1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

4 Thủ pháp phóng đại, cường điệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )


“Là dùng những từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần

những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật

bản chất của đối tưọng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn

với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ mục đích, phóng đại không phải

là thổi phồng sự thật hay xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm người ta

tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên” [32, tr.46]

2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian

Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong truyện cười

Đây là một trong những thủ pháp được tác giả dân gian sử dụng tương đối

phổ biến. Truyện cười miêu tả hiện thực bằng cách phóng đại, cường điệu sự

thật. Trong cuộc đời muôn ngàn sự việc hằng ngày xảy ra, khác nào như

muôn ngàn nét vẽ phức tạp trên một bức phông lớn, nếu tô đậm một số nét

làm cho nổi bật chúng nên thì đó là một cách phóng đại cường điệu hoá. Nghệ

thuật truyện cười khác nào như nghệ thuật của nhà biếm hoạ. Nghệ sĩ biếm

hoạ tô vẽ một bức tranh, có khi kéo dài cái mũi, khoanh thêm một nét nhăn kỳ

quặc chính là để nêu bật cái chủ chốt, cái bản chất của sự việc. Cho nên tuy

hình vẽ thực là kỳ quặc mà ta thấy rất sống, rất thực và nhận ra tác giả định vẽ

ai, vẽ cái gì. Hơn nữa, nếu tác giả cứ vẽ một cách bình thường thì không

những ta không cười mà còn không nhận thấy ngay cả bản chất chủ yếu của

nhân vật, sự việc.

Trong truyện cười khi thì phóng đại cường điệu hành động, lúc thì tính

cách, hoàn cảnh và ngôn ngữ để gây cười. Có khi là một hành động đáng cười

như: Anh chàng nọ trong “Kén rể người” người ta thì bước tiến, còn anh thì

lại bước lùi, ngộ nhỡ nếu không được chấp nhận anh đỡ phải mất công quay

đầu. Hay một tính cách đáng buồn cười như anh chàng lười trong “Há miệng

chờ sung”, cũng chẳng có kẻ nào lười đến độ mà ngửa miệng chờ sung rụng,

khỏi phải hái.



69



Cũng như vậy, truyện cười còn thiên về việc chế giễu những mặt xấu có

tính chất gây cười đã được khái quát hoá. Chẳng hạn khi muốn chế giễu một

anh chàng hà tiện thì truyện cười đã tập trung được những nét điển hình của

một anh chàng hà tiện “có một không hai”, chết đuối đến nơi rồi mà vẫn ngoi

lên mặt nước mặc cả: “Ba quan thôi, năm quan thì đắt quá!”. Anh chàng hà

tiện này có thể coi là tiêu biểu cho những anh chàng hà tiện ở trên đời. Người

ta cười bởi tính chất “quá quắt” của tình tiết được truyện cười thâu tóm, chọn

lọc, phóng đại lên đến mức trào phúng.

Không những thế, khi muốn đả kích một ông quan đạo đức ra bộ thanh

liêm, tác giả dân gian đã sử dụng tình tiết: ông quan nhận quà biếu con chuột

bằng bạc mà vẫn lấy làm tiếc vì bà vợ không biết nói dối rằng ông ta tuổi sửu

để lấy quà biếu to bằng con trâu. Chỉ một tình tiết ấy mà tác giả dân gian đã

nói được điều muốn nói: những ông quan dưới chế độ cũ bên ngoài thì tỏ ra

thanh liêm nhưng bên trong thì chứa đựng một lòng tham vô đáy. Quả là tác

giả truyện cười đã chọn lọc được tình tiết rất đắt, đến mức sau khi cười, người

ta có thể nhìn thấy tất cả những ông quan “thanh liêm” trong chế độ cũ.

Những truyện như “cháy”, “nam mô boong” đã xây dựng nên những hoàn

cảnh đáng cười. Đặc biệt truyện “nam mô boong” xét về phương diện cấu tạo

thì có cả lời nói đáng cười (thầy đồ kêu “chí chí” như chuột, lý trưởng kêu

“gâu gâu” như chó, nhà sư hổ mang kêu “boong boong” như chuông), cử chỉ

đáng cười (thầy đồ đội váy trong hòm quần áo, thầy lý chui gầm giường và

nhà sư treo giữa nhà) và hoàn cảnh cũng đáng cười (ba anh dại gái gặp nhau,

ba vị đại biểu cho chính quyền, lễ giáo, đạo đức, đã “anh hùng tương ngộ”

trong một hoàn cảnh chẳng anh hùng chút nào).

Thường thì các yếu tố trên (lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười, tính cách

đáng cười, hành động đáng cười, hoàn cảnh đáng cười) ít khi được sử dụng

đơn độc. Ở các truyện ngắn đôi khi có thể chỉ tìm thấy một trong những yếu

tố ấy. Nhưng ở đại đa số các truyện ngắn, nhất là truyện dài, các yếu tố ấy



70



được kết hợp với nhau để gây cười. Lời nói, cử chỉ, tính cách càng trái với

quy luật tự nhiên bao nhiêu thì tiếng cười gây được càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Vì vậy, một trong những thủ pháp gây cười là phóng đại sự thật. Việc phóng

đại thậm chí hư cấu, bịa đặt ra hoàn cảnh thật là éo le, những nhân vật thật là

ngộ nghĩnh cũng không phương hại gì đến tính chất hiện thực của tác phẩm.

Qua việc tìm hiểu sơ bộ một số tác phẩm truyện cười, chúng tôi nhận thấy

ở trong địa hạt truyện cười thủ pháp phóng đại đã gây được hiệu quả gây cười

cao. Đương nhiên, đây không phải là thủ pháp “độc nhất vô nhị” chỉ có trong

truyện cười dân gian mà ngay trong ca dao ta cũng gặp nhiều hình ảnh phóng

đại, cường điệu.

Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong ca dao

Cách nói khoa trương, phóng đại mang tính chất gây cười chúng ta không

chỉ gặp trong truyện cười dân gian mà ngay trong ca dao, đặc biệt là ca dao

trào phúng ta cũng gặp khá nhiều hình ảnh phóng đại quá cỡ như khi nói tới

cái “xấu” của “phái đẹp” ca dao đã cường điệu đến mức không thể tin được:

“Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.

Đêm nằm thì ngáy o o

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.”

Hay:

“Quả báo: ăn cháo gãy răng,

Ăn cơm gẫy đũa, xỉa răng gẫy chày.”

Có khi dân gian còn khai thác những điều tưởng như ngược đời, không có

thật để cười vui:

“Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi,

Trèo cây rau má, đánh rơi mất quần.”



71



Ở bài “Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần” nói về cái xấu của người phụ

nữ, nó đem lại cho mọi người trận cười giòn giã bởi những mâu thuẫn đến tức

cười của nó. Bằng lối cường điệu, bài ca dao đã khắc hoạ lên bức tranh một

cô gái chưa chồng với đầy đủ “vẻ đẹp” của cô:

“Răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo

Tóc rễ tre chải lược bờ cào

Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung.

Trên đầu chấy rận như sung,

Rốn lồi quả quýt, má hồng trôn niêu”

Không những thế, tác giả dân gian vẫn tiếp tục dùng bút pháp phóng đại

để khám phá “vẻ đẹp kinh hồn” của cô, nhất là sự miêu tả cảnh gia đình nhà

rận thì quả là sự cường điệu hết cỡ:

“Con rận bằng con ba ba,

Đêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh.

Hàng xóm vác gậy đi dình,

Hoá ra rận đực nóng mình bò ra”

Chính nhờ thủ pháp cường điệu, phóng đại mà bài ca dao trên đã tạo được

tiếng cười từ đầu cho đến kết thúc. Người ta tin là có một cô gái Sơn Tây rất

xấu nhưng lại không tin là xấu đến mức như thế. Vậy mà mọi người vẫn thích

nghe, bởi nó không chỉ đem lại tiếng cười vui mà còn có tác dụng phê bình,

cảnh tỉnh đối với tất cả phụ nữ. Điều đó rất đúng với mục đích sáng tác của

quần chúng lao động.

Tuy nhiên ở ca dao, đặc biệt là mảng ca dao trào phúng thì đối tượng để

phóng đại là những hiện tượng tiêu biểu hoặc những nét đặc thù cần tô đậm,

thổi phồng. Vì thế, có thể khẳng định rằng thủ pháp cường điệu, phóng đại là

một trong những “bổ trợ” quan trọng và cần thiết nhất làm nên tiếng cười giòn

giã, sảng khoái không chỉ trong truyện cười, trong ca dao mà còn trong các

thể loại khác của văn học dân gian.



72



Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong vè

Cũng giống như truyện cười, ca dao các tác giả dân gian còn sử dụng thủ

pháp phóng đại cường điệu tương đối phổ biến trong vè. Trong hầu hết các

bài vè khi thì phóng đại hành động, lúc thì hình dáng, hoàn cảnh, tính cách và

ngôn ngữ để gây cười. Người dân Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, quanh

năm đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì những người có

thói lười biếng thật lạc lõng trong cuộc sống vốn lam lũ của người nông dân.

Chính vì vậy, vè người Việt đã phản ánh thói lười biếng với một cái nhìn

tương đối toàn diện và giọng châm biếm, đả kích gay gắt. Đối tượng tập trung

phên phán của vè về thói lười biếng chính là những anh chàng, những cô nàng

vốn sinh ra từ đồng ruộng nhưng lại lười biếng, chỉ biết ăn chơi. Họ chỉ là

những kẻ ăn bán gia đình, ăn bám xã hội, họ như những cây tầm gửi trong

dòng chảy của cuộc sống lao động ngàn đời.

Chẳng hạn, khi tả anh chàng lười, để châm biếm thói lười biếng – một

thói hư, một tật xấu của anh ta, tác giả bài vè đã sử dụng rất đích đáng thủ

pháp phóng đại, cường điệu khiến cho người đọc phải bật cười trước hình

dáng của anh ta:

“…Dáng đi thất thưởng

Như thể cò hương

Bụng đói dơ xương

Miệng thời tu hú

Tay chân cù rụ

Như tướng cò ma

Cô bác xót xa

Kêu cho nắm gạo

Bỏ mồm trệu trạo

Sợ nấu mất công



73



Chết rũ giữa đồng

Rồi đời thằng nhác.”

(Vè thằng nhác, tr.620, tập 13)

Còn đây là hình dáng của người đàn bà lười nhác:

“… Cái mặt chự bự

Như thể cái mâm

Tấm lưng tày thúng

Dân chúng đều hay

Ai ai cũng biết.”

(Vè mụ nhác, tr.598, tập 13)

Tả anh chàng đánh bạc thì vè cũng chú ý tới hình dạng của anh ta. Nhân

vật trong bài vè này đã biến thành một thứ sinh vật lạ, không mang hình hài,

dáng dấp của một con người nữa chỉ vì thói ham mê cờ bạc đến điên cuồng:

“Nghe vẻ nghe ve,

Nghe vè đánh bạc.

Đầu hôm xao xác,

Bạc tốt như tiên.

Đến khuya không tiền,

Bạc như chim cú.

Cái đầu sù sụ,

Con mắt thõm lơ.

Hình đi phất phơ,

Như con chó đói.

Chân đi cà khói,

Dạo xóm dạo làng...”

(Vè đáng bạc, tr.625, tập 13)

Bên cạnh đó, ở nông thôn Việt Nam xưa kia thường xuất hiện nhiều hạng

người sống bê tha, chuyên cờ bạc rượu chè, lười biếng, hay bắt nạt vợ. Bài vè



74



“Như thằng gần chết” bằng một nghệ thuật châm biếm khá sâu cay, tuy có

phần cường điệu song tác giả của bài vè này đã vẽ nên những nét khá hiện

thực về hạng người đó:

“…Giương hai lỗ mũi

Như đó đơm sông

Tóc vúi (rối) bòng bong,

Như thể nạm (nắm) móc…”

(Như thằng gần chết, tr.634, tập 13)

Còn bài vè “Lấy phải vợ già” tác giả dân gian đã miêu tả một cách phóng

đại, cường điệu một anh ham giàu lấy người vợ nhiều tuổi hơn anh. Người vợ

già đến nỗi rụng hết răng nên anh chồng phải nhai cơm mớm cho con thay vợ,

khi ăn phải nhường miếng mềm cho vợ. Vợ anh ngồi bế con nhưng già quá

làm khách tưởng bà già nào nên hỏi vợ anh đâu. Thật là nực cười, bài vè dưới

đây đã phê phán, chế giễu, châm biếm thái độ tính toán trong khi lập gia đình

ở nông thôn xưa kia:

“Công anh chọn vợ ba mùa,

Trở về lại lấy vợ thừa người ta.

Anh đem vợ về nhà,

Nom (nhìn) vợ già hơn mẹ.

Nom lên mặt mẹ,

Thấy mẹ trẻ vợ già.

Sinh một chút con ra,

Mặc lòng anh nhai mớm.

Anh không nhai thì gớm (tởm),

Anh không mớm thì thương.

Khi việc họ việc đương,



75



Anh nhận lấy miếng xương,

Trao miếng mềm cho vợ.

Gặp khi dang dở,

Khách khứa đến nhà.

Hỏi: “chị ấy đâu ta?

Để bà già ẵm cháu!”.

Tay xách cái cạu,

Ra hái rau thơm.

Trở về bắc cơm,

Cho bạn ăn kẻo mệt.

Ăn rồi mới biết:

Răng rụng đi rồi.

Giừ còn lợi mà thôi,

- “Tôi cũng buồn cho bạn!”.

Gái tơ anh không kén,

Sao anh lấy vợ già?

Trăm đường tại “số” sinh ra!”

(Lấy phải vợ già, tr.681- 682, tập 13)

Bên cạnh những tật xấu như thói lười biếng, cờ bạc, rượu chè, hay ăn quà,

vè còn châm biếm thói ba hoa khoác loác, đại ngôn. Tác giả bài vè đã sử dụng

hiệu quả thủ pháp phóng đại trào lộng khiến người đọc bật cười sảngkhoái:

“Ngồi buồn đặt chuyện láo thiên

Hồi nhỏ tôi có đi khiêng ông trời

Ra đồng thấy muỗi bắt dơi

Bọ hung làm giỗ đi mời ông voi



76



Nhà tôi có một củ khoai

Xắt năm thúng vẫn hẳn hòi còn dư

Nhà tôi có bụi khoai từ

Bới lên một củ hắn lăn hư nửa vườn

Tôi vừa câu được con lươn

Cái thịt quết chả cái xương đẽo chày

Nhà tôi có một cái dàn xay

Đầu cong bịt bạc, đầu ngay bịt vàng

Nhà tôi có một cái ang

Gạt lên bẩy làng đong hãy còn lưng

Nhà tôi có một bụi gừng

Bới lên một củ ước chừng một đòn xeo

Nhà tôi có một con mèo

Bữa mô hết thịt hắn lên đèo bắt nai

Nhà tôi có một cái chai

Đựng tám thùng mắm với hai thùng dầu

Ông già tôi có bộ râu

Tôi bứt một cái đem câu con cá chình.

Nói ra chị em chớ có khinh

Vì thiên hạ đều nói láo chứ không mình chi tôi.”

(Vè nói láo, tr.124, tập 13)

Để châm biếm, đả kích bọn phong kiến thống trị, lên án cái ác, cái xấu.

Bài vè “Xã Lãi” đã sử dụng thủ pháp khoa trương phóng đại đạt đến cao độ

gây tiếng cười sảng khoái. Vè Xã Lãi là một loạt bài vè rất độc đáo của cả

vùng Liễu Đôi, là sáng tác của nhiều người về nhiều mặt sinh hoạt của một

nhân vật đặc biệt. Ông Xã Lãi hát hay, nói ngọt đến mức rắn trong lỗ cũng

phải bò ra:



77



“Xã Lãi có miệng trời cho

Cất lên một tiếng rắn bò ngay ra”.

2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von

Lấy thế giới vật chất cụ thể làm phương tiện diễn đạt nội tâm thành hình

ảnh, sống động là “ví von”, phối hợp âm điệu, thanh điệu, ngữ điệu thế nào

cho dễ nghe là vần vè.

2.5.1 So sánh là gì?

“So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai

đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn

toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một

lối tri giác mới mẻ về đối tượng”. [32, tr.154]

Hay “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái khác để thấy sự giống

nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [35, tr.861]. Thường thì đối tượng so sánh

bao giờ cũng là những vật rõ ràng có thể sờ, nắm, nhìn, thấy được.

Mặt khác là nhìn vào cái này mà xem xét cái khác để thấy sự giống nhau,

khác nhau hoặc sự hơn kém.

2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè

Đây là một thủ pháp được tác giả dân gian sử dụng khá nhiều xen kẽ cùng

các thủ pháp khác, bổ xung cho nhau để đạt hiệu quả nghệ thuật và mang tính

chiến đấu cao nhất.

Bài vè “Như thằng gần chết”, tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp so

sánh để khắc hoạ chân dung méo mó, dị dạng của một “thằng gần chết” vì

rượu chè, cờ bạc:

“…Gương hai lỗ mũi

Như đó đơm sông

Tóc vúi (rối) bòng bong.



78



Như thể nạm (nắm) móc

Bụng thì óc nóc

Như bụng ễnh ương

Mép thì mép mương

Mồm thì mồm rái (rái cá).

...

Chân đi la lết

Như thể chân mèo

Bước trật bước trèo

Hai chân giao lại.”

(Như thằng gần chết, tr.635, tập 13)

Không những thế, có những kẻ khi đã đâm đầu vào cờ bạc thì khó dứt ra

được. Cờ bạc thì có lúc được lúc thua, lúc được thì “mặt vui như tiên”, lúc

thua thì “mặt buồn như cú”. Với thủ pháp so sánh, bài vè sau đã diễn tả tâm

trạng của anh chàng chuyên sa vào cờ bạc, bỏ mặc vợ con lai lưng ra làm để

trả nợ cho anh ta:

“Vè vẻ vè ve

Nghe vè đánh bạc

Đầu hôm xáo xác

Mặt vui như tiên

Nửa đêm thua tiền

Mặt buồn như cú...”

(Vè đánh bạc, tr.631, tập 13)

Hay có những anh chàng khi đã lao vào cờ bạc thì chửi vợ đánh con, có gì

bán nấy để ném vào đám sát phạt hòng gỡ lại vốn, như những nét miêu tả sinh

động dưới đây:

“...Mồm anh như cái mõ

Cứ nói liên hồi:



79



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×