1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

I/ Tổng quát về Đài Phát thanh Truyền hình Tỉnh Đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


bản sắc dân tộc, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, góp phần định hướng

dư luận, động viên nhân dân tích cực trong xây dựng và bảo vệ nền văn hóa đó.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Đài

PT- TH-ĐN đã nỗ lực tăng thời lượng phát sóng, tăng diện phủ sóng, tăng kênh

phát sóng và cải tiến theo hướng nâng chất lượng và tăng quy mô chương trình,

thay đổi kết cấu hệ thống chương trình và có những bước đột phá, tìm tòi trong

phương thức sản xuất chương trình theo hướng hiện đại.

Quá trình tăng thời lƣợng phát sóng truyền hình đƣợc thống kê qua bảng

dƣới đây:

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Giờ



0



2010 2010 2010 2010 2010 2010 4400 4400 5965 11070



12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

2000



2001



2002



2003



2004



BIỂU ĐỒ SỰ PHÁT TRIỂN THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Năm 1994, Đài PT-TH-ĐN chưa phát sóng truyền hình. Từ năm 1995 (ngày

phát sóng đầu tiên 26-1) đến năm 2000, chương trình truyền hình Đồng nai còn

đơn điệu, chỉ phát sóng từ 18 giờ đến 22 giờ mỗi ngày. Bắt đầu từ năm 2001,

truyền hình Đồng nai đã có đợt cải tiến đầu tiên, tăng thời lượng từ 11 giờ trưa đến

23 giờ. Sang năm 2002, đợt cải tiến thứ 3, truyền hình Đồng nai tăng thời lượng từ



53



8 giờ sáng đến sau 23 giờ mỗi ngày. Và từ năm 2003 đến nay, truyền hình Đồng

nai trải qua nhiều đợt cải tiến trong đó đáng chú ý là 2 cột mốc: khánh thành và đưa

vào sử dụng máy phát sóng UHF36 (kênh ĐN-RTV1) và sau đó đưa thêm vào kênh

sóng VHF 12 (ĐN-RTV2). Đến nay, cả 2 kênh sóng truyền hình Đồng nai ( ĐNRTV1 và ĐN-RTV2) đã phát từ 5 giờ sáng đến sau 23 giờ.

Hiện hệ thống chương trình truyền hình của Đài có thể chia thành 9 nhóm

chính: nhóm thời sự; nhóm chuyên đề; nhóm khoa học - giáo dục, nhóm phim

truyện, nhóm sân khấu, nhóm ca nhạc; nhóm thể thao - giải trí, nhóm trò chơi

truyền hình; nhóm chương trình khai thác qua các Đài nước ngoài… được thể hiện

dưới nhiều hình thức đa dạng.

Về thời sự, hằng ngày, Đài Đồng nai có 5 chương trình thời sự truyền hình

với các bản tin sáng, bản tin trưa, bản tin 5 phút chiều, bản tin chính 19g45, bản tin

cuối ngày với 13 tiết mục trong bản tin thời sự. Một bản tin tiếng Anh. Bản tin thời

sự của Đài Đồng nai chú trọng phản ánh các mặt của đời sống, bám sát các yêu cầu

chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động

viên nhân tố mới, phê phán những hiện tượng, những mặt tiêu cực còn tồn tại…

Bên cạnh đó, việc phản ánh cũng như tuyên truyền mảng văn hóa truyền thống, văn

hóa đồng bào dân tộc ít người, thông tin về nâng cao đời sống văn hóa cho nhân

dân, người dân tộc… trong tin thời sự qua các Phóng sự, Ghi nhanh, phỏng vấn

trong các tiết mục: Trước ống kính, Vấn đề hôm nay, Nhịp sống đô thị .v.v cũng

khá phong phú, chiếm từ 20-25% thời lượng trong bản tin. Tuy chỉ mang tính chất

thông tin, nhưng các tin tức trên cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý

thức bảo vệ nền văn hóa truyền thống trong nhân dân.

-Tổng thời lượng của thời sự: 90 phút phát sóng/ngày.

-Như vậy tổng thời lượng về tin VHXH trong nước khoãng 22 phút/ngày.

Về tin thế giới, mỗi ngày truyền hình Đồng nai có 3 bản tin: Thế giới sau 0

giờ (phát 5g25 thời lượng phát 08-10 phút), Tin thế giới (phát 11g45 thời lượng 1012 phút) và Thế giới hôm nay với 7 tiết mục trong bản tin (phát 18g thời lượng 1315 phút). Tin về văn hoá thế giới trong ba bản tin TG chiếm khoãng 10-15%. Tuy

54



là tin văn hoá nước ngoài, nhưng qua đó giúp người dân có sự so sánh, đối chiếu,

soi rọi lại bản thân, từ đó có sự điều chỉnh lại hành vi văn hóa của mình.

-Tổng thời lượng của tin Thế giới: 35 phút phát sóng /ngày.

-Như vậy tổng thời lượng về tin văn hoá thế giới khỏang 5-6 phút/ngày.

Các chương trình chuyên đề của Phòng Chuyên mục hiện nay của Đài cũng

khá phong phú và bao quát đầy đủ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, Văn hóa xã hội,

An ninh quốc phòng như: Đảng ở quanh ta, Chung một bóng cờ, Trên đường phát

triển, Công nhân lao động Đồng Nai, Nhịp sống đô thị, Tạp chí Văn hóa - Xã hội,

Tạp chí thể thao, An ninh Đồng Nai, Quốc phòng toàn dân, Diễn đàn công dân,

Miền Đông hôm nay, Búp măng non, Vấn đề hôm nay… Đây là những chương trình

mang tính phản ánh, dự báo, bình luận. Các vấn đề về văn hoá trong Tỉnh được viết

đậm và sâu ở phần chuyên đề với hình thức có nhiều cải tiến, yếu tố tương tác được

khai thác khá tốt, tính chính luận truyền hình cũng được nâng cao hơn.

-Tổng thời lượng các chuyên mục: 210 phút phát sóng /ngày.

-Thời lượng phát sóng các chuyên mục về văn hoá là 60 phút phát sóng/ngày

Hệ thống các chương trình khoa học - giáo dục truyền hình cũng có nhiều cải

tiến đáng ghi nhận. Phòng Khoa giáo tuy mới thành lập vào 2004, nhưng đã xây

dựng xong chương trình Truyền hình tiếng dân tộc Chơ-ro, phát đều đặn mỗi ngày

20 phút, đáp ứng được nguyện vọng của bà con dân tộc Chơ-ro vùng Tà lài huyện

Tân phú.

Hệ thống chương trình văn nghệ – giải trí – thể thao của Đài ngày càng

phong phú và luôn chiếm tỉ lệ cao trong thời lượng phát sóng truyền hình. Bên

cạnh việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, các chương trình này đã góp phần xây dựng

đời sống văn hóa trong cộng đồng như Các cuộc thi tiếng hát Phát thanh – Truyền

hình, tiếng hát Vàng anh, các liên hoan đàn ca tài tử, tiếng hát Hoa phượng đỏ,

các chương trình văn nghệ của cơ sở, các chương trình biểu diễn của ngành văn

hóa thông tin hằng năm… Các hoạt động bảo tồn phát huy những giá trị tinh thần

truyền thống được chú trọng trong quá trình biên tập, khai thác, sản xuất các

chương trình giải trí. Các buổi chiếu phim (sáng, trưa, chiều, tối) với nguồn phim

55



Việt nam và nước ngoài chọn lọc cho phù hợp với văn hóa tinh thần của người dân;

Các hình thức ca nhạc; Văn nghệ thiếu nhi; Phim hoạt hình; Văn nghệ tổng hợp;

Dân ca; Ca cổ; Ca nhạc nước ngoài; Sân khấu; Khúc hát tôi yêu (ca nhạc theo yêu

cầu khán giả); chương trình văn nghệ "Nối những dòng sông"; các Trò chơi truyền

hình như Cùng xây mái ấm, Về thăm chiến khu Đ, Sau giờ tan ca, Tìm hiểu Luật

giao thông; Chiếc hộp bí mật, Chân trời tin học, Các hội thi cán bộ dân vận, bí

thư chi bộ giỏi, các chương trình giải trí nước ngoài… là những ví dụ.

Phim tài liệu là mảng thể loại được Đài tập trung sản xuất rất nhiều trong 2

năm gần đây. Các phim tài liệu phản ánh về văn hoá, con người Đồng nai tiêu biểu

như: Điểm hẹn Đồng nai, Đồng nai – những trang sử trong lòng đất, Văn hóa các

dân tộc Đồng nai, Loạt phim chủ đề 300 năm, phim Đại tướng Võ Nguyên Giáp với

Đồng nai; Miền Nam chia lửa với Điện Biên Phủ; Điện Biên ngày ấy - bây giờ,

loạt phim tài liệu về Trung ương Cục miền Nam - Bước ngoặt lịch sử; Chiến khu Đ

còn - Sài gòn mất; Loạt phim tài liệu tuyên truyền các chuyên đề tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nỗi đau Giồng Sắn, 70 năm Đảng bộ Đồng nai, Nhớ Bắc, Chiến khu DHuyền thoại miền đông, Xuân Lộc tháng 4, Đình Phú Mỹ ở Phú hội-Nhơn trạch,

Biên hoá-Di tích và bảo tồn, Căn cứ Tỉnh ủy Biên hoà, Theo một dòng sông, Lễ

“Say angva” của người Chơ ro…. Cùng với việc sản xuất, Đài còn khai thác, mua

bán trao đổi bản quyền nhiều nguồn phim tài liệu về đề tài văn hoá, lịch sử – truyền

thống trong phạm vi cả nước để phát sóng hàng ngày trên cả 2 kênh. Hình thức

tuyên truyền này chiếm tỉ lệ phát sóng lớn. Trung bình mỗi tuần có từ 4-5 bộ phim

(thời lượng 40-70 phút) về đề tài này được phát sóng.

Công tác từ thiện-xã hội cũng là những hoạt động mà những năm qua được

Đài PT-TH-ĐN luôn chú trọng. Qua đó nhằm đẩy mạnh phong trào Nhường cơm

xẻ áo, vốn là lối sống đẹp, có văn hóa của người Việt nam từ xưa “Nhiểu điều phủ

lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng”. Theo thống kê từ

năm 2000 đến nay, tổng kinh phí huy động do Đài thực hiện hoặc phối hợp thực

hiện đã đạt đến con số trên 10 tỉ đồng. Có thể đưa ra một số ví dụ: Chương trình

văn nghệ đặc biệt “Thương về miền Tây”, “Học bổng Điểu Xiểu” dành cho học

56



sinh đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó học tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ, sau

đó Đài mở rộng đối tượng ra phạm vi cả nước, giá trị 1 triệu / học bổng được trao

hàng năm cho 150-200 học sinh (Chương trình này được duy trì liên lục được 4

năm, từ 2003-2006), chương trình “Vì 300 trái tim trẻ thơ”, chương trình ca nhạc

“Cần những tấm lòng” ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, chương trình “Góp tay

chia xẻ nỗi đau đồng loại” vận động ủng hộ nạn nhân trận động đất sóng thần Nam

Á và Đông Nam Á….Từ đó khơi gợi lên một lối sống đẹp, có văn hoá, sống vì mọi

người của người Đồng nai.

Tổ chức các hình thức trò chơi truyền hình (games show), các dạng chương

trình tạp kỹ, văn nghệ – giao lưu (live show)… mang tính giáo dục, giải trí, từ đó

lồng vào việc tuyên truyền ý thức bảo vệ nền văn hoá truyền thống như: “Sau giờ

tan ca”, “Về thăm Chiến khu Đ”, “Cuộc thi tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh”,

“Thanh niên với môi trường”, “Hành trình về Điện Biên Phủ”, “Chiếc hộp bí

mật”, “Từ trong di sản”…

I.2/ Về cơ sở vật chất-kỹ thuật:



I.2.1/ Phát thanh:

a/ Trước ngày 26-4-2003:

- Máy phát sóng AM BC-10H, công suất 10 W, cột ăng ten cách đất cao 78 m, tần

số phát sóng 720 HZ (tiếp thu của chế độ cũ).

- Thiết bị sản xuất chương trình theo công nghệ số gồm 2 phòng bá âm, các thiết bị

analog (như máy ghi âm Tascam BR-20N, bàn pha âm, bàn mix, máy ghi âm lưu

động Marantz, loa kiểm tra, hệ thống lạnh, micro sansfil, máy phát sóng FM nhỏ

100W, máy vi tính…)



b/ Sau ngày 26-4-2003:

- Máy phát sóng FM 10 kW BE

- Hệ thống lạnh 10 HP Carrier

57



- Máy phát điện 500 KVA

- Panel Anten và fider, hệ thống vi tính truyền dẫn

I.2.2/ Truyền hình:

a/ Trước ngày 26-4-2003:

- Hệ thống máy phát hình 5 kW hãng Hariss (VHF12) phát kênh 12VHF định

hướng về phía Bắc nên ở thành phố Biên hòa và TP.HCM không xem được Đài

Đồng nai

- Anten dây néo cao 101 mét dùng chung cho phát thanh AM và truyền hình



b/ Sau ngày 26-4-2003:

- Hệ thống máy phát hình 5 kW hãng Hariss (VHF12) được trang bị thêm 16 panel

để phát đẳng hướng, tăng diện tích phủ sóng và trở thành kênh ĐN-RTV1 phát trên

băng tần VHF12

- Đưa vào hoạt động Hệ thống máy phát hình THOMCAST – THALES trên băng

tần UHF 36 có công suất phát sóng 10 kW, phát đa hướng, đặc biệt là phủ sóng tốt

ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam bộ

- Anten cao 125 mét, tự đứng, dùng chung cho 2 kênh truyền hình và 1 kênh phát

thanh AM

- Camera: Gồm các chủng loại F200 (2 cái), DP200 (8 cái), Betacam (5 cái), AG455 (2 cái), DV-Cam (7 cái), đầu máy SVHS, TV 14 inchs, máy ghi phát băng BR,

máy ghi phát băng BG-S525 SVHS, Máy điều khiển ghi RM-G680E (2 cái),

Parabol (2 cái)

- Máy vi tính (3 mạng: mạng văn bản – Internet cho nghiệp vụ, mạng dữ liệu video,

mạng phi tuyến tính) (40 cái)

- Các loại thiết bị SXCT: Tivi và đầu video 30 cái, Các loại monitor 5 cái, Bộ đầu

thu vệ tinh, Bộ thu tín hiệu vệ tinh UBC, 1 xe truyền hình lưu động 1 camera, Hệ

thống dựng phi tuyến tính cho vệ tinh, 6 bộ dựng Editing player và recorder.



58



II/ Những nội dung chính của các chƣơng trình của Đài Truyền hình Đồng nai

nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Đồng nai:

Hiện Đồng Nai có 24 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng đã được Bộ Văn hóa

thông tin xếp hạng, 2 di tích được tỉnh công nhận, 1.700 di tích phổ thông và trên

15.000 hiện vật các loại từ tiền sử đến cận hiện đại với nhiều chất liệu.

Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được sự chỉ đạo thống

nhất của Tỉnh Đảng bộ Đồng nai đến các cơ quan chuyên trách, các cơ quan truyền

thông đại chúng. Đài PT-TH-ĐN thực hiện chỉ đạo trên, thể hiện qua các chương

trình phát sóng với nhiều nội dung phong phú, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể. Tuy vậy, việc phân chia các giá trị

văn hóa ra làm 2 phần: Vật thể và phi vật thể chỉ là tương đối, không chính xác. Vì

không có một công trình kiến trúc văn hóa vật thể nào lại không chứa đựng cái giá

trị văn hóa phi vật thể bên trong. Thí dụ: Kiến trúc của một ngôi chùa cổ là văn hóa

vật thể, nhưng sự tín ngưỡng của nhân dân đối với ngôi chùa đó là văn hóa phi vật

thể, nếu không có sự tín ngưỡng đó thì ngôi chùa chỉ còn nhang tàn hiu quạnh mà

thôi. Ngược lại một làn điệu dân ca (ca Trù chẳng hạn) là văn hóa phi vật thể,

nhưng phải được một nghệ nhân nào đó hát lên, chuyển tải giá trị văn hóa phi vật

thể đó đến người nghe, người nghệ nhân đó là văn hóa vật thể cụ thể, thể hiện cái

văn hóa phi vật thể bên trong. Do vậy, qua khảo sát, chúng tôi tạm chia các chương

trình của Đài PT-TH-ĐN theo các nội dung sau:

II.1/ Những chƣơng trình ghi lại các hoạt động văn hóa truyền thống, các

di tích cần gìn giữ:



-Phóng sự về Lễ cầu yên Đình Tân lân của nhóm phóng viên chuyên mục,

phát tháng 2-2003.



59



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×