1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

.3.1/ Sự giao lưu văn hóa từ phương Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


Từ thời tiền sử đến khỏang thiên niên kỷ thứ I trước CN, người Việt đã xác

lập được một nền văn hóa có một sắc thái riêng và độc đáo mà nền văn hóa Đông

Sơn là tiêu biểu nhất. Đến năm 111 trước CN nhà Hán đem quân xâm chiếm Nam

Việt, đổi đất Âu Lạc thành giao Chỉ, đặt hệ thống hành chánh để cai trị dân ta, từ

đó nước ta bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài tới 1.000 năm. Mười thế kỷ bị đô hộ,

ít nhiều ta cũng bị xâm thực bởi văn hóa Hán. Trong suốt 10 TK Bắc thuộc, làn

sóng nhập cư của người Hoa vào Việt nam diễn ra thường xuyên. Để thực hiện chủ

trương Hán hóa, họ đưa quân lính, ép buộc thường dân và tù nhân của họ tràn vào

lảnh thổ nước ta, sinh sống đan xen với dân ta, họ cưỡng bức dân ta học chữ Hán,

đưa các phong tục tập quán của người Hán vào và bắt dân ta làm theo. Trong quá

trình Hán hoá ấy, ý thức đối kháng để bảo tồn bản sắc độc đáo riêng được kết tinh

bằng nền văn hóa Đông Sơn của người Việt là một việc tất yếu xảy ra. Theo Trần

Trọng Kim-Việt Nam sử lược thì “Người bản xứ ở Bách Việt không chịu khuất

phục, chống lại bọn Triệu Đà”. Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng ( năm 40-43

), Bà Triệu ( năm 246), Lý Bôn ( năm 544-548) , Triệu Quang Phục ( Năm 548571), Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Diên Nghệ…và kết thúc bằng chiến

thắng của Ngô Quyền năm 938 đã đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi nước ta,

đánh dấu thời kỳ độc lập dân tộc cho nước nhà. Chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc.

Suốt thời gian 1.000 năm đó, người Việt một mặt đối kháng chống lại văn hóa Hán,

nhưng mặt khác cũng biết chắc lọc những cái hay cái đẹp, biết biến hoá, cải biên

văn hóa Hán để thành cái của mình.

Tóm lại, trong 10 TK Bắc thuộc, cái chất cơ bản của nền văn hóa Đông Sơn

đã thấm đẫm vào đời sống của người Việt cổ, nó như mạch nước ngầm nuôi dưỡng

và làm nền tảng cho sự phát triển văn hóa Việt nam sau này. Nền văn hóa ấy là tiền

đề để sau khi nước Đại Việt dành được quyền tự chủ sau chiến thắng Bạch Đằng

của Ngô quyền (năm 938) phát triển rực rỡ.

I.3.2/ Sự giao lƣu văn hóa Ấn độ:

26



Qúa trình hình thành Vương quốc Chămpa cũng là qúa trình giao lưu với văn

hóa Ấn độ. Sau khi người Chăm lập quốc thì người Ấn Độ đến mỗi lúc một đông

để buôn bán hương liệu và truyền đạo. Do vậy nền văn hóa Chăm ngoài sự kế thừa

văn hóa Sa Huỳnh còn chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn độ nhiều khía cạnh. Nói đến

ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ đối với văn hoá Chăm thì phải nói đến sự du nhập

của Bàlamôn giáo. Văn hóa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng để lại dấu ấn nỗi

bật nhất là: Tôn giáo, Kiến trúc và Điêu khắc. Và nói đến văn hóa Chăm không thể

không nói đến Tháp Chàm, phần lớn đều có hình ngọn núi. Đối với người Chăm,

chúng tượng trưng cho thiên nhiên miền Trung núi non trùng điệp. Trong tính cách

của văn hóa Chăm thì núi mang tính dương. Do vùng địa lý sinh sống người Chăm

dưới là biển trên là núi rừng; khí hậu khắc nghiệt nắng hạn lũ lụt mỗi năm; đất đai

thì khô cằn chó ăn đá gà ăn muối. Con người phải luôn vật lộn với thiên nhiên để

sinh tồn, đã rèn cho người Chăm tính hiếu chiến, thượng võ, chất dương tính khá rõ

nét trong văn hóa Chăm. Do vậy mà vật thờ phổ biến trong tín ngưỡng người Chăm

là Linga, có nghĩa là sinh thực khí nam. Tuy vậy do thái độ trọng nữ của văn hoá

bản địa, của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, vẫn có một dòng âm tính mạnh mẽ

không kém trong văn hóa Chăm, thể hiện qua những tượng nữ Thần với những bầu

vú căng tròn. Người Chăm vẫn theo chế độ Mẫu hệ, vẫn thờ các nữ Thần như thờ

Quốc mẫu ở Nha Trang, Mẹ xứ rừng ở Phan Rang, Thiên Yana Thánh Mẫu ở Huế,

bà Chúa Xứ ở Châu đốc. Ngoài ra tục thờ cúng tổ tiên ông bà vẫn tồn tại và phát

triển.

Sự tồn tại song song giữa 2 dòng âm và dương tính này khiến ta liên tưởng

đến cuộc sống đầy khắc nghiệt của người dân Chăm, phải đối chọi với thiên nhiên,

một bên là biển sâu, một bên là núi cao rừng thẳm.

Tóm lại, dù chịu ảnh hưởng khá sâu văn hóa Ấn độ, văn hóa Chăm vẫn toát

lên bản sắc của văn hóa bản địa. Nói như Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “ Vũ điệu và

âm nhạc Chăm vừa phản ảnh cái bao la của biển cả; vừa hàm chứa cái bí ẩn, cái hắt

hiu của núi rừng miền Trung khi đêm xuống”.

27



I.3.3 / Sự giao lƣu Văn hóa Phƣơng Tây:

Những người phương Tây đến vùng Đông Nam Á khá sớm, khỏang đầu CN.

Họ đến để buôn bán các đồ trang sức bằng pha lê, những đồ dùng bằng kim loại, vũ

khí…và đổi lấy những thứ đồ hàng, sản vật rừng, biển quý hiếm như: Ngà voi,

sừng Tê giác, Yến sào, Đồi mồi, Kỳ nam, Trầm hương… Hoặc trao đổi các mặt

hàng gia vị như Hồ tiêu, Hồi, Quế khâu….Người phương Tây đến Đông nam Á

bằng đường biển và họ gọi tuyến đường hàng hải đó là “ Đường Hồ tiêu” (Chemin

des Epices). Ngoài buôn bán, người phương Tây đến đây còn có ý đồ giảng đạo

chủ yếu là Kito Giáo (hay Công Giáo, Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo).

Nỗi bật trong số các nhà truyền giáo trong giai đoạn này là giáo sĩ người

Pháp Alexander de Rhodes (Bá Đa Lộc 1591-1660). Chính ông đã đưa Hoàng tử

Cảnh sang Pháp để cầu thân và sau đó chiêu mộ binh sĩ, sắm sửa vũ khí, đỡ đầu

tích cực cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Do ơn nghĩa này mà sau khi lên ngôi năm

1802, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh đã ban thưởng hậu và còn sử dụng một số

nhà truyền giáo làm cố vấn trong triều.

Người Việt Nam có truyền thống bao dung, vốn dễ chấp nhận mọi tôn giáo

từ bên ngoài thế nhưng các giáo sĩ Kito giáo không đến bằng thiện chí hòa bình, tạo

một sự phản cảm nhất định trong số lương dân còn lại. Kế đến là Kitô giáo mang

nặng tính cách cứng rắn của văn hóa phương Tây, khác với các tôn giáo có nguồn

gốc Châu Á du nhập vào trước đó như: Khổng, Lão, Nho giáo. Tính cách ngoại

quốc ấy khác hoàn toàn với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, khác xa với sự tín

ngưỡng độc tôn chỉ có Đức Chúa Trời là duy nhất của Kito giáo. Tuy vậy, Kito

giáo là một phần quan trọng trong Văn hóa Tây phương du nhập vào Việt nam.

Trong mấy thế kỷ tiếp xúc với Văn hóa phương Tây, cũng như văn hóa phương

Bắc, người Việt có nơi tiếp nhận, có nơi chống đối, cuối cùng là sự hỗn dung.

Người Việt thu nạp những cái tinh tuý, phù hợp với truyền thống của mình. Ở

phương Tây, hình tượng Đức mẹ Maria không được tôn sùng bằng Chúa Giêsu,

28



trong khi đó ở Việt nam, Đức mẹ Maria được tôn vinh đặc biệt do truyền thống

trọng nữ của người Việt.

Về đời sống vật chất thì đô thị, công nghiệp và giao thông có phát triển, quá

trình đô thị hóa bắt đầu xảy ra. Hình thành lớp người Tư sản dân tộc. Dấu ấn về

văn hóa phương Tây rõ nét nhất là chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ được nhiều nhà

truyền giáo Bồ Đào Nha, Ý, Pháp…nghiên cứu và tuyền bá, mà người có công lao

nhất đó là Linh mục Alexdeander de Rhohrd .

I.4/ Thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt Nam:

Bản sắc văn hóa là cái cội rễ cá biệt cùng với những vẻ bên ngoài độc đáo về

nền văn hóa của một dân tộc, tức là đặc tính riêng biệt của một nền văn hóa mà

chính bản thân nền văn hóa ấy nhận ra hoặc các dân tộc khác đánh giá. Bản sắc văn

hóa Việt Nam được xác lập khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên, lúc ấy chưa

có sự xâm thực của nền văn hóa Hán. Thời kỳ này được chứng thực bởi nền văn

hóa Đông Sơn và truyền thuyết họ Hồng bàng (18 đời Vua Hùng Vương). Ngoài ra

còn có nền văn hoá Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai.

I.4.1/ Nền văn hóa Đông Sơn xác lập bản sắc văn hóa Việt nam:

Đông Sơn là tên một địa điểm khảo cổ ở Thanh hóa, nơi phát hiện ra những

di tích đầu tiên của nền văn hóa này. Quá trình hình thành và phát triển văn hóa

Đông Sơn ở miền Bắc là một quá trình hình thành nên cốt lõi của việc thành lập

nhà nước của người Việt cổ. Về mặt xã hội thì đó là một sự phát triển nhảy vọt có ý

nghĩa lịch sử, chuyển từ xã hội công xã nguyên thủy sang xã hội có phân hóa giai

cấp sơ khai, từ hình thái xã hội bộ lạc-tù trưởng sang hình thái nhà nước có Vua

(nước Văng Lang và các vua Hùng)

Nền văn hóa Đông Sơn nằm trong địa bàn Bắc bộ và Bắc trung bộ. Đây là vị

trí địa lý của nước Việt nam thời cổ đại, nước Văn lang-Âu Lạc với truyền thuyết



29



họ Hồng bàng như sau: Sùng Lãm được Vua cha là Kinh Dương Vương truyền

ngôi, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra 100 trứng nở 100

con trai. Về sau 50 con theo cha Long Quân về Thuỷ tề, còn 50 con theo mẹ Âu Cơ

lên núi cao, đất ráo sinh sống. Âu Cơ đưa con đến ở đất Phong Châu. Người con cả

được tôn làm Vua, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Thời kỳ này

Vua Hùng đã xây dựng một hệ thống Nhà nước khá vững. Đến thời Vua An Dương

Vương (TK I trước CN) xây dựng nước Âu Lạc, là thời kỳ văn hóa phát triển cao

về vật chất lẫn tinh thần của người Việt với chứng tích là Thành Cổ loa. Thời kỳ

này người nông dân đã làm ruộng với các công cụ như cuốc, xẻng, mai, lưỡi cày

bằng kim loại. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi gia súc như trâu, bò để tăng sức kéo,

nuôi gia cầm để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trong thời kỳ này bước đầu có nghề

luyện sắt, thuỷ tinh, dệt vải, đan lát, chế tác đá và các nghề thủ công khác, đồ gốm

trang trí đẹp, tinh xảo...tiêu biểu nhất là trống đồng Đông Sơn nỗi tiếng. Đây được

coi là biểu tượng năn hóa, văn minh của thời kỳ này, tượng trưng cho tài năng sáng

tạo của người Đông Sơn.

Một nhà khoa học Charles F.Keyes, người Mỹ, trong sách Bán đảo vàng

(The Gild Peninsula xúât bản 197) có nhận định như sau: Trống đồng là một trong

những dấu ấn của thời ký này, tuy trống đồng cũng được tìm thấy ở những vùng xa

xôi như tận Xulavêdi thuộc Indonesia, như rõ ràng là trống đồng chỉ được chế tạo ở

một địa bàn nhỏ thuộc Bắc Việt nam, chung quanh Đông Sơn mà thôi. Do sự trao

đổi mua bán nên trống đồng đã có sự phân tán xa như vậy.

Phải nói rằng đây là thời kỳ mà người Việt nam cổ đại xác lập bản sắc văn

hóa riêng, được các nhà khoa học trong nước và Thế giới khẳng định. Cùng với

thời kỳ này còn có nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai.

I.4.2/ Nền văn hóa Sa Hùynh:

Nằm trên dãi đất miền Trung từ Bắc trung bộ cho đến tiếp giáp lưu vực sông

Đồng nai, văn hoá Sa Huỳnh có quan hệ nguồn gốc với Văn hóa Đông Sơn trong

30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×