1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

3 Sử dụng yếu tố tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )


Bên cạnh thủ pháp chơi chữ thì việc sử dụng yếu tố tục đã trở thành một

trong những biện pháp cần thiết để làm bật lên tiếng cười. Ở đây chúng tôi

bàn tới việc sử dụng yếu tố tục với tư cách là một phương tiện châm biếm, đả

kích. Để tránh hiểu sai vấn đề chúng ta cần phân biệt cái tục với sự tục tĩu, cái

tục với cái dâm…

Một tác phẩm văn học bất kỳ, dù truyền miệng hay văn học thành văn,

nếu hàm chứa trong nó một sự tục tĩu, thô kệch…tác phẩm không có tác dụng

gây cười mà đi ngược lại chức năng thẩm mỹ, giáo dục của văn học, mất tính

nghệ thuật. Cái tục trong văn học phải khác với cái tục trong đời thường. Ở

đây tính từ “tục” đã được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa như sau: “là thô

bỉ, tỏ ra thiếu lịch sự, thiếu văn hoá (nói tục, chửi tục, ăn tục nói phét…)” [35,

tr.1062]. Cái tục vốn rất gần với người lao động vì họ sống rất tự nhiên, mộc

mạc, ít chịu ảnh hưởng của nho gia như tầng lớp thống trị những kẻ bề ngoài

vẫn vờ coi sinh hoạt tự nhiên của con người là thấp hèn.

Vậy yếu tố tục được các tác giả dân gian sử dụng như thế nào? Hãy đặt

nó bên cạnh cái dâm: tính ham muốn thú nhục dục quá độ hoặc không chính

đáng. Nên hiểu cái dâm mang trong mình nó sự khêu gợi, kích thích con

người ta nghĩ đến chuyện sinh lý và cao hơn là hành động. Những văn hoá

phẩm đồi truỵ (sách, báo, băng hình…) đều thuộc loại này.

2.3.2 Sử dụng yếu tố tục trong văn học dân gian

Sử dụng yếu tố tục trong ca dao

Khi nói tới “cái tục” trong ca dao, chúng tôi thấy nó khác hẳn “cái dâm”.

Nếu cái dâm hướng tới yếu tố sinh lý nhằm kích thích bản năng thú tính thì

cái tục chỉ lấy yếu tố sinh lý làm phương tiện. ở khía cạnh này, chúng tôi chỉ

đề cập tới cái tục trong “ca dao cười” mà tiến sĩ Phạm Thị Hằng đã nghiên

cứu. Cái tục trong ca dao cười tuy có tục mà không có dâm, nó giúp giải toả

những điều cấm kỵ trong khuôn phép của lễ giáo phong kiến. Cái tục được



60



xuất hiện trong “ca dao cười” rất phong phú và đa dạng. Có khi nó rải ngay từ

đầu đến cuối bài, có khi xuất hiện đột ngột ở cuối bài hoặc có khi chỉ xuất

hiện hình bóng trong sự liên tưởng của người đọc, người nghe. Khi cái tục

xuất hiện đột ngột ở cuối thì nội dung của nó còn mở rộng ra các lời nói, các

hành động, cử chỉ thiếu lịch sự. Có khi chỉ là sự châm chọc đối với kẻ “đi ô

chẳng biết cầm ô”, cái tục xuất hiện trong sự so sánh “ô” với “váy bà đồ”.

Người ta phải bật cười bởi cách so sánh quá táo bạo giữa “ô”, vật đội đầu

dùng để che mưa, che nắng của đấng nam nhi quân tử thời ấy, với “váy”, một

vật che chỗ kín của người đàn bà:

“Đi ô chẳng biết cầm ô,

Thà rằng đội váy bà đồ cho xong.”

Sự xuất hiện về cuối của yếu tố tục trong bài ca dao trên làm người ta ngỡ

ngàng đột ngột, vì thế tiếng cười càng thú vị hơn.

Trong trường hợp cái tục xuất hiện từ đầu bài, cách biểu đạt của nó cũng

đa dạng không kém, những sinh hoạt đời thường đã được đưa vào ca dao để

đùa vui. Có khi chỉ là một hành động đòi “tòm tem” của anh chồng.

“Đương khi lửa tắt, cơm sôi

Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.”

Bên cạnh đó, cái tục còn xuất hiện hình bóng trong sự liên tưởng của

người đọc, người nghe. Đối tượng phản ánh của cái tục ở đây hướng tới cái

sinh thực khí và quan hệ giao phối là chủ yếu. Những bài ca dao loại này đều

có hai nghĩa: nghĩa thực và nghĩa liên tưởng. Có khi nó nói một cách rất hình

ảnh như “lò đúc trẻ” hoặc thể hiện qua một câu đố tục mà rất tế nhị để tìm ra

nơi “nắng không khô”, “mưa không ướt”.

Trong văn học trung đại Việt Nam, người chịu ảnh hưởng của thủ pháp

này đó chính là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cách nói lái, những từ ngữ nôm na,

những tiếng chửi và hình ảnh tục đã ùa vào thơ bà một cách đậm đặc. Tiếng



61



cười trong thơ Hồ Xuân Hương quả là tiếng cười của nhân dân lao động và

dường như bà đã tiếp thu điều đó từ những bài ca dao trào phúng này.

Như vậy yếu tố tục trong ca dao, đặc biệt trong mảng ca dao cưòi quả là

thủ pháp quan trọng góp phần tạo nên một chuỗi tiếng cười sảng khoái, giòn

giã, châm biếm, mỉa mai. Bên cạnh đó, yếu tố tục còn được sử dụng khá đậm

nét trong truyện cười dân gian Việt Nam.



Sử dụng yếu tố tục trong truyện cười

Khác với cái tục tĩu, yếu tố tục sử dụng trong truyện cười dân gian là

những lời nói tự nhiên đến mức thoát khỏi cái tục tĩu thường ngày. Tục mà

không dâm, đó là đặc trưng của truyện cười dân gian.

Truyện cười dân gian sử dụng yếu tố tục là phương tiện để gây cười, nó

hàm chứa nhiều mức độ khác nhau: khi thì làm nền, khi nêu trực diện, khi lại

phải liên tưởng.

Trong truyện cười, yếu tố tục xuất hiện ngay từ đầu (có khi nằm ngay

trong tên gọi của câu chuyện), nhưng mục đích, nhiệm vụ của nó chỉ làm nền

cho một sự cười cợt, phê phán nào đó.

Ở truyện “Lâu lắm mới thấy mặt” kể về một bà huyện mang thai, lâu ngày

không được chiêm ngưỡng “của quý” của mình, một hôm đi đại tiện bà chợt

nhìn thấy vội thốt lên: “lâu rồi mới thấy mặt”. Anh lý (lý trưởng) đi qua,

tưởng bà gọi: “Dạ! Bẩm… bấy lâu nay quả tình con bận quá nên hôm nay mới

lại được hầu bà lớn ạ!” Câu chuyện có yếu tố tục ngay từ đầu, nhưng dường

như người nghe không chú ý đến yếu tố tục. Cái cười này nhằm vào bà huyện

và thói “có tật giật mình” của anh lý, cười vào sự mâu thuẫn, lầm lẫn giữa câu

nói của bà huyện với câu “đáp lễ” của anh lý.



62



Hay như câu chuyện kể về một bà goá nọ làm giỗ đãi khách, vô tình ngồi

để hớ “của quý” ra, đứa con nhìn thấy, nói bóng gió để mẹ biết: sao mẹ “bầy

biện” ra làm gì thế? Người mẹ lại hiểu “bầy biện” theo nghĩa khác: “mẹ thành

tâm bầy cho các quan xơi đấy mà”. Ta bật cười trước câu nói của người mẹ.

Con thì nói nghĩa bóng, mẹ lại hiểu theo nghĩa đen. Câu chuyện tục nhưng

qua câu nói của bà mẹ (dù vô tình) nhưng với lôgic câu hỏi của đứa con thì

đây là một câu nói xỏ đám quan văn, quan võ… kiểu “mượn gió bẻ măng”

vậy. Tiếng cười bật ra mà quên hẳn cái tục ban đầu. Câu chuyện có yếu tố tục

nhưng dường như yếu tố tục chỉ góp phần làm nền, để nổi bật một ý tứ khác.

Người nông dân vất vả, cực nhọc với công việc đồng áng, vườn tược…

họ cần cười để vui vẻ, cười để xoa bớt những âu lo của cuộc sống hằng ngày,

họ không có thời gian suy ngẫm để cười, họ muốn được cười ngay tức khắc.

Vì thế trong truyện cười yếu tố tục được nói trực diện không úp mở. Đây là

một trong những cách mà tác giả dân gian thường dùng khi phê phán hoặc vui

cười. Với một cuộc sống còn thấp kém, người dân không biết nói đưa đẩy,

bóng bẩy mà gọi ngay tên sự vật có sao nói vậy.

Những truyện: “Cặc mày là cặc mày, cặc tao là cặc tao”, qua những lời

tranh luận luẩn quẩn giữa phú ông với người nông dân, tiếng cười bật ra qua

một loại ngôn từ rất tục.

Nếu ở câu chuyện trên ta cười qua qua ngôn ngữ tục của phú ông, thì ở

truyện “Đẻ ra sư” tiếng cười bật ra qua hành động tục. Câu chuyện kể lại

rằng: Một người đàn bà lội xuống ao mò cua, chẳng may bị cua cắp phải bẹn

đau kêu trời. Một ông sư nhân đức đi qua bèn lại cứu, vì sợ đưa tay vào gỡ

làm ô uế bàn tay mình nên ông ta đành ghé miệng lấy răng cắn con cua ra. Ai

ngờ con cua còn một cái càng nữa quắp ngay vào mồm sư. ở đây tiếng cười

được bật ra. Không những thế, tiếng cười còn được thể hiện qua ngôn ngữ rất

đỗi hồn nhiên của trẻ thơ: A. Mẹ tao đẻ ra sư.



63



Ngược lại với cách nói trực diện, yếu tố tục nhiều khi lại xuất hiện trong

sự liên tưởng so sánh (nói A phải hiểu B; nói nghĩa đen phải hiểu nghĩa

bóng). Điều đó cũng dễ hiểu, ở hầu hết các truyện dạng này, ta không thấy

bóng dáng của ngôn ngữ tục hay hành động tục…, mà ngẫm ra lại rất tục, giật

mình “xấu hổ thay”.

Có thể dẫn chứng là một loạt các truyện như: “Thả cả ra”, đây là một câu

chuyện rất tục, vậy mà yếu tố tục không xuất hiện trực tiếp, bắt người nghe

phải ngẫm nghĩ tưởng tượng. Hay như trong: “Thuốc mọc râu” rằng mẹ nó tư

thông với sư và ông thầy cúng rồi sinh ra nó. Quan đợi khi nó lớn và hỏi xem

ngày nó còn ở trong bụng mẹ ai hay ra vào trong đó. Nó hồn nhiên đến tinh

tường: chỉ có một thằng trọc. Người nghe và cả ông quan sửng sốt: sư hay cả

hai. Buộc phải liên tưởng mới bật ra tiếng cười thú vị.

Như vậy, yếu tố tục không chỉ được sử dụng trong ca dao, trong truyện

cười mà nó còn là một thủ pháp quan trọng không thể thiếu trong vè.

Sử dụng yếu tố tục trong vè

Trong đời sống dân gian, bên cạnh những ngày tháng lao động vất vả, cực

nhọc, người nông dân thường chọn cho mình một thú vui để cuộc sống trở

nên tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thú vui tao nhã như nhâm nhi

chén rượu bình vài câu thơ, thưởng nguyệt trong đêm rằm hay những câu

chuyện đầm ấm tình làng xóm bên bát nước chè xanh cùng miếng trầu cay thì

vẫn còn nhiều người đi tìm những thú vui tầm thường, ích kỷ. Thú vui ấy

không những biến họ từ những con người lành mạnh thành những kẻ thân tàn

ma dại mà còn trút lên đầu, lên vai người thân của họ, đó là thói nghiện ngập

rượu chè, cờ bạc. Bằng nghệ thuật châm biếm khá sâu cay, kết hợp với việc

sử dụng yếu tố tục, tác giả của bài vè đã nêu lên những nét khá hiện thực về

hạng người đó:

“Chồng em hay bạc hay bài



64



Tổ tôm xóc đĩa lại tài cò quay.

Múa chân múa tay

Mua chẵn bán lẻ.



Bụng thì óc nóc,

Như bụng ễnh ương

Mép thì mép mương

Mồm thì mồm rái (rái cá).

Beo khu (đít) beo dái,

Hôi nách lẹm cằm.

Cơm ăn hết nồi năm,

Chưa no bụng no dạ…”

(Như thằng gần chết, tr.634, tập 13)

Cha ông ta đã từng nói: “Cờ bạc là bác thằng bần”, quả không sai. Bởi

đánh bạc là một thú vui tiêu khiển trong xã hội cũ, đành rằng đó là thứ mua

vui nhưng thực chất là một phương tiện sát phạt để bóc lột lẫn nhau. Bài vè

“Làm trai cờ bạc thì chừa” với lối hành văn mộc mạc và tự nhiên đã mô tả

một cách rất tinh tế những nét sinh hoạt trước đây trong xã hội qua cảnh họp

nhau đánh bạc, cảnh gá thổ, đổ hồ, cảnh đòi nợ, cảnh vợ chồng đay nghiến

nhau, thậm chí rất khó lọt tai khi phải nghe những lời nói tục tĩu, những lời

chửi bới vô học, đào mồ đào mả cả những người đã khuất, bất chấp cả luân

thường đạo lý. Họ ăn nói lung tung khi say, họ không làm chủ được lời nói và

hành vi của mình:

“…Hắn đào hết cha, hết mẹ

Hắn chửi hết tổ, hết tiên

Các anh làm chi nên

Để ông cha chịu tội

Để mẹ thày chịu tội…”

65



(Làm trai cờ bạc thì chừa, tr.649, tập 13)

Quả là “cờ bạc rượu chè”, những thứ ấy thường là những người bạn đồng

hành trong cuộc tấn công phá huỷ nhân cách con người. Rượu vào lời ra đó là

nguyên nhân và hậu quả tất yếu của những người quá chén. Người say rượu

thường lý sự “nam vô tửu như cờ vô phong” và sa đà thái quá. Rượu đã biến

họ trở thành con người ăn nói thô tục và còn xuất hiện cả thói hung hăng, ngổ

ngáo không biết suy nghĩ. Bài “Vè tệ uống rượu” là một ví dụ điển hình cho

loại người đó:

“…Mấy chú mặt lì

Ngồi dai nói bậy

Làng xóm thấy vậy

Cũng ngán thằng say

Uống cho quá tay

Mặt như gà mái…”

(Vè tệ uống rượu, tr.623, tập 13)

Vè chấp nhận cả ngôn ngữ thô tục, khi ngôn ngữ ấy biểu hiện được đúng

tâm trạng, sự phẫn uất cao độ của con người đó trước hiện thực bất công của

cuộc sống:

“Vú hiền tôi ở đến rằm

Nhược bằng vú dữ mồng năm tôi về

Tháng mười cắp gạo đến thuê

Đấm c... vô ngõ choa về nhà choa”

(Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Vè sinh hoạt, tr.64, tập 13)

Khi cần miêu tả đến tận cùng của hiện thực thì vè sử dụng yếu tố tục

ngay cả cách dùng từ:

“…Đàn ông leo heo

Những răng với dái

Đàn bà con gái



66



Vú đét lưng gầy…”

(Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Vè sinh hoạt, tr.64, tập 13)

Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè (Tập 13 và 14

- Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà

Nội, 2006) có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, tố cáo châm biếm,

đả kích phong kiến đế quốc tay sai thì có đến 12 bài, chiếm 14,6% đề tài, đã

sử dụng yếu tố tục.



Bảng 2.3: Thống kê số bài có nội dung sử dụng yếu tố tục

TT



1



Tên bài

Vè con gái hư



Số

Tập từ

tục

13



1



2



Vè vợ chồng làm

13

biếng



1



3



Vè tệ uống rượu



13



1



13



3



13



2



14



2



4

5

6



7



Như thằng gần

chết

Làm trai cờ bạc

thì chừa

Vè chửi Pháp và

vua quan



Hòn đạn công lý

giết người không

14

oan



4



Trích dẫn

Thổi lửa té địt pho pho

Đổ thừa ông táo nó ho ùm sùm

Heo cúi vịt gà

Ỉa đầy nhà cửa

Đổ lại đổ qua

Đ. mẹ đéo bà

Mồm thì mồm rái

Beo khu (đít) beo dái

Hắn đào hết cha hết mẹ

Hắn chửi hết tổ, hết tiên

Tổ cha thằng bố cu gồ

Quân Tây vừa doạ đái ra đầy quần

Kìa như “quân chó ” đâu đây

Mưu gian khen khéo đặt bầy nọ kia.

Thằng Bá Phàn đã chìa mặt chó

Đéo mẹ bọn quân ròng mặt chó

Bây giờ lại đỡ sau khu “đít” cường

quyền



67



8

9

10

11

12



Vua quan lại về

tổn hại đến dân

Việt gian

Vè nói ngược

đời nay

Vè đả kích Trần

Lệ Xuân

Vè trò hề Mỹ

Diệm



14

14



1



14



1



14



2



14



Để cho nước chảy nhọn khu (đít)

chống đò

Tây ỉa cũng phải đi chùi

Buôn dân bán nước

Lộn đít lên đầu

Lệ Xuân con đĩ dâm loàn

Nên có con đĩ dâm loàn Lệ Xuân

Diệm bợ đít Tây

Rồi luồn trôn Mỹ



1



2



Có thể thấy việc sử dụng yếu tố tục trong ca dao và truyện cười dân gian

tuy cùng thể hiện một nội dung như nhau nhưng cái tục trong ca dao phần

nhiều chỉ nhằm mua vui, giải trí là chính, còn ở truyện cười chủ yếu để đả

kích, tố cáo vua chúa, quan lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng yếu tố tục trong vè

cũng mang những nét đặc trưng rất riêng biệt bởi cái cười ở vè thiên về yếu tố

thời sự, mang tính chiến đấu cao, tính thực tiễn sinh động.

2.4 Thủ pháp phóng đại, cường điệu

Trong cuộc sống có biết bao kẻ thô thiển, lố bịch, có những con người

tham lam, keo kiệt, những kẻ chuyên ba hoa, phét lác, những con người lười

chẩy thây đến những kẻ ngu dốt sống bê tha chuyên cờ bạc rượu chè. Có khi

cùng một hiện tượng xảy ra nhưng với những mức độ khác nhau, vè đã sử

dụng thành thạo “vũ khí tiếng cười” để châm biếm, phê phán những thói hư

tật xấu trong xã hội. Vì vậy cách miêu tả nhân vật của vè cũng mang những

nét hài hước, châm biếm. Để gây cười đạt hiệu quả, tác giả dân gian đã sử

dụng thủ pháp phóng đại, cường điệu để miêu tả đối tượng, đồng thời còn thể

hiện thái độ của mình đối với đối tượng bị phê phán. Vậy chúng ta hiểu thế

nào là thủ pháp phóng đại cường điệu.

2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu

68



“Là dùng những từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần

những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật

bản chất của đối tưọng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn

với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ mục đích, phóng đại không phải

là thổi phồng sự thật hay xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm người ta

tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên” [32, tr.46]

2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian

Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong truyện cười

Đây là một trong những thủ pháp được tác giả dân gian sử dụng tương đối

phổ biến. Truyện cười miêu tả hiện thực bằng cách phóng đại, cường điệu sự

thật. Trong cuộc đời muôn ngàn sự việc hằng ngày xảy ra, khác nào như

muôn ngàn nét vẽ phức tạp trên một bức phông lớn, nếu tô đậm một số nét

làm cho nổi bật chúng nên thì đó là một cách phóng đại cường điệu hoá. Nghệ

thuật truyện cười khác nào như nghệ thuật của nhà biếm hoạ. Nghệ sĩ biếm

hoạ tô vẽ một bức tranh, có khi kéo dài cái mũi, khoanh thêm một nét nhăn kỳ

quặc chính là để nêu bật cái chủ chốt, cái bản chất của sự việc. Cho nên tuy

hình vẽ thực là kỳ quặc mà ta thấy rất sống, rất thực và nhận ra tác giả định vẽ

ai, vẽ cái gì. Hơn nữa, nếu tác giả cứ vẽ một cách bình thường thì không

những ta không cười mà còn không nhận thấy ngay cả bản chất chủ yếu của

nhân vật, sự việc.

Trong truyện cười khi thì phóng đại cường điệu hành động, lúc thì tính

cách, hoàn cảnh và ngôn ngữ để gây cười. Có khi là một hành động đáng cười

như: Anh chàng nọ trong “Kén rể người” người ta thì bước tiến, còn anh thì

lại bước lùi, ngộ nhỡ nếu không được chấp nhận anh đỡ phải mất công quay

đầu. Hay một tính cách đáng buồn cười như anh chàng lười trong “Há miệng

chờ sung”, cũng chẳng có kẻ nào lười đến độ mà ngửa miệng chờ sung rụng,

khỏi phải hái.



69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×