1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

II/ Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


về văn hóa theo nghĩa hẹp, chủ yếu là những vấn đề văn nghệ và quản lý văn hoávăn nghệ.

-Tháng 8-1992 Đảng lại vạch ra những vấn đề “ văn hóa xã hội” trong cùng

dân tộc” …tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số…” “…giúp đỡ

những dân tộc thiểu số phát triển những phần tốt đẹp trong phong tục tập quán” “

Phát triển những hình thức văn nghệ như: thơ ca, nhạc, múa…của các dân tộc…”.

-Trong giai đoạn cách mạng XHCN, trong các kỳ Đại hội, Đảng ta đều có đề

cập đến đường lối văn hóa. Đảng luôn khẳng định văn hóa là một mặt trận, cách

mạng tư tưởng văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng tiến hành đồng thời trong

cuộc cách mạng XHCN.

-Hiện nay, trong cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đòi

hỏi Đảng ta phải có chiến lược văn hóa trong thời kỳ mới. Nghị quyết lần thứ 5

Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 16-7-1998 “ về xây dựng và phát

triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chính là chiến lược

văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

-Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng

ta nhấn mạnh: “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng nền

văn hóa mới, lối sống mới, bắt đầu từ mỗi gia đình…”

Bản sắc dân tộc, hay bản sắc văn hóa dân tộc là những yếu tố độc đáo, yếu tố

đặc sắc của một nền văn hóa. Biểu hiện đặc tính dân tộc, cốt cách của dân tộc. Tạo

nên sức mạnh, duy trì và phát triển đời sống cộng đồng, là bộ gen bảo tồn dân tộc.

Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Ở đây rõ ràng có 2 vế: “ Tiên tiến” và “ đậm đà bản sắc dân tộc”, cả hai có

quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, là hai mặt cơ bản của nền văn hóa

chúng ta xây dựng, không thể coi nhẹ mặt nào. Tiên tiến phản ánh trình độ của nền

văn hóa. Đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện sự khác biệt, tính độc đáo riêng của nền

văn hóa. Cả hai kết hợp lại có ý nghĩa quan trọng, cho ta biết nền văn hóa của ta đạt

tới trình độ nào, tiên tiến hay không tiên tiến và có thể hiện bản sắc riêng và độc

đáo hay không?

45



Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đảng

ta đã chỉ rõ: “Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm

cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo

trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp

của các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng

một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá của con người, với

trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng văn

hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị

cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên CNXH”.

Chúng ta đang phấn đấu xây dựng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam “

Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, “ Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng

giao lưu văn hóa với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,

vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới…Kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái,

nghĩa tình, thuần phong mỹ tục đi đôi với việc bài trừ hũ tục, mê tín dị đoan và các

tệ nạn xã hội khác”.



II.2/ Những chủ trƣơng chính sách của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Đồng nai

về việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống ở Đồng nai:

Thực hiện kế hoạch số 25-KH/TU của Ban Thường Vụ tỉnh Ủy, việc triển

khai quán triệt NQTW5 được tiến hành theo 2 bước: Bước 1, tổ chức thông báo

nhanh kết quả và những nội dung cơ bản của Hội Nghị BCH TW lần thứ 5; Bước

2, tổ chức nghiên cứu sâu đi đôi với xây dựng chương trình hành động.

Thực hiện bước 1, ngày 28/8/1998 Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy đã tổ chức hội

nghị cán bộ chủ chốt, thông báo nhanh những nội dung cơ bản của NQTW5; sinh

hoạt bài phát biểu khai mạc và bế mạc hội nghị của đồng chí Tổng Bí Thư; quán

triệt chỉ thị 38-CT-TW của Bộ Chính Trị và kế hoạch 25-KH/TU của Ban Thường

Vụ Tỉnh Ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc đếu tổ chức hội nghị cán bộ chủ

46



chốt triển khai quán triệt các nội dung trên.

Thực hiện bước 2, Ban Thường Vụ tỉnh ủy đã tổ chức 2 lớp nghiên cứu nghị

quyết cho các đồng chí trong BCH; các đồng chí là trưởng phó các ban ngành, đoàn

thể tỉnh; các đồng chí là Thường vụ cấp ủy của khóa trước; các đồng chí trong Ban

Thường vụ các cấp ủy trực thuộc, chuyên viên các ban Đảng và văn phòng Tỉnh

ủy, HĐND, UBND tỉnh. Các huyện ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc mở các

lớp nghiên cứu sâu NQ cho cán bộ chủ chốt và sau đó tổ chức cho tất cả các cán

bộ, Đảng viên và quần chúng cốt cán nghiên cứu học tập NQ.

Hàng năm, nội dung kiểm điểm hiện NQTW5 (khoá VIII) được thể hiện

trong kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội cả năm trong toàn tỉnh và các

ngành, các cấp.

Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII (2001-2005)

tiếp tục quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ,

Đảng viên, phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, phát

triển các loại hình văn hóa hiện đại, đồng thời chú trọng bảo tồn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc. Nghị quyết đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong xây dựng đời

sống văn hóa như: phấn đấu đến năm 2005, Đồng Nai có trên 50% ấp, khu phố

trong toàn tỉnh được công nhận ấp, khu phố văn hóa và 70% hộ đạt tiêu chuẩn gia

đình văn hóa v.v…

Để thực hiện mục tiêu trên đến năm 2010, BCH Đảng bộ Tỉnh đã đề ra các bước

sau:

a/ Về xây dựng con ngƣời:

Tập trung bồi dưỡng 5 đức tính của con người Việt nam được NQTW5 xác

định. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo theo tinh thần chỉ thị số 10

của Ban thường vụ tỉnh ủy và chương trình số 39 của Bân chấp hành Đảng bộ tỉnh

(khóa VIII), thực hiện kết luận của hội nghị TW6 (khóa IX). Phải tạo cho được sự

chuyển biến rõ rệt về chất lượng GD-ĐT, khắc phục cho được tư tưởng coi nhẹ các

môn KHXH&NV, nhất là môn chính trị, công dân và coi thường các sinh hoạt

47



chính trị, xã hội của các trường học; đẩy lùi cho được các tiêu cực trong GD-ĐT.

b/ Về xây dựng môi trƣờng văn hóa:

Đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mở

rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh ở các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và ngoài xã hội; xây dựng gia đình, ấp, khu

phố văn hóa tạo ra đời sống văn hóa văn minh lành mạnh ở mọi nơi, đáp ứng nhu

cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Coi trọng việc giữ gìn và phát huy những

truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt nam, xây dựng gia đình bền vững và

hạnh phúc. Phấn đấu từng bước thu hẹp về phát triển văn hóa giữa đô thị và nông

thôn, coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

c/ Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật:

Mọi hoạt động văn học nghệ thuật phải hướng vào xây dựng con người, xây

dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phấn đấu có nhiều tác phẩm văn học nghệ

thuật chất lượng cao, thấm nhuần tư tưởng nhân văn, có tác dụng sâu sắc về xây

dựng con người và vùng đất Đồng nai, đề phòng các khuynh hướng trái với đường

lối, chủ trương chính sách phát triển văn học – nghệ thuật của Đảng.

Từ nay đến 2010 phấn đấu có một số tác phẩm có giá trị viết về con người và

vùng đất Đồng nai, về sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước và thực hiện 2

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ tốt kỷ niệm 30 năm giải

phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc và tổng kết 20 năm thực hiện công

cuộc đổi mới, nhiệm vụ này giao cho Hội Văn học Đồng nai. Đài Phát thanh

Truyền hình Đồng nai thực hiện những bộ phim tư liệu có giá trị về đề tài trên.

d/ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa:

Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đồng thời phát huy hiệu quả

giáo dục của các công trình này. Coi trọng việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy

các giá trị văn hóa truyền thống (bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật

48



thể) của vùng đất và con người Đồng nai, văn hóa bác học và dân gian, đặc biệt là

những truyền thống lịch sử cách mạng, nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo

lý tốt đẹp của cha ông ta để lại.

e/ Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng:

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đặc biệt là hiệu quả tuyên truyền giáo

dục của Đài PT-TH-ĐN, Báo Đồng nai, Báo Lao động Đồng nai, Tạp chí Văn

Nghệ Đồng nai, Nhà xuất bản và các tạp chí, bản tin của tỉnh, huyện, các ngành và

cơ sở. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ,

nâng cao chất lượng tư tưởng, văn hóa trong hệ thống thông tin đại chúng.

Từ nay đến năm 2010 tạo ra cho được chuyển biến rõ rệt về chất lượng tư

tưởng, văn hóa trong các hoạt động thông tin đại chúng, đề phòng biểu hiện thương

mại hóa, khắc phục cho được những biểu hiện non yếu về chính trị, kém hiệu quả

về văn hóa trong hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản…

f/ Bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số:

Coi trọng việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu

số, đặc biệt là các dân tộc bản địa. Tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa của

các dân tộc Châu Ro, Châu Mạ, S’Tiêng, K’Ho đi đôi với việc bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa của các dân tộc này, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành

việc nghiên cứu, sưu tầm và tổng kết được những giá trị văn hóa cần bảo tồn và

phát huy của các dân tộc thiểu số ở Đồng nai.

g/ Tiếp tục mở rộng giao lƣu văn hóa với quốc tế:

Đẩy mạnh hơn nữa việc giao lưu văn hóa, nghệ thuật với Trung Quốc, Thái

Lan, Hàn Quốc, Ukraina, một số vùng ở Pháp và một số nườc khác nhằm giới thiệu

rộng rãi hơn cho nhân dân thế giới những giá trị văn hóa nghệ thuật của Đồng nai

và tiếp cận với những giá trị văn hóa của các nước.



49



Tóm lại, văn hóa là sợi dây xuyên suốt từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của

một dân tộc, không có sự thay thế, chỉ có sự kế thừa chuyển đổi, phát triển thích

nghi. Không phải là bắt chước sao chép văn hóa của dân tộc khác mà là học tập,

tham khảo tiếp thu những gì cần thiết cho dân tộc. Những truyền thống văn hoá tốt

đẹp là một sức mạnh tinh thần, một sức dự trữ về tình cảm, tư tưởng, tập tực, lối

sống , về những kinh nghiệm tiếp xúc với những cái hay cái đẹp, cái sáng tạo giúp

cho chúng ta giữ vững bản sắc dân tộc và tự khám phá mình thường xuyên trong

quá trình phát triển. Hiện nay nhiều nước, đặc biệc là khu vực Châu Á đang nỗi

lên vấn đề khai thác văn hóa dân tộc để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây

dựng đất nước khá thành công. Đó là những kinh nghiệm quý giúp chúng ta trên

bước đường đi tới. Chúng ta rất tự hào nhận thấy rằng, từ truyền thống lâu đời và

phong phú của dân tộc đang tồn tại những năng lực tinh thần cực kỳ to lớn. Đó là

nghị lực phi thường trong chiến đấu và sản xuất, là ý thức cộng đồng sâu sắc đối

với gia đình, quê hương là tình yêu thương rộng lớn đối với tổ quốc, là lòng tự hào

đối với qúa khứ vẽ vang của dân tộc, là trí thông minh và sáng tạo, đặc biệt là ý chí

khắc phục khó khăn và thử thách… Chúng ta nhất thiết bảo tồn và hơn thế nữa, làm

sống lại những truyền thống ấy, tạo thành một sức mạnh mới trong sự nghiệp phát

triển đất nước”.

Ahutalíp-Nhà thơ miền Đaghenxtan nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng

lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”, câu nói ngụ ý nhắc nhở rằng: con

người hãy biết tôn trọng giữ gìn những gì làm nên giá trị của ngày hôm qua để

vững bước trên con đường đi hôm nay và ngày mai. “Tương lai vẫn còn là quá khứ

đi vào bằng một cửa”, câu nói của một nhà văn phương Tây ngụ ý rằng: muốn có

tương lai thì cũng phải qua cái cửa của quá khứ. Dòng chảy của lịch sử chảy hoài,

chảy mãi không bao giờ lặp lại, càng không bao giờ trở lại điểm xuất phát. Nhưng

không có hôm qua thì sẽ không có hôm nay. Có hôm qua mới biết hôm nay phải

làm gì và làm tốt hôm nay mới có ngày mai tươi sáng. Biết nhìn lại mới biết đường

đi tới. Dân tộc ta đã trải qua biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử trong sự

nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, ở đâu và ở bất cứ thời điểm nào truyền

50



thống dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn luôn đứng vững, vượt qua mọi thử

thách tai ương, trước mọi âm mưu thôn tính và đồng hóa của kẻ thù, vẫn thể hiện

sức sống mảnh liệt và trường tồn cùng đất nước. Còn bản sắc văn hóa thì còn tất cả.

“Một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc mình thì dân tộc ấy

sẽ mất tất cả”. Kế thừa, xây dựng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa tuyền thốngtrong đó có văn hóa dân gian là cốt lỏi, luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức

quan tâm. Báo chí, đặc biệt là truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp

này.

Vậy vấn đề đặc ra trong phạm vi luận văn nầy là: Đài Phát thanh Truyền

hình Đồng nai, cơ quan ngôn luận của Tỉnh Đảng bộ Đồng nai, đã làm gì để bảo

vệ, phát huy di sản văn hóa vùng miền và chất lượng hiệu quả tuyên truyền như thế

nào? Các phiếu điều tra của chúng tôi, khảo sát các chương trình của Đài chủ yếu

là đối tượng sinh viên học sinh, vì đây là đối tượng phản ứng khá nhanh nhạy trước

các vấn đề xã hội. Họ cũng là nhân lực chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát

huy nền văn hóa dân tộc trong tương lai. Đó chính là nội dung mà chương II của

Luận văn đề cập đến.



51



CHƢƠNG HAI

KHẢO SÁT VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ĐẶC

SẮC ĐỒNG NAI TRÊN CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

ĐÀI ĐỒNG NAI

I/ Tổng quát về Đài Phát thanh Truyền hình Tỉnh Đồng nai:

Đài Phát thanh - Truyền hình - Đồng nai thành lập ngày 19/11/1976, cơ quan

chủ quản là Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng nai. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đài chỉ

phát sóng phát thanh AM (trên tần số 720kHz). Đến ngày 25/1/1995, Đài chính

thức phát sóng truyền hình trên kênh 12VHF, sau đó, vào 26/4/2003, Đài tiếp tục

đưa thêm vào một kênh truyền hình mới (UHF36). Kể từ ngày thành lập đến nay,

Đài phát thanh truyền hình Đồng nai không ngừng cải tiến nội dung chương trình,

tăng thời lượng phát sóng phát thanh - truyền hình nhằm phục vụ các nhiệm vụ

chính trị ở địa phương



I.1/ Về nội dung:

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân

dân tỉnh Đồng nai, Đài PT-TH ĐN đã quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,

UBND tỉnh để tuyên truyền trên truyền hình, phát huy được thế mạnh, đặc điểm

của loại hình báo hình để hoạt động và ngày càng được sự tin yêu của bà con khán

thính giả. Nội dung chương trình của Đài đã cố gắng phản ánh những nét hay, cái

đẹp trong đời sống văn hóa để tuyên truyền, sao cho tinh thần của đời sống văn hoá

ấy ngày càng lan rộng hơn. Mười năm qua, với hơn 33.000 giờ phát hình, trong đó

có 6.500 giờ chương trình nói về văn hoá, Đài PT-TH-ĐN đã tuyên truyền các chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hoá Việt nam đậm đà



52



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×