1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

1 Sử dụng thể thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )


hạ thấp thể loại vè mà để giúp chúng ta khi đi vào tìm hiểu kho tàng vè của

dân gian với cái nhìn vừa không cực đoan hạ thấp vè vừa không quá đề cao

một cách không có cơ sở. Thống kê các chuyên luận và các bài viết trên tạp

chí nghiên cứu, vè là thể loại có danh mục khiêm tốn hơn cả so với các thể

loại khác. Nhưng khi nhìn nhận về vè người Việt, chúng ta thấy nó không chỉ

phong phú về nội dung mà còn đa dạng về thể thơ: thể hai chữ, thể ba chữ, thể

bốn chữ, thể năm chữ, thể lục bát, thể song thất lục bát, thể tự do... và ngay

trong một bài vè cũng có thể sử dụng hỗn hợp các thể thơ.

Bảng 2.1: Thống kê số bài châm biếm, đả kích trong tập 13 và tập 14

Tậ

p



Số bài

Tỷ lệ

Số bài châm biếm,

%

đả kích

34

47

13

9



Thể loại vè



13 Vè sinh hoạt

Vè chống phong kiến đế quốc

14



21

9



Vè chống đế quốc Pháp, Mỹ sau



99



Cách mạng tháng Tám



66



Tổng số



7



25



11



10



10



82



34 %



Như vậy, trong Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 13 và tập 14,

chúng tôi thấy: tập 13 gồm 349 bài vè sinh hoạt thì có tới 47 bài vè châm

biếm những thói hư tật xấu chiếm khoảng 13%, tập 14 gồm 219 bài vè chống

phong kiến đế quốc thì 25 bài có nội dung tố cáo châm biếm, đả kích phong

kiến đế quốc chiếm khoảng 11%, chưa kể 99 bài vè chống thực dân pháp và

đế quốc Mỹ sau Cách mạng tháng Tám với 10 bài có nội dung tố cáo, châm

biếm, đả kích tay sai và đế quốc chiếm khoảng 10%.



40



Bảng 2.2: Thống kê số lượng các thể thơ trong phạm vi nghiên cứu

TT



Thể thơ



Số bài



Tỷ lệ %



Xếp loại



1



Tự do



40



48,8



1



2



Lục bát



21



25,6



2



3



Bốn chữ



20



24,4



3



4



Song thất lục bát



1



1,2



4



82



100%



Tổng số



Theo số liệu bảng thống kê trên, trong phạm vi đề tài chúng tôi tìm hiểu

thể thơ trong giới hạn 82 bài vè có nội dung châm biếm và đả kích thì thể thơ

trong vè rất phong phú và đa dạng: thể tự do (thể hỗn hợp) chiếm tỷ lệ cao

nhất và thể song thất lục bát có tỷ lệ khiêm tốn hơn cả.

2.1.1 Thể tự do (thể hỗn hợp)

Những bài viết theo thể tự do chiếm số lượng lớn nhất so với các thể

khác. Trong 82 bài vè chúng tôi đang nghiên cứu thì thể tự do gồm 40 bài

chiếm 48,8%. Thể tự do gồm nhiều thể thơ gộp lại, không theo một niêm luật

cố định. Trong một bài có thể có thể thơ 4, 5 chữ rồi đến thể thơ 7 chữ, rồi lại

đến thể thơ 6-8. Những bài viết theo kiểu xen kẽ này chúng ta có thể thấy ở

nhiều bài như: “Trách thầy Biện bỏ vợ”, “Lấy phải vợ già”, “Làm trai cờ bạc

thì chừa”, “Cậu hèn đã có cháu”, “Lĩnh nợ vay công” , “Anh chàng lười”...Sự

phong phú của vè biểu hiện sự đa dạng của nội dung mà vè cần phản ánh.

Với thể thơ tự do, tác giả bài vè dưới đây đã đả kích châm biếm chân

tướng của gia đình tầng lớp phong kiến trong xã hội xưa. Thầy Biện nghe lời

vợ lẽ xui giục bỏ vợ cả cùng đứa con lên ba tuổi. Việc đó làm cho nhiều

người bất bình:

“Trung phường là đất quan văn,



41



Giang Triều nức tiếng sĩ danh ông đồ.

Gả bán con vô,

Làm sui gia (thông gia) cũng đáng.

Đánh cờ, xem tướng,

Kết bạn cùng nhau.

Làm chi không nói khi đầu,

Khi đang thì trai thì gái?...”

(Trách thầy Biện bỏ vợ, trang 676, tập 13)

Hay:



“...Bây chừ con chót làm hư,

Mai kia đời nhắc hoang thai cả bày.

Một, người bảo mơ sắc; hai, người nói tham tài,

Làng trong cũng biết, xã ngoài cũng hay

Ông ơi, hãy tỉnh cơn say,

Phen người con dại, trở tay không kịp rồi!...”

(Vè không chồng mà chửa, trang 654, tập 13)



2.1.2 Thể lục bát

Bên cạnh thể tự do, thể lục bát cũng có tỉ lệ khiêm tốn. Trong tổng số 82

bài vè có nội dung châm biếm, đả kích thì có 21 bài thể thơ lục bát chiếm

25,6% . Nếu thể vãn tư vừa nhanh gọn, sắc bén, chủ yếu thích hợp với yêu

cầu tự sự, với yêu cầu sáng tác kịp thời thì thể lục bát với câu thơ ngân dài,

bình thản và khoan thai, nhịp nhàng, thì vừa thích hợp với yêu cầu tự sự khi

không cần kể lại sự việc một cách nhanh gọn, dồn dập, vừa thích hợp với yêu

cầu trữ tình khi cần bộc lộ những tình cảm đã lắng sâu vào tâm hồn. Bởi vậy

nhiều bài sử dụng khá nhiều hình thức lục bát để chuyển tải nội dung. Hầu hết

những bài vè đó phải tuân theo luật sáu, tám; trắc tư; phải lo giữ trọn kỳ dư

mặc tình. Bằng không sáu dưới hoà đuôi, sáu còn hoà sáu chẳng nguôi vần



42



nào, có nghĩa là cứ một câu sáu một câu tám theo luật và vần như vậy nối liền

nhau kéo dài cho đến hết bài:

“Rủ nhau đi đánh bài cào,

Già trẻ lớn bé mặt nào cũng đi.

Có tiền, có lúi thì đi,

Không tiền không lúi cũng đi đứng ngoài.

Thằng ăn lại nói có tài,

Thằng thua kiếm chỗ nằm dài thở ra.

Về nhà con khóc vợ la,

Mấy thằng không vợ mẹ cha nó rầy.

Thôi thôi tao tính làm vầy,

Hỏi ghe xuống chợ hỏi bào tiền cau.

(Vè đánh bài cào, tr.628, tập 13)

Trước những sự kiện xảy ra trong làng xã, có thể là những câu chuyện lố

lăng, chướng mắt, có thể là những câu chuyện bi ai, bi hùng xảy ra ngay trước

mắt, người dân muốn thuật ngay lại hoặc phát biểu ngay quan điểm của mình

trước hiện tượng đó, bằng thể thơ lục bát 6-8.

Thường thì những bài viết theo thể lục bát thường có độ dài rất lớn, như

bài: “Trách trời thì một, mười phần trách vua” có 48 cặp câu lục bát. Với 48

cặp câu lục bát này, bài vè nhằm đả kích, phê phán thái độ ươn hèn của triều

đình nhà Nguyễn đã đầu hàng bọn thực dân và bọn đội lốt Thiên chúa giáo,

phản bội lại quyền lợi của nhân dân:

“Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Gẫm tình nghĩ lại nói đôi ba vần.

Trách trời, trời ở không cân,

Trách trời thì một, mười phần trách vua.



43



Đời giừ loạn lạc mất mùa,

Kẻ nam người bắc như mua lấy sầu.

Đạo thì nghe cấm đã lâu,

Cấm từng lỗ miệng, nghe màu (chừng) lặng thinh.

Kẻ thì đi thú Trấn Ninh,

Người thì đi thú Quảng Bình, Quảng Yên

Vua thì hàn ngự ngoài Sên (?),

Kẻ đi tuần tiễu, người quyền vượt khơi.

Dinh Cầu, Bố Chính khắp nơi,

Trèo truông Ba Dội nhớ lời Hải Vân...”

(Trách trời thì một, mười phần trách vua, tr.413, tập 14)

Với 25,6% số lượng tác phẩm vè có nội dung châm biếm, đả kích viết

dưới hình thức thể lục bát. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so

với ca dao nói chung. Ở ca dao Việt Nam, tỷ lệ ca dao theo thể lục bát cũng

chiếm đa số (trên 80%). Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó gắn liền với ngôn

ngữ Việt Nam, dễ thích nghi với đặc điểm giàu tính nhạc trong tiếng Việt và

đây là thể thơ dễ sáng tạo, phù hợp với nghệ thuật đối đáp. Do đó phần lớn ca

dao sử dụng thể thơ lục bát.

2.1.3 Thể bốn chữ (thể vãn tư)

Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè có nội dung

châm biếm những thói hư tật xấu và tố cáo châm biếm, đả kích phong kiến đế

quốc, tay sai thì có 20 bài viết theo thể vãn tư, chiếm 24,4%. Thể vãn tư với

tính chất nhanh gọn, sắc bén, thích hợp với yêu cầu tự sự, yêu cầu ứng tác kịp

thời. Nó đem lại cho vè tính sôi nổi, khẩn trương của thời sự và tính nhạy bén,

gai góc, sắc nhọn của một tác phẩm châm biếm, đả kích. Chính tính thời sự đột xuất - tức thời đã buộc vè phải tìm đến thể vãn tư như một sự lựa chọn



44



mang tính tự phát, bản năng. Mặc dù thể vãn tư vừa gọn, ngắn nhưng nó có

khả năng chứa đựng một lượng thông tin khá lớn, đặc biệt là rất thuận lợi

trong việc kết hợp giữa vần điệu, thanh điệu tạo nên sự nhịp điệu dễ đọc, dễ

thuộc, dễ ngấm vào người đọc. Bài vè sau là một minh chứng cho điều đó:

“Ve vẻ vè ve

Nghe vè con gái

Tay chân mềm mại

Như thể bông hoa

Chờ mẹ đi ra

Cắp tiền thu giấu

Muốn ăn khoai nấu

Ngồi xếp bè he

Miệng bằng cái ghè

Lưng bằng cái thúng

Ăn chùng ăn vụng

Đã sướng bụng chưa…”

(Vè con gái hư thân, tr.591, tập 13)

Hay :

“Lẳng lặng mà nghe

Cái vè sai đạo

Danh vi trấp bảo

Vụ dĩ an dân

Khâm sai đại thần

Kéo vô Đà Nẵng

Tướng quân đều sẵn

Tán lý, tán tương

Chú bang, chú thương

Chú đề, chú lãnh



45



Quân ròng tướng mãnh

Các đội, các cơ

Đánh trống mở cờ

Kéo vô tỉnh cũ...”

(Vè “Khâm sai”, tr.418, tập 14)

Hoặc như bài “Vè mụ nhác” cũng được viết, kể theo thể vãn tư, mỗi câu

rất ngắn gọn nhưng lại mang lại cho ta những thông tin nhất định:

“Ve vẻ vè ve

Nghe vè mụ nhác

Không lo sương nác

Chỉ biết ngồi ăn

Ăn rồi lại ngủ

Ngủ rồi lại ngồi

Nước chảy bòng trôi

Mỗi ngày qua bữa…”

(Vè mụ nhác, tr.597, tập 13)

Trước đây, thể vãn tư là thể vè được nhiều người dùng để sáng tác. Bên

cạnh thể vãn tư nghiêm ngặt còn có “thể vãn tư biến thể”, tức là có đệm thêm

một số câu sáu chữ, tám chữ. Chính vì thế mà có một số bài vè được diễn đạt

dưới hình thức vè bốn chữ nhưng cũng có xen vào những câu sáu chữ, tám

chữ. Đây là một hiện tượng gặp khá nhiều trong các bài vè vãn tư mà chúng

tôi đang nghiên cứu.

Chẳng hạn như bài “Vè làm biếng”, bài này châm biếm những người đàn

bà có thói lười biếng, ăn quà luôn miệng, bỏ bê công việc gia đình, không

quan tân đến chồng con. Đây là một thói hư tật xấu cần phê phán:

“Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè làm biếng

Ăn trầu luôn miệng,



46



Tối lại ngủ quên.

Chồng la chồng rên,

Cứ nằm mà ngủ.

Con thời đòi bú,

Nó khóc như ong.

...

Chồng rình ngoài vách,

Bất ý chẳng coi.

Giận rút cái roi,

Đâm đầu mà chạy.

“Lạy anh một lạy xin tha,

Chị em trong nhà ra can tôi với!”

Chị em trong nhà lẳng lặng làm thinh,

Để cho tôi đánh thất kinh cái lười.”

(Vè làm biếng, tập 13, tr.600)

Thể vãn tư hay được dùng trong hát dặm. Trong bất cứ nội dung nào như

nói đến các hiện tượng: hạn hán, sâu keo, mất mùa, giặc giã, thuế má, phu

phen đã làm cho người dân dưới thời phong kiến nhiều năm phải điêu đứng.

Nhân dân đều diễn đạt chủ yếu theo thể vãn tư nhưng cũng xen kẽ câu sáu

chữ, tám chữ, năm chữ... Bài vè “Ông vua Tự Đức làm hư dần dần” đã tố cáo

cuộc sống bi đát dưới thời Tự Đức. Tác giả chĩa mũi nhọn vào bọn vua quan,

chúng là những kẻ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi khổ của dân chúng, chúng

là những kẻ không xứng đáng với trách nhiệm bảo vệ dân, bảo vệ nước:

“Từ ngày ta lớn đến giừ,

Ông vua Tự Đức làm hư dần dần.

Đói khát cho dân,

Kêu van không thấu.



47



Đồng tiền hột gấu (gạo)

Kém mãi không thôi.

Ông vua Tự Đức lên ngôi,

Mất mùa bạch lạng.

Nắng những ba tháng,

Mưa được một hồi,

Lúa má mất rồi,

Đồng khô cỏ héo.

Vua quan không thấu,

Nỏ đoái sự mất mùa,

Thứ mô thuế vua,

Thứ mô lang (lương) lính.

Đồng từ phủ tỉnh,

Cho đến trong triều,

Giặc giã thì nhiều,

Cứ to lên mãi

Đánh thời không lại,

Hao tướng tổn quân....”

(Ông vua Tự Đức làm hư dần dần, tr.408, tập 14)

2.1.4 Thể song thất lục bát

Bên cạnh thể tự do, thể lục bát, thể vãn tư thì thể song thất lục bát cũng

góp phần làm phong phú cho thể loại vè. Bài vè viết theo thể song thất lục



48



bát, phải là hai câu bảy rồi tiếp là hai câu sáu-tám. Nhưng thể này được dùng

rất ít, chỉ có một bài, chiếm 1,2% trong tổng số 82 bài mà chúng tôi khảo sát.

Chẳng hạn như bài “Hà thành thất thủ ca”. Bài này có độ dài lớn, có khoảng

260 câu theo thể song thất lục bát, phản ánh một giai đoạn lịch sử từ lúc Gácni-ê đem binh ra đóng ở Trường Thi năm 1873 cho đến mùa thu năm 1882:

“Tiết mạnh hạ hiên nam ngồi mát,

Chuyện Thăng Long điên mạt kể ra.

Bao nhiêu nông nỗi tỉnh Hà,

Hai lần phân nhiễu những là làm sao.

Năm Quý Dậu tầu vào vừa tới,

Người Bắc Kỳ rằng mới biết Tây,

Rủ nhau xem sóc thâu ngày,

Đem quân về đóng ở rầy Trường thi.

Tờ niêm yết Ngạc nhe An nghiệp:

“Đường giao thông tiến tiếp lại qua,

Xa nghe đồn tỉnh Bắc Hà,

Giặc Tàu quấy rối, vậy mà đến đây”…”

(Hà thành thất thủ ca, tr.430, tập 14)

Hà thành thất thủ ca chỉ dành một số câu để mô tả đội quân nhà Thanh.

Đội quân này kéo vào nước ta năm 1882 theo sự cầu cứu của Tự Đức:

“…Rày nghe tiếng thiên triều đến Quán

Đò Vân Nam mấy vạn kéo sang,

Bắc Ninh với lại Tuyên Quang

Quảng Yên, Thái, Lạng vô vàn Thanh quân.”

(Hà thành thất thủ ca, tr.440, tập 14)

Nhưng đâu có phải quân Thanh kéo sang giúp ta đánh Pháp. Đúng như

tác giả Huỳnh Lý đã viết: “Trong lịch sử, lúc nào phong kiến Trung Hoa bàn



49



việc tiến quân viện trợ cho phong kiến Việt Nam thì cũng đồng thời bàn việc

chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam” [33, tr.15]. Bằng một vài câu thơ song thất

lục bát, Hà thành thất thủ ca đã nêu bật được bản chất muôn đời của bọn xâm

lược Trung Quốc: Hễ đi đến đâu chúng cũng hạch sách, cướp bóc thóc gạo

của nhân dân khiến cho nạn đói trở thành một mối đe doạ trực tiếp đối với

người dân Hà thành:

Xin cứu lấy nước Nam đành báo

Có tờ tư thu gạo cho nhiều.

Sức dân: “Định giá bao nhiêu,

Thuận mua, vừa bán Thiên triều trả cho”.

Sơn, Hưng phải làm kho chứa sẵn,

Lưỡng thiên giang cứ thẳng kéo về.

Tỉnh thành cho chí chợ quê.

Chỉ lo chết đói mà mê mẩn người…”

(Hà thành thất thủ ca, tr.441, tập 14)

Có thể thấy trong tác phẩm này, phong cách trào lộng của các tác giả biểu

hiện rất rõ. Ngòi bút trào lộng ấy đặc biệt thành công khi tác giả thể hiện

hành động và tính cách của các nhân vật phản diện: Đề đốc Lê Văn Trinh,

tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, án sát Tôn Thất Bá, bố chánh Phạm Văn Tuyển,

đội quân xâm lược Pháp và đội quân Mãn Thanh của Thiên triều.

Tóm lại: Trong 82 bài vè châm biếm những thói hư tật xấu và châm

biếm, đả kích phong kiến đế quốc tay sai, nội dung đó đã được chuyển đến

người nghe bằng nhiều thể thơ khác nhau. Có khi tác giả dùng thể vãn tư ngắn

gọn, súc tích nhưng có khi lại dùng thể song thất lục bát, thể lục bát, thể tự do.

Và để dung nạp một nội dung có tầm cỡ lớn, vè đã mở rộng dung lượng của

nó, có những bài vè dài đến mấy nghìn câu.



50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×