Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )
Như thể nạm (nắm) móc
Bụng thì óc nóc
Như bụng ễnh ương
Mép thì mép mương
Mồm thì mồm rái (rái cá).
...
Chân đi la lết
Như thể chân mèo
Bước trật bước trèo
Hai chân giao lại.”
(Như thằng gần chết, tr.635, tập 13)
Không những thế, có những kẻ khi đã đâm đầu vào cờ bạc thì khó dứt ra
được. Cờ bạc thì có lúc được lúc thua, lúc được thì “mặt vui như tiên”, lúc
thua thì “mặt buồn như cú”. Với thủ pháp so sánh, bài vè sau đã diễn tả tâm
trạng của anh chàng chuyên sa vào cờ bạc, bỏ mặc vợ con lai lưng ra làm để
trả nợ cho anh ta:
“Vè vẻ vè ve
Nghe vè đánh bạc
Đầu hôm xáo xác
Mặt vui như tiên
Nửa đêm thua tiền
Mặt buồn như cú...”
(Vè đánh bạc, tr.631, tập 13)
Hay có những anh chàng khi đã lao vào cờ bạc thì chửi vợ đánh con, có gì
bán nấy để ném vào đám sát phạt hòng gỡ lại vốn, như những nét miêu tả sinh
động dưới đây:
“...Mồm anh như cái mõ
Cứ nói liên hồi:
79
- “Tau (tao) không tiếc chi con người,
Nhà lim tau cũng bán…”
(Máu cờ bạc, tr.636, tập 13)
Với người già, khát vọng đôi lứa luôn đối lập với thực trạng già nua của
thân thể, họ day dứt bởi “lực bất tòng tâm”. Tiếng cười bật ra khi chúng ta
chứng kiến cảnh một lão già mặc dù đã ở bên kia dốc của cuộc đời nhưng vẫn
còn ham hố, lăm le chơi trống bỏi. Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp so
sánh “da trắng như con nộm”; “má đỏ như mồng (mào) gà” để làm nổi bật
tính cách lẳng lơ, hoa nguyệt, dâm đãng của lão ta:
“Lão già chẳng kém trai chi,
Răng đen tóc bạc lão thì phương cương.
Bước chân ra đường,
Rày ve mai vãn
...
Cối đâm trù (trầu) lắc cắc (lách cách),
Tay chống gậy loàng quàng.
Con gái chộ (thấy) cũng nguýt ngang,
Cố lầm bẩm chửi trộm:
Da trắng như con nộm
Má đỏ như mồng (mào) gà.
Bay cũng chết với choa (chúng tao),
Nỏ rày “ông” mai “cố”…”
(Lão già chẳng kém trai chi, tr.683 – 684, tập 13)
Trong khuôn khổ của những quy tắc đạo đức phong kiến, trong quan niệm
của nhân dân, những người lẳng lơ như lão già ở bài vè trên luôn là đối tượng
đáng để xã hội phê phán và lên án một cách triệt để. Những con người lẳng lơ
80
có mặt ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội, từ những người lao động
bình thường đến các anh học trò “dài lưng tốn vải”, từ bọn quan lại chức sắc
địa phương đến chốn linh thiêng nơi chùa chiền, từ những đứa trẻ vừa nứt
mắt đến những cụ già tuổi tám mươi. Họ chính là những “con sâu làm giàu
nồi canh”, làm nhoè đi thuần phong mỹ tục của người Việt.
Bài vè “Cậu hèn đã có cháu” kể về một chuyện loạn luân làm thương luân
bại lý. Cháu ở với mự, cậu già đã yếu, mự ngứa nghề đã tòm tem với cháu.
Lúc cậu còn sống đã thế, cậu qua đời, cháu với mự như đũa có đôi, không còn
coi trời đất gì nữa. Đoạn vè sau đã đả kích, lên án dữ dội mối quan hệ tội lỗi
đó giữa mự và cháu. Tác giả dân gian đã sử dụng thành công thủ pháp so sánh
nhằm tố cáo với thế gian hành động bẩn thỉu ấy:
“…Mự là đồ quạ mổ
Cháu là loại súc sinh
Chết đi cho sớm, sống chỉ hôi tanh miệng thế.”
(Cậu hèn đã có cháu, tr.665, tập 13)
Sự đối lập trong bản thân một con người giữa tuổi già với sức trai của thứ
lý luận ngược đời ấy vừa gây cười vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.
Trong bài vè “Cai tổng cái chức đã to” tác giả vẽ ra hình ảnh một tên cai
tổng thật sinh động: Bụng to, người béo phình, đôi má rùng rình, dáng đi lệt
bệt, ai cũng rợn mình, sợ hơn cả hổ. Thế mà hổ chỉ dám ngổ ngáo với đám
dân đen. Còn với quan trên lại nhũn như sên, bò sát tận đất:
“..Dáng đi lệt bệt
Cả người béo phính
Đôi má rùng rình
Ai cũng rợn mình
Sợ hơn lính khố
Sợ hơn cả hổ...”
81
Người kể vè đã quan sát rất cụ thể cả hình dáng lẫn tính cách mới vẽ ra
được hình ảnh tiêu biểu của một tên cai tổng như vậy. Tác giả đã không bỏ
qua bất cứ một chi tiết nào từ vẻ mặt “vênh vang”, “vếch mỏ” mỗi khi cai
tổng vác mặt đi qua làng thì bộ tóc, bộ râu, cái ngực, cái mũi đều là đối tượng
để tác giả ném vào đó sự căm phẫn, bất bình. Những lối so sánh ví von đã tạo
cho hình ảnh của tên cai tổng hiện lên rõ nét như đang đứng giễu trước mặt
người đọc vậy:
“Như hổ rởn mỡ
Bộ tóc rung rinh
Bộ râu vểnh lên
Như râu sư tử
Râu tóc đã rứa
Ngực phình như bụng trâu
Mắt như diều hâu
Mũi như nồi điếu...”
Còn đây là bộ mặt bỉ ổi của lũ người theo chân lý trưởng, lý hào - Đầu sỏ
của bọn hào lý làng Xã Đoài ở Nghệ An, chúng đã hoành hành một cách trắng
trợn vì chúng được cả một lũ quan thầy bao che. Chúng là tay sai đắc lực của
đế quốc và phong kiến nông thôn. Không phải trả lương cho chúng lên bọn
thực dân buông lỏng để chúng kiếm chác trên lưng nông dân. Qua đây ta thấy
miêu tả của tác giả dân gian rất táo bạo, mạnh mẽ và sinh động:
“Mặt dài hơn ngựa
Đuôi cụt hơn dê
Phải sao chịu vậy một bề
Kẻo sinh ra ba bề bảy mảng.”
Có thể thấy khi xét về nghệ thuật của vè, một điều khiến chúng tôi chú ý
là giữa vè và truyện cười dân gian Việt Nam có nhiều điểm gần gũi có thể so
sánh được. Truyện cười và vè đều nhằm phê phán, châm biếm chế giễu những
82
thói hư tật xấu của xã hội như: anh sợ vợ, anh nói khoác, anh chàng lười, chị
chửa hoang, thói hay ăn quà, thói nghiện ngập. Bằng một nghệ thuật gây cười,
các tác giả dân gian đã đem lại cho người nghe những tiếng cười sảng khoái.
Cũng như truyện cười, vè gọi mặt chỉ tên, kể cả vua, chúa, quan lại, cả
những người tai to mặt lớn trong xã hội cũ vè cũng không tha, chẳng nể: Từ
ông vua đến bọn cường hào hương lý gian ngoan, tham nhũng:
“Trách vua Tự Đức hai lòng,
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời…”
(Vè trách vua Tự Đức hai lòng, tr.401, tập 14)
Hay:
“…Lệ Xuân con đĩ dâm loài
Lấy Ngô Đình Diệm, dựa tàng làm oai…”
(Vè đả kích Trần Lệ Xuân, tr.1133, tập 14)
Như đã phân tích ở trên, chúng tôi còn thấy nghệ thuật của hai thể loại
này có nhiều điểm khác nhau: Nếu truyện cười thiên về việc chế giễu những
“mặt xấu” có tính chất gây cười đã được khái quát hoá. Tác giả truyện cười
còn xây dựng một cách công phu: Từ cách chọn lọc tình tiết, chi tiết mang
tính điển hình, khái quát cao độ đến cách sắp xếp dẫn dắt tình tiết một cách
khéo léo, hợp lý. Ở truyện cười, tác giả dân gian đã xây dựng hình thức gây
cười như một vở hài kịch nhỏ có thắt nút, có mở nút tài tình. Truyện cười đã
gây ra những biến cố bất ngờ, làm bật ra tiếng cười sảng khoái. Ở thể loại vè
thì khác, tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích quả là yếu tố không thể thiếu
được ở thể loại vè Việt Nam. Khác với truyện cười, vè thiên về yếu tố kể lể
người thật việc thật, mang tính địa phương và tính thời sự. ở vè tuy có yếu tố
gây cười nhưng đấy không phải là mục đích chủ yếu như chúng tôi đã phân
tích ở trên, vè thiên về kể người kể việc, lấy người thật, việc thật làm nội dung
của truyện, gần như không cần và không chấp nhận hư cấu. Bởi vậy để gây
83
cười, vè tránh bịa đặt, thêm thắt mà thường chỉ tả thực, kể thật những điều
xảy ra ngay ở địa phương bài vè xuất hiện. Vì thế người ta cười vì vè đã nói
đúng, nói thực những cái mà người ta đã thấy đã nghe, người ta hả hê phấn
khởi vì vè đã nói hộ những điều mà người ta muốn nói mà lại không thể nói.
Có thể thấy ở vè tiếng cười xuất hiện có những đặc sắc riêng. Và những
nét đặc sắc này do chính những đặc điểm của thể loại vè quy định: tính thời
sự, tính người thật việc thật, tính địa phương và tính kể lể. Có thể thấy, thủ
pháp so sánh tỏ ra có hiệu quả tích cực trong việc thể hiện làm nổi bật đối
tượng mà ngòi bút tác giả dân gian hướng tới, đả kích, phê phán.
Trên đây chỉ là một trong số những thủ pháp tiêu biểu mà chúng tôi đề
cập trong nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt. Như vậy, để
đạt hiệu quả các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau: có khi
là chơi chữ, có khi sử dụng yếu tố tục, có khi sử dụng phóng đại cường điệu
hoăck so sánh. Các thủ pháp này có khi được sử dụng riêng rẽ nhưng cũng có
khi lại kết hợp nhuần nhuyễn trong một bài vè để đạt hiệu quả châm biếm và
đả kích sâu sắc nhất.
84
CHƯƠNG 3
CÁC THỦ PHÁP THỂ HIỆN TRONG MỘT TÁC PHẨM VÈ
Mỗi bài vè là một thể thống nhất bao gồm hàng loạt các thủ pháp sử dụng:
thể thơ, chơi chữ, sử dụng yếu tố tục, phóng đại và so sánh ví von.
Với sứ mệnh đáp ứng nhu cầu bức thiết, phản ánh thực tại xã hội một
cách khẩn trương nhanh gọn và sắc bén, tuy vè rất ít được sự gia công của tập
thể và sự rèn rũa lọc lựa qua thời gian lâu dài, ngôn từ của vè còn mộc mạc,
nhưng ở vè bao giờ cũng có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Nội dung và hình thức được nhắc đến ở đây là một phạm trù triết học có
liên quan đến mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình
thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng được thể hiện qua
một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện ở hai khía cạnh:
nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp với nội dung. Mỗi hình
tượng là nền tảng cho tính thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật. Chính
khởi điểm có tính cơ bản này đã đem đến cho các bài vè một diện mạo riêng
tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mỹ thu phục độc giả.
85
Kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp liên kết các nhân vật, sự kiện, cảm xúc
và các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo
motip nghệ thuật nhằm đưa vè đến một giá trị nghệ thuật bậc cao
Để đi sâu nghiên cứu “Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè”
chúng tôi đi sâu phân tích nội dung và hình thức ba bài vè đặc trưng tiêu biểu
nghệ thuật châm biếm và đả kích:
“Đi chợ ăn quà”
“Vè chửi Pháp và vua quan”
“Vè nói ngược đời nay”.
3.1 Đi chợ ăn quà
3.1.1 Giới thiệu tác phẩm
Từ năn 2002 đến năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội công bố bộ
sách Tổng tập Văn học dân gian người Việt gồm 19 tập, trong đó tập 13 và
tập 14 do Vũ Tố Hảo biên soạn, xuất bản năm 2006.
Bài vè “Đi chợ ăn quà” là đặc trưng cho nghệ thuật châm biếm thói hư tật
xấu mà đối tượng châm biếm là một chị có “thói hay ăn quà”. Chị này suốt
ngày chỉ lê la hết quán nọ đến hàng kia, đồng thời cũng có ý kể các thứ hàng
quà thường bán ở các chợ nông thôn Nghệ Tĩnh. Lời bài vè trên được giới
thiệu như sau:
“Ăn hàng kể hết mà coi (xem)
Xăm xăm vào chợ mà xoi mọi hàng.
Cái bị thì mang,
Cái mủng thì nách (cắp).
Cái cặp rách rách,
Cái mẹt đậy trên.
86
Thấy hàng mô nên (vừa ý),
Thì em đặt xuống.
Tôm he, mực nướng
Ăn với bánh đùm
Bún Thượng, bún Rum
Ăn với thịt chó.
Xách lòi lên ngó,
Mới hết ba tiền.
Cắp bị chạy liền,
Lại hàng bánh đúc.
Lựa cho một chục,
Sáu chiếc bánh ngô,
Lại ghé vô mua,
Hai mươi cá trích.
Lại ngồi mà ních (ăn)
Cũng chưa được no.
Thấy ả (chị) bánh vo
Vừa o (cô) hàng kẹo.
Thứ mô deo dẻo,
Lựa tôi vài viên
Kẹo lạc năm tiền,
Lựa tôi năm cặp.
87