1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

1 Đi chợ ăn quà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )


Thấy hàng mô nên (vừa ý),

Thì em đặt xuống.

Tôm he, mực nướng

Ăn với bánh đùm

Bún Thượng, bún Rum

Ăn với thịt chó.



Xách lòi lên ngó,

Mới hết ba tiền.

Cắp bị chạy liền,

Lại hàng bánh đúc.

Lựa cho một chục,

Sáu chiếc bánh ngô,

Lại ghé vô mua,

Hai mươi cá trích.

Lại ngồi mà ních (ăn)

Cũng chưa được no.

Thấy ả (chị) bánh vo

Vừa o (cô) hàng kẹo.

Thứ mô deo dẻo,

Lựa tôi vài viên

Kẹo lạc năm tiền,

Lựa tôi năm cặp.



87



Thấy ả bánh tắp

Mặt mũi lờ đờ.

Bánh mướt chưa khô

Bánh khoai đang sốt (nóng)

Đã ăn đã nốt,

Bánh sắn bay hơi

Bánh tày mua rồi.

Đang còn thiếu một.

Chạy đi lật đật,

Vừa mụ cháo kê

Gọi: - “ơ mụ tê (kia)

Đong tôi ba đọi (bát).

Đong lên đừng gói,

Vắt đỗ để đầu.

Thôi đừng gói nữa mà lâu

Đưa tôi ăn đi nốt.

(Đi chợ ăn quà, tr.604 - 606, tập 13)

3.1.2 Phân tích thủ pháp

Sử dụng thể thơ

Bên cạnh thể vãn tư với tính chất nhanh gọn, sắc bén rất thích hợp với yêu

cầu tự sự, yêu cầu ứng tác kịp thời còn xuất hiện “thể vãn tư biến thể”, tức là

có đệm thêm một số câu sáu chữ, tám chữ. Đây là một hiện tượng chúng tôi

gặp khá nhiều trong các bài vè mà bài trên là một điển hình.



88



Bằng “thể vãn tư biến thể” với những nét phác họa nhanh, gọn nhưng rất

sắc, tác giả bài vè đã châm biếm người đàn bà hăm hở tiếp cận các món quà

mặc dù đã quá quen thuộc ở vùng nông thôn Nghệ Tĩnh:

“Ăn hàng kể hết mà coi (xem)

Xăm xăm vào chợ mà xoi mọi hàng.

Cái bị thì mang,

Cái mủng thì nách (cắp)...”

Có thể thấy, thể thơ trên đã có hiệu quả tích cực trong việc làm nổi bật tật

xấu của đối tượng mà ngòi bút của tác giả dân gian hướng tới châm biếm và

đả kích.

Sử dụng thủ pháp liệt kê

Ngoài việc sử dụng thể thơ thì thủ pháp liệt kê cũng được tác giả dân gian

sử dụng một cách tối đa nhằm châm biếm, phê phán đối tượng. Bài vè có 44

câu nhưng có đến 18 thứ quà được mô tả: “tôm he, mực nướng, bánh đùm,

bún Thượng, bún Rum, thịt chó, bánh đúc, bánh ngô, cá trích, bánh vo, kẹo

lạc, bánh tắp, bánh mướt, bánh khoai, bánh sắn, bánh tày, cháo kê” kết hợp

phép lặp kết cấu, tác giả bài vè đã vạch ra thói xấu (thói ăn quà) mà người đàn

bà ấy cứ liên tiếp sa vào không dứt ra được. Bởi thế mà thói tham ăn đã biến

chị ta thành trò cười cho thiên hạ:

“…Lại hàng bánh đúc,

...

Lại ghé vô mua,

...

Lại ngồi mà ních…”.



Sử dụng thủ pháp phóng đại cường điệu



89



Người nông dân tuy quanh năm vất vả mà vẫn không đủ ăn, phải sống

trong cảnh chạy ăn từng bữa, có lẽ đây là một nguyên nhân đẩy nhiều người

vào cảnh đói ăn, thèm ăn và đôi khi dẫn đến thói tham ăn.

Thói tham ăn, ăn vụng, ăn quà đã tràn vào cuộc sống của từng gia đình.

Đặc biệt với phụ nữ thì miếng ăn cũng biến họ trở nên tồi tàn không kém.

Công việc của người vợ, người mẹ là lo chợ búa, cơm nước vì vậy mà dễ có

điều kiện để ăn quà. Ra đến chợ, con mắt “thèm lẻm” của họ đã phải men qua

mọi hàng ăn và họ sa ngay vào.

Để châm biếm thói tham ăn, hay ăn quà, tác giả bài vè đã sử dụng rất

đích đáng thủ pháp phóng đại, cường điệu, khiến cho người đọc sung sướng

bật tiếng cười hả hê từ đầu chí cuối:

“...Lựa cho một chục,

Sáu chiếc bánh ngô,

Lại ghé vô mua,

Hai mươi cá trích...”

Điều đáng trách hơn là người vợ, người mẹ ấy trong bài vè trên không chỉ

hay ăn quà mà còn ăn cho ních bụng, không nghĩ đến chồng, đến con ở nhà.

Những người vợ như thế hoàn toàn đối lập với phần đông những người vợ

thắt lưng buộc bụng nhường phần ngon cho con, cho chồng.

Thói tham ăn, ăn vụng, ăn quà...tất cả đều là thói xấu trong cuộc sống của

chúng ta. Nó không những làm mất đi phẩm giá đáng trân trọng của con

người, biến người cao thượng thành kẻ thấp hèn. Phê phán đả kích những thói

xấu ấy trong cộng đồng cũng chính là mong muốn một xã hội có đủ cơm ăn,

áo mặc để những người tham ăn, khốn khổ về miếng ăn không còn nữa.

Nhận xét: Lời bài vè “Đi chợ ăn quà” chưa phải là ví dụ bộc lộ hiệu

quả nghệ thuật của tất cả các thủ pháp “nghệ thuật châm biếm và đả kích”. Ở

đây, nổi bật nên là vai trò của thể thơ, của thủ pháp liệt kê, cách lặp kết cấu,



90



cường điệu phóng đại. Chúng cùng phát huy tác dụng để tạo nên tiếng cười

châm biếm, đả kích sâu sắc nhất.

3.2 Vè chửi Pháp và vua quan

3.2.1 Giới thiệu tác phẩm

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, các bài vè lịch sử châm biếm, đả kích

triều đình nhà Nguyễn và phong kiến đế quốc ra đời khá nhiều, tiêu biểu nhất

là bài “Vè chửi Pháp và vua quan”. Bài này thể hiện nỗi bất bình của nhân

dân ta khi thấy bọn thực dân Pháp đem quân vào xâm lược đất nước. Trong

bài vè, tác giả còn chửi thẳng vào bọn thực dân và lên án bọn vua quan triều

đình phong kiến khiếp nhược, không dám đương đầu với giặc để bảo vệ đất

nước:

“Tổ cha thằng bố cu gồ

Làm cho tao phải dọn đồ xuống ao.

Giường thờ thì ngâm xuống ao,

Lại bắt ông vải chui vào bụi năn.

Vợ chồng nói chuyện thì thầm,

Đêm ngày cắp bị ra nằm cồn Me

Nằm thì lắng tai mà nghe,

Nó đang đốt ở ngoài nghè Phú Vinh

Súng thì nó bắn ình ình,

Mẹ con giật mình lại phải chạy xa.

Sớm mai nó đốt Mỹ Đà,

Cửa nhà tan nát, vại cà sạch không.

Bấy giờ vợ mới biểu (bảo) chồng:

“Thôi thôi ta phải dốc lòng xin đi”.

Chồng thì nó bắt cu li,

Vợ thì mặt bủng da chì mà lo.



91



Chẳng qua đến lúc mạt đồ,

Nước Nam có đám sao cờ mọc ra.

Triều đình bảy vía còn ba,

Quân Tây vừa dọa đái ra cả quần.

Cho nên mới khổ đến dân,

Tổ tiên cũng bị muôn phần lao đao”.

3.2.2 Phân tích thủ pháp

Sử dụng thể thơ

Bài vè sử dụng thành công thể thơ lục bát để chuyển tải nội dung đến

người đọc. Thường thì những bài viết theo thể lục bát có độ dài rất lớn như

bài: “Trách trời thì một, mười phần trách vua” có 48 cặp câu lục bát. Nhưng

cũng có khá nhiều bài kết cấu ngắn gọn nhưng đã chuyển tải nhiều thông tin

khá lý thú, hấp dẫn. Bài “Vè chửi Pháp và vua quan” cũng không là ngoại lệ.

Mặc dù chỉ có 15 cặp câu lục bát nhưng tác giả đã lên án, đả kích bọn thực

dân Pháp cùng vua tôi nhà Nguyễn một cách quyết liệt, không hề kiêng nể

chúng.

Ở thể thơ này, luật và vần tương đối chặt chẽ, nối liền nhau kéo dài cho

đến hết bài. Cụ thể: về vần thì tiếng thứ 6 của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ

6 của dòng bát. Và tiếng thứ 8 của dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của

dòng lục tiếp theo. Về thanh có sự đối xứng luân phiên B -T - B ở các tiếng 2,

4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8

của dòng bát (nếu tiếng thứ 6 mang thanh ngang thì tiếng thứ 8 mang thanh

huyền và ngược lại). Trên thực tế, nhịp điệu thơ lục bát uyển chuyển, linh

hoạt vô cùng. Ngoài ra, với sự không gò bó, không bị hạn chế về độ dài ngắn

của tác phẩm (số lượng cặp thơ tùy thuộc vào tác giả), thể lục bát đã thể hiện

các nội dung đa dạng và phong phú của hiện thực và có sở trường trong việc

diễn đạt các cảm xúc.



92



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×