Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 111 trang )
nghĩ. Nhà thơ nhiều khi thấy mình như đang trôi, đang đắm chìm, đang bị
cuốn đi trong một cõi hỗn mang của vô thức. Trong cái cõi đó, nhà thơ ta
nhận thức thế giới. Đây chính là con đường dẫn đến những phi lý của thơ ca
mà người ta thường ta thường nói tới những hiện tượng không thể lý giải.
Từ sự giải thích và định nghĩ hai thuật ngữ cảm thức và văn hóa (xem
Chương 1 mục 1.1.1 Khái niệm văn hóa), chúng ta có thể hiểu cảm thức văn
hóa là sự nhận thức về hệ giá trị xã hội - bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân
tộc. Quá trình nhận thức ấy, chủ thể sẽ phải dùng đến cảm xúc, trí tuệ để bày
tỏ thái độ của mình trước một hiện tượng hay một giá trị mà cộng đồng đã coi
là chuẩn mực. Như vậy cảm thức hoàn toàn là nhận thức chủ quan của một cá
nhân nhưng văn hóa lại là hệ giá trị của cả một tập thể. Cảm thức văn hóa suy
cho cùng chính là sự nhận thức lại (tác động của cả cảm xúc và trí tuệ) những
giá trị chuẩn mực của một dân tộc hoặc cộng đồng.
Dưới đây chúng tôi sẽ khảo sát nội dung thơ Dương Thuấn để thấy
được các Dương Thuấn đã cảm, đã tư duy về những giá trị văn hóa của cộng
đồng của dân tộc ông - dân tộc Tày như thế nào.
2.2 Sự gắn bó, tự hào về quê hương
Tuyển tập thơ Dương Thuấn gồm ba tập: Bản Hon và những nơi khác,
Thơ tình, Thơ thiếu nhi dày hơn 2000 trang, in song ngữ (tiếng Tày và tiếng
Việt) nhưng đó chắc chắn chưa phải là toàn bộ sáng tác của Dương Thuấn từ
trước đến nay. Cách phân chia thành ba tập thơ trên chỉ là cách phân chia theo
đề tài còn nếu thâu tóm theo chủ đề “gắn bó, tự hào về quê hương” thì không
chỉ gồm những bài thơ viết về bản Hon mà ngay cả thơ tình, thơ thiếu nhi của
Dương Thuấn cũng dạt dào tình cảm dành cho quê hương, bản làng. Tình yêu
với quê hương là cảm hứng luôn thôi thúc trong tác giả. Thơ viết về quê
hương của Dương Thuấn với cảm xúc tràn trề bất tận. Phải yêu nơi chôn rau
cắt rốn của mình đến khôn cùng, yêu luôn cả thiên nhiên đất trời, núi non, bản
31
làng, yêu gió, yêu mây, yêu cả từng con trâu, con ngựa, mỗi loài hoa, cây cỏ
thì số lượng bài thơ về quê hương mới phong phú, đồ sộ như thế (800 bài).
Dương Thuấn hát những bài ca về lao động, về vẻ đẹp thiên nhiên, con người,
phong tục hội hè, về tình yêu trai gái, tình yêu làng bản. Quê hương đi vào
trong thơ Dương Thuấn chân thực pha sức gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét
hấp dẫn rất riêng không thể trộn lẫn.
2.2.1 Tình yêu thiên nhiên
Thiên nhiên là mảng đề tài quen thuộc trong thơ Dương Thuấn. Bằng
hai mạch cảm xúc: cảm xúc của một con người đang ở miền núi gắn bó, hòa
nhập với thiên nhiên và cảm xúc của một con người xa quê hương với bao kỉ
niệm sâu lắng, tha thiết, nhà thơ đã vẽ lại hình ảnh thiên luôn gắn với cuộc
sống của con người Việt Bắc vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Thiên nhiên Việt Bắc
đã từng xuất hiện nhiều trong thơ của nhiều tác giả đi trước như: Hồ Chí
Minh, Tố Hữu, Nông Quốc Chấn, Lò Ngân Sủn, Y Phương... khi bước vào
thơ Dương Thuấn, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên vừa thơ mộng trữ tình nhưng
cũng không kém phần hoang sơ, hùng vĩ:
Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng
Sáng sớm sương trời bay trắng lòng thung
(Quê tôi núi ngàn)
Chỉ với hai câu thơ mà tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc những nét đặc
trưng đầy thơ mộng về một miền núi ngàn rộng lớn, cao vời vợi, sớm chiều
sương phủ. Đặc biệt vào buổi chiều khi hoàng hồn xuống, hình ảnh những
ngọn núi, hang đá hiện lên thật hùng vĩ, trùng điệp:
Hoàng hôn xuống
Ngắm ngọn Bút Sơn
Ngắm núi Voi oai hùng xung trận
(Chiều bản Hon)
32
Dương Thuấn có khi đóng vai người chủ hiếu khách, ông làm thơ như
để cầm tay, mời gọi bạn đọc về thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp quê hương
mình. Nơi đây hút hồn người, níu bước chân du khách và ai đến đây cũng có
thể tức cảnh mà làm thơ, trở thành thi sĩ trong phút chốc:
Có thể anh chưa bao giờ làm thi sĩ
Đến Ba Bể cảnh thần tiên đẹp quá
Anh sẽ bồi hồi và tự làm thơ
(Mời anh về Ba Bể)
Lại có lúc nhà thơ hóa mình thành một du khách, bị vẻ đẹp rừng núi
làm say đắm. Hình ảnh “gió thổi lá vàng trong nắng thu rơi rơi”, “hoa dại nở
khắp triền đồi thắm đỏ” rồi hình ảnh của “trăng bạc thung thăng chạy trên
ngọn cỏ”... tạo nên bức tranh thiên thiên đầy thơ mộng, lãng mạn, quyến
luyến hồn người. Chính nhà thơ, người đã quá đỗi quen thuộc với những hình
ảnh thiên nhiên đó cũng không giấu khỏi sự ngỡ ngàng, vui sướng mà phải
thốt lên: “ôi nắng vàng như mật”, “kìa thảo nguyên đẹp thế”. Nếu ai đã sống
hoặc đến du ngoạn cảnh đẹp Việt Bắc chắc chắn sẽ đồng ý rằng, thiên nhiên
núi rừng nơi đây đẹp nhất là vào mùa xuân. Vì thế thơ tả cảnh đẹp mùa xuân
Việt Bắc cũng nhiều hơn trong sáng tác của các thi sĩ. Mùa xuân trên quê
hương Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng thường được tác giả miêu tả với những
hình ảnh đậm màu sắc miền núi. Đó là hình ảnh hoa lá tựa như tấm vải thổ
cẩm trải qua mặt bàn rực rỡ màu sắc trong thơ Nông Quốc Chấn:
Mùa xuân mới về với chúng ta
Lá hoa nhuộm đồi đèo rừng núi
Như thổ cẩm trải qua mặt bàn
Hay mùa xuân của hoa mơ trắng xuất hiện trong bức tranh tứ bình của
nhà thơ Tố Hữu:
33
Mùa xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
(Việt Bắc)
Nhưng có lẽ viết hay, viết nhiều về mùa xuân Việt Bắc nhất phải kể đến
Dương Thuấn. Mùa xuân trên rẻo cao thường được tác giả miêu tả với những
hình ảnh đậm màu sắc miền núi. Đó là những rừng đào rực hồng, rừng ban,
rừng mơ trắng muốt cùng đua nhau khoe sắc, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ cho núi
rừng: “Hoa đào nở thắm rồi/ Rừng hoa ban nở trắng/ Dậy ra núi cùng chơi/
Mùa xuân đã đến rồi” (Bài ca mùa xuân) hay: “Theo mùa xuân lên núi/ Bạn
sẽ gặp hoa mơ/ Bông nở thành chiếc khuy/ Cài áo mây trắng xóa (Theo mùa
xuân đi).
So với mùa xuân, ba mùa (hạ, thu, đông) xuất hiện ít hơn trong thơ
Dương Thuấn nhưng cách cảm nhận, cách miêu tả mỗi mùa đó với Dương
Thuấn lại có phần lạ hơn so với các thi nhân khác. Cái lạ đó chính là hình ảnh
thiên nhiên miền núi trong mỗi mùa luôn mang đến cho người đọc một sự
khám phá, một niềm bất ngờ thích thú mới. Nếu như mùa hè ở đồng bằng hay
các vùng địa lí khác trên đất nước ta là mùa của nắng thì mùa hè ở vùng cao lại
là mùa lũ tràn về: Tháng sáu mưa ngàn/Bất ngờ cơn suối lũ (Tháng sáu). Mùa
thu trong thơ từ xưa nay thường mang đến một nỗi buồn man mác, dịu nhẹ
trong lòng người nhưng trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn thì mùa
thu lại đem đến một sự rộn ràng náo nức. Đây là đàn cá võng tung tăng bơi lội
giữa dòng nước trong xanh: Sáng sớm lạnh se se/ Sông xanh như lá nghệ/ Cá
võng đi từng đàn/ Xuôi theo dòng về bể (Tháng sáu). Và hình ảnh mùa đông
vui tươi trong thơ Dương Thuấn khác hẳn với mùa đông lạnh lẽo, đìu hiu, cô
đơn trong thơ ca cổ xưa. Đó là một mùa đông vui như đi trẩy hội, một mùa
đang được mong đợi: Mùa đông ra đi từ năm ngoái/ Đến hẹn năm nay lại trở
về/ Cầy hương vui hội trên ngọn móc/ Lợn lòi dúi mõm ủi dọc khe (Mùa đông).
34
Đọc thơ Dương Thuấn, miền quê Bắc Kạn hiện lên với nhiều địa danh,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Ba Bề, động Puông, rừng Phja Bjooc,
sông Năng, nước Bạc, thác Đầu Đẳng, Phủ Thông, đèo Giàng, đèo Gió...
nhưng có lẽ địa danh xuất hiện nhiều và ám ảnh nhà thơ nhất là hồ Ba Bể và
sông Năng. Hai cảm xúc viết về thiên nhiên của tác giả hòa quyện vào nhau
tan vào cảnh hồ Ba Bể và sông Năng để rồi tạo ra một cõi mơ huyền ảo, bồng
bềnh gió mây. Dương Thuấn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật phóng đại để
diễn tả cảm xúc thăng hoa khi viết về hồ Ba Bể:
Đứng ở sườn non đưa tay ra bắt cá
Trên thuyền hái được củi đem về
Còn với sông Năng, con sông ấy là hình ảnh đầu tiên hiện lên khi nhà
thơ nhớ về quê hương. Trong những đêm trằn trọc không ngủ, nhà thơ vẫn mơ
tiếng sóng của dòng sông, lúc nào ông cũng muốn quay trở về để được “hát
với sông Năng”.
Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng
Tiếng thác reo chui vào trong chăn thành giấc mơ
Sự ám ảnh về dòng sông quê hương theo tác giả đi bất cứ nơi đâu, để
đến đâu nhà thơ cũng hướng về dòng sông quê hương, cũng nhớ về núi Chẻ
Dả, cũng muốn quay về hồ Ba Bể.
Thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đẹp, thơ mộng là vậy nhưng có khi thiên
nhiên ấy cũng hiện lên thật sự dữ dội. Lũ rừng đã là một “đặc sản” của vùng
cao. Nó cuốn đi tất cả những rác rưởi cuộc đời, gây bao tác hại cho đồng bào:
Rác rưởi/ Cành khô/ Cuốn đi lớp lớp/ Nước cuồn cuộn trôi/ Gồng lưng đạp
vỡ bờ/ (...)/ Hỏi cơn lũ nào hơn phần dữ dội (Cơn lũ rừng – cơn lũ thời gian).
Nhà thơ miêu tả thiên nhiên hiểm trở để khắc họa nét gai góc của cảnh rừng
Việt Bắc mặt khác còn muốn chứng tỏ sức mạnh, nghị lực sống của con người
nơi đây trước sức hủy hoại ghê gớm của thiên tai.
35
Mỗi nhà thơ đều có một vùng quê riêng, gắn bó với bao kỉ niệm cuộc
đời. Quê hương Dương Thuấn là vùng núi cao Việt Bắc hùng vĩ chính vì vậy
những vần thơ của ông về quê hương bao giờ cũng bay bổng, phóng khoáng
như chính tậm hồn của người dân miền núi:
Tự gieo mình rơi xuống giữa đại ngàn
(…)Hóa thành thác bọt tung trắng xóa
(Thác Đầu Đẳng)
Tình yêu với thiên nhiên của nhà thơ không chỉ thể hiện ở hành động
chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và mong muốn quảng bá hình ảnh quê hương đến
độc giả mà còn thể hiện ở mối quan hệ hòa quyện, gắn bó giữa thiên nhiên và
con người.
Trên khóm mai tiếng gà rừng thôi gáy
Người dắt trâu lộc cộc bước ra đường
Tiếng cối giã lên mặt sông rộn rịp
Mịt mù trôi đi dòng nước khói sương…
(Buổi sớm bản Hon)
Vào buổi sớm, bức tranh thiên nhiên ở bản Hon hiện với âm thanh
tiếng gà rừng, tiếng giã gạo, tiếng vó trâu lộc cộc cùng hình ảnh “dòng nước
khói sương” và hiện lên trên bức tranh ấy là hình ảnh người lao động. Một
ngày mới bắt đầu với cảnh vật thanh bình và con người lao động chăm chỉ,
mộc mạc. Để ý ta thấy, tất cả các địa danh nổi tiếng Bắc Kạn đều xuất hiện
trong thơ Dương Thuấn, đặt bên cạnh những địa danh đó là bản Hon bé nhỏ,
đơn sơ. Phải chăng bản Hon là một không gian thu nhỏ của các không gian
văn hóa nổi tiếng của Bắc Kạn? Miêu tả bản Hon, nhà thơ khắc họa đó là một
không gian động, có thiên nhiên và con người quấn quyện trong sự tuần hoàn,
hài hòa với nhau.
36
Những ai sinh sống ở rừng núi hay biển đảo đều thấm thía thế nào là
rừng thiêng nước độc, mưa rừng bão bể nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy
một câu thơ than thở, chê trách thiên nhiên núi rừng trong thơ Dương Thuấn.
Đó không phải do thơ Dương Thuấn phiến diện chỉ có cảm hứng ca ngợi
không mà bởi những khó khăn, thử thách do thiên nhiên gây ra đã được đồng
bào nơi đây vượt qua. Hay nói cách khác, thiên nhiên hòa quyện cùng đời
sống sinh hoạt của con người còn là cách con người nơi đây chinh phục, thuần
hóa thiên nhiên. Hãy nghe người con của núi rừng tự hào khi mang trong
mình những sức mạnh oai hùng của đại ngàn và một tâm hồn phóng khoáng
của gió trời:
Ta có con mắt của con nai bên suối
Ta có con mắt của con báo trong lồng
Ta đi bộ từ núi xuống đồng bằng
Ta ghé tai hổ nói:
- Ta là họ Dương
Hổ liền cõng ta vượt núi
Giữa đường gặp trăng sao
Ta ngồi cùng trăng sao uống rượu…
Yêu thiên nhiên, say mê cảnh đẹp quê hương khiến thơ Dương Thuấn
dày đặc những hình ảnh núi rừng, cây cỏ, sông núi xứ Tày. Đặc biệt có những
hình ảnh thiên nhiên xuất hiện với tần suất cao và trở thành biểu tượng văn
hóa trong thơ Dương Thuấn: núi 126 bài/800 bài, sông suối 165 bài/800 bài,
trăng 60 bài/800 bài. Bộ ba này theo nghĩa thực thì đó là biểu trưng quen thuộc,
gắn bó với cuộc sống con người miền núi. Như vậy ở tầng nghĩa thứ nhất, bộ
ba hình ảnh thể hiện sự giao hòa gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên
nhiên xung quanh. Nhưng ở tầng nghĩa thứ hai - giá trị biểu tượng của những
hình ảnh đó lại tượng trưng cho vẻ đẹp con người và cho người mẹ lớn - quê
37
hương. Chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng, cụ thể hơn giá trị tượng trưng của các
biểu tượng văn hóa này trong thơ Dương Thuấn ở chương 3 của luận văn.
Sự gắn bó, tự hào về quê hương của Dương Thuấn không chỉ bó hẹp
trong bản làng xứ Tày núi chung mà còn được ông mở rộng đến khắp vùng
miền trên khắp đất nước. Tập thơ Bản Hon và những nơi khác đã tái hiện hình
ảnh về cảnh quan thiên nhiên, các địa danh nơi tác giả đã đi qua với một thái
độ trân trọng, ngợi ca đồng thời thể hiện hoài bão khám phá của một chàng
trai miền núi: muốn đi nhiều, hiểu nhiều để viết nhiều. Đọc thơ Dương Thuấn
ta thấy thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên thật lung linh, tươi đẹp. Viết về
thiên nhiên Việt Bắc, Dương Thuấn đã thể hiện tình cảm thật sâu đậm của
ông với quê hương mình. Người con của núi rừng Việt Bắc ấy đã viết về Bắc
Kạn với một niềm tự hào, một tình yêu mãnh liệt.
2.2.2 Thái độ với truyền thống dân tộc
Thơ ca chỉ tồn tại và có được thành tựu khi nó thực sự gắn bó với dân
tộc, với truyền thống dân tộc đã sinh ra mình. Nói như cách của nhà thơ dân
tộc Chăm Inrasara là: “Truyền thống không phải là cái gì để chúng ta tìm tới
khai thác trục lợi mà là một sinh thể sống động luôn luôn mời gọi chúng ta
tiếp cận. Chỉ khi nào chúng ta nghiêm túc học hỏi và đối thoại với hàng ngàn
thế hệ con người đã chết, chúng ta mới có đủ lông cánh nói đến sáng tạo.
Chứ không phải thái độ học lỏm qua vài chuyến điền dã hay đọc qua loa các
“công trình khoa học lớt phớt ở vành ngoài”[54]. Trong các nhà thơ dân tộc
Tày, việc kế thừa, tiếp thu và phát huy mạch nguồn văn hóa dân tộc ở mỗi
người một khác, theo một cách riêng. Trước thế hệ nhà thơ Dương Thuấn có
thể kể đến các nhà thơ như: Nông Quốc Chấn, Cầm Biêu, Hoàng Nó, Lương
Quy Nhân... song có thế do hoàn cảnh lịch sử, việc giao lưu, quảng bá văn
hóa còn hạn chế. Đến Dương Thuấn, ông đã tiếp nối và mở mang con đường
38
mà các thế hệ đi trước đã làm, đó là khẳng định mạnh mẽ một đời sống văn
hóa văn nghệ cho dân tộc mình.
Đối với nhà thơ Dương Thuấn, truyền thống dân tộc thể hiện trong thơ
ông được dẫn dắt bởi hai tuyên ngôn: Một là, tuyên ngôn “ta là chàng trai
của núi” – tuyên ngôn về ý thức nguồn gốc. Hai là, “Ta ở đâu bản ta ở đó” tuyên ngôn về ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Phố phường Hà Nội là
nơi Dương Thuấn sống hằng ngày nhưng tâm hồn ông luôn “bay quẩn quanh
trên các ngọn núi cao”[50]. Đối với Dương Thuấn, cảm xúc để bật lên thành
thơ không phải là cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp sự vật hay điều gì lúc
đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm tận tiềm thức của tâm hồn đã có sẵn. Tình
yêu quê hương và những kỉ niệm, cũng như kiến thức về văn hóa, một vùng
quê phong cảnh đẹp và ấm áp tình người… Mọi thứ phải có từ trong tiềm
thức và có cảm xúc luôn luôn thường trực thì khi nhìn thực tế mới có cộng
hưởng ngân vang lên thành âm thanh và câu chữ. Và như thế thơ Dương
Thuấn chảy tràn như cuộc sống tự nhiên, dạt dào tình quê miền núi, tình
người vùng cao... Dù đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, đã đi công tác tại nhiều
quốc gia nay sống giữa trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị xã hội của đất
nước nhưng Dương Thuấn vẫn “tự thú”: “Đọc thơ để thấy người, tôi có bao
giờ giấu nổi tôi đâu. Là người con của dân tộc Tày, những vần thơ của tôi
viết ra mang hồn vía của người Tày”[58]:
Người làm nương ăn theo lửa
Người làm đồng ăn theo nước
Sinh ra tắm nước thơm mới là con của mẹ
Lớn lên tắm nước sông mới là con của làng
Đóng tày đi ra bể
Tắm giữa đại dương mới là người của muôn nơi
(Ăn theo nước)
39
“Ta là chàng trai của núi”, “Ta ở đâu bản ta ở đó” như những lời nói
bình dị, mộc mạc nhưng nó chứa chan một ý nghĩa lớn lao. Đó là quan niệm
giàu chất nhân văn của các trí thức miền núi khi thực hiện sứ mệnh sứ giả văn
hóa của họ. Nhà thơ sinh ra từ bản, “đi khắp trăm nơi” (Làm ăn), “qua ngàn
vạn cánh rừng” (Con rết vua), “đã đến hàng trăm nơi biết muôn vàn thứ”
(Phía sau ngọn núi). Dù đi đâu về đâu, về đâu, dù có ở trên núi, đi xuống
đồng, đi ra biển, ở trong nước hay đi ra nước ngoài thì nhà thơ vẫn đau đáu về
bản Hon quê mình, vẫn nhớ về những mái nhà sàn, về cái bậc cầu thang, về
đèo mây phủ, về những ngọn núi, những cánh rừng. Dương Thuấn là người
không biết mệt mỏi ca ngợi cảnh vật và con người quê mình và chủ đề quê
hương chưa bao giờ trở thành nhàm chán đối với nhà thơ xứ Tày này.
Ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc được Dương Thuấn coi
như nhiệm vụ tiên phong, hàng đầu. Một trong những giá trị văn hóa mà
Dương Thuấn đặc biệt gìn giữ nhất đó là tiếng mẹ đẻ - tiếng Tày. Dương
Thuấn cho rằng: “Vai trò trách nhiệm của nhà thơ, nhà văn là phải bảo tồn
ngôn ngữ. Việc đưa sách văn học vào trong nhà trường cũng không thể bảo
tồn được. Trách nhiệm đó thuộc về các nhà văn, nhà thơ”[61]. Hiện nay, nhà
thơ thông thuộc bốn thứ tiếng nhưng ông vẫn không quên gìn giữ và trau
chuốt tiếng Tày bằng cách nghe đọc qua sách đĩa và đặc biệt sáng tác bằng
tiếng Tày. Những tập thơ viết bằng tiếng Tày như: Lục pjạ hết lùa (1995),
Slíp nhỉ tua khoăn (2002) và đặc biệt Tuyển tập gồm 3 tập thơ song ngữ (Tày
– Việt) vừa xuất bản 2010 là minh chứng giá trị nhất cho ý thức giữ gìn, bảo
tồn tiếng và chữ viết cho dân tộc mình của Dương Thuấn. Thơ dân tộc thiểu
số trong những năm gần đây đang có nhiều khởi sắc nhưng cũng có nhiều vấn
đề đáng bàn. Trong đó, việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ được quan tâm hơn cả.
Nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số khi bắt đầu viết họ nóng lòng muốn
được mọi người biết đến nên viết bằng tiếng Kinh, nhiều người cho đó là hiện
40
tượng “Kinh hóa” văn học thiểu số. Trước hiện tượng này, Dương Thuấn đã
bày tỏ quan điểm đánh giá “được”, “mất” khi nhà văn dân tộc thiểu số sáng
tác bằng tiếng Việt: “Họ được khá nhiều. Thứ nhất: họ sẽ nổi tiếng nhanh
hơn, nhiều người biết hơn. Thứ hai: sáng tác bằng tiếng Việt in ấn sẽ dễ hơn,
thuận lợi hơn… Tất nhiên họ cũng mất khá lớn. Chẳng hạn vai trò của nhà
văn đối với phát triển văn hóa dân tộc sẽ mất đi. Tôi nghĩ tác phẩm của nhà
văn có sống được hay không thì phải gắn liền với dân tộc, cụ thể là phải gắn
với ngôn ngữ dân tộc. Các tác phẩm văn học không gắn bó với nhiều dân tộc
chung chung, nếu như thế sẽ chỉ sống được trong chốc lát mà thôi”[62].
Tuyển tập thơ song ngữ 3 tập này của Dương Thuấn là một bằng chứng lớn
về tình yêu ngôn ngữ Tày của ông. Nhà thơ dày công viết thơ bằng hai thứ
tiếng (Tày và Kinh) thể hiện sự nỗ lực đưa nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc mình
giao lưu với văn hóa của các dân tộc khác.
Thái độ đối với văn hóa truyền thống dân tộc trong thơ Dương Thuấn
còn thể hiện ở sự nâng niu, ca ngợi nếp sinh hoạt văn hóa, những phong tục
tập quán của riêng dân tộc Tày. Người Tày có nhiều phong tục mà đến giờ,
cho dù đã ở thành thị gần 20 năm, tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau
nhưng Dương Thuấn vẫn không thể quên phong tục tập quán của dân tộc
mình. Là người con của dân tộc Tày, Dương Thuấn sinh ra và lớn lên từ núi
rừng Việt Bắc tươi đẹp mà hùng vĩ. Ngay từ nhỏ, ông đã được nuôi nấng, hít
thở không khí văn hóa dân tộc mình. Từ những sinh hoạt hàng ngày, những
câu sli, lượn, câu then rồi lễ Hội Lồng Tồng đến phong tục tập quán của quê
hương đã bồi dưỡng cho ông một tâm hồn đậm chất Tày và đặc điểm ấy
thường xuyên in đậm suốt những bài thơ của ông. Đọc thơ Dương Thuấn, bạn
đọc sẽ được mở mang kiến thức về văn hóa dân tộc Tày hay hơn cả khi bạn
đọc một cuốn sách viết về văn hóa.
41