1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

III/ Vai trò của báo chí trong xây dựng nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã

hội, báo chí đã tích cực xây dựng và phát triển văn hóa Việt nam tiến tiến đậm đà

bản sắc dân tộc. Hoạt động báo chí còn nâng cao, định hướng việc hưỡng thụ

những giá trị văn hóa tốt đẹp cho nhân dân, truyền bá những cái hay cái đẹp trong

nền văn hóa tinh thần của nhân loại qua các thời đại nhằm xây dựng một lối sống

tốt đẹp trong xã hội. Bằng hoạt động thông tin phong phú, đa dạng các lĩnh vực

trong đời sống xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt cho nhân dân, báo chí

không chỉ tham gia xây dựng con người Việt nam mới, báo chí còn tham gia tích

cực vào việc xây dựng môi trường văn hóa mới. Bằng việc tuyên truyền rộng rãi

các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở các nơi, báo chí đã trở thành nhân tố

quan trọng thúc đẩy việc xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, giữ gìn và

phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam. Bác Hồ từng nói: “Cán

bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của

họ”. Như vậy, báo chí là đội quân tiên phong, là phương tiện hữu hiệu tham gia

tuyên truyền, quản lý xây dựng nền văn hóa cách mạng.

Song song đó, báo chí còn là một mặt trận chống lại những luồng văn hóa

ngoại lai không phù hợp, bảo vệ nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bản

sắc văn hóa dân tộc ấy đã bảo vệ dân tộc Việt nam và giúp dân tộc Việt nam đập

tan những âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử chống giặc ngoại

xâm của dân tộc ta trong suốt chiều dài 4.000 năm đã chứng minh hùng hồn điều

đó. Trong giai đoạn hội nhập, những giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức đang bị thách

thức trước cuộc xâm nhập văn hóa phương Tây. Với chủ nghĩa thực dụng, văn hóa

phương Tây đánh giá giá trị con người qua kinh tế, đề cao giá trị vật chất. Với ý đồ

rõ ràng, văn hóa phương Tây len lỏi vào từng gia đình, từng ngóc ngách của cuộc

cuộc sống, khiến cho từng cá nhân tiếp nhận một cách tự nhiên, thấm vào đời sống

và dần trở thành những lối sống phương Tây, thúc đẩy xã hội vận động theo lối

sống phương Tây, làm mất dần tính nhân tính của con người, xét từ góc độ văn

hoá. Tổng thống Mỹ Bush (cha) từng tuyên bố: 20 năm sau sẽ lập đổ chế độ Cộng

sản Việt nam mà không cần nổ 1 tiếng súng. Ý nói sẽ phá hoại chế độ bằng con

87



đường văn hóa. Thế nhưng hơn 30 năm đã trôi qua, cho dù bước đầu có gian nan,

đường đi có ghập ghềnh khúc khuỷu, nhưng bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng sự

khát khao vô bờ độc lập tự chủ, với nền văn hoá truyền thống được đúc kết qua

hàng ngàn năm, nhân dân ta đã vững bước đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Địa thế chính trị của ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và được bạn

bè quốc tế quý trọng.

Không chỉ đấu tranh với những tác động tiêu cực của xu thế toàn cần hóa,

của âm mưu diễn biến hoá bình, báo chí còn thực hiện vai trò bảo vệ nền văn hóa

của mình thông qua việc phân tích, chỉ rõ những bất hợp lý trong các chủ trương

chính sách có ảnh hưỡng đến công tác bảo vệ văn hóa của đất nước. Những diễn

đàn sôi nỗi trên báo chí về việc Bộ Văn hóa thông tin dẹp bỏ các tụ điểm Karaoke,

xem như biện pháp chống tệ nạn xã hội; về việc ghi tên các thủ khoa của Hà nội

vào Văn miếu; lên án việc lấn chiếm đất Chùa Hương, cuộc chiến trên báo đòi trả

lại sự yêu bình cho đồi Vọng Cảnh (Huế); đấu tranh cho việc Chính quyền huyện

đảo Phú quốc xây dựng con đường dọc theo bãi biển làm phá vỡ cảnh quan sinh

thái hoang sơ của khu vực này, hũy hoại bãi đẻ trứng của loài Rùa biển khổng lồ có

tên trong sách Đỏ Việt nam và thế giới.v..v.. đó là những biểu hiện sinh động, tiêu

biểu của các hoạt động báo chí nhằm bảo vệ văn hóa. Có thể nói không sai rằng:

đây cũng chính là cuộc chiến về văn hóa giữa một bên là việc bảo vệ những truyền

thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với một bên là sự xâm thực của văn hóa thực

dụng phương Tây. Cũng khó khăn không kém cuộc chiến giành độc lập trước đây.

Bởi cuộc chiến này cũng đa dạng, đa diện, phức tạp và nếu ta lơ là mất cảnh giác

thì nguy cơ mất nước là có thể. Bài học của Liên Xô cũ năm 1987 luôn nhắc nhở

chúng ta điều đó.

Có thể khẳng định rằng giữa báo chí Việt nam và nền văn hóa dân tộc có mối

quan hệ qua lại rất chặc chẻ, rất biện chứng. Không thể có hoạt động báo chí tách

rời văn hóa hay không quan tâm đến văn hóa. Báo chí là một bộ lọc quan trọng

nhất của nền văn hóa dân tộc. Thực hiện chức năng của mình, báo chí đã đóng vai



88



trò quan trọng trong xây dựng nền văn hóa đất nước theo đúng tinh thần Nghị

quyết Trung ương 5 khoá VIII. Mỗi bước tiến bộ trong việc xây dựng con người

Việt nam mới, xây dựng đời sống văn hoá, trong phát triển giáo dục đào tạo và

khoa học kỹ thuật của đất nước…đều có sự góp sức không thể phủ nhận của hoạt

động báo chí.

Với 500 phiếu điều tra, số lượng không nhiều để có thể đánh giá chính xác

một vấn về lớn, mang tính xã hội của Tỉnh, nhưng với cố gắng của bản thân, chúng

tôi cũng xin có vài kiến nghị để công việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn

hóa truyền thống cho địa phương. Phần kiến nghị xin được trình bày ở chương III.



89



CHƢƠNG BA

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG

TIN, TUYÊN TRUYỀN VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC

VĂN HÓA ĐỒNG NAI TRÊN SÓNG ĐÀI PHÁT-THANHTRUYỀN HÌNH ĐỒNG-NAI.

III.1/ Đối với công tác quản lý, lảnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Đồng nai:

Công tác quản lý, lảnh đạo của Tỉnh đảng bộ về vấn đề tuyên truyền

bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc tuy đã có sự quan tâm, nhưng việc

thực hiện vẫn còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả cho công tác trên, Đảng bộ Tỉnh

cần phải có những quyết định cụ thể về việc thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa

dân tộc truyền thống và phải có chỉ thị về việc phối hợp giữa Đài PT-TH Tỉnh với

các cấp uỷ, chính quyền cơ sở xây dựng những chương trình tuyên truyền sâu rộng,

có chất lượng và thu hút người xem. Thực tế hiện nay, một số các cấp ủy Đảng,

chính quyền cơ sở chưa nhận thức đúng vai trò của việc bảo tồn những giá trị

truyền thống văn hóa là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, góp phần

xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp người dân. Các hoạt động văn hóa còn đầu tư

chưa đúng mức, làm cho nét đẹp trong văn hóa-nghệ thuật có nguy cơ mai một,

chưa trở thành phong trào sâu rộng, chưa thu hút đông đảo quần chúng cùng tham

gia.

Để theo dõi sát sao hơn, các cấp ngành cần có báo cáo định kỳ về việc thực

hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là các ngành văn hóa nghệ thuật, giáo dục- đào tạo,

khoa học công nghệ, thông tin đại chúng và các ngành có liên quan trực tiếp khác.

Đảng bộ và UBND Tỉnh cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho sự nghiệp Phát

thanh Truyền hình và đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền

bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện những vùng lõm ở Đồng nai (hướng



90



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×