1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

I. 1/ Một số khái niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


Tylor có hàng trăm định nghĩa khác. Năm 2001, Viện Thông tin khoa học xã hội đã

thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa.

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng tựu chung ta vẫn có

thể thấy nổi lên 4 đặc trưng cơ bản nhất, là những đặc trưng cần và đủ cho phép

phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan (như: văn minh, văn hiến, văn

vật…).

-Tính Hệ thống: văn hóa luôn có có 1 bề dày, lưu truyền từ thế hệ này sang

thế hệ khác. Quá trình này tạo những mối quan hệ mật thiết của những hiện tượng,

sự kiện của một nền văn hóa nào đó, giúp phát hiện những đặc trưng, những quy

luật hình thành và phát triển của văn hóa.

-Tính giá trị: Đặc trưng này hàm ý nói đến cái Đẹp, cái Mỹ của Văn hóa.

Cái giá trị và cái phi giá trị trong đời sống con người. Những hoạt động tiêu cực

trong đời sống con người, vẫn thường xuyên xảy ra không được xem là văn hóa

(Thí dụ: buôn lậu, chửi bới, ẩu đã nhau…). Tuy vậy, có nhiều hiện tượng ở vào giai

đoạn lịch sử này được xem là có văn hóa, nhưng trong một giai đoạn khác lại được

đánh giá ngược lại. (Thí dụ: Trong chế độ phong kiến, tư tưởng “Vua xử thần tử

thần bất tử bất trung” được đề cao, nhưng ngày nay tư tưởng này không còn phù

hợp nữa.

-Tính nhân sinh: Đặc trưng này cho phép phân biệt các giá trị văn hóa do

con người tạo nên và mang tính tích cực với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Do vậy

văn hóa trở thành sợi dây nối các hoạt động của con người lại với nhau, liên kết

con người lại với nhau.

-Tính lịch sử: Đặc trưng này chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn,

tính lịch sử tạo cho văn hóa có một bề dày phát triển, một chiều sâu. Văn hóa như

là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ, tích tụ lại thành

truyền thống văn hóa.

Ngoài 4 đặc trưng trên, có thể nhìn nhận văn hóa theo 2 phạm vi hẹp và

rộng:



14



-Nếu theo nghĩa hẹp, thì văn hóa được giới hạn theo 3 chiều: Giới hạn theo

chiều sâu: văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa,

văn hóa nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng: văn hóa được dùng để chỉ những

giá trị văn hóa đặc thù của từng vùng (thí dụ: văn hóa Tây nguyên, văn hóa Nam

bộ…). Giới hạn theo thời gian: văn hóa được dùng để chỉ những giá trị văn hóa

trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…).

-Nếu theo nghĩa rộng, văn hóa được xem là bao gồm tất cả những gì con

người tạo ra.

Theo Tổ chức Unessco thì: “Văn hóa là yếu tố cơ bản về mức sống của một

dân tộc, nó tổng hợp hoạt động sáng tạo của một dân tộc, những phương thức sản

xuất và sở hữu, những của cải vật chất, những hình thể tổ chức, những tín ngưỡng

và những đau khổ, những sự nghiệp đang làm và những giá trị, những mơ ước và

khác vọng.”

Cách đây hơn 50 năm, Chủ tịch Hồ chí Minh đã viết trong bản thảo Nhật ký

trong tù: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn

học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các

phương thức sử dụng. Tòan bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn

hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà

loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự

sinh tồn” [8 tr 172].

I.1.2/ Bản sắc văn hóa dân tộc:

Do quá trình lao động sáng tạo để tồn tại, con người tạo nên bản sắc văn hóa

riêng của mình, có nét độc đáo riêng, nên bản sắc văn hóa của dân tộc không thể là

yếu tố tĩnh mà là yếu tố động. Luôn luôn động. Văn hóa là nền tảng yếu tố tinh

thần của dân tộc, giữ lại những cái cốt lõi vững bền, nhưng vừa tiếp thu cái mới,



15



gạn lọc tinh nhạy những giá trị văn hóa từ bên ngoài phù hợp để trở thành cái của

mình, thành văn hóa đặc thù của riêng mình.

Vậy "bản sắc văn hóa dân tộc" là gì? Nhiều người cho rằng đó được xem

như là "căn cước" của một dân tộc, không thể nhầm lẫn với các dân tộc khác.

Quang Đạm thì cho rằng: "Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển

chuyển linh hoạt những đặc điểm của một dân tộc tạo nên diện mạo và dạng hình

riêng của dân tộc ấy. Không thể đồng nhất với các dân tộc khác trong một cộng

đồng khu vực hay cộng đồng loài người”. Nhà thơ Huy Cận quan niệm: "Bản sắc

văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Bản sắc văn hóa là hạt

nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này sang đời

khác”. Với phương pháp tiếp cận mới, Phan Ngọc xem xét bản sắc văn hóa không

phải ở sản phẩm mà là ở tính chất, đó là tập hợp của những cách ứng xử

(compartment), là linh hồn của văn hóa, nói cách khác là cái phần ổn định trong khi

biểu hiện của văn hóa là vô cùng đa dạng, thay đổi theo thời gian, kinh tế, chế độ

chính trị. Quan điểm này thống nhất với ý kiến của Hoàng Vinh trong bài giảng về

văn hóa cho nghiên cứu sinh Viện văn hóa - nghệ thuật. Hoàng Vinh cho rằng bản

sắc văn hóa thể hiện trong những chùm đặc điểm mang sắc thái, tính chất, kiểu tổ

chức của riêng mỗi dân tộc chứ không phải là những mặt cụ thể: lòng yêu nước,

tâm hồn bình dị, quan hệ tình nghĩa... mà nhiều dân tộc khác trên thế giới cũng có.

[10 tr 34].

Những lập luận nêu trên tuy còn khác nhau trong cách diễn đạt nhưng đều

hướng đến ý tưởng chung về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bản sắc văn

hóa dân tộc trong đời sống kinh tế - xã hội.

Năm 1946, trong kế hoạch kiến quốc đầu tiên của nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã đề ra năm quan điểm lớn để xây dựng nền văn hóa dân tộc:

-Xây dựng tâm lý, tính cách tinh thần tự lập tự cường.

-Xây dựng luân lý (biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng).

-Xây dựng xã hội (mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân).

-Xây dựng chính trị (dân quyền).

16



-Xây dựng kinh tế vững mạnh. [19]

Ở nước ta, chỉ sau mấy năm thực hiện kinh tế thị trường, đất nước mở cửa

hội nhập mà đã xuất hiện những chiều hướng trái ngược nhau. Một bộ phận phủ

nhận những giá trị văn hoá dân tộc, cổ súy cho lối sống thực dụng. Hệ quả là sự xói

mòn về đạo đức, tệ nạn xã hội gia tăng. Một bộ phận khác có xu hướng khôi phục

lại các hủ tục truyền thống lạc hậu, lỗi thời, mượn cớ khôi phục truyền thống để mở

đình đám, rược chè, cờ bạc. Như vậy cần phải có sự chỉ đạo, cần có những chính

sách cụ thể, thích hợp để xây dựng một nền văn hóa thực thụ, thấm sâu vào mọi

hoạt động của nhân dân, đồng thời tiếp thu những giá trị tinh hoa và công nghệ tiên

tiến của các nước phát triển trên thế giới

Hiện nay trên thế giới các loại hình công nghệ đều là tổ hợp của 4 yếu tố:

Con người, Kỹ thuật, Thông tin và Tổ chức. Trong đó thì yếu tố Kỹ thuật là tĩnh,

tức những giá trị lao động được kế thừa từ quá khứ, còn 3 yếu tố còn lại đều là

động, tức thuộc về các hoạt động lao động sáng tạo hiện tại của con người. Điều

đặc biệt quan trọng là con người. Văn hóa phương Đông luôn hướng về con Người

chứ không hướng về Vật như văn hóa phương Tây. Chính đời sống tinh thần là cái

quy định tính người của con người. Tuân Tử khẳng định rằng: “Nước lửa có khí

nhưng không có sự sống, cây cỏ có sự sống nhưng không có hiểu biết, cầm thú có

hiểu biết nhưng không có nghĩa. Do đó con người là quý nhất trên đời”. Con người

là chủ thể của mọi hoạt động xã hội. Triết học Mác-Lê Nin nêu rõ: Con người là

vốn quý của xã hội. Do vậy ta cần có chính sách giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ có

tầm trí tuệ cao, để có thể tiếp thu và sử dụng một cách sáng tạo hợp lý khoa học

công nghệ từ bên ngoài.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một công việc to lớn và lâu

dài và hết sức cần thiết. Để làm tốt công việc này, trước hết phải làm sáng rõ những

gì là bản lĩnh của dân tộc ta đã được khẳng định và chứng thực trong lịch sử. Đồng

thời phải nghiên cứu những nét độc đáo sáng tạo của Việt nam cả trong sản xuất,

trong cách tổ chức cộng đồng, giáo dục cộng đồng, trong các lĩnh vực quân sự,



17



ngoại giao. Tuy nhiên cũng cần tìm hiểu cho kỹ những nhược điểm trong cách sống

và trong cách nghĩ, cách sáng tạo của chúng ta mà khắc phục.

I.2/ Khái niệm về văn hóa Việt Nam:

I.2.1/ Khái niệm:

Như trên đã nói, mỗi xã hội người, do đặc thù riêng được quy định bởi

những mối quan hệ riêng nên có những nền văn hóa riêng biệt, khác với những nền

văn hóa khác, gọi là bản sắc của nền văn hóa đó.

Văn hóa Việt nam ở Đông Nam Á, thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp

mà điển hình là văn hóa lúa nước. Môi trường thiên nhiên với những vùng đồng

bằng phì nhiêu, mưa nhiều, ẩm ướt, đã định hình cho người Việt nghề trồng trọt để

sống. Nó cũng buộc người Việt phải định cư để chờ cho cây trồng lớn lên, cho trái

mà thu hoạch. Nghề nông nói chung hay trồng lúa nước nói riêng, phụ thuộc nhiều

vào thiên nhiên. Mưa thuận gió hòa thì cây trái tốt tươi, mùa màng bội thu, bằng

nếu mưa dầm nắng hạn, lụt lội dông bão thì mất trắng. Sống phụ thuộc hoàn toàn

vào thiên nhiên nên người làm nông luôn mong ước được sống hoà cùng thiên

nhiên, tôn trọng thiên nhiên, thậm chí thần thánh hóa thiên nhiên (Thần Sấm, Thần

Mưa, Thần Mặt trời, bà Thủy, hạn bà Chằn…). Trong quá trình lao động, người

Việt đã tích lũy những kinh nghiệm từ những hiện tượng thiên nhiên, tổng hợp lại

và rút ra những quy luật của thiên nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của

mình và truyền lại cho đời sau: Móng dài thì nắng móng ngắn thì mưa, Chuồn cuồn

bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì khô; Quạ tắm thì ráo sáo tắm thì

mưa… Do đời sống định cư nên người Việt rất coi trọng cái nhà: sống có cái nhà

chết có cái mồ. Đã có nhà thì phải coi trọng cái bếp, cái ăn, sao cho cơm lành canh

ngọt để có sức mà ngày mai ra đồng. Mà muốn có cái ăn ngon, ăn no phải coi trọng

phụ nữ, là người đứng bếp nấu ăn, chăm lo “bao tử” cho các thành viên trong gia

đình. Người Phụ nữ Việt nam là người giữ tay hòm chìa khóa, là người quản lý tài

18



chính trong gia đình. Nhất vợ nhì Trời; Lệnh ông không bằng cồng bà. Do vậy mà

trong sinh hoạt thì những gì mang tính quan trọng đều gắng liền với giới tính nữ:

Cột cái, sông cái, ngón tay cái, con đường cái…Thậm chí những vật dụng hàng

ngày cũng đều dùng chữ “cái” để chỉ: Cái nhà, cái rựa, cái thau, cái bàn, cái ghế,

cái quần, cái áo, cái nón, cái xe…Người Việt đề cao và tôn thờ phụ nữ qua hình

ảnh bà Chúa Liễu Hạnh, bà Chúa Xứ, Phật bà quan âm (hình ảnh quan thế âm bồ

tát có nguồn gốc ở Ấn độ là nam giới, khi du nhập vào Trung quốc được biến thành

nữ giới cho phù hợp với văn hóa Trung quốc đa phần theo chế độ mẫu hệ lúc bấy

giờ, sau đó du nhập vào Việt nam, người Việt thấy thích hợp nên vẫn giữ nguyên).

Đến nỗi: Ba đồng một mớ đàn ông, đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha, ba trăm một

mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi. Ngay thế kỷ 15, khi Nho giáo đang

ở đỉnh cao thì trong Bộ luật Hồng Đức nỗi tiếng của nhà Lê, điều 308 vẫn quy định

rằng: nếu trong vòng 5 tháng mà người chống vô cớ không đi lại với vợ thì người

vợ có quyền ly dị. Hoặc điều 388, 391 quy định: sau khi cha mẹ chết, con gái được

quyền thừa kế như con trai. [10, 44]

Nhiều dân tộc ở phương Đông và một số dân tộc ít người ở Việt nam như

Êđê, Giarai…theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đi cưới chồng, phải lo hết việc

đồng áng, lo mùa màng, còn đàn ông chỉ ở nhà giữ con. Con cái sinh ra lấy theo họ

mẹ.

91% dân tộc Việt nam là người Kinh, còn lại là 53 dân tộc anh em khác.

Cuộc sống chủ yếu là làm nông nghiệp. Công việc nặng nhọc rất cần sự hổ trợ lẫn

nhau trong lao động theo kiểu đổi công. Nghề nông phụ thuộc nhiều vào thiên

nhiên, buộc người Việt phải nương tựa vào nhau mà chống chọi lại với thú dữ, với

thiên nhiên. Sống có qua có lại nên một bồ cái lý không bằng một tí cái tình, nhất

cận thân nhì cận lân. Mặt trái của lối sống trọng tình là thói xem thường pháp luật,

làm cho tính tổ chức của người làm nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền

văn hóa khác.

Tất cả đã tạo thành một bản sắc riêng của văn hóa Việt nam. Cố Thủ tướng

Phạm Văn Đồng từng nói: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của

19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×