Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 123 trang )
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
trào công nhân trên báo chí đồng thời nhằm giúp nắm thông tin về hoạt động
của từng nhóm người, nhằm tập hợp lực lượng những người cộng sản trong xã
hội. Năm 1904, trong bài “Thư gửi các đồng chí” về việc xuất bản tờ báo của
phái đa số trong đảng, Lê nin viết: “Hãy viết cho chúng tôi biết về tình hình toạ
đàm của các nhóm công nhân, về tính chất của các buổi toạ đàm ấy, về đề mục
các buổi học, về nhu cầu của công nhân, về việc sắp xếp công tác tuyên truyền
cổ động, về quan hệ trong xã hội… về những sự hiểu lầm, về nhu cầu, những
kháng nghị của họ …”. Lần khác, Lê nin lại nhấn mạnh: vai trò của tờ báo không
chỉ đúng không ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị tư tưởng và thu hút
bạn đồng minh chính trị, tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ
động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể, nhờ có tờ báo và gắn liền với tờ
báo sẽ hình thành, nó không những chỉ làm công tác địa phương mà còn làm
những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biến cố chính trị,
đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy và ảnh hưởng của những biến cố ấy đến
các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, vạch cho đảng cách mạng những phương
pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy. Rõ ràng theo Lê nin, báo chí thực
hiện cả hai chiều nhiệm vụ; Một là, chiều thuận, là công cụ để những người
lãnh đạo Đảng tuyên truyền, cổ động, thuyết phục, tập hợp quần chúng nhân dân,
những người công nhân lao động theo đảng; hai là chiều ngược lại là phương
tiện để đảng kịp thời năm bắt tình hình của những người công nhân đó. Kế thừa
nhận thức về vai trò của báo chí trong việc phản ánh đầy đủ, mọi hoạt động của
đời sống nhân dân, tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959) Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao
động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực sự thống nhất nước
nhà, cho hoà bình thế giới”…Báo chí của ta không phải để cho một số ít người
10
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách
của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tinh thần quần chúng và tinh thần chiến
đấu”.
… Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội đấu tranh
thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình thế giới. Nhưng mỗi tờ báo như
báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ v.v…
nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn, rập khuôn thì báo nào
cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán” … “Trong nghề làm báo ta
có những kinh nghiệm của ta, nhưng cần phải học tập thêm kinh nghiệm của các
nước anh em”.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội trong
đó có báo chí và hoạt động báo chí. Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngọn cờ tư
tưởng, chính trị của Đảng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của các tầng
lớp nhân dân. Nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá mà “ngòi bút và
trang giấy” của họ là vũ khí sắc bén góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây
dựng đất nước.
Đảng lãnh đạo công tác báo chí và hoạt động báo chí trước hết bằng quan
điểm đường lối giúp báo chí và đội ngũ những người làm báo có dịnh hướng
hoạt động đúng đắn. Quan điểm đường lối đó được thể hiện ở các chỉ thị, nghị
quyết của Ban Bí thư, Bộ Chính trị về lãnh đạo, quản lý báo chí như chỉ thị số
08/CT-TƯ ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư (khoá VII) về “Tăng cường sự lãnh
đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí xuất
bản…. Chỉ thị số 22/CT-TƯ ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
“Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản
nêu rõ các quan điểm và định hướng lớn trong hoạt động báo chí - xuất bản hiện
11
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
nay. Đó là : báo chí - xuất bản phải luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác
- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Báo chí Việt Nam đã chứng minh được vai trò của mình trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với phương châm, báo chí Việt Nam là công cụ
của đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, báo chí đã
sát cánh cùng cách mạng Việt Nam chiến thắng kẻ thù, giành tự do độc lập cho
dân tộc, tạo được sự ủng hộ đồng tình của các quốc gia trên thế giới. Ngày nay
trong công cuộc đổi mới, báo chí Việt Nam đã và đang đóng vai trò to lớn trong
sự nghiệp CNH,HĐH.
Trong suốt các nhiệm kỳ đại hội của Đảng, báo chí luôn luôn là một trong
những mục tiêu đầu tiên được quan tâm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã
chỉ rõ “Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh và công tác phát
hành, sách, báo, phim ảnh. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng
cao chất lượng thông tin” Điều đó có nghĩa là Đảng ta đã nhận thấy rõ vai trò,
sức mạnh của các phương tiện truyền thông và sự tác động ảnh hưởng của văn
hoá nghệ thuật đến công chúng. Mối quan tâm này tiếp tục được khẳng định
trong Đại hội VII: “ Phát triển sự nghiệp thông tin báo chí xuất bản theo hướng
nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt
của nhân dân. Tăng đầu tư phương tiện phát thanh, truyền hình, đưa thông tin
đến mọi vùng đất nước, đến phần lớn các gia đình nhất là ở nông thôn và miền
núi, coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại. Quản lý chặt chẽ công tác xuất
bản, báo chí ..”
Rõ ràng, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đặt lên vai của nền báo chí
nước nhà những trọng trách mới, chức năng truyền thông của báo chí là vô cùng
12
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
cần thiết. Văn kiện nhấn mạnh "Đảm bảo quyền được thông tin, quyền tự do
sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin
đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích". Quyền tự do ngôn luận của
báo chí được nhấn mạnh, đồng thời khuyến khích công dân tham gia diễn đàn.
Đây thực sự là một trong những bước tiến mang tính dân chủ của Đảng ta.
Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt cho nền báo chí Việt
Nam đó là Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Báo chí ngày 29-12-1989, có
hiệu lực thi hành ngày 2-1-1990. Luật Báo chí ra đời thể hiện những hành động
cụ thể thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về hoạt động thông tin. Thể
hiện bước phát triển tiến bộ cũng như tính quy mô của một nền báo chí.
Với chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển báo chí, Đảng, Nhà nước
ta đã trao cho báo chí những trọng trách nặng nề hơn như tính chiến đấu trong
việc phê phán các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong mọi mặt của đời sống xã
hội. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Báo chí thể hiện sự đổi mới tư duy, hình thức hoạt
động báo chí sao cho phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội. Tạo hành lang
pháp lý cho báo chí nước ta đi tiên phong trong việc định hướng tư tưởng, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và
các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, điển hình hóa các cá nhân, đơn vị
có thành tích trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trở thành
một trong những đòn bẩy tích cực trực tiếp tham gia trong tiến trình phát triển
đất nước.
13
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Luật Báo chí ra đời thể hiện sự đổi mới tư duy trong công tác đảng,
Quốc hội và trong công tác hoạt động báo chí. Thể hiện tính nghiêm minh,
chuyên nghiệp, góp phần phát triển và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động
thông tin. Đồng thời minh chứng quyền tự do ngôn luận của báo chí Việt Nam
đối với những luận điệu xuyên tạc, cũng như những mưu đồ đen tối trong lĩnh
vực chính trị. Hơn thế nữa, đó là hành lang pháp lý để báo chí hoạt động được
hiệu quả hơn.
Vai trò của báo chí Việt Nam với tư cách là tiếng nói của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân một lần nữa được
khẳng định và phát huy trong Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX "Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
Báo chí, xuất bản… làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Phát hiện những nhân tố mới, cái
hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến,
phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh
với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và
tính chiến đấu của thông tin… Khắc phục khuynh hướng "thương mại hóa" trong
hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách
nhiệm, trình độ văn hóa và nghề nghiệp, phẩm chất đội ngũ báo chí, xuất bản" 22.
Để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong hoạt động báo chí,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong thời kỳ mới, Nghị
quyết T.Ư 5 (khóa IX) về "Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận
trong tình hình mới", xác định sự lãnh đạo, quản lý báo chí từ nay đến năm 2020
- năm nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sắp xếp lại mạng lưới
14
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
hoạt động báo chí phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam hiện
nay. Để nâng cao hơn nữa sự quản lý của Nhà nước về báo chí, đổi mới nội dung
và phương pháp hoạt động của các cấp hội, ngày 18-3-2004 Chỉ thị của Ban Bí
thư T.Ư Đảng về "Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà
báo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới" đã tạo nên một chiếc cầu nối giữa những
người làm báo với Đảng, Nhà nước. Thể hiện mối quan tâm, sự chăm lo của
Chính phủ đối với những người làm báo Việt Nam, khuyến khích và tạo điều
kiện để báo chí hoạt động và phát triển.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: "Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản, văn hóa nghệ thuật,
nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường tuyên truyền đối ngoại…
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong
các cơ quan báo chí. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo
chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị
hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ".
Đánh giá về công tác báo chí trong thời gian qua, Nghị quyết Hội nghị
Trung Ương 5 (khoá X) đã khẳng định về mục tiêu, trước hết công tác báo chí
phải góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội X của
Đảng; nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Phấn đấu từ nay đến đại hội XI của Đảng
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí …Về quan điểm chỉ đạo,
15
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Nghị quyết nhấn mạnh “Công tác báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của đảng, của giai cấp công nhân, lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc
có những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần
xã hội”
1.1.2Sự hình thành và phát triển của tạp chí Kinh tế
Ngay trong những năm kháng chiến chống Pháp một số tạp chí Cách
mạng đã được xuất bản(tạp chí Học tập, các tạp chí chuyên khoa Y học, Dược
học…). Trong những năm xây dựng hoà bình ở miền Bắc, do yêu cầu xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội nhiều tờ tạp chí của các bộ, ngành, đoàn thể xã hội…
đều lần lượt xuất bản nhằm nghiên cứu khoa học, tuyên truyền hướng dẫn thực
hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ sau ngày thống nhất đất
nước, nhất là trong 20 năm đổi mới vừa qua, cùng với báo, các tạp chí đã không
ngừng được mở rộng và phát triển cả về qui mô, số lượng, chủng loại và chất
lượng thông tin. Với gần 700 cơ quan báo chí và khoảng 900 ấn phẩm trong hai
thập kỷ đổi mới, lực lượng báo chí đã và đang góp phần quan trọng vào thành
tựu chung của công cuộc đổi mới; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đất nước hội
nhập với thế giới theo chiều sâu cùng diện rộng. Hiện nay các loại tạp chí vẫn
giữ ưu thế với khoảng gần 500 đầu tạp chí. Trong khối tạp chí, qui mô, số lượng
các tạp chí kinh tế đã bắt đầu phát triển cả về số lượng và chất lượng nội dung
cũng không ngừng được nâng cao.
Tạp chí nước ta không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Năm 1993 số đầu tạp chí trong cả nước là 174 tờ, đến năm 1996
16
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
lên tới 302 tờ tăng 73,5%, cuối năm 2001 là 326 tờ, tăng 11,2% so với năm
1996, đến đầu năm 2007 cả nước có 448 tờ tạp chí.
Đi đôi với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, trình độ dân trí từng
bước được nâng lên, nhu cầu thông tin cũng đa dạng hơn, hệ thống tổ chức quản
lý xã hội ngày càng được mở rộng và hoàn thiện, yêu cầu cấp bách để đáp ứng
nhu cầu thông tin vừa rộng, vừa chuyên sâu cho các loại đối tượng công chúng
được tăng cường…Do đó, các loại tạp chí được phát triển rất đa dạng; cùng với
hệ thống báo phát triển mạnh ở cả Trung ương và địa phương, không chỉ các tạp
chí bằng tiếng Việt mà cả tạp chí bằng tiếng nước ngoài cũng từng bước được
xuất bản với nhiều loại phong phú, đa dạng.
Trong một lĩnh vực hay một ngành nhất định thường xuất hiện nhiều thể
loại tạp chí khác nhau đáp ứng từng loại đối tượng khác nhau. Ví dụ trong lĩnh
vực y tế hay giáo dục … mỗi ngành hay cấp học khác nhau đều cần đáp ứng nhu
cầu thông tin thích hợp, từ đó nảy sinh yêu cầu mở rộng xuất bản thêm những
tạp chí mới. Đây là yếu tố tạo cho hệ thống các tạp chí của từng bộ hay cả nước
thêm phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của các đối tượng khác
nhau.ở đây, hệ thống các tạp chí nước ta có bình diện thông tin rộng từ việc
nghiên cứu khoa học ứng dụng, từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá
… đến những khía cạnh cụ thể của từng lĩnh vực, từ phạm vi tổng hợp ở cấp
trung ương đến phạm vi hẹp hơn ở địa phương và cơ sở; tạp chí không chỉ
chuyển tải những thông tin lý luận mà còn có thông tin mang tính nghiên cứu
thực tiễn, tuyên truyền hướng dẫn thực tiễn…gắn liền với chức năng hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khoa học, tổ chức kinh tế và
chính trị xã hội. Vì vậy mà tạp chí được coi là phương tiện thông tin cần thiết
vừa phục vụ công tác chỉ đạo, vừa đáp ứng nhu cầu hợp với đối tượng. Về
17
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
phương diện này tạp chí như là món ăn tinh thần của công chúng không thể dùng
báo để thay thế được nhu cầu này.
Chất lượng nội dung thông tin của nhiều tạp chí nói chung từng bước được
đổi mới. Các tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị, kinh tế hay khoa học công
nghệ như Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu kinh tế…vừa chuyển tải nội dung thông
tin sâu sắc vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực
giúp cho công chúng hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của hệ thống tạp chí
nước ta cũng bộc lộ không ít những mặt hạn chế, đó là sự phát triển tạp chí một
cách ồ ạt thiếu qui hoạch trong vài năm gần đây ở nhiều ngành, chất lượng còn
thấp, hiện tượng chồng chéo và nhầm lẫn giữa ngôn ngữ thông tin báo với ngôn
ngữ thông tin tạp chí đã làm giảm uy tín bản thân tờ tạp chí. Lượng phát hành
của các tạp chí còn rất thấp so với phạm vi nhu cầu thông tin trong công chúng,
xu hướng “thương mại hoá” trong tạp chí còn xuất hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng thêm.
Tạp chí kinh tế là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các tạp chí ở
nước ta. Hiện nay có các tạp chí kinh tế (chuyên sâu viết về kinh tế) bằng tiếng
Việt như :
- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Kinh tế học, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam
- Tạp chí Kinh tế và Phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội.
- Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới thuộc Viện Kinh tế thế giới, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam
18
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
- Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm châu Á Thái Bình Dương
- Tạp chí Kinh tế & Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tạp chí phát triển kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh .
Trước hết cũng cần nói rằng khuynh hướng thành lập tạp chí một cách ồ
ạt, “thương mại hoá” tạp chí không phổ biến trong loại hình tạp chí kinh tế. Có
chăng chỉ có hiện tượng một số cơ quan tạp chí đồng xuất bản các “tạp chí phụ”
(phụ trương. Chuyên đề…), hoặc ở một số cơ quan quản lý chưa cần thiết trong
điều kiện đối tượng thông tin hạn hẹp, thiếu người đọc, thiếu điều kiện mà đã
cho xuất bản dẫn đến nội dung thông tin kém xảy ra tình trạng trùng lặp giữa tạp
chí với báo ngành. Như đã nêu trên, trong một số cơ quan bộ, ngành mà có nhiều
tờ tạp chí, phụ trương… Mặc dù rất ít người đọc đúng đối tượng nhưng do bằng
nhiều hình thức những tờ này vẫn ra đều, chuyển tải nhiều thông tin chắp vá, sao
chép lại các báo(dịch từ báo nước ngoài và các báo trong nước).
1.2 Khái niệm và phân loại
1.2.1Quan niệm về Tạp chí
“Tạp chí” là một sản phẩm của báo in, ra đời khoảng thế kỷ 17, có nguồn
gốc ở Pháp. Cho đến nay khái niệm về “Tạp chí” cũng có khà nhiều ý kiến khác
nhau.
“Tạp chí” được coi là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều người viết
đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo”(
1)
Hoặc là “Xuất bản phẩm định kỳ đăng nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau về
một ngành nhất định đóng thành tập”
(2)
19
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Theo PGS. TS Đinh Văn Hường, tạp chí phải có từ 5 trang trở lên có dung lượng
và tính định kỳ dài hơn so với báo ngày và báo tuần (có thể đến 50 trang) . Quan
niệm về tạp chí thay đổi rất nhanh. Lúc đầu người ta quan niệm tạp chí là cuốn
sổ ghi chép.
Quan niệm 2 cho rằng là những tờ của cơ quan học thuật, nghiên cứu, phổ cập .
Ví dụ: Viện triết học có Tạp chí Triết học, Hội Nhà báo có tạp chí Người làm
báo.
Quan niệm 3 : Tạp chí vừa là học thuật, vừa nghiên cứu lý luận nghiệp vụ
vừa có tính chính trị .
Quan niệm 4: Tạp chí là tất cả 3 quan niệm trên.
Trên thực tế có ít nhất 3 loại hình tạp chí là:
-
Tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên sâu của các ngành khoa
học (như tạp chí Toán học, tạp chí Văn học, tạp chí Triết học….)
Tạp chí giải trí (Tạp chí Thời trang trẻ , tạp chí Văn nghệ quân đội…)
Tạp chí vừa mang màu sắc chuyên ngành, vừa có tính phổ cập rộng rãi
(kinh tế, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp…).
Trong các tạp chí chuyên ngành, các tạp chí về lĩnh vực kinh tế thuộc
nhiều ngành quản lý kinh tế các cấp khác nhau, nhiêu tổ chức nghiên cứu khoa
học kinh tế, trường đại học…
_____________________________________________________
(1 )
Từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội- HN 1994
(2)
Từ điển tiếng Việt – NXB Giáo dục – HN 1996
Dung lượng của Tạp chí lớn để chuyển tải được tác phẩm lớn. Tạp chí là
một sản phẩm của báo chí. “Tạp chí đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận thức sâu sắc
cho xã hội những biến cố, những vấn đề mới đặt ra về những cơ sở khoa học,
20