Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )
quên đi bài vè khi sự việc được phản ánh mất đi tính thời sự mà thay vào đó là
những bài vè hướng về những sự kiện mới. Bài vè “Làng đào giếng” là một
minh chứng cho điều đó:
“…Giếng đào ra uống nước,
Cho con cháu muôn đời,
Khỏi mang tiếng người cười,
Khỏi bẽ cùng sáu xóm.
Tiết xuân ra còn đượm,
Ngày mùng sáu ngày lành.
Đàn em với đàn anh,
Ta quyết đào nỏ tiếc.
Giừ đào ra mới biết,
Trên đất rẻo một vòng,
Giữa mắc lớp đá ong,
Xóm ta rày ngao ngán.
Giếng đào ra còn cạn,
Cuốc thuổng lại cầm tay,
Chạy ra mượn đồ tây,
Mượn sà beng, vên, vét.
Mượn cà cà, ven vét.
Xóm ta cũng quyết,
Con trai cũng vững vàng,
Sắp ra đứng hai hàng,
Đá ong lên lớp lớp,
22
Đá bàn lên lớp lớp.
Vui vầy cười cợt,
Kẻ nói chuyện nay mai,
Người nói chuyện khôi hài,
Quân reo hò rôm rả,
Chuyện nói cười rân rả….”
(Làng đào giếng, tr.431, tập 13)
Hơn nữa, vè không kể chuyện theo lối bàng quan mà bộc lộ thái độ của
nhân dân trước sự việc được phản ánh như: châm biếm nạn thách cưới, thói
lười biếng, khoác loác như:
“Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè lác Huyền
...
Áo quần không giặt,
Mình mẩy lấm lem,
Cặp mắt tèm hem,
Chân mày trắng xác.
Trong mình có lác,
Ngoài miệng có duyên.
Ở làng An Điền,
Kiếm ăn cũng được.
Lưng dài thậm thượt,
Làm biếng như tinh.
Gần tới lễ đình,
Nằm lì nhà đãi.
Ăn rồi cứ gãi,
23
Công việc chẳng làm.
Mình một xác phàm,
Vợ con không có.”
(Vè lác Huyền, tr.617, tập 13)
Tính thời sự còn bộc lộ thái độ căm ghét bọn quan lại đục khoét mặc dân
tình khốn khổ, ca thán về nạn thuế má, phu phen, cờ bạc. Bài vè sau đề cập
đến một số bọn tai to mặt lớn của mấy làng ở Quỳnh Lưu đã làm hại dân bằng
cách gá cờ gá bạc. Những cái bỉ ổi của bọn quan Kiểm, quan Điển, ông Tuần,
ông Chánh, thầy Đề, thầy Thông được tác giả bài vè phê phán với một thái độ
nghiêm khắc và mỉa mai:
“…Ruộng vườn bán hết,
Đến chết vẫn không chừa.
Được, rồi lại thua
Của người chưa dễ xúc.
Ai bày ra chẵn lẻ,
Tiền xóc đĩa cũng êm.
Đánh cả ngày lẫn đêm,
Đầy một sân quan Kiểm.
Đầy một nhà quan Kiểm.
Bắt ra mà điểm:
Có anh Chiến, anh Xương;
Có quan Điển, quan Hường
Ông Tú Văn cũng có
Bà Tú Văn cũng có...”
(Quan Kiểm đánh bạc, tr.638, tập 13)
24
Bên cạnh đó, nhiều bài vè còn ca tụng những thành tích xây dựng làng xã,
ngợi ca những người anh hùng. Đó là tính thời sự trong vè.
1.3.2 Tính chiến đấu
Vè không chỉ có tính thời sự mà còn mang tính chiến đấu cao và được thể
hiện qua những điểm tiêu biểu sau:
- Vè phản ánh đúng hiện thực khách quan, đặc biệt là cái hiện thực khách
quan trong xã hội cũ đầy bất công và vô nhân đạo.
- Vè dám công khai chỉ mặt, gọi tên đích danh thủ phạm cho dù chúng là
cường hào lý dịch hay bọn tham quan ô lại.
- Vè thẳng tay vạch rõ bản chất những mặt trái của xã hội, mấu chốt của
những mâu thuẫn giúp người ta nhìn thẳng vào hiện thực để phản ánh đấu
tranh. Quả đúng như một nhà nghiên cứu về vè đã khẳng định: “Sự thật trong
làng xã được ghi lại tươi rói, ngồn ngộn. Mặc dù còn lởm chởm như đất mới
cày, đường mới đắp” [5, tr.78]. Thế nhưng muốn có một mùa màng bội thu
thì phải có những người xới lên những luống cày đầu tiên ấy.
Văn học dân gian nói chung có tính chiến đấu cao, nhưng nếu các thể loại
khác của văn học dân gian như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao chú
trọng phản ánh cuộc đấu tranh xã hội lại còn chú ý đến việc miêu tả thiên
nhiên, miêu tả tình yêu nam nữ và việc biểu lộ tâm sự của nhân dân trước
những vấn đề như ý nghĩa cuộc đời, thái độ đối với cái sống và cái chết thì vè
lại chủ yếu tập trung vào các vấn đề đấu tranh xã hội. Bên cạnh một số ít bài
vè nói về thiên nhiên thì hầu hết các bài vè đều phản ánh cuộc đấu tranh xã
hội. Và trong những bài này, nếu trừ một số bài vè lịch sử vừa ca ngợi anh
hùng nông dân, anh hùng dân tộc, vừa đả kích những thói hư tật xấu của xã
hội cũ thì hầu hết là những bài vè đả kích giai cấp thống trị thối nát. Trong khi
đả kích như vậy, vè không quên sử dụng thủ pháp trào phúng.
25
Vè thường chộp lấy những sơ hở của giai cấp thống trị, gọi hẳn tên người,
nêu rõ sự việc, vạch trần những thủ đoạn gian ác, những hành vi xấu xa, nói
hộ nhân dân những nỗi niềm uất ức phẫn nội, những lời lẽ phê phán kịch liệt
đối với những sự kiện chướng tai gai mắt và mang tính thời sự nóng hổi. Vè
đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân cho nên được mọi người thích thú, học
thuộc rồi truyền nhau một cách nhanh chóng. Cũng vì vậy mà một bài vè
thường lan ra với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi trong xã hội như:
chuyện làng, chuyện xóm, chuyện vua, chuyện nước.
Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè (tập 13 và 14
Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà
Nội 2006) có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, tố cáo châm biếm,
đả kích phong kiến đế quốc tay sai thì có đến 33 bài chỉ đích danh đối tượng,
chiếm 40% đề tài.
Vè khẳng định và xã hội hoá những nhận xét trước đó vì tất cả đã được
miêu tả rõ nét và là bản án của dư luận xã hội. Đối tượng bị lên án dẫu có
quyền lực, uy thế cũng không làm gì được để chống lại vì vè là tác phẩm
truyền miệng và “khẩu thiện vô bằng” dẫu cho có thể đoán biết ai là tác giả
thì cũng không có chứng cứ cụ thể để bắt tội, đã không thể lường được xem
có bao nhiêu người biết và thuộc, lại càng không có cách nào ngăn cản nổi sự
lan tràn của tác phẩm. Và nếu càng có thái độ lồng lộn, căm tức đối với bài vè
thì lại càng kích thích người ta đi tìm nghe, học thuộc và lưu truyền bài vè
rộng hơn, xa hơn. Cho nên những kẻ bị vè đả kích thường là thuộc giai cấp
thống trị, rất sợ vè. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến giai cấp
thống trị và tầng lớp tri thức của nó tìm cách xuyên tạc vè, hạ thấp giá trị của
vè và ít nhiều gây ra thành kiến đối với vè. Thành kiến đó còn rơi rớt đến
ngày nay thì cần phải được xoá bỏ.
Như vậy có thể thấy hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào khác vè
có tính chiến đấu, cần được coi trọng và đi sâu tìm hiểu nhiều hơn nữa. Bởi lẽ
26
trong xã hội thực dân phong kiến cũ, một xã hội chất chứa những mâu thuẫn,
bất công và thối nát. Vè là một vũ khí sắc bén để châm biếm, đả kích những
hiện tượng lố lăng, ngứa mắt xả ra trong xã hội.
Bảng 1.2: Thống kê số nhân vật bị đả kích, châm biếm trong bài
Tên bài
Nguồn
Số
nhân
vật
1
Số lần
CB, Đ
K
2
Chi loại
Vè đánh me
Tập 13
Cờ bạc
Vè đánh bạc
Tập 13
2
3
Cờ bạc
Quan Kiểm đánh bạc
Tập 13
18
18
Cờ bạc
O Mười quan Huấn chửa hoang
Tập 13
7
2
Trai gái
Nhắn bà Lương
Tập 13
4
3
Trai gái
O Tần về mạc
Tập 13
1
1
Trai gái
Trách thầy Biện bỏ vợ
Tập 13
1
1
Trai gái
Mắc lừa thầy tướng
Tập 13
7
6
Trai gái
Vè đả kích Trần Lệ Xuân
Tập 14
10
3
Trai gái
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Tập 14
1
1
Hại dân
Ông vua Tự Đức làm hư dầndần
Tập 14
2
1
Hại dân
Để mà hồi phục nước Nam
Tập 14
1
1
Hại dân
Vè trừng trị bọn phản quốc
Tập 14
1
1
Hại dân
Tây sang nhiễu hại, tả sang bắt
Tập 14
2
2
Hại dân
Dân Nam Kim kiện Hào Lý
Tập 14
6
3
Hại dân
Dân Song Lộc kiện lý trưởng
Tập 14
2
2
Hại dân
Tập 14
3
2
Hại dân
hủy rồi
mồi
nhũng lạm
Bắc cầu Đồng Bàn
27
Kể chuyện Hào Lý nhũng lạm
Tập 14
2
2
Hại dân
Cái nạn bang tá
Tập 14
2
2
Hại dân
Hòn đạn công lý giết người
Tập 14
21
16
Hại dân
Vua quan lại về tổn hại đến dân
Tập 14
1
1
Hại dân
Vè Tây đánh Hà Nội lần thứ
Tập 14
2
2
Hèn nhát
Hà Thành thất thủ ca
Tập 14
15
14
Hèn nhát
Vè Tây chiếm tỉnh Thanh
Tập 14
6
3
Hèn nhát
Vè giặc Mỹ
Tập 14
5
4
Hèn nhát
Vè nói ngược đời nay
Tập 14
13
1
Tay sai
Vè Nhu Diệm
Tập 14
12
8
Tay sai
Vè trò hề Mỹ Diệm
Tập 14
15
1
Tay sai
Vè cờ ba que
Tập 14
3
1
Tay sai
Vè tổng Thiệu
Tập 14
6
3
Tay sai
Vè Mỹ Tú
Tập 14
3
3
Tay sai
không oan
nhất
Qua một số bài vè ta có thể thấy thái độ vô trách nhiệm của bọn quạn lại,
hào lý trước Cách mạng tháng Tám đối với tính mạng và tài sản của nhân dân
trong trận lụt năm Tỵ. Chẳng hạn trong bài vè “Sai đạo” nhân dân đã vạch tội
bọn quan lại, lính tráng tay sai của thực dân Pháp:
“…Lũ quân đi lấy
Cái tướng về chia.
Thôi đã tràn đìa
Cái chi chẳng xách.
Cái quần đã rách,
Cái áo đã xơ,
Cũng giành cũng quơ
28
Huống chi cái khá
Kẻ thì đào mả
Ngược lại phá nhà…”
Mặt khác, vè cũng không ngần ngại khi gọi đích danh vua Tự Đức mà lên án:
“Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời…”
(Vè trách vua Tự Đức hai lòng, tr.401, tập 14)
Thái độ hèn nhát, bán nước, đầu hàng nhu nhược của vua tôi triều Nguyễn
trước nạn ngoại xâm cũng được vè nhắc đến với thái độ không kiêng nể:
“…Triều đình bảy vía còn ba.
Quân Tây vừa doạ đái ra cả quần…”
(Vè chửi Pháp và vua quan, tr.450, tập 14)
Qua một số bài vè trên, ta có thể hình dung được cả một bộ mặt nông thôn
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở đó có những người nông dân bị bóc
lột đến bần cùng, phải chịu đựng bao nhiêu thảm hoạ do chế độ thực dân
phong kiến gây ra như: đói kém, sưu cao, thuế nặng, đi phu đi lính..., còn bọn
quan lại thì không từ một thủ đoạn nào, từ tinh vi đến trắng trợn để vơ vét bóc
lột dân lành. Những bài vè này đã rất thành công khi vạch mặt chỉ tên một
cách tường tận, sắc sảo những tội ác và những hành vi đen tối của bọn chúng
cho dù chúng có là hương hào, lý dịch hay bọn tham ô quan lại.
Tóm lại: Vè đi vào những nét rất cụ thể và sinh động của cuộc sống, lách
lưỡi dao trào phúng vào tận tim đen của tất cả những bọn gian ác, của giai cấp
thống trị, phanh phui đến tận ngóc ngách những cái xấu xa nhơ nhớp của
chúng, phơi bày ra ánh sáng tội ác với tất cả những vẻ đáng căm ghét của nó.
Vè cho ta thấy rõ bộ mặt của cái xấu với một lối miêu tả rất sinh động và rất
cụ thể. Vì vậy mà vè là một thể loại có tính chiến đấu cao.
29
1.3.3 Tính địa phương
Mỗi một thể loại văn học dân gian đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử
nhất định và chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử ấy. Bởi vậy có thể nói
rằng: Tính địa phương bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể của nó.
Như chúng ta đã biết: “phép Vua thua lệ làng”. Làng ở Việt Nam thời
phong kiến là một đơn vị hành chính khép kín, có thể nói làng là hình ảnh của
một đất nước thu hẹp lại. Hơn thế, do nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp,
người nông dân thường gắn bó chặt chẽ với làng quê của mình “trống làng
nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Do vậy có thể thấy vè ra đời
trong hoàn cảnh làng quê ngột ngạt, bị o ép và bế tắc. Ngày ấy người ta lại
chưa có phương tiện thông tin tuyên truyền thì vè đã đóng vai trò của báo chí
truyền miệng địa phương. Chính vì thế đặc trưng nổi bật của vè là là tính địa
phương và được biểu hiện cụ thể ở bốn điểm chính sau:
Vè phản ánh những sự kiện nóng hổi, vừa xảy ra
Có thể nói bất cứ một sự kiện nào xảy ra trong làng đều được phản ánh.
Ví như trận lụt năm Tỵ - một trận lụt xảy ra tại một làng trên con sông Phố
(Hà Tĩnh), hạn hán năm Sửu - một trận hạn hán dữ dội năm 1925 ở Diễn Châu
nói riêng và ở Nghệ Tĩnh nói chung, rồi nạn đói năm Tân Tỵ, năm Thân…
cũng được các tác giả đề cập đến. Những bài vè này được miêu tả một cách tỉ
mỉ, chi tiết không khí ảm đạm, thê lương và tình cảnh khốn cùng của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở ngay trên chính quê hương
của mình, đồng thời cũng phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn thực dân
phong kiến.
Nhiều bài vè đã tố cáo bọn cường hào gian ác tham nhũng ở địa phương
Nghệ Tĩnh (Dân Đồng Đức kiện cường hào; Bắc cầu Đồng Bàn; Tố cáo lậu
đinh; Lý hương Tiên Điền). Bên cạnh đó, cảnh sưu cao thuế nặng mà người
30
dân phải chịu đựng (Dân Hưng Nguyên đi phu Trấn Ninh; Dân Thanh Lý đi
phu Cửa Rào; Đi phu sông Voi) và cả những cảnh sinh hoạt đời thường với
những số phận rủi ro, cảnh đời ngang trái (kiếp làm mọn, cảnh cha già con
dại, cha mẹ tham giàu ép duyên con…).
Vè phản ánh những vấn đề thân thiết nhất trong đời sống
Thông thường trước một sự kiện xảy ra ở một địa phương người dân cảm
thấy cần phải phát biểu ngay lập tức quan điểm của mình, kể ngay lại câu
chuyện bằng văn vần cho mọi người cùng biết. Bởi vậy mà khi đọc những bài
vè chúng ta thấy những vấn đề thiết thân trong đời sống của họ, ngay cả
những vấn đề bức xúc, nóng hổi của thời đại cũng được vè đặt ra như cuộc
sống hiện tại, bát cơm manh áo, quyền sống, quyền làm người, quyền tự do
bình đẳng, tính bác ái và sự công bằng xã hội.
“…Làm ăn vất vả
Đời sống khó khăn
Không đủ cái ăn
Lấy đâu cờ xí
Cờ chuyên đánh đĩ
Cờ làm tay sai
Chính là cờ này
Là cờ bán nước…”
(Vè cờ ba que, tr.1139, tập 14)
Như vậy có thể thấy vè thực sự có tác dụng khi nêu lên được những vấn
đề mang tính thời sự, thời đại thiết thực được mọi người quan tâm chú ý.
Vè gắn với người thật, việc thật
31
Hơn ai hết chỉ những người trên quê hương xảy ra sự kiện đó mới cảm
nhận được cái hay, cái thâm thuý, ý nghĩa của bài vè và gắn bó tình yêu sâu
nặng với đứa con tinh thần do mình đẻ ra.
Để chứng minh cho điều này, chúng tôi đi sâu phân tích bài vè “Dân Nam
Kim kiện hào lý”. Chuyện xảy ra tại xã Nam Kim thuộc tổng Trung Cần,
huyện Nam Đàn. Ở đây có chợ Đình, hào lý đã bán quyền thu thuế chợ cho
một người trong làng. Số tiền thu được không dùng vào việc công ích mà
chúng lại bỏ túi tiêu riêng.
“…Tại năm đầu kiểm Sở
Ra kiện sự không rồi.
Bọn hào lý man khai,
Đã bán quyền thuế chợ.
Để thu tiền thuế chợ.
Tiền phù thu thuế chợ,
Năm bốn quý cũng nhiều
Tại lý trưởng lạm tiêu
Nhủ dân nghe răng được
Nhủ dân chiều răng được.
...
Dân nghĩ tình ngao ngán
Dân thấy cực dân ơi!
Nhịn cho hết sự đời
Thương dân tình thậm khổ...”
(Dân Nam Kim kiện hào lý, tr.456, tập 14)
Hay bài: “Dân Đồng Đức kiện cường hào”. Chuyện xảy ra tại làng Đồng
Đức, xã Xuân Liễu, huyện Nam Đàn. Nguyên thời xưa, những người đã mua
được chức tri sự, sinh đồ thì không phải chịu phu đãi tạp dịch. Làng Đồng
Đức sổ đinh có 130 người, bọn quan lại cường hào được miễn dịch và bọn
32