1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

4 Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 111 trang )


ca (2002) và các tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lúa (1995), Slíp nhỉ tua khoăn

(2002)… Hai lần liên tiếp ông được nhận giải B của Hội Văn nghệ dân tộc

thiểu số năm 2000 và 2006 với tập thơ Mười bảy khúc đảo ca và Chia trứng

công. Không chỉ có thế, anh còn được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt

Nam trao giải B cho tập thơ Đêm bên dòng sông yên lặng vào năm 2005.

Ngoài ra, ông còn được tặng 12 giải thưởng khác của các tổ chức chính trị, xã

hội, các cuộc thi thơ do các báo và nhà xuất bản Trung ương tổ chức. Đặc

biệt, trong những tập thơ của ông đã xuất bản, trong những tập thơ anh đã

xuất bản, có những bài thơ đã được nhạc sĩ An Thuyên và nhạc sĩ Cầm

Phương phổ nhạc như Khúc ca cao nguyên, Đi tìm bóng núi, Tình ca bên

suối, Lá trầu… Ngoài sáng tác thơ, Dương Thuấn còn nghiên cứu văn hóa.

Ông vừa cổ súy việc bảo tồn và phát triển trong xu hướng hội nhập vừa trăn

trở đối với từng bước đi của văn học dân tộc thiểu số.

Là người con của xứ Tày – Bắc Kạn, những vần thơ của Dương Thuấn

luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời

sống sinh hoạt đến tâm hồn nếp suy nghĩ của con người qua giọng thơ bình dị,

đầy sức lôi cuốn đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực

cảm và rất giàu biểu tượng – nét đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu

số. Dương Thuấn bộc bạch: “Tôi làm thơ bằng cả hai thứ tiếng: Tày và Kinh.

Khi viết tiếng Tày, tôi không nghĩ chỉ viết cho người Tày đọc, hoặc khi viết

bằng tiếng Kinh, tôi cũng không nghĩ chỉ viết cho người Kinh đọc. Tôi chỉ

nghĩ đến đối tượng đọc của tôi là con người. Theo tôi nhà thơ phải đứng trên

sự vật, trên cả thời đại mình đại để đem tiếng nói yêu thương tâm huyết nhất

của mình đến với mọi người. Tôi luôn luôn muốn khẳng định với mọi người

rằng: Tôi là như thế! Dân tộc tôi là như thế![26]

Trong văn học Việt Nam hiện đại, mảng sáng tác về miền núi chiếm vị

trí quan trọng. Những nhà văn, nhà thơ vùng cao đã góp phần không nhỏ

trong việc mang lại những âm điệu mới cho nền văn học dân tộc. Thơ ca Việt

26



Nam đã ghi dấu nhiều gương mặt thơ là người dân tộc tiêu biểu như: Nông

Quốc Chấn, Bài Tài Đoàn, Y Điêng, Lương Quy Nhân, Y Phương, Lò Ngân

Sủn, Inrasara, Dương Thuấn… Dù hiện nay sinh sống và làm việc ở thành

phố nhưng Dương Thuấn – nhà thơ của núi rừng Việt Bắc, người con của dân

tộc Tày vẫn luôn gắn bó máu thịt với quê hương, chung thủy với nguồn cội,

luôn khẳng định bản chất “chàng trai của núi” trong thơ mình. Không chỉ ý

thức được trọng trách “sứ giả văn hóa” cho dân tộc của một người nghệ sĩ mà

Dương Thuấn còn luôn nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ truyền tải văn hóa dân

tộc đến độc giả: “Người nghệ sĩ sẽ có tội lớn với dân tộc mình nếu không nắm

bắt được hồn của dân tộc mình, đem bó đuốc của hồn dân tộc mình thắp sáng

thêm hồn nhân loại”[26]. Có lẽ vì thế mà trong thơ Dương Thuấn luôn thấy

được thái độ trân trọng sự nâng niu, bảo tồn truyền thống. Tác phẩm của

Dương Thuấn góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Tày nói riêng và văn hóa

Việt Nam nói chung trong thời đại mới.

1.4.2 Thơ Dương Thuấn tiếp nối mạch nguồn văn hóa Tày

Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, văn hóa “là hệ thống hữu cơ

các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá

trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội của mình”. Như vậy, văn hóa chính là cái cốt tủy của mỗi dân

tộc. Khai thác những nét đẹp văn hóa dân tộc luôn là khát vọng của nhiều

người cầm bút – Dương Thuấn là một trong số đó.

Thơ Dương Thuấn mang phong cách giản dị, hồn nhiên có phần hoang

dã như bản chất của con người miền núi núi. Phong cách thơ gắn liền với cá

tính, lối sống và kinh nghiệm sáng tác đồng thời cũng bắt nguồn từ sắc thái

dân tộc. Bản sắc dân tộc Tày của Dương Thuấn thể hiện ở nhiều mặt: tình yêu

thiên nhiên núi rừng, thái độ trân trọng nâng niu văn hóa phong tục, tình yêu

thương với con người xứ Mây. Nhà thơ đã từng tâm sự: “Đối với tôi, cảm xúc

để bật lên thành thơ không phải chỉ là cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp

27



sự vật hay điều gì lúc đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm trong tận đáy sâu tiềm

thức của tâm hồn đã sẵn có”[50].

Bên cạnh đó, văn hóa tâm linh của người Tày cũng được tác giả khai

thác với mong muốn khám phá mạch nguồn của cuộc sống đương đại, để gửi

tới người đọc những thông điệp quý báu về những giá trị lịch sử đầy tính nhân

văn trong văn hóa người Tày. Ở mảng đề tài này, đòi hỏi người viết phải có

bản lĩnh, một sự am hiểu nhất định về đặc tính về quê hương mình, dân tộc

mình. Dễ nhận thấy trong tâm thức của người Việt Nam, sự biết ơn không chỉ

dành cho người đang sống mà ngay cả những người đã khuất. Với tinh thần

ấy, người Việt luôn luôn trân trọng lịch sử của cha ông để lại. Đó chính là

dòng chảy tâm linh - một nguồn suối nuôi sống tâm hồn Việt Nam qua nhiều

thế kỉ. Dấu ấn văn hóa tâm linh trong thơ Dương Thuấn thường nghiêng về

các lễ hội, tục thờ cúng của đồng bào dân tộc Tày Nùng. Qua những bài thơ

ấy, dễ nhận thấy màu sắc huyền thoại lấp lánh trong đó. Với người Tày Nùng,

văn hóa tâm linh được thể hiện trước hết qua dịp lễ tết, hội hè.

Như vậy, với Dương Thuấn những kiến thức về văn hóa của ông về quê

hương là từ trong tiềm thức, là cảm xúc thường trực chảy tràn như cuộc sống

tự nhiên, dạt dào tình quê miền núi, tình người vùng cao. Thứ tình đó luôn

đầy ắp, sẵn trong lòng chứ không phải khuấy động lên mới có. Mảnh đất Bắc

Kạn với vẻ đẹp hữu tình, nên thơ của những con người chân thật, đáng yêu đã

hội tụ trong thơ Dương Thuấn một cách tự nhiên, sống động mà đầy gợi cảm.

Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn không thể trộn lẫn với bất kì vùng miền nào,

dân tộc nào. Thơ Dương Thuấn thể hiện khát vọng của con người muốn nâng

niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Vì thế

có thể khẳng định những sáng tác của Dương Thuấn đã góp phần bồi đắp và

làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Tày.

Xuất thân từ chàng trai của núi, Dương Thuấn ra đi về phía biển hát

khúc đảo ca rồi lại đem thơ mình đến với bạn bè thế giới nhưng chân trời

28



càng rộng mở thì nhà thơ càng muốn “ngược mặt trời” mà “tìm bóng núi” để

trở về “đêm bên dòng sông” và “hát với sông Năng”. Sinh ra và lớn lên ở Bắc

Kạn, hiện giờ sống ở thủ đô nhưng nỗi nhớ sơn cước luôn làm ông mất ngủ

giữa chốn kinh kỳ (Buổi chiều thành phố). Ông nhớ về Bản Hon, nhớ ngày

Lên rẫy, nhớ Núi Cơm Chiều, thèm Lời cô gái xứ Mây, khát lời Nàng ơi uống

rượu và luôn in đậm hình bóng Lượn cọi, Cái cầu thang cùng những buổi

chiều Việt Bắc Ôi nắng vàng như mật...

Có thể nói “chất Tày” luôn thấm đẫm trong thơ Dương Thuấn, nó là

“đinh”, là hồn cốt của phong cách thơ của ông. Nhà thơ đã cầm bút viết về

quê hương mình như một sự lắng đọng, ngưng kết đời sống tinh thần, văn

hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc mình, tạo thành nguồn suối hòa vào dòng

sông thi ca Việt để chảy vào biển cả văn hóa nhân loại. Khẳng định “chất

Tày” trong thơ Dương Thuấn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Vĩnh

Cư đã phát biểu trong buổi giới thiệu bộ ba Tuyển tập thơ Dương Thuấn:

“Đọc thơ Dương Thuấn sẽ biết Dương Thuấn là ai? Dương Thuấn là bản

Hon! Dương Thuấn là sông Năng! Dương Thuấn là Bắc Kạn! Dương Thuấn

là miền núi! Và tôi cho rằng, Dương Thuấn chính là người Tày của người

Tày! Là miền núi của miền núi!(…) Bởi vì đọc thơ Dương Thuấn người ta

thấy anh yêu dân tộc anh, anh yêu quê hương anh một cách thấm đẫm, tự

nhiên, chân thật, mộc mạc nhưng với đầy niềm tự hào”[45]. Quê hương và

tuổi thơ với những câu chuyện huyền thoại về hồ Ba Bể, sông Năng, bản Hon

đã chắp cánh cho tâm hồn thơ Dương Thuấn. Vì vậy, người đọc thấy một thế

giới thơ giản dị, chân thực nhưng cũng lãng mạn, bay bổng, vừa hồn nhiên

trong sáng mà hóm hỉnh suy ngẫm. Ít nhà thơ có được một phong vị đậm đặc

về quê hương bản quán trong sáng tác như Dương Thuấn.



29



CHƯƠNG 2

CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN

2.1 Thế nào là cảm thức văn hóa

Cảm thức bao gồm hai yếu tố là cảm giác và nhận thức. Tâm lý học định

nghĩa cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật

hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta. Cảm

giác không chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của đối tượng bên ngoài mà còn

phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể. Ví dụ như với một người lữ

khách tha phương khi nhìn thấy khói bếp lan tỏa trên những mái nhà trong lòng

tự trào dâng cảm xúc bồi hồi nhớ thương về quê nhà. Tâm lý học trong cuốn

Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học cũng định nghĩa: nhận thức là toàn

bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được

mã hoá, được lưu giữ và sử dụng. Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ

có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá

vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá. Với yếu tố cảm giác

và nhận thức con người có khả năng tiếp cận trực tiếp hơn với bản chất của sự

việc. Ví dụ, khi đứng trước một người mới gặp, một số người có thể cảm nhận

được suy nghĩ tư tưởng của người đối diện như thế nào nhưng một số người

khác lại chỉ cảm nhận được về vẻ hình dáng bên ngoài. Trong cuộc sống có

không ít những người có khả năng cảm thức hơn những người bình thường như

Beethoven bị điếc nhưng ông lại có thể sáng tác ra những bản giao hưởng tuyệt

vời. Cho nên không thể nhìn vào trực giác về hình dáng bên ngoài để đánh giá

một con người. Do vậy cảm thức chính là sự kết hợp giữa cảm giác và nhận thức

Cảm thức cho ta một cái nhìn gần hơn với bản chất của sự vật, sự việc hoặc một

cái nhìn nhất định về sự vật, sự việc đó.

Như vậy có thể hiểu, cảm thức thơ đó là sự hòa quyện hữu cơ không

thể tách bạch giữa xúc cảm và trí tuệ, giữa cái nhà thơ cảm và cái nhà thơ

30



nghĩ. Nhà thơ nhiều khi thấy mình như đang trôi, đang đắm chìm, đang bị

cuốn đi trong một cõi hỗn mang của vô thức. Trong cái cõi đó, nhà thơ ta

nhận thức thế giới. Đây chính là con đường dẫn đến những phi lý của thơ ca

mà người ta thường ta thường nói tới những hiện tượng không thể lý giải.

Từ sự giải thích và định nghĩ hai thuật ngữ cảm thức và văn hóa (xem

Chương 1 mục 1.1.1 Khái niệm văn hóa), chúng ta có thể hiểu cảm thức văn

hóa là sự nhận thức về hệ giá trị xã hội - bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân

tộc. Quá trình nhận thức ấy, chủ thể sẽ phải dùng đến cảm xúc, trí tuệ để bày

tỏ thái độ của mình trước một hiện tượng hay một giá trị mà cộng đồng đã coi

là chuẩn mực. Như vậy cảm thức hoàn toàn là nhận thức chủ quan của một cá

nhân nhưng văn hóa lại là hệ giá trị của cả một tập thể. Cảm thức văn hóa suy

cho cùng chính là sự nhận thức lại (tác động của cả cảm xúc và trí tuệ) những

giá trị chuẩn mực của một dân tộc hoặc cộng đồng.

Dưới đây chúng tôi sẽ khảo sát nội dung thơ Dương Thuấn để thấy

được các Dương Thuấn đã cảm, đã tư duy về những giá trị văn hóa của cộng

đồng của dân tộc ông - dân tộc Tày như thế nào.

2.2 Sự gắn bó, tự hào về quê hương

Tuyển tập thơ Dương Thuấn gồm ba tập: Bản Hon và những nơi khác,

Thơ tình, Thơ thiếu nhi dày hơn 2000 trang, in song ngữ (tiếng Tày và tiếng

Việt) nhưng đó chắc chắn chưa phải là toàn bộ sáng tác của Dương Thuấn từ

trước đến nay. Cách phân chia thành ba tập thơ trên chỉ là cách phân chia theo

đề tài còn nếu thâu tóm theo chủ đề “gắn bó, tự hào về quê hương” thì không

chỉ gồm những bài thơ viết về bản Hon mà ngay cả thơ tình, thơ thiếu nhi của

Dương Thuấn cũng dạt dào tình cảm dành cho quê hương, bản làng. Tình yêu

với quê hương là cảm hứng luôn thôi thúc trong tác giả. Thơ viết về quê

hương của Dương Thuấn với cảm xúc tràn trề bất tận. Phải yêu nơi chôn rau

cắt rốn của mình đến khôn cùng, yêu luôn cả thiên nhiên đất trời, núi non, bản

31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

×