Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )
- Loại lấy đề tài lịch sử: Đó là những cuộc khởi nghĩa của nông dân,
những phong trào văn thân, cần vương (vè vợ ba Cai Vàng, vè bà Thiếu phó,
vè Đề Thám, vè Thất thủ kinh đô).
- Loại lấy đề tài xã hội: Như chuyện đi phu, đi lính, chuyện ma chay cưới
hỏi, chuyện trai chê vợ, gái rẫy chồng, chuyện bão lụt đói kém, chuyện làm
đình, làm đám…(loại vè này chiếm một số lượng khá lớn). [10, tr.51]
Ngoài ra xét về thể thơ, các tác giả đã chia vè thành ba loại:
- Vè lục bát: Phổ biến khắp các địa phương trong toàn quốc
- Vè nói lối: Các địa phương đều có, nhưng phổ biến nhất ở vùng Bình
Trị Thiên và Nam Trung Bộ.
- Vè hát dặm (một loại riêng của vùng Nghệ Tĩnh). [10, tr.52]
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Tố Hảo thì các cách phân loại trên
đều có những điểm chưa hợp lý. Vậy cũng không thể căn cứ theo thể thơ để
phân loại vè được.
Nếu phân loại như trên thì nó có tính chất khái quát quá. Vì thực ra bất cứ
một thể loại văn học nào cũng lấy đề tài từ cuộc sống mà trong đó có đề cập
tới vấn đề về lịch sử và xã hội. Cánh phân loại này sẽ dẫn đến tình trạng
những bài vè nào liên quan đến lịch sử thì xếp vào vè lịch sử, còn tất cả
những bài vè khác đều xếp vào vè thế sự. Trong khi đó ở thể loại vè có rất
nhiều bài khó mà tách ra được đâu là vè lịch sử, đâu là vè thế sự. Hơn nữa, ở
những bài vè được các tác giả gọi là vè lịch sử và vè thế sự này thì tính chất
của chúng cũng giống nhau. Đó là tính thời sự, tính địa phương, tính châm
biếm đả kích (hoặc gọi là tính chiến đấu). Chẳng thế mà tác giả Nguyễn Văn
Hầu đã cho hai loại này vào một loại những bài vè có tính chất lịch sử. Còn
tác giả Thuần Phong lại gộp hai loại này vào một loại gọi là vè thời sự.
Bên cạnh đó có một số loại vè khá phổ biến mang những đặc điểm và nội
dung tương đối khác biệt như: vè trẻ em, vè phong vật, vè nghề nghiệp còn vè
tâm sự lại không được các tác giả chú ý đề cập đúng mức.
16
Nguyễn Văn Hầu chia vè thành ba loại:
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để nói chơi trong lúc vui đùa. Loại
này không có ý nghĩa hoặc có rất ít ý nghĩa. Thí dụ: vè nói ngược, vè con Sáo.
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai chung một hạng người, một tệ tục
hay một thói hư tật xấu. Thí dụ như: vè đánh bạc, vè ông tiên chỉ cúng thần,
vè tranh miếng thịt lành, vè chê gái lấy chồng chệch, vè mụ đội chửa hoang...
- Những bài vè có tính chất lịch sử như: vè thất thủ kinh đô, vè cháy chợ,
vè trời hạn, vè nước lụt, vè kinh tế. [10, tr.50]
Tác giả Nguyễn Văn Hầu nêu ra ba loại vè trên cũng không thâu tóm
được các loại vè hiện có ở nước ta như: vè nghề nghiệp, vè tâm sự, vè phong
cảnh. Tác giả tách những bài vè có ngụ ý chế giễu, mỉa mai thành một loại
khác biệt với những bài có tính chất lịch sử vì thực ra trong những bài vè có
tính chất lịch sử ấy thì tính châm biếm, đả kích, mỉa mai chế giễu cũng khá
đậm. Chẳng hạn như bài “Vè Khâm sai”, bài này có tính chất lịch sử vì đã ghi
lại được một trang sử trong giai đoạn chống Pháp, gắn liền với bọn vua quan
đầu hàng làm tay sai cho Pháp của nhân dân ta thời bấy giờ. Nhưng đồng thời
nó cũng có tính chất châm biếm, phơi bày thực chất xấu xa của đội quân bù
nhìn Đồng Khánh bằng những chi tiết rất hài hước. Người dân nêu lên một sự
kiện lịch sử nhưng đồng thời cũng biểu lộ thái độ của mình hoặc ca ngợi, hoặc
đả kích.
Tác giả Thuần Phong chia vè làm bốn loại không theo một nguyên tắc
phân loại nào:
- Vè nhi đồng (đánh thẻ và các thứ rau)
- Vè phong tục (vè ông Địa)
- Vè nghề nghiệp (vè đánh chão)
- Vè lịch sử (vè Khâm sai, năm canh điểm mục ca). [10, tr.50]
Ở đây tác giả mới kể ra tên bốn loại vè chính. Mặt khác, ông lại quan
niệm: vè phong tục là những bài vè có tính chất trào phúng, châm biếm.
17
Chẳng hạn tác giả đã dẫn bài vè ông Địa và cho rằng đó là một bài vè phong
tục:
“…Bốn lớp bột sam
Hai chục cánh cam,
Để đem tráng miệng
Giày cườm thêu kim tuyến
Sắm cho Địa một đôi
Sắm ống, sắm nồi
Đặng cho Địa hút…”
Thực ra đó chỉ là một bài vè chế giễu một hạng người chứ không hề có
tính chất phong tục tập quán gì cả.
Đồng thời, tác giả lại quan niệm vè thời sự chỉ là những bài vè lịch sử.
Thực ra tính thời sự của vè còn rộng hơn nhiều. Tác giả sắp xếp như vậy đã
hợp lý chưa? Đấy là những vấn đề chúng ta còn cần phải bàn lại. Ngoài ra còn
có những bài vè như những câu chuyện xảy ra trong làng, ngoài xã, những
tâm sự của người gái góa, trẻ mồ côi thì xếp vào phần nào?
Đỗ Bình Trị trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, gần đây nhất
(1991) đã chia vè thành bốn loại:
- Vè lịch sử (kể chuyện nước)
- Vè thế sự (kể chuyện làng)
- Vè than thân (kể chuyện mình)
- Vè cho trẻ em (kể chuyện chim, cá, hoa, quả, gọi bê, gọi nghé...).
Cách phân loại của tác giả Đỗ Bình Trị tuy có điểm hợp lý hơn, nhưng
vẫn còn nhiều điều phải bàn thêm.
Vũ Tố Hảo dựa theo đặc trưng, tính chất, nội dung cũng như hình thức
của từng loại vè mà chia vè thành ba loại chính:
- Vè nhi đồng: Gồm những bài do nhi đồng sáng tác hay do người lớn
sáng tác cho nhi đồng, nhằm phục vụ cho vui chơi giải trí, ít có ý nghĩa hoặc
18
đã mất ý nghĩa hiện đại chỉ bảo tồn ý nghĩa cổ và chỉ chú ý đến vần nhịp (vè
đánh thẻ, đi trốn đi tìm, thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên
mây...). Và những bài vè phục vụ cho việc giáo dục trẻ em như: vè con ếch,
vè tam thiên tự, nhị thập tứ hiếu…
- Loại vè không gắn với vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có:
+Vè phong vật, phong cảnh (các thứ cây, thứ rau, thứ cá, thứ chim, thứ
hoa quả, phong cảnh làng quê, cái đình…).
+Vè nghề nghiệp (làm cói, đánh chão, cào hến, hái dâu nuôi tằm, trồng
bông, kể công việc nhà nông…).
+Vè giáo huấn (lời người mẹ khuyên con gái trước khi lấy chồng, con trai
trước khi hỏi vợ, khuyên con ăn ở có đạo đức, có trung có hiếu…).
+Vè tâm sự (tâm sự người đi ở, người làm lẽ, người mồ côi, gái goá, cô
gái bị ép duyên…).
Loại vè này nặng về tính chất trữ tình, thường được truyền tụng một cách
rộng rãi và lâu dài. Theo thống kê của Vũ Tố Hảo thì những bài vè này hầu
như đều không có tên tác giả, không có thời điểm, không ghi địa điểm và có
nhiều dị bản, không gian lưu truyền đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương. Nó
không gắn với một vấn đề thời sự nào xảy ra trong xã hội. Nó không phải
sáng tác kịp thời mà được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ít có tính
châm biếm, đả kích. Do vậy tính thời sự gần như không có.
- Loại vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có:
Những vấn đề thời sự xảy ra trong làng xã (vỡ đê, mất mùa, đói kém, làm
đình, đắp đường, đi phu, anh đánh bạc, anh chàng nghiện...). Ở đây tính chất
tròa phúng, châm biếm đả kích được thể hiện rõ những vấn đề thời sự xảy ra
trong làng xã có liên quan đến một vấn đề lịch sử nào đấy (vè thất thủ kinh
đô, vè Quan Đình, vè Đề Thám, vè cụ Phan...). Ở những loại vè này chất liệu
lịch sử được chú ý. [10, tr.53]
19
Với cách phân loại như trên, Vũ Tố Hảo cho rằng ba loại trên đã thâu tóm
được tất cả các loại vè Việt Nam. Ở mỗi loại vè, có thể tìm thấy những đặc
trưng, tính chất riêng biệt. Và qua đây, có thể hiểu một cách khái quát toàn bộ
nội dung và nghệ thuật của thể loại vè Việt Nam.
Bảng 1.1: Thống kê cách phân loại vè của một số tác giả
T
T
Tác giả
1
Hoàng Tiến Tựu
2
Đinh Gia Khánh,
Chu Xuân Diên
Bùi Văn Nguyên,
3
Số
loại
2
2
2
Nguyễn Ngọc Côn,
Nguyễn Nghĩa Dân
Tên loại
- Vè thế sự
- Vè lịch sử
- Vè thế sự
- Vè lịch sử
- Loại lấy đề tài lịch sử
- Loại lấy đề tài xã hội
- Vè lục bát
3
- Vè nói lối
- Vè hát dặm
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để
4
Nguyễn Văn Hầu
3
nói chơi trong lúc vui đùa
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai
- Những bài vè có tính chất lịch sử
- Vè nhi đồng
- Vè không gắn với vấn đề thời sự xảy
5
Vũ Tố Hảo
3
ra trong xã hội
- Vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy
ra trong xã hội
6
Đỗ Bình Trị
4
- Vè lịch sử
- Vè thế sự
20
- Vè than thân
- Vè trẻ em
- Vè nhi đồng
7
Thuần Phong
4
- Vè phong tục
- Vè nghề nghiệp
- Vè lịch sử
Tóm lại: Khi nghiên cứu phân loại vè, các tác giả có cách phân loại khác
nhau. Có tác giả dựa vào thể thơ, có tác giả dựa vào đặc điểm vùng miền, có
tác giả dựa vào chủ đề… mà chia vè thành nhiều loại khác nhau.
Còn ở đây, chúng tôi tiếp thu cách phân loại vè dựa trên cơ sở nội dung
các bài vè mà chia làm hai loại:
- Vè thế sự: Miêu tả cụ thể, sinh động, trực tiếp đời sống nhân dân và xuất
hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và kịp thời các sự kiện
thường ngày của đời sống với xu hướng chung là trào phúng. Nhiều bài vè có
nội dung đả kích những hành vi phương hại đến phong tục tập quán, những tệ
nạn xã hội và những hiện tượng không bình thường trong đời sống nhân dân.
- Vè lịch sử: Là sự kết tinh của hai yếu tố chân thật lịch sử và hư cấu thần
kỳ trong giai đoạn lịch sử bi tráng với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và
phong trào đấu tranh chống đế quốc.
Ngoài ra còn có vè kể hoa, kể chuyện về loài vật, cây trái, sự vật…
1.3 Tính chất của vè người Việt
1.3.1 Tính thời sự
Vè mang tính thời sự đặc trưng bởi các sự kiện trong quá khứ ít đuợc vè
quan tâm mà vè thường xuất hiệ tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện
rồi truyền đi để gây dư luận. Phần lớn những bài vè xuất hiện để đáp ứng việc
phản ánh dư luận quần chúng trong một thời điểm nhất định. Người ta thường
21
quên đi bài vè khi sự việc được phản ánh mất đi tính thời sự mà thay vào đó là
những bài vè hướng về những sự kiện mới. Bài vè “Làng đào giếng” là một
minh chứng cho điều đó:
“…Giếng đào ra uống nước,
Cho con cháu muôn đời,
Khỏi mang tiếng người cười,
Khỏi bẽ cùng sáu xóm.
Tiết xuân ra còn đượm,
Ngày mùng sáu ngày lành.
Đàn em với đàn anh,
Ta quyết đào nỏ tiếc.
Giừ đào ra mới biết,
Trên đất rẻo một vòng,
Giữa mắc lớp đá ong,
Xóm ta rày ngao ngán.
Giếng đào ra còn cạn,
Cuốc thuổng lại cầm tay,
Chạy ra mượn đồ tây,
Mượn sà beng, vên, vét.
Mượn cà cà, ven vét.
Xóm ta cũng quyết,
Con trai cũng vững vàng,
Sắp ra đứng hai hàng,
Đá ong lên lớp lớp,
22