1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

CHƯƠNG 1 THƠ DƯƠNG THUẤN TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA TÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 111 trang )


giá trị tinh thần. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa

nhưng các định nghĩa đó vẫn xoay quanh vấn đề tương đối thống nhất: văn

hóa là một trong những giá trị đặc trưng về vật chất, tinh thần được con người

sáng tạo ra trong sự phát triển của dân tộc. Theo nghĩa chung nhất, văn hoá

được xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ

cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực - giá trị, thị hiếu và

truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành tố cơ bản làm nên bản

sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc.

1.1.2 Mối quan hệ văn hóa – văn học

Như chúng ta đã biết: văn học là một thành tố của văn hóa, nằm trong

văn hóa vì thế nó chịu sự chi phối của văn hóa như M. Bakhtin xác định:

“Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó

ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó

tồn tại”[24]. Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm của mình đều phải dựa trên

một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Có thể coi văn

học là một tấm gương vừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ mặt văn hóa của từng

thời đại vào trong đó. Đặc biệt văn học sẽ kết tinh toàn bộ các phương diện

của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của mình.

Những nhân tố như: ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động, sản xuất, ăn

mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kĩ thuật… đều là điều kiện quan

trọng trong môi trường nảy sinh, hình thành những tác phẩm văn học. Những

thành tựu của văn hóa học ngày nay cho phép chúng ta có thể nhìn nhận văn

hóa như một tổng thể, một hệ thống gồm nhiều yếu tố như: ngôn ngữ, phong

tục tập quán, pháp luật, tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn,

văn học…

Trong hệ thống văn hóa, nhất là văn hóa Việt Nam, yếu tố chủ đạo

thường là văn học. Yếu tố chủ đạo này không phải là bất biến mà nó thường

8



xuyên thay đổi qua những thời đại văn hóa, tức là một hệ thống văn hóa. Là

một yếu tố mạnh, văn học luôn biết tiếp thu những gì ngoài hệ thống để phát

triển. Tiếp thu những cái ngoài hệ thống đến một mức độ nào đó, yếu tố văn

học sẽ không còn phù hợp với hệ thống văn hóa nữa, nó chống lại hệ thống,

làm cho hệ thống phải thay đổi cùng nó. Ở nước ta không ít công trình nghiên

cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem

bản sắc dân tộc như là phẩm chất của văn học, và cũng có không ít những

công trình nghiên cứu văn hoá xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu

hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá

của dân tộc. Có thể kể tên những thành tựu mới mẻ, đầy triển vọng của một số

công trình nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận từ văn hóa học như công

trình nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Thuý – Mối quan hệ giữa văn hoá và văn

học (1997), Trần Ngọc Vương – Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn

chung (1997), Đỗ Lai Thuý - Từ cái nhìn văn hoá (1999), Trần Nho Thìn –

Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá (2007)…

Văn học với tư cách là một bộ phận của tổng thể văn hóa, một yếu tố

của hệ thống văn hóa thì không thể và không có quyền qua mặt hệ thống để

tiếp xúc thẳng hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội mà phải gián tiếp

qua hệ thống văn hóa và chỉ “quan hệ” được với hệ thống xã hội thông qua

văn hóa. Như vậy, khung nghiên cứu văn học cũng phải là khung văn hóa.

Trong quan hệ với chuyên ngành nghiên cứu văn học, văn hoá học xem xét

văn học từ góc độ văn hoá học nghệ thuật có tính bao quát hơn là chỉ đi sâu

vào văn học. Trong mối quan hệ với văn hóa học, nghiên cứu văn học và văn

hoá học có nhiều điểm tương đồng về quan điểm phương pháp luận, nhưng

vẫn khác nhau về cơ bản như: tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử, tính dân

tộc… của đối tượng đều được hai ngành quan tâm xem xét. Nghiên cứu văn

hoá học và nghiên cứu văn học đều coi trọng quan điểm hệ thống trong tiếp

9



cận đối tượng, đều quan tâm đến tính thống nhất trong đa dạng của đối tượng.

Nếu như xem xét từ góc độ thời gian, văn hoá học có văn hoá sử, nghiên cứu

văn học có văn học sử. Nếu xem xét từ góc độ không gian, văn hoá học có

văn hoá vùng, văn hoá khu vực, nghiên cứu văn học cũng có văn học vùng,

văn học khu vực. Nếu xem xét từ góc độ chủ thể, văn hoá học có văn hoá dân

tộc, nghiên cứu văn học có văn học dân tộc… Về mặt phương pháp, văn hoá

học và nghiên cứu văn học đều quan tâm đến tính liên ngành, đến việc vận

dụng những thành tựu của các ngành khoa học khác áp dụng vào đối tượng

nghiên cứu cụ thể của mình.

Đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng

những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác

phẩm. Một cách tổng quát, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc

nhìn văn hóa ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa. Trong đó tác

phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn

giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, quan niệm về con người cũng

như sự chi phối của các phương tiện khác nhau. Trong đời sống sinh hoạt xã

hội từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về

các mặt xây dựng nhân vật, kết cấi, mô-típ, hình tượng, cảm xúc, ngôn ngữ…

Phương pháp này có tính chất tổng hợp, trung gian giữa những phương pháp

đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng. Nó thiên về nhiệm vụ

giải mã các hiện tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng

đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong

không gian và thời gian.

Tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của

tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối

chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm

được sản sinh để tìm nguồn gốc các dạng thức quan niệm về con người – thời

10



gian – không gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiếp cận

liên ngành trong nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu văn học ngày càng ý thức hơn về mối quan hệ giữa văn học

với văn hoá, đặc biệt là nghiên cứu văn học tiếp nhận ở văn hoá học quan

điểm về tính tương tác của các hệ thống văn hoá, về góc nhìn văn hoá trong

nghiên cứu đối tượng đặc thù. Lý luận về sự giao thoa giữa văn học và văn

hoá trong lý luận văn học thế giới được giới thiệu khá phong phú ở nước ta

cũng là một trong những cơ sở giúp nghiên cứu văn học ngày càng khám phá

những chiều kích văn hoá trong đời sống năng động của văn học nước nhà.

1.2 Vài nét về văn hóa vùng Việt Bắc và văn hóa dân tộc Tày

1.2.1 Văn hóa vùng Việt Bắc

Dân tộc Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sống chủ yếu ở các tỉnh

miền núi phía Bắc (vùng văn hóa Việt Bắc) như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc

Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang… Bản thân văn hóa Tày đã có

một bản sắc dân tộc riêng nhưng trước hết vì thuộc vùng văn hóa Việt Bắc

nên ít nhiều văn hóa Tày có sự ảnh hưởng của văn hóa vùng. Cư dân chủ yếu

của vùng Việt Bắc là người Tày và người Nùng, ngoài ra, còn một số dân tộc

ít người như: Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay.

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản

giống các khu vực khác. Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư

dân Tày- Nùng hướng niềm tin của con người đến thần bản mệnh, trời đất, tổ

tiên. Họ thờ nhiều thần linh như thần sông, thần núi, thần đất. Ngoài ra, còn

có các ông vua, Giàng Then cũng được dân tộc nơi đây kính cẩn thờ phụng.

Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt. Các tôn giáo như

Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của

người Việt Bắc. Tam giáo được cư dân Việt Bắc tiếp nhận gần giống người

Việt nhưng ở mức độ thấp hơn và kết hợp với tín ngưỡng vật linh vốn có

11



trong đời sống dân gian. Về chữ viết, vào giai đoạn cổ đại, cư dân ở đây

không có chữ viết; sang giai đoạn cận đại thì có chữ Nôm và giai đoạn hiện

đại thì chữ Nôm tồn tại song song với chữ Latinh. Cũng chính vì vậy, nét

đáng chú ý là cư dân Tày – Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết bằng

chữ viết dân tộc khá sớm như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài

Đoàn… Trong khi đó, văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại,

phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói

ví, câu đố, đồng dao, dân ca. Đặc biệt, lời ca giao duyên: lượn cọi và lượn

tương, là những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày – Nùng ưa chuộng.

Lễ hội của cư dân Tày – Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là

Hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), diễn ra hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính

là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Phần hội căn bản

là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật… Như vậy, về

bản chất, Hội Lồng Tồng là một sinh hoạt văn hóa.

Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không

nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là

nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Người ta đã từng nói đến một

loại sinh hoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt

văn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc. Tóm lại, Việt Bắc là một vùng văn hóa có

nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể: Tày - Nùng với lịch sử và văn hóa của họ

tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ tính thống

nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.

1.2.2 Văn hóa dân tộc Tày

Nằm trong cái nôi văn hóa vùng Việt Bắc, ngoài những ảnh hưởng của

văn hóa vùng, dân tộc Tày còn có riêng một bản sắc văn hóa, cụ thể là:

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền phát triển với đủ loại cây

trồng như lúa, ngô, khoai… Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã

12



biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương,

bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Ngoài lúa nước, người Tày

còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả… Chăn nuôi phát triển với nhiều loại

gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn phổ biến. Các

nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với

nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Đặc điểm kinh tế mà đặc biệt về mặc nông

nghiệp này đã tạo nên những biểu tượng văn hóa trong tín ngưỡng dân tộc

Tày như tục thờ nước, thờ Mẹ Hoa, thờ thần lúa. Người dân thường ở chân

núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông.

Họ sống thành bản làng đông đúc, mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều

bản có tới hàng trăm nóc nhà. Dân tộc Tày còn có tên gọi là Thổ ở Việt Bắc,

hoặc Phén (tức là Phiên) ở Hải Ninh; nhưng tên “Tày” đúng hơn cả và được

nhân dân Tày xác nhận.

Gia đình người Tày thường quý con trai hơn và có quy định rõ ràng

trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly

hôn. Đã từ lâu dân tộc Tày không còn tục ở rể. Nam nữ được tự do yêu

đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng không lại tùy thuộc vào bố

mẹ hai bên và số mệnh của họ có hợp nhau không. Vì thế trong quá trình đi

tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá só của cô gái về so với lá số của con

mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày

sinh nở mới về hẳn bên nhà chồng.

Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm. Cái độc đáo

đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối dùng màu chàm phổ

biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên

trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn

trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc

được dùng trong hoa văn mặt chăn hoặc các tấm thổ cẩm. Và “áo chàm” đã

13



trở thành một hoán dụ phổ biến xuất hiện nhiều trong thơ văn để chỉ đồng bào

dân tộc Tày nói riêng hoặc các cư dân Việt Bắc nói chung.

Đồng bào Tày có một nền văn hóa tín ngưỡng sâu đậm ngay từ thời kỳ

khởi nguyên, và được tiếp tục phát triển theo những xu hướng linh động cho

đến hiện tại (có nhiều điểm tương đồng văn hóa tín ngưỡng vùng Việt Bắc –

đã trình bày ở trên). Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ

cúng thổ công, vua bếp, bà mụ, Mẹ Hoa, lúa. Hàng năm có nhiều lễ tết với

những ý nghĩa khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là tết Nguyên đán - mở

đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ

chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm

lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết

rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Chữ viết của người Tày xuất hiện khá sớm, chữ Nôm Tày xây dựng trên

mẫu tự tượng hình, gần giống chữ Nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV được

dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng… Chữ Tày - Nùng dựa trên cơ

sở chữ cái Latinh ra đời năm 1960 và tồn tại đến giữa những năm 80, được

dùng trong các trường phổ thông cấp 1, vùng có người Tày – Nùng cư trú.

Đối với cư dân Tày, lễ hội là là sinh hoạt văn hóa quan trọng bậc nhất

trong đó đặc biệt là Hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) trở thành “đặc sản” sinh

hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân vùng Việt Bắc cũng như văn hóa Tày. Lễ

hội mang đậm những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, thường được

tổ chức ở những đám ruộng to rộng. Trước ngày hội, các gia đình đều quét

dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến

đây, dù quen dù lạ đều được đồng bào mời về nhà ăn nghỉ qua đêm chờ dự

hội. Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui

tươi. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây cối

tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ðể chuẩn bị lễ ở ngoài đồng, mỗi

14



gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng, có nhiều nhà làm từ vài chục

đến một trăm món. Phần hội quan trọng nhất là hội xuống đồng. Một nông

dân cày giỏi được giao trọng trách mắc cày vào con trâu mộng, to khỏe để

vạch luống cày đầu tiên cho mùa vụ mới. Thầy cúng đi trước làm lễ, luống

cày theo sau như nở hoa trên đất hứa hẹn với bà con nông dân một mùa vụ

suôn sẻ, bội thu.

Hoạt động vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất trong lễ hội là

hội tung còn. Nếu ở lễ hội này không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân

bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng

tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Trong

trò chơi này, nam nữ thanh niên thi tung còn cho nhau. Ngoài ra còn có các

hoạt động múa sư tử, múa võ, kéo co... Ðặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên

thi hát lượn đối đáp suốt canh dài...

Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại

thơ ca, múa, nhạc…. Nhiều làn điệu dân ca nổi tiếng như lượn, phong slư,

phuối pác, phuối, rọi, vén eng… Lượn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then,

lượn nàng ới… là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng.

Đồng bào Tày thường lượn trong Hội Lồng Tồng, trong đám cưới, mừng nhà

mới hay khi có khách đến bản. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương

có múa rối bằng gỗ khá độc đáo. Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng

kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con.

Bên cạnh những nét văn hóa trên, nền văn học dân gian Tày còn là kho

tàng về các loại thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca… tiêu biểu là truyện

Quả bầu, Thạch Sanh, Cẩu Khây, Phú Lương Quân, Báo Luông – Sao Cải,

Khảm hải (Vượt biển) …

Từ những điều vừa tìm hiểu về đặc điểm văn hóa của dân tộc Tày như

trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc đều mang trong mình

15



những dấu ấn văn hóa tạo nên đặc sắc của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa hay

truyền thống dân tộc là quá trình chọn lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ. Nếu

một dân tộc không có bản sắc, không tiếp thu truyền thống thì văn hóa dân

tộc đó chỉ là hư vô. Do đó việc phát hiện, gìn giữ và phát huy truyền thống

văn hóa của từng dân tộc theo hướng ngày càng hiện đại nhưng vẫn giữ

được dấu ấn riêng là vấn đề ý nghĩa, mang tính thời sự, cập nhật. Trên đây là

một số đặc trưng văn hóa nổi bật của cư dân vùng Việt Bắc và dân tộc Tày.

Những đặc trưng văn hóa này sẽ là tiền đề hữu ích giúp chúng tôi triển khai

đề tài Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa có cơ sở thực tế và sức

thuyết phục hơn.

1.3



Khát quát về văn học Tày



1.3.1 Văn học dân gian Tày

Văn học dân tộc thiểu số ở nước ta tuy hình thành và phát triển muộn

nhưng có nhiều đóng góp đáng kể làm phong phú cho kho tàng văn học Việt

Nam. Hệ thống văn học dân gian Tày đặc biệt sinh động bởi sự góp mặt của

nhiều thể loại như: truyền thuyết, truyện thơ, dân ca, tục ngữ, ca dao. Nội

dung truyện cổ Tày thường tập trung giải thích các hiện tượng tự nhiên,

những mâu thuẫn trong đời sống con người, cuộc chiến giữa thiện và ác.

Truyện ngụ ngôn có rất nhiều tình tiết ly kỳ, chết đi sống lại hoá thân thành

con vật, cỏ cây, hoa lá hoặc có cuộc sống sung sướng, thậm chí làm vua,

quan… thể hiện khát vọng sống của con nguời. Tục ngữ ca dao đó là những

câu phản ánh tâm tư tình cảm, tâm trạng hoặc được đúc kết thành kinh

nghiệm, triết lý trong cuộc sống, kinh nghiệm trong sản xuất, đối nhân xử thế,

trong dấu tranh xã hội cũng như trong tự nhiên. Đáng chú ý nhất trong văn

học dân gian Tày là thể loại truyện thơ và dân ca.

Về thể loại truyện thơ, những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng của dân tộc

Tày như: Thị Ðan, Quảng Tân - Ngọc Lương, Nàng Kim, Chim sáo, Chiêu

16



Ðức, Vượt biển... Đây là những truyện được mọi người biết đến và yêu thích

nhiều, có ý nghĩa khá quan trọng trong nền văn học dân gian truyền thống và

trong đời sống tinh thần của đồng bào. Những tác phẩm này ban đầu đều được

lưu truyền bằng phương thức truyền miệng do các nghệ nhân kể trong những

dịp lễ, tết hay vào lúc nông nhàn. Có thể cốt truyện nguyên sơ còn rất lỏng

lẻo, cùng một tên truyện nhưng lại có nhiều chi tiết khác nhau, sau này được

các nho sĩ chép lại, sắp xếp lại cho hoàn chỉnh hơn và tồn tại cho đến ngày

nay. Đề tài truyện thơ Tày thường chọn đó là: tình yêu nam nữ, thân phận

người phụ nữ và số phận người nghèo khổ. Chủ đề của truyện đều tập trung

vào chủ đề quyền sống tự do của con người trong xã hội cũ, lên án chế độ ép

gả trong hôn nhân, thể hiện quyền khao khát thay đổi số phận của người

nghèo khổ.

Về thể loại dân ca, có thể nói dân ca gắn liền trong đời sống sinh

hoạt, tín ngưỡng của người Tày nhiều và quan trọng nhất so với các thể

loại văn học khác. Dân ca Tày có ba dòng đặc trưng: dân ca giao duyên,

dân ca nghi lễ và dân ca tín ngưỡng. Dân ca giao duyên phong phú về thể

loại như phong slư, lượn, phuối pác (hát đối đáp)…thường được các đôi

trai gái sử dụng khi tìm hiểu nhau, do đó làn điệu thường ngân nga nhấn

nhá vang xa trong không gian thể hiện tâm trạng, tình cảm, nỗi nhớ nhung.

Phong slư là những bức thư tình, một thể thơ hết sức đặc sắc của trai gái

Tày. Bức thư này viết bằng chữ Nôm Tày trên nền vải sa tanh đỏ. Phong

slư nói về cung bậc tình cảm của những người đang yêu. Khi là tiếng nói

thủ thỉ tâm tình. Lúc hóa thành dòng thác nhớ nhung tha thiết. Tình yêu

nam, nữ thể hiện trong phong slư thường là tình yêu trong xa cách, trắc trở,

tan vỡ. Bởi vậy tiếng hát, giai điệu phong slư thường buồn da diết. Tuy

nhiên nó không hề bi lụy kêu than mà vẫn luôn sáng lên những ước mơ

lãng mạn, nhân văn.

17



Hãy tu thân chờ nhau bên ấy

Dẫu là không lấy được cũng cam

Yêu nhau để khắp mường được thấy

Tiếng thơm sẽ trọn vẹn mai sau

Tới trăm năm khi về âm phủ

Ta rủ nhau về chốn mường hơn

Lượn là một bộ phận thuộc loại hình nghệ thuật dân ca sinh hoạt của

người Tày. Lượn có nhiều tiểu loại, ngoài hai loại cơ bản là lượn cọi và lượn

slương, người Tày còn có lượn Then, lượn nàng Hai, lượn khắp,… Trong cái

nhìn đối sánh với văn hóa dân tộc Kinh, lượn là lối hát giao duyên có thể

tương tự như lối hát quan họ ở Bắc Ninh, loại dân ca này có giai điệu vang xa

tha thiết, lay động lòng người, gợi cảm giác bâng khuâng, thương nhớ. Có thể

nói lượn đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần, một thành phần

có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm

của những người dân Tày yêu thích ca hát. Thông qua lượn mà tiếng hát, lời

ca ngân lên mọi lúc, mọi nơi, trong bản ngoài mường, trở thành một phần

không thể thiếu được trong đời sống tinh thần người Tày.

Phuối pác, phuối rọi là những lời nói có vần, có điệu của nam nữ thanh

niên Tày, Nùng thường dùng hàng ngày. Đây là lối nói tự do, dịch nôm là

“nói chuỗi” thường được diễn ra khi gặp nhau trên đường, ở chợ hay trong lễ

hội… Đó cũng là một hình thức thể hiện tình cảm, nó là những lời ướm hỏi

trêu ghẹo tình tứ thể hiện những sắc thái tình cảm trong tình yêu. Được thời

gian gọt giũa những lời phuối pác, phuối rọi ngày càng cô đọng bóng bẩy và

mềm mại một chất thơ lãng mạn. Phuối pác là nơi thể hiện tình yêu trai gái.

Nội dung chính của các bài hát này là lòng yêu lao động, tình yêu trai gái, tùy

tài năng và cảm xúc của người hát mà làn điệu bài bản các thể hát đó được

biến hoá, sáng tạo không ngừng. Phuối pác là thể dân ca hát đối đáp, có làn

18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

×