Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 123 trang )
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Số tháng 1 năm 2006 vào dịp xuân Bính Tuất có thêm chuyên mục “Hương sắc
mùa Xuân‟ với 4 bài, 15 trang đề cập về mùa xuân và Tết cổ truyền chiếm 23,5% trong
tổng số trang của kỳ Tạp chí (64 trang)
Số tháng 2- nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập đảng và chuẩn bị khai mạc Đại
Hội lần thứ X của Đảng, Tạp chí có chuyên mục “Góp ý cho Đại hội X của Đảng” với
3 tác giả, 3 bài, 6 trang chiếm gần 10% tổng số trang
Số tháng 6 nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) Tạp chí cũng
dành 7 trang /3 bài về cách viết một bài báo khoa học, về nghề báo, chiếm 11% tổng số
trang. Các kỳ khác trong năm cơ cấu chung của mỗi tờ tạp chí đều được xác định thống
nhất với các chuyên mục như sau: (ví dụ Tạp chí kinh tế phát triển số 187 tháng 52006
Số bài
Số trang
% trang
5
19
29,7
11
30
46,8
Giáo dục ( hoặc văn hoá )
2
5
7,8
Pháp luật và quản lý
1
3
4,7
Câu chuyện doanh nhân
1
1
1,6
Sáng tạo và phát triển
2
2
3,1
Năm tháng và sự kiện
2
3
4,7
1
1,6
64
100
Giải pháp tăng trưởng tín dụng ổn định và
bền vững (tên chuyên đề từng kỳ)
Nghiên cứu và phát triển
Mục lục
Cộng
24
Trong năm 2006, với 64 trang mỗi kỳ Tạp chí Kinh tế phát triển được phân bố
thành 7 chuyên mục; tập trung số bài, số trang cho hai chuyên mục đầu. Trước hết, tạp
36
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
chí dành 29,7% số trang cho phần chuyên đề. Nội dung của chuyên đề này có sự khác
nhau giữa các kỳ trong năm. Sau đó chuyên mục Nghiên cứu phát triển thường được
dành 50% tổng số trang. Còn lại 5 chuyên mục sau chỉ chiếm khoảng trên 20% tổng số
trang của mỗi kỳ. Ở đây, mỗi chuyên mục có một bài viết ngắn, hoặc là những tin vắn
về các tin hoạt động kinh tế (công nghiệp, xuất khẩu, vận tải, du lịch… trong tháng) và
hoạt động của vài công ty; những sự kiện kinh tế(xuất khẩu, ngân sách, tín dụng …)
cộng dồn trong tháng trong năm và một trang tổng hợp về giá cả thị trường.
Trong năm 2007, tạp chí Phát triển kinh tế tiếp tục phát hành tháng nhưng số
trang giảm còn 48 trang, chiếm 75% so với mỗi kỳ của năm 2006. Từ đó cấu trúc nội
dung cũng thay đổi nhất định.
Riêng số Xuân Đinh Hợi (2007) tạp chí Phát triển kinh tế số 1- 2007 giữ 64 trang
dành nội dung phục vụ yêu cầu kỳ đầu năm với 3 chuyên mục:
Tổng kết và dự báo với 8 bài 21 trang, 32,8% trong tổng số trang phản ánh tổng
hợp nền kinh tế, kinh tế Việt Nam và thế giới, công nghiệp Việt Nam, vấn đề thông tin
thị trường chứng khoán và đánh giá; dự báo triển vọng của đồng đô la Mỹ.
Nghiên cứu và phát triển với 8 bài, 29 trang chiếm gần 1/2 số trang(45%) với
nội dung tương tự và hầu hết là nghiên cứu, trao đổi các vấn đề như những năm trước.
Gắn với xuân Đinh Hợi chuyên mục Văn hoá thời hội nhập với 8 bài , 18 trang
chiếm 28% trong tổng số trang, gồm các bài về kinh tế hàng hoá thời Lý - Trần; văn
hoá “bảng hiệu” về niềm tin thuộc tâm linh; tính hài hước của bài báo và các bài về con
lợn.
Từ số tháng 2- 2007, Tạp chí phát triển kinh tế có 48 trang mỗi kỳ. Mặc dù số
trang giảm nhưng nói chung trong cơ cấu nội dung tạp chí vẫn duy trì ba hoặc bốn
chuyên mục: có hai chuyên mục chủ yếu là chuyên đề mỗi tháng và Nghiên cứu và phát
triển; phần sau chuyên mục Giáo dục và chuyên mục Sáng tạo và phát minh, năm tháng
37
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
và sự kiện, giá cả thị trường, thông thường là 5 trang và một vài chuyên mục như Câu
chuyện doanh nhân không còn hoặc chuyên mục Pháp luật và Quản lý chỉ xuất hiện
trong một kỳ (tháng 2- 2007).
Ví dụ : Cơ cấu nội dung Tạp chí phát triển kinh tế số tháng 5 - 2007 như sau:
số bài
số trang
% trang
Chuyên đề: phát triển nông nghiệp Việt Nam
thời kỳ WTO
Nghiên cứu và phát triển
4
18
37,5
5
18
37,5
Giáo dục
1
6
12,5
Sáng tạo và phát minh (gồm cả năm tháng
và sự kiện, giá cả thị trường
Mục lục
3
5
10,40
1
2,1
Tạp chí Phát triển kinh tế năm 2008 cũng có nhiều đổi mới về nội dung và hình
thức trình bày. Tạp chí số tháng 2 năm 2008 trong chuyên mục “năng lực động của
doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” có 4 bài của các tác giả như PGS.TS
Nguyễn Đình Thọ và Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Trang với bài viết “năng lực động của
doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” bài viết đã đi sâu phân tích bối cảnh
của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập, đưa ra lý thuyết nguồn lực và năng lực động
doanh nghiệp, những yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp. Tác giả Tạ Thị Ngọc
Thảo lại có bài „Doanh nhân Việt Nam trong thời toàn cầu hoá” hoặc PGS.TS Nguyễn
Đông Phong và thạc sĩ Nguyễn Hữu Huy Nhựt có bài “Thâm nhập thị trường thế giới
bằng hoạt động nhượng quyền kinh doanh của Việt Nam” bài viết đánh giá những hoạt
động của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và đưa ra một số gợi ý giải pháp phát triển.
Chuyên mục Nghiên cứu và phát triển đã có một số bài nhận xét đánh giá Việt Nam sau
38
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
1 năm chính thức là thành viên WTO. Đó là các bài viết “Những thách thức cần vượt
qua sau một năm Việt Nam chính thức là thành viên WTO” của PGS.TS Vũ Anh Tuấn,
bài viết “Thương mại quốc tế của Việt Nam sau một năm trở thành thành viên chính
thức của WTO” của PGS.TS Nguyễn Văn Trình.
Như trên, cơ cấu nội dung của Tạp chí Phát triển kinh tế có những đặc trưng chủ
yếu dưới đây:
Xác định tít về số lượng chuyên mục đồng thời được tập trung cho vài chuyên đề
trọng yếu (cả về số bài và về số trang trong chuyên mục đó)
Trong 2 chuyên mục trọng yếu chuyên đề và Nghiên cứu – trao đổi đều được
sắp xếp các bài có nội dung sinh hoạt đa dạng với tính chất khác nhau: lý thuyết khoa
học kinh tế; tham khảo nước ngoài, thực tiễn hoạt động kinh tế trong nước….(kể cả
từng chuyên đề hằng tháng cũng gồm những dạng bài đó). Nhờ đó, việc xác định cơ
cấu bài trong hai chuyên mục trên mỗi tháng được dễ dàng, ít phải chọn lựa bài cho phù
hợp với từng tiểu mục riêng. Về phương diện này, với việc xác định hai chuyên mục
tổng hợp như trên có thể coi là một kinh nghiệm đáng được vận dụng.
Như trên cơ cấu nội dung của Tạp chí Phát triển kinh tế có những chuyên mục
được xác định tương đối ổn định, kể cả trong nhiều năm không có sự thay đổi lớn, trừ
chuyên mục “Câu chuyện doanh nhân‟ không còn được đề cập thường xuyên.
Tuy nhiên, nội dung trong chuyên mục tổng hợp thường bị dàn trải nhiều vấn đề
thuộc về những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau (về ngành, cấp; cả trong nước và thế
giới; cả kinh nghiệm thực tiễn với phương pháp luận khoa học…)với cách xác định
chuyên mục này, mặc dù có nhiều ưu điểm như trên, nhưng về phương diện làm nổi bật
bài trọng tâm thì ở đây bạn đọc khó theo dõi; sử dụng kém hiệu quả do nội dung có
phần dàn trải.
39
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Đối với phần nội dung chuyên đề, do phân phối vấn đề theo từng tháng cho nên
nội dung từng chuyên đề chỉ có thể đề cập một lần trong năm . Mặc dù chuyên đề có
tính tổng kết thực tiễn nhưng lại ít giải quyết kịp thời, đúng lúc với những vấn đề thời
sự, nóng bỏng( của từng tháng hay từng quý), nội dung của mỗi chuyên đề chỉ có ý
nghĩa phục vụ cho một số ít đối tượng, không mang tính phổ cập. Qua khảo sát 24 kỳ
tạp chí của hai năm 2006, 2007 cho thấy : nội dung chuyên đề đối với các chuyên mục
phụ như “giáo dục”; “pháp luật và quản lý” không thể hiện được đều kỳ (nhiều tháng bị
hai chuyên mục tổng hợp chiếm hết số trang hoặc thiếu bài phù hợp với yêu cầu của
chuyên mục. Chuyên mục tư duy văn hoá cũng là một chuyên mục có tính tổng hợp,
tuy số trang không nhiều, ít bài nhưng có tác dụng thiết thực cần được duy trì thường
xuyên nhưng tiếc là không được đều kỳ.
Chuyên mục “Câu chuyện doanh nhân” chỉ dành được 1 trang bài trong các kỳ
năm 2006 đến năm 2007 chuyên mục này không còn xuất hiện nữa.
Chuyên mục “Sáng tạo và phát minh” thường chỉ có 2 trang và được duy trì liên
tục, song nội dung của các bài ngắn này lại ít gắn với hoạt động kinh tế (như Sóng vi
ba, Ngăn ngừa bệnh ung thư, Boeing 717, xe thể thao…)
Với cơ cấu nội dung đã được xác lập trên đây, gắn với tôn chỉ mục đích và đối
tượng phục vụ của mình, tạp chí Phát triển kinh tế (trong hai năm 2006, 2007) đã tập
trung đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới kinh tế, những giải pháp tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hoàn thiện cơ chế thị trường
định hướng XHCN theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng; đồng thời làm rõ những yêu
cầu mới, thách thức mới khi nước ta tham gia WTO…
Nội dung trọng tâm của mỗi kỳ Tạp chí là phần chuyên đề với nội dung cụ thể
phù hợp yêu cầu thực tế.
40
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Nếu xét từ tháng 1/2006 Xuân Bính Tuất trọng tâm của kỳ này là Đổi mới tư
duy về phát triển, Tổng kết, Dự báo và Đẩy nhanh tiến trình hội nhập.
Tiếp những tháng sau:
-
Cải thiện chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam;
-
Cách nhìn mới về thương hiệu;
-
Chọn lựa mô hình phát triển tốt nhất cho Việt Nam;
-
Giải pháp tăng trưởng tín dụng, ổn định và bền vững;
-
Triển vọng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau WTO;
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam trên đường Hội nhập ;
-
Cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước;
-
Chính sách tỷ giá hậu WTO;
-
Nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức hậu WTO;
-
CEO trong thế giới phẳng;
-
Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hậu WTO;
Vào đầu năm 2007(số tháng 1/2007) Tạp chí dành nhiều trang cho Tổng kết và
Dự báo; Hội nhập kinh tế và phát triển bền vững; Văn hoá thời hội nhập.
Những tháng sau đó, phần chuyên đề của nhiều kỳ trong năm dành cho những
nội dung có yêu cầu mới, cơ hội và thách thức tham gia WTO. Đó là:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam;
- Xây dựng chính quyền đô thị hiện đại;
- Chơi Chứng khoán hay đầu tư chứng khoán;
- Phát triển nông nghiệp Việt Nam thời WTO;
- Cơ hội và thách thức trong thời kỳ phát triển mới;
- Ứng dụng lý thuyết hành vi;
- Hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam;
41
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
- Tăng tốc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;
- làm gì để đào tạo đại học chuẩn và đáp ứng nhu cầu của xã hội;
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước những thách thức mới;
- Việt Nam 1 năm sau khi gia nhập WTO;
Từ những chuyên đề trên có thể nêu lên một số nhận xét đáng được lưu ý.
Mỗi chuyên đề trong 24 kỳ(24 tháng) tạp chí hầu như đều có nội dung khác biệt,
nhưng đều phản ánh những vấn đề mới, cấp bách của hoạt động kinh tế thực tế trong
giai đoạn này, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh trước và sau tác động hội nhập toàn
cầu.
Nội dung được đề cập nhiều hơn cả là sự đánh giá phân tích cơ hội và cả thách
thức trong quá trình tham gia , thực hiện cam kết WTO trong các lĩnh vực nhạy cảm.
Đó là nâng cap năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; phát triển nông
nghiệp, thực hiện cổ phần hoá DNNN; mở rộng đầu tư chứng khoán, tín dụng ổn đinh
và bền vững …
Đề cập đến những lĩnh vực trên, nhiều bài viết không những đánh giá kết quả
thực tế mà còn chú trọng những dự báo, nhất là dự báo về những khó khăn thách
thức, cả những nguy cơ, những rủi ro dễ gây tổn thất nặng nề. Từ đó, đề xuất những
giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời, chẳng hạn một loạt những bài viết cảnh báo tình
trạng “bong bóng chứng khoán”, biện pháp giảm nhiệt thị trường chứng khoán; dự
báo nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam (số tháng 4/2007)… đã lý giải một
vấn đề mà ta đang phải đối phó.
Một vài chuyên đề khác phản ánh những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình
tham gia WTO như việc ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại, kinh tế học
công cộng, ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi …cũng là nội dung vừa mang tính
khoa học kinh tế phát triển, vừa giúp cho việc ứng dụng lý thuyết mới vào thực tiễn
42
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Việt Nam. Bài viết về nhượng quyền thương mại cho ngành thực phẩm ở Việt Nam;
thương hiệu, giá trị nhãn hiệu trong kinh doanh …không những giúp ta hiểu rõ khái
niệm mà còn nhận rõ hơn xu hướng, cách ứng dụng hình thức nhường quyền thương
mại trong thực tế kinh doanh. Hoặc trên cơ sở kiến thức nông nghiệp(số tháng 52007) nội dung một bài viết đã phân tích những bất lợi của nông dân và gợi ý về
chính sách giúp nông dân tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.
Phân tích hoạt động thực tiễn và gợi ý đề xuất giải pháp phát triển cũng là một
dạng nội dung được đề cập trong những chuyên đề này, nhất là vào dịp tổng kết tình
hình kinh tế - xã hội hằng năm hoặc nghiên cứu đánh giá thực tế về một lĩnh vực kinh
tế của vùng(đồng bằng Sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh…) hay kết quả thực hiện
chủ trương lớn của Nhà nước (cổ phần hoá DNNN)xuất khẩu hàng dệt may sau thời
kỳ hội nhập…)
Nội dung của chuyên mục Nghiên cứu và phát triển cũng phản ánh nhiều hoạt
động và lĩnh vực phong phú gắn liền quá trình thực tiễn của doanh nghiệp, của ngành
và địa phương, gồm cả hoạt động nghiên cứu giảng dạy kinh tế của trường(khảo sát,
nghiên cứu thực tế, kết quả nghiên cứu đề án khoa học, nghiên cứu phương pháp luận
giáo dục… của cán bộ giảng dạy nhà trường hoặc của nghiên cứu sinh) .
Khác với các bài có chung nội dung theo chuyên đề, trong chuyên mục
Nghiên cứu và Phát triển gồm những bài có nội dung cụ thể riêng, trải rộng theo
nhiều lĩnh vực khác nhau; chủ yếu phản ánh những vấn đề mang tính thời sự. Do ý
kiến của bài chỉ nhằm trao đổi cho nên nội dung bài viết chưa đưa vào chuyên mục
này rất đa dạng. Trong đó có thể đề cập những dạng chủ yếu sau đây:
- Giới thiệu kiến thức của một môn học hay công thức, mô hình toán kinh tế có
khả năng ứng dụng vào thực tế. Ví dụ: Mô hình định giá thương hiệu bằng phương
pháp đo lường kinh tế của Jefrey; Hoặc tìm hiểu kinh nghiệm của nước ngoài về tổ
43
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
chức kinh tế nhằm giúp các đối tượng bạn đọc trong nước tham khảo ứng dụng. Ví dụ
với bài (5 bài học cổ phần hoá của các nước (số tháng 9 – 2006); mô hình dự báo sinh
lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam(số tháng 3 năm 2007) đây là một dạng bài
được giới thiệu nhiều trong chuyên mục này. Nghiên cứu hoạt động thực tiễn của
doanh nghiệp, ngành hay địa phương nhất định, phản ánh tình hình và đề cập những
giải pháp, kinh nghiệm quản lý của các đơn vị đó, là một loạt bài có nội dung được
đề cập nhiều trong chuyên mục này. Ví dụ bài „Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng
trưởng ngành công nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO (2-2007)”; Mấy đề xuất cụ
thể để phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long(số tháng 7 năm 2007);
Dịch vụ cho thuê tài chính ở thành phố Cần Thơ (số tháng 8- 2007); Năng lực động
của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (số tháng 2 – 2008); Cơ hội và
thách thức đối với hoạt động thương mại và dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam là thành
viên Tổ chức Thương mại Thế giới (số tháng 5 – 2008).
- Một số bài có nội dung hướng dẫn phương pháp thực hành môn học, như
hạch toán hàng tồn kho chi phí vận chuyển phát sinh trả lại hàng tồn kho (số 7/2007);
đánh giá giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp (số tháng 4/2007) Tổ chức
thựchiện kế toán quản trị doanh nghiệp (số tháng 11/2007)
Một dạng bài khác có nội dung đề xuất ý kiến giải quyết những vấn đề thực tế
vướng mắc (khó khăn, thách thức)đang đặt ra. Ví dụ: phải chăng chính sách đất đai
đang cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta; Tín dụng cho sinh viên – vướng
mắc và giải pháp.
Tóm lại, nội dung thông tin của Tạp chí chú trọng bám sát thực tiễn, thể hiện
đúng tôn chỉ mục đích, đáp ứng được nhu cầu thông tin của đối tượng bạn đọc.
Mặc dù trong mỗi kỳ tạp chí không xác định nhiều chuyên mục song với hai
chuyên mục trọng điểm chuyên đề và nghiên cứu trao đổi, tạp chí vừa tập trung được
44
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
nội dung thông tin theo chuyên đề nghiên cứu từng tháng, vừa có điều kiện mở rộng
diễn đàn trao đổi nhiều vấn đề thực tiễn mang tính thời sự của đông đảo những nhà
khoa học, những cán bộ giảng dạy kinh tế. Việc bố trí cơ cấu nội dung với hai
chuyên mục tổng hợp trên bao quát nhiều nội dung thông tin là một hình thức rất ít
được các tạp chí kinh tế khác áp dụng.
Dung lượng thông tin của mỗi bài có độ dài vừa phải, có trọng tâm, có khả
năng thu hút người đọc. Tuy nhiên do ít chuyên mục khác và mỗi chuyên mục này
chỉ có 1, 2 bài ngắn cho nên tính hấp dẫn của nội dung thông tin thấp. đây là một
khía cạnh cần được xem xét lại để điều chỉnh cơ cấu và nội dung cho hợp lý hơn.
2. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế thuộc cơ quan Viện kinh tế Việt Nam(Uỷ ban
Khoa học xã hội - Nhân văn), số đầu tiên xuất bản từ năm 1960, đến nay đã là năm
thứ 48. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế của Viện phản ánh kết quả nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về những lĩnh vực kinh tế chung của Việt Nam, nhằm cung cấp những
thông tin lý luận, thực tiễn cho nhiều cơ quan khoa học, các cơ sở giáo dục đào tạo
đại học nhất là đáp ứng yêu cầu nghiên cứu; hoạch định chính sách kinh tế xã hội của
các cơ quan chức năng quản lý vĩ mô các viện khoa học, các trường đại học đào tạo
kinh tế, quản lý kinh tế, góp phần hoàn thiện lý luận về thị trường ở nước ta.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ra đều kỳ hàng tháng với 80 trang mỗi kỳ. Nội
dung Tạp chí chủ yếu đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế, quản lý
kinh tế vĩ mô, phổ biến những thành quả nghiên cứu khoa học(đề án, chương trình,
chính sách) kinh tế của nhiều tổ chức, cá nhân, nhà khoa học trong cả nước; khảo sát
phân tích việc ứng dụng các mô hình, phương pháp kinh tế tiên tiến vào hoạt động
thực tiễn Việt Nam, v.v…
45
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thanh Hà
Để thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu giữa các loại hình tạp chí được khảo
sát tại chuyên đề nghiên cứu này, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế cũng được xem xét nội
dung trong phạm vi chủ yếu là 2 năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 tức là từ
số 332(tháng 1-2006) đến số 355(tháng 12 năm 2007) và từ số 356(tháng 1 - 2008)
đến số 361 (tháng 6 - 2008) về hai khía cạnh: cơ cấu nội dung (hệ thống các chuyên
mục ) và những nội dung bài Tạp chí được thế hiện trong từng chuyên mục đó.
2.2.1 Cơ cấu nội dung tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Xét tổng quát của cả 12 kỳ tạp chí trong một năm, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế đã xác định cơ cấu nội dung với 13 chuyên mục như sau:
Kinh tế vĩ mô
Tài chính - tiền tệ
Quản lý kinh tế
Nôngnghiệp-nông
thôn
Kinh tế địa phương
Dành cho các nhà
kinh doanh
Hợp tác đầu tư - hội
nhập kinh tế
Kinh tế chính trị
Lịch sử kinh tế
Kinh tế thế giới
Lao động việc làm
Điều tra
Thông tin
Năm 2006
(bài)
11
16
10
6
Năm 2007
(bài)
9
18
9
10
6 tháng đầu
năm 2008
6
4
5
4
6
7
7
8
3
4
9
6
4
4
4
10
7
1
5
1
6
14
11
1
9
1
3
8
5
1
3
Trong mỗi kỳ tạp chí, những chuyên mục trên có thể được xác định là 5 hoặc
6, 7, 8 chuyên mục tuỳ theo hướng bài có nội dung gắn với chuyên mục đó. Vì vậy,
mỗi kỳ nếu chỉ có 5 chuyên mục thì có một chuyên mục nào đó gồm 2- 3 bài nhưng
đối với kỳ nào có tới 8 chuyên mục thì mỗi chuyên mục chỉ có một bài. Việc xác
định cơ cấu theo chuyên mục nào tuỳ theo bài có nội dung của chuyên mục thích
46