƣơn tới để khai

thác nguồn hàng cuả họ đã sang một số huyện lân cận nhƣ Bát Xát, Mƣờng

Khƣơng, Bắc Hà, Mù Căng Chải, thậm chí đến tận Điên Biên Đông của tỉnh

Lai Châu, cách Sa Pa gần 30 Km. Một số khác có những phản ứng tích cực

hơn bằng cách tăng thời gian lao động nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các sản

phẩm tại chỗ. Đây là một hƣớng đi đang đƣợc chính quyền huyện Sa Pa

khuyến khích phát triển bởi nó giúp họ đạt đƣợc mục đích vừa có thể thoả

mãn nhu cầu của thị trƣờng phát triển du lịch tại địa phƣơng vừa giữ gìn và

phát huy đƣợc bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Trƣớc hết, nghiên cứu về xu hƣớng phản ứng thứ nhất của ngƣời

H'mông, Dao đỏ cho thấy, trƣớc yêu cầu đòi hỏi của thị trƣờng du lịch và

nhu cầu phát triển nâng cao đời sống của chính bản thân họ, việc tham gia

vào hoạt động thu mua, sản xuất và bán các sản phẩm thổ cẩm đã mang lại

nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy, đã thu hút số đông ngƣời H'mông, ngƣời Dao

đỏ tham gia bao gồm các bà già, phụ nữ đã có chồng con, một số ít nam giới

và số đông trẻ em, chủ yếu là trẻ em gái.

Lực lƣợng chủ yếu và trực tiếp tham gia là phụ nữ, từ những bà già

70 tuổi đến những trẻ em gái 7 tuổi. Bằng hình thức đi rong trên phố, họ

mang theo số lƣợng hàng hoá nhất định để chào hàng và bán cho khách du



83



lịch. Tham gia gián tiếp là một số ít nam giới - những ngƣời có khả năng

làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhƣ đồ trang sức, vòng đeo tay, vòng

cổ... các loại nhạc cụ khèn môi, khèn trúc - ở tại các bản làng. Những sản

phẩm này đƣợc các chủ kinh doanh trên thị trấn và những ngƣời bán hàng

rong thu mua hoặc do chính những thành viên trong gia đình nhƣ vợ, con gái

mang lên thị trấn bán cho khách du lịch.

Việc mua và bán sản phẩm thổ cẩm từ các địa phƣơng khác đƣợc

phát triển một cách tự do đã diễn ra nhƣ một điều tất yếu. Nó xuất phát từ

nhu cầu mua thổ cẩm làm đồ lƣu niệm của khách du lịch tăng nhanh trong

khi để có một sản phẩm thổ cẩm theo đúng theo truyền thống đòi hỏi phải

mất rất nhiều thời gian và công sức. Những ngƣời phụ nữ H'mông, Dao đỏ

thay vì cố sức làm ra các đồ thổ cẩm họ đã nhanh chóng chuyển sang việc đi

thu mua lại các sản phẩm thổ cẩm của những ngƣời hoặc ở xa không có điều

kiện thƣờng xuyên lên chợ bán hàng hoặc không có thời gian, vốn và thói

quen (kinh nghiệm) bán hàng. Sau đó với các sản phẩm thu mua đƣợc, họ

bóc tách từng bộ phận lấy ra những mảng hoa văn và ghép nối thành những

sản phẩm hợp với thị hiếu của khách du lịch nhƣ túi, mũ, áo khoác ba lỗ...

Mặt khác, để đáp ứng kịp thời số lƣợng hàng hoá bán ra phục vụ du

khách, ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ cũng tự sản xuất các sản phẩm thổ

cẩm nhƣng với thời gian có hạn ngƣời ta đã rút ngắn nhiều công đoạn, lƣợc

bỏ nhiều nét hoa văn truyền thống đòi hỏi sự cần cù và tỷ mỷ. Bên cạnh đó,

một nguồn hàng đƣợc xem là quan trọng đối với ngƣời dân tộc là mua lại

các sản phẩm đã qua "chế biến" của những ngƣời kinh doanh tại chợ (chủ

yếu họ là ngƣời Kinh). Qua khảo sát tại chợ Sa Pa, chúng tôi thấy hầu hết

các cửa hàng tạp hoá bán quần áo và đồ lƣu niệm tại chợ đều có một chiếc

máy khâu. Chiếc máy này đƣợc dùng vào việc may vá lại các đồ thổ cẩm cũ



84



thành các sản phẩm mới có giá trị sử dụng để bán cho khách du lịch hoặc ký

gửi những ngƣời dân tộc bán rong ngoài thị trấn.

Bằng việc gia nhập vào số ngƣời bán rong, quan sát và thu nhập

thông tin, kết hợp với số liệu do cán bộ chính quyền có liên quan của huyện

cung cấp cho thấy, hiện nay ở thị trấn Sa Pa thƣờng xuyên có khoảng trên

dƣới 40 ngƣời bán rong và khoảng gần 30 trẻ em lang thang trong độ tuổi từ

7 - 15 tuổi. Trong số 25 ngƣời bán rong tại thị trấn đƣợc hỏi có 17 ngƣời là

ngƣời H'mông, phần lớn ở độ tuổi từ 30 - 70, có 7 ngƣời là ngƣời Dao đỏ ở

độ tuổi từ 25 - 65 tuổi và duy nhất 1 ngƣời là ngƣời Giáy. Nhƣ vậy, có thể

thấy tỷ lệ ngƣời H'mông đi bán hàng rong chiếm cao nhất, tiếp đến là ngƣời

Dao và một số ít ngƣời Giáy. Và có lẽ cũng không cần phải hỏi nhiều, chỉ

cần quan sát trang phục, lối ứng xử của những ngƣời đến chợ để mua bán, ta

cũng đã thấy sắc màu trang phục của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là sắc

màu chủ đạo trong bức tranh tộc ngƣời tại thị trấn Sa Pa, điển hình là bức

tranh chợ Sa Pa.

Qua điều tra tại thực địa đƣợc biết, số ngƣời đi bán rong và trẻ em

lang thang trên thị trấn chủ yếu đến từ các xã quanh khu vực thị trấn nhƣ xã

Tả Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van và Hầu Thào. Trong số những ngƣời

đi bán rong có thể phân thành ba loại. Số ngƣời đi bán rong quanh năm, số

ngƣời kết hợp vừa đi bán thổ cẩm vừa làm nông nghiệp và số trẻ em bán

hàng rong. Loại thứ nhất, những ngƣời chuyên đi bán hàng rong quanh năm

chủ yếu là các bà già từ 50 tuổi trở lên. Đa số những ngƣời phụ nữ cao tuổi

này có đông con nhiều cháu nên không phải làm công việc đồng áng hay nội

trợ trong gia đình. Bên cạnh đó họ vẫn muốn làm việc để cải thiện và nâng

cao đời sống cho gia đình mình. Khi tiếp xúc với những ngƣời phụ nữ cao

tuổi này chúng tôi nhận thấy một điều rằng các bà vì đi bán hàng rong đã lâu



85



nên không còn cảm thấy e ngại, xấu hổ nhƣ các chị phụ nữ trẻ tuổi khi giao

tiếp hay bán hàng cho khách du lịch. Cảm nhận này của chúng tôi cũng

trùng với nhận xét của các cán bộ xã nơi có nhiều ngƣời dân tộc tham gia

công việc bán hàng trên thị trấn. Do vậy bên cạnh lý do có nhiều thời gian

rảnh rỗi, đây là điều khiến phụ nữ cao tuổi ngƣời H'mông và Dao đỏ đi bán

hàng rong nhiều hơn, thƣờng xuyên hơn là những phụ nữ trung niên hay trẻ

tuổi.

Loại thứ hai, chủ yếu là những phụ nữ trung niên hay trẻ hơn, đã có

chồng, có con. Trong những thời điểm bận rộn ngày mùa, những ngƣời phụ

nữ này thƣờng chỉ đi chợ vào những ngày cuối tuần để tranh thủ mua và bán

hàng hoá của mình và gia đình sản xuất ra. Vào những thời gian nông nhàn,

họ đi bán hàng thổ cẩm thƣờng xuyên hơn. Vào những ngày đi bán hàng phụ

thuộc vào việc nhà của họ ở gần hay xa thị trấn, những ngƣời phụ nữ này có

thể đi và về trong ngày hoặc ngủ lại thị trấn để sáng hôm sau bán hàng tiếp.

Có lẽ vì lợi nhuận thu đƣợc từ việc bán hàng rong ở chợ nhiều, giúp phần

nào cải thiện đời sống gia đình nên đa số các ông chồng sẵn sàng làm các

công việc nội trợ trong gia đình thay cho phụ nữ để vợ của họ có thời gian đi

bán hàng.

So với phụ nữ H'mông, phụ nữ Dao đỏ đƣợc rảnh rang hơn vì không

phải mất thời gian se lanh, dệt và nhuộm vải. Phụ nữ Dao thƣờng mua vải

dệt sẵn ở chợ về thêu hoa văn. Hơn nữa, qua kinh nghiệm thêu hoa văn thổ

cẩm của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ cho thấy hoa văn trên thổ cẩm của

ngƣời Dao đỏ có đƣờng nét đơn giản, ít cầu kỳ và dễ thêu hơn hoa văn trên

thổ cẩm của ngƣời H'mông. Mặt khác, do cách thêu của ngƣời Dao đỏ là

thêu ở mặt trái của vải nêu thêu nhanh hơn cách thêu mặt phải vải của ngƣời

H'mông. Tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình, phụ nữ Dao đỏ tham gia đi



86



bán hàng rong. Thực tế cho thấy, về mặt số lƣợng ngƣời bán hàng rong, phụ

nữ Dao tuy không nhiều bằng phụ nữ H'mông nhƣng mức độ tham gia lại

thƣờng xuyên hơn. Chỉ tính riêng ở xã Tả Phìn là xã có 2 dân tộc chủ yếu

sinh sống là ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ, thì thấy số thời gian phụ nữ

Dao đỏ đi bán hàng rong nhiều gấp 4 đến 5 lần phụ nữ H'mông.

Tham gia vào lực lƣợng bán hàng rong trên phố nhƣ một thành phần

quan trọng không thể thiếu vắng đó là số trẻ em lang thang (loại thứ ba). Đa

số các em đến từ các xã Lao Chải, Tả Phìn, Hầu Thào, Tả Van và San Sả

Hồ. Thời gian số trẻ này lƣu lại thị trấn để bán đồ thổ cẩm và các loại hàng

hoá khác từ 3 đến 4 ngày trong 1 tuần. Thƣờng thì cứ đến khoảng thứ 5 hay

thứ 6 hàng tuần, các em từ bản làng của mình mang theo hàng hoá do bố mẹ

sắp sẵn, đi lên thị trấn bán hàng cho đến thứ 2 hoặc thứ 3 tuần sau trở về nhà

để chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo. Hầu nhƣ thời gian của các em dành

cho việc đi lang thang trên phố, chào hàng và bán hàng cho khách du lịch.

Theo kết quả điều tra, những loại hàng mà những ngƣời bán rong

thƣờng bán, bao gồm: quần áo, dây thắt lƣng, mảnh hoa văn viền cổ áo, túi

và mũ thổ cẩm. Xếp sau hàng thổ cẩm là các sản phẩm dân tộc khác nhƣ đồ

trang sức (vòng tay, vòng cổ,...) các nhạc cụ dân tộc (khèn, sáo)...

Bên cạnh đó, có những ngƣời chuyên bán quần áo thổ cẩm cũ, phẩm

nhuộm, dây vải viền công nghiệp làm phụ liệu để sản xuất hàng thổ cẩm.

Một số ít ngƣời dân tộc bán các sản phẩm rừng nhƣ phong lan, cây cảnh, cây

thuốc chữa bệnh. Một số khác bán các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết

yếu trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân sống ở vùng cao nhƣ dầu cao,

thuốc chữa bệnh, phẩm nhuộm, yếm khăn đội đầu, khăn cô dâu,...



87



Số trẻ em chủ yếu bán các loại vòng tay, nhạc cụ dân tộc nhƣ sáo

trúc, khèn môi. Một số trẻ em lớn tuổi hơn bán các loại mũ, túi thổ cẩm, dây

buộc cổ tay, quần áo... làm từ thổ cẩm.

Trong những loại hàng hoá đƣợc rao bán trên, quần áo thổ cẩm là

loại hàng hoá đƣợc rao bán trên, quần áo thổ cẩm là loại hàng bán chạy nhất;

tiếp đến là mũ và túi xách, khèn, sáo. Đối với trẻ em, loại đồ trang sức (chủ

yếu là vòng tay) và nhạc cụ (chủ yếu là khèn môi) là những thứ bán chạy

nhất.

Kết quả điều tra trên thực địa cho chúng ta thấy các con số sau:

Bảng: Loại mặt hàng bán chạy nhất của những ngƣời bán rong.

Mặt hàng



Của ngƣời lớn bán rong



Của trẻ em bán rong



Tổng số

ngƣời

(20)



% so với

tổng số

ngƣời đƣợc

phỏng vấn



Tổng số

ngƣời (20)



% so với tổng

số ngƣời

đƣợc phỏng

vấn



Quần áo thổ cẩm



10



50%



1



5%



Quần áo cũ



1



5%



-



-







8



40%



2



10%



Túi



6



30%



1



5%



Khèn, sáo



3



15%



14



70%



Vòng tay (đồ trang 4

sức)



20%



13



65%



Nguồn: Số liệu điều tra tại thị trấn Sa Pa năm 2001.

Tuy nhiên, các con số trên đây luôn luôn dao động và biến đổi bởi nó

phụ thuộc vào nguồn hàng và mức độ bán ra của những ngƣời bán rong.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới đó là sở

thích mua hàng của từng loại khách du lịch. Giữa khách du lịch trong nƣớc

88



và khách du lịch ngoại quốc có sự khác nhau về số lƣợng (mức mua) và sự

phong phú trong chủng loại hàng hoá lựa chọn. Thực tế cho thấy, khách

nƣớc ngoài thƣờng mua hàng của ngƣời bán rong nhiều hơn, với số lƣợng

lớn hơn khách du lịch trong nƣớc. Trong tổng số 26 trẻ em đƣợc hỏi thì có

24 em (92,3%) chủ yếu bán cho khách nƣớc ngoài, 16 em (61,5%) có khách

trong nƣớc. Phần lớn các em đều có một ý kiến chung nhất về số lƣợng và

mức mua của khách du lịch nƣớc ngoài nhiều hơn hẳn so với khách du lịch

trong nƣớc. Vậy khách du lịch trong nƣớc thƣờng mua hàng lƣu niệm ở đâu.

Qua khảo sát tại thị trấn thấy rằng khách du lịch Việt nam thƣờng hay mua

sắm đồ lƣu niệm tại các quầy hàng trong chợ do ngƣời Kinh bán, vì ở đó họ

đƣợc chọn lựa nhiều mặt hàng hơn. Rất ít khách du lịch trong nƣớc mua

hàng thổ cẩm ở ngƣời bán rong, có chăng là mua vòng đeo tay, mũ, túi xách

và khèn môi.

Sức mua của du khách có ảnh hƣởng lớn đến mức thu nhập của

ngƣời bán rong tại thị trấn. Thu nhập bình quân một tuần của một ngƣời bán

rong có thể giao động khoảng 10.000đ tới 200.000đ/1 tuần, tƣơng đƣơng với

50.000đ đến 800.000đ/1 tháng. Theo lời của những ngƣời phụ nữ bán rong

khi đƣợc hỏi tại sao lại có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy trong mức thu nhập

tháng của họ thì thấy rằng khả năng bán đƣợc hàng cho khách rất không ổn

định. Có những ngày, thậm chí có tuần họ chỉ bán đƣợc 1 đến 2 sản phẩm

thậm chí là không bán đƣợc thứ gì. Tuy nhiên, cũng có khi may mắn gặp

đƣợc khách mua, họ có thể lãi tới vài trăm nghìn đồng mỗi tuần. Một phụ nữ

H'mông ở xã Tả Phìn cho biết họ có thu nhập trung bình khoảng 30.000đ/1

tuần, nhƣng cũng có tuần chị thu lãi tới 300.000đ. Một phụ nữ Dao cũng ở

xã Tả Phìn nói: "Mùa hè, tôi bán đồ trang sức, mũ, túi, lãi trung bình từ

30.000 đến 50.000đ/1 tuần, nhƣng cũng có khi tôi bán đƣợc cả khăn cô dâu,



89



khăn đội đầu, quần áo thổ cẩm, tôi lãi tới 500.000đ, nhƣng ít khi bán đƣợc

nhƣ vậy lắm".

Qua thực tế phỏng vấn, những ngƣời bán rong tại thị trấn về nguồn

thu nhập từ việc bán hàng đối với tổng thu nhập gia đình, đa số họ cho biết

nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của họ. Một số ít ngƣời cho rằng

nó có mức quan trọng vừa phải và một vài ngƣời cho là ít quan trọng. Bên

cạnh đó có một số ngƣời dấu diếm mức thu nhập và không trả lời khi đƣợc

hỏi cảm nghĩ của họ về việc đi bán hàng rong.

Đối với trẻ em bán rong trên phố, đa số các em đều nói rằng đi bán

hàng là để phụ giúp bố mẹ. Trong số 20 em đƣợc hỏi, có 16 em nói rằng số

tiền kiếm đƣợc của em có mức quan trọng vừa phải đối với gia đình, 3 em

nói nó ít quan trọng chủ yếu là do các em thích đi bán thì bố mẹ cho đi, 1 em

cho rằng rất quan trọng đối với gia đình của em.

Có thể sơ bộ nêu những con số về mức thu nhập trung bình trong 1

tuần của ngƣời bán rong nhƣ sau:

Bảng: Thu nhập trung bình 1 tuần của ngƣời bán rong.

Đồng/tuần/ngƣời



Ngƣời

H'mông



Ngƣời

Dao



10.000đ - 25.000đ



9



35.000đ - 55.000đ



Ngƣời

Giáy



Tổng số

(26 ngƣời)



%



1



10



38,5



5



3



8



30,8



100.000đ - 150.000đ



2



2



5



19,2



180.000đ



3



3



11,5



1



Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2001.

Số tiền thu đƣợc từ bán hàng đƣợc sử dụng trƣớc hết cho nhu cầu thiết

yếu trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời H'mông và ngƣời Dao. Thực tế

trong 25 ngƣời đƣợc hỏi thì có 24 ngƣời bán rong nói là họ dùng tiền để mua

90



gạo, dầu thắp sáng, mắm, muối .v.v... trong đó phần lớn là để mua lƣơng

thực (gạo), 10 ngƣời nói để dành tiền tiết kiệm, 4 ngƣời nói để tiền mua

phân bón ruộng, 1 ngƣời để tiền thuê một ngƣời làm ruộng thay mình. Ngoài

ra có khá nhiều ngƣời dành một phần các khoản thu đƣợc đó để mua quà cho

con hay mua sắm các vận dụng khác trong gia đình.

Đối với số trẻ em đi bán rong, số tiền kiếm đƣợc của các em có ý

nghĩa nhất định đối với kinh tế gia đình. Trong 26 em đƣợc hỏi có 23 em nói

rằng đƣa tất cả tiền kiếm đƣợc ở thị trấn cho bố mẹ, 17 em chi một phần tiền

để mua những thứ cần thiết hàng ngày của các em, 14 em nói để dành tiền

tiết kiệm, một số rất ít nói để mua quần áo đẹp hay bánh kẹo...

- Hoạt động dẫn đƣờng cho khách du lịch (dịch vụ leo núi Phan xi

păng):

Loại hình này ít phổ biến hơn nhƣng lại đem lại thu nhập cao hơn cho

những ngƣời dân tộc thiểu số. Phần lớn đối tƣợng khách du lịch tham gia

vào loại hình này là ngƣời nƣớc ngoài - những ngƣời tới Sa Pa vì mục đích

du lịch thể thao, du lịch sinh thái, muốn đƣợc leo núi, chinh phục đỉnh Phan

xi păng - đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Không ai khác ngoài ngƣời

H'mông - những cƣ dân sinh sống lâu đời trên vùng núi này là những ngƣời

dẫn đƣờng cho khách du lịch. Bởi hơn ai hết những ngƣời H'mông ở đây

nắm chắc địa bàn, thông thạo địa hình, có kinh nghiệm trong việc leo núi.

Họ đƣợc các chủ khách sạn, những ngƣời kinh doanh nhà hàng, hƣớng dẫn

viên du lịch ngoại tỉnh thuê làm ngƣời dẫn đƣờng và khuân vác các vận

dụng cho du khách. Nói chung, đây là công việc nặng nhọc và vất vả nhƣng

bù lại, những ngƣời dẫn đƣờng này đƣợc trả thù lao với mức cao hơn hẳn

mức thù lao của các công việc khác, thậm chí nếu đem so sánh với mức thu

nhập chung của ngƣời dân ở địa phƣơng thì đây đƣợc xem nhƣ khoản thu

91



đặc biệt của họ. Qua phỏng vấn đƣợc biết, trung bình thu nhập của những

ngƣời H'mông dẫn đƣờng này khoảng 100.000đ/1 ngày và có thể hơn nữa.

Nhƣ vậy, với mỗi chuyến đi kéo dài từ 3 đến 5 ngày, họ thu đƣợc tối thiểu từ

300.000đ - 500.000đ.

Tuy vậy, số ngƣời H'mông tham gia vào loại hình dịch vụ này không

nhiều và mang tính chất chuyên nghiệp, chỉ vài ba ngƣời trong 1 xã, chủ yếu

ở các xã San Sả Hồ, Lao Chải và Tả Van. Thông thƣờng, mỗi chủ khách sạn,

nhà hàng, hay các hƣớng dẫn viên du lịch tại Sa Pa đều thiết lập mối quan hệ

chặt chẽ với một số ngƣời dân tộc nhất định nào đó để làm việc này.

Một nguyên nhân khác khiến cho số ngƣời dân tộc tham gia vào hoạt

động này không nhiều bởi loại hình du lịch leo núi ở Sa Pa vẫn chƣa thực sự

phát triển, số du khách có nhu cầu leo núi không nhiều. Bên cạnh đó, chính

quyền huyện Sa Pa cho đến nay vẫn chƣa triển khai cụ thể quy hoạch cho

tuyến du lịch chinh phục đỉnh Phan xi păng.

Có thể nói rằng, do mức thu nhập từ dịch vụ này cao nên ở những gia

đình có ngƣời dẫn khách đi núi sau một thời gian đều trở nên khá giả hơn so

với những gia đình khác trong bản. Những đánh giá nhận xét của chính

quyền xã và những ngƣời dân khác trong bản cho ta thấy rõ đƣợc sự chênh

lệch về mức sống giữa các hộ gia đình trong cùng một bản nhƣng với hai

hoạt động khác nhau. Một là, số hộ không có ngƣời dẫn khách leo núi với

một số hộ có ngƣời dẫn khách leo núi. Có thể dẫn ví dụ trƣờng hợp ở thôn

Cát Cát, xã San Sả Hồ có 2 ngƣời đƣa khách du lịch leo núi Phan xi păng từ

năm 1995 đến nay. Nếu nhƣ từ 1995 trở về trƣớc, cả hai gia đình họ đều

nghèo, thiếu ăn, nhà cửa lụp xụp, thì chỉ qua mấy năm đi dẫn khách đến nay,

đời sống gia đình họ đƣợc cải thiện, không những đủ ăn mà cả hai còn xây



92



đƣợc nhà đẹp, lợp ngói xi măng, mua sắm đƣợc nhiều tiện nghi trong gia

đình...

- Hoạt động mở quán bán hàng:

Trong các tộc ngƣời ở Sa Pa, đặc biệt là ngƣời H'mông và ngƣời Dao

đỏ, việc mở quán bán hàng phục vụ khách du lịch tại các thôn bản trên các

tuyến du lịch là một hoạt động mới đƣợc phát triển trong vài năm gần đây.

Xuất phát từ việc đáp ứng mọi nhu cầu đột xuất của khách từ các sản phẩm

tiêu dùng, chủ yếu là đồ giải khát, bánh kẹo hoặc một vài vật phẩm sinh hoạt

hàng ngày khác. Tuy nhiên, số lƣợng hộ gia đình tham gia vào dịch vụ này

còn hạn chế, phần lớn là những hộ có lợi thế nằm trên các tuyến du lịch. Với

mức độ tiêu thụ sản phẩm thấp, (vì chủ yếu khách du lịch thƣờng chuẩn bị

sẵn đồ ăn, thức uống cho mỗi chuyến đi và chỉ mua thêm khi có nhu cầu

phát sinh hoặc có sự cố bất ngờ), nên mức thu nhập từ loại hình này không

cao.

- Các hình thức cho khách du lịch vào thăm và nghỉ qua đêm ở hộ

gia đình:

Ở những hộ gia đình ngƣời H'mông hoặc ngƣời Dao đỏ thƣờng xuyên

có khách du lịch ghé thăm, phần lớn khách du lịch thƣờng có hình thức tặng

quà hoặc tiền cho các gia đình. Qua việc phỏng vấn số khách du lịch đã từng

vào thăm nhà ngƣời dân tộc đƣợc biết, có rất ít khách Việt Nam và khách

nƣớc ngoài cho quà và cho tiền những hộ gia đình này (2/10 khách Việt

Nam và 4/15 khách nƣớc ngoài). Các món quà thƣờng chỉ là gói bánh hay

gói kẹo, rất ít ngƣời cho tiền. Bởi tính không thƣờng xuyên và với mức độ

hạn chế nên những món quà hoặc tiền của du khách trả cho các hộ gia đình

ngƣời dân tộc thiểu số không thể giúp ích nhiều trong việc cải thiện cuộc

sống hàng ngày của ngƣời dân.

93



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×