1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

II/ Những nội dung chính của các chương trình của Đài Truyền hình Đồng nai nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Đồng nai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


II/ Những nội dung chính của các chƣơng trình của Đài Truyền hình Đồng nai

nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Đồng nai:

Hiện Đồng Nai có 24 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng đã được Bộ Văn hóa

thông tin xếp hạng, 2 di tích được tỉnh công nhận, 1.700 di tích phổ thông và trên

15.000 hiện vật các loại từ tiền sử đến cận hiện đại với nhiều chất liệu.

Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được sự chỉ đạo thống

nhất của Tỉnh Đảng bộ Đồng nai đến các cơ quan chuyên trách, các cơ quan truyền

thông đại chúng. Đài PT-TH-ĐN thực hiện chỉ đạo trên, thể hiện qua các chương

trình phát sóng với nhiều nội dung phong phú, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể. Tuy vậy, việc phân chia các giá trị

văn hóa ra làm 2 phần: Vật thể và phi vật thể chỉ là tương đối, không chính xác. Vì

không có một công trình kiến trúc văn hóa vật thể nào lại không chứa đựng cái giá

trị văn hóa phi vật thể bên trong. Thí dụ: Kiến trúc của một ngôi chùa cổ là văn hóa

vật thể, nhưng sự tín ngưỡng của nhân dân đối với ngôi chùa đó là văn hóa phi vật

thể, nếu không có sự tín ngưỡng đó thì ngôi chùa chỉ còn nhang tàn hiu quạnh mà

thôi. Ngược lại một làn điệu dân ca (ca Trù chẳng hạn) là văn hóa phi vật thể,

nhưng phải được một nghệ nhân nào đó hát lên, chuyển tải giá trị văn hóa phi vật

thể đó đến người nghe, người nghệ nhân đó là văn hóa vật thể cụ thể, thể hiện cái

văn hóa phi vật thể bên trong. Do vậy, qua khảo sát, chúng tôi tạm chia các chương

trình của Đài PT-TH-ĐN theo các nội dung sau:

II.1/ Những chƣơng trình ghi lại các hoạt động văn hóa truyền thống, các

di tích cần gìn giữ:



-Phóng sự về Lễ cầu yên Đình Tân lân của nhóm phóng viên chuyên mục,

phát tháng 2-2003.



59



Nội dung chính của phóng sự là trình bày lại những nghi thức cổ truyền trong

một lễ hội của cộng đồng người Hoa (Minh Hương ở Biên hòa). Đây là một sinh

hoạt dân gian truyền thống thu hút sự quan tâm của không chỉ bà con người Hoa

mà còn cả những người Việt sinh sống gần đó. Lễ hội kéo dài 2 ngày với nhiều

nghi thức mà nghi thức quan trọng nhất là nghi thức lau sắc phong của Đức Ông

Trần Thượng Xuyên. Ngoài phần Lễ, Ban quý tế đình còn tổ chức nhiều phần Hội

sôi nổi, như thi lân sư rồng, hát tuồng...

Phóng sự đã giúp cho khán giả hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng nghi thức qua

lời giải thích của các nhà nghiên cứu (được phỏng vấn trong phóng sự). Đồng thời,

phóng sự cũng giới thiệu thêm về di tích vật thể (kiến trúc ngôi đình này). Nguyên

thủy đình Tân Lân là ngôi miếu nhỏ ở thành Kèn (Thành Xăng đá) do dân làng

dựng lên từ thời Minh Mạng (1820 -1840) để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên Đô

đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên, người có công lớn trong việc khai phá đất đai

và mở mang thương mại vùng Đồng nai - Gia định.

Phóng sự đã giới thiệu nét mỹ thuật không thể không khâm phục qua bàn tay

tài hoa của các nghệ nhân sáng tạo ngôi đình trên các tác phẩm điêu khắc đá, chạm

khắc gỗ, phù điêu ghép sành, cẩn xà cừ, tượng sành kiểu Hoa Nam... trong đó ẩn

chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc. Toàn bộ những mảng trang trí trên là sự kết

hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn với

yếu tố kiến trúc nghệ thuật đặc trưng vùng Hoa Nam (Trung quốc). Đây cũng là

sản phẩm gần như cuối cùng của lớp nghệ nhân tài hoa bản địa.

Ngoài việc giới thiệu một công trình văn hóa vật thể nổi tiếng đất Đồng nai,

bài phóng sự còn giúp cho thế hệ trẻ ở Biên hoà-Đồng nai nói riêng, ở Nam kỳ lục

Tỉnh nói chung có nhận thức rõ ràng hơn về công đức của những người khai khẩn

vùng đất này. Năm 1679, sau khi phất cờ “Bài Mãn phục Minh” thất bại, bị nhà

Mãn thanh truy đuổi ráo riết, Trần Thượng Xuyên đem hơn 3.000 quân thân tín

cùng gia quyến trên 50 thuyền đến Đại Việt xin thuần phục. Chúa Nguyễn Phúc

Tần (1648-1687) chấp thuận cho vào khai khẩn xứ Đông Phố đang còn hoang sơ.

Ông đưa lực lượng của mình đến định cư tại vùng Nông Nại đại phố (địa phận Bàn

60



Lân). Cùng nhóm lưu dân người Việt đến trước, ông và lực lượng của mình tiến

hành khai khẩn quy mô lớn vùng đất màu mỡ phương Nam. Mặt khác, ông chiêu

tập thương nhân người Hoa kiến thiết phố xá, tạo lập các cơ sở thương mại. Với

biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu Trần Thượng Xuyên đã biến vùng đất hoang sơ

thành thị tứ buôn bán sầm uất, kinh tế phát triển nhanh chóng. Nông Nại đại phố

(còn gọi là Cù lao Phố) trở thành thương cảng phồn thịnh, là trung tâm thương mại

và giao dịch quốc tế vào bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Về hoạt động quân sự,

Trần Thượng Xuyên là một dũng tướng thao lược của chúa Nguyễn. Ông đã nhiều

lần cầm binh đánh dẹp Cao Miên, giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương về phương

Nam cho nước Việt. Ghi nhớ công đức của ông, chúa Nguyễn đã ban danh hiệu cao

quý “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt”. Các vua Minh

Mạng, Thiệu Trị đều phong ông làm “Thượng đẳng thần”. Để tỏ lòng ngưỡng mộ

và đền đáp công ơn người đã có công tổ chức khai phá, mở mang vùng đất Đồng

nai - Gia định, nhân dân hai nơi này đều lập đền thờ ông, khói hương không dứt.

-Phóng sự về Đền thờ Quốc Tổ ở Bình đa, TP Biên hòa của Thanh Tùng,

phát tháng 4-2002 và phát lại 7 lần.

Bài phóng sự giới thiệu một nét đẹp văn hóa của người Đồng nai. Với tinh

thần “Uống nước nhớ nguồn”, trong hành trình Nam tiến, người Đồng nai luôn

nhớ về quê cha đất tổ “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giổ tổ mùng mười tháng

ba”. Hay ngay cả trong gian lao kháng chiến giành độc lập dân tộc, nhà thơ, chiến

sĩ cách mạng Huỳnh Văn Nghệ đã thốt lên “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, Trời

nam thương mhớ đất Thăng long”.

Vì không có điều kiện hành hương về đất Tổ, người dân Biên hoà tưởng nhớ

tổ tiên qua việc lập đền thờ. Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương tọa lạc bên Quốc lộ 15,

khu phố 3, phường Bình đa, thành phố Biên hòa, được khởi công xây dựng năm

1968, hoàn thành năm 1971, do sáng kiến và sự vận động của 14 vị trưởng lão xã

Tam hiệp cũ. Với nét đẹp văn hóa ấy, bài phóng sự đã tạo cho người sự rộng mở về



61



lòng hiếu khách của người dân địa phương, có sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên

và con người; giữa cảnh và tình; giữa sự trang nghiêm và vẻ đẹp trữ tình. Trong

ngày quốc giổ, trẻ già, trai gái gần xa đều chung lòng, gần gũi, chan hòa với nhau,

cùng hướng lòng thành về cội nguồn dân tộc và công đức của tiền nhân. Bài phóng

sự đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ

và nhắc nhở mọi người luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.



-Phóng sự “Bảo tồn văn hóa cổ truyền của ngƣời Châu Mạ ở Tà Lài” cuả

Thanh Tùng, phát tháng 03-2000 và phát lại 6 lần. Phóng sự “Ngành văn hóa

nghiên cứu cách hát Tăm pớt của ngƣời Châu Mạ ở Định quán của Thanh

Tùng, phát tháng 04-2000 và phát lại 12 lần.

Tămpớt là trường ca có ý nghĩa giải thích các mối quan hệ trong cộng đồng,

mối quan hệ đối với thiên nhiên chỉ còn trong tâm trí của những người già Châu

Mạ, có nguy cơ sẽ mai một. Khi ngành văn hóa phát hiện đã cho tổ chức ghi âm lại

từ một ít các cụ biết hát, Sở Văn hóa thông tin còn tổ chức các lớp tổng kết, báo

cáo nghiên cứu cách hát Tăm pớt của người Châu Mạ cho nhiều người. Qua hoạt

động này, Đài PT-TH-ĐN đã cử phóng viên ghi hình lại với mục đích làm tư liệu

và phát sóng. Người Châu Mạ qua những hoạt động trên cũng nhận thức được giá

trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, từ đó họ càng tự tin hơn trong việc bảo tồn

giá trị nền văn hóa phi vật thể này.

Tuy nhiên, phóng sự trên chỉ mới dừng lại ở việc nêu vấn đề. Công tác bảo tồn

và phát huy những giá trị văn hóa Tăm pớt không thể dừng lại ở đó. Tăm pớt là một

dạng sinh hoạt dân gian, nó chỉ sống trong hình thức diễn xướng dân gian. Âm

nhạc của nó khó được giới trẻ Châu Mạ "tiếp thu" một cách dễ dàng. Băng từ, đĩa

hình có thể lưu giữ nhưng làm cho Tăm pớt sống trong cộng đồng thì cần có những

nỗ lực tìm tòi để "phát huy" nó phù hợp với nhịp sống công nghiệp hiện đại. Tuy

phải giữ gìn bản sắc, nhưng yêu cầu phát triển văn hóa dân tộc là vế vẫn luôn quan

trọng. Giữ gìn mà không phát triển thì sẽ mai một dần đi. Muốn phát triển thì phải

62



có giao lưu, phải có nghiên cứu, phải được mọi người chấp nhận. Vậy thì trong một

chương trình ca nhạc dân tộc thì người biên tập phải làm thế nào nâng các bài hát,

điệu hò của từng dân tộc lên một tầm mới để mọi người chấp nhận mà không bị

mất gốc, vẫn giữ được cái thần của nguyên bản. Đây là công việc của các Đài

Truyền hình.



-Phóng sự “Lễ hội đâm trâu” của Minh Thu phát tháng 1-2002 và phát

lại 16 lần. Loạt phóng sự “Lễ hội Sa Yangva” gồm 3 tập: “Tiếng vọng đại

ngàn”, “Giữ hồn Chơ ro”, “Khúc tình ca Chơro” của Năng Hiền phát lại rất

nhiều lần trong 4 năm, tổng cộng 26 lần.

Loạt phim này cho khán giả Đồng nai có cái nhìn cận cảnh hơn về đời sống

người dân tộc Chơ ro ở Tà lài-Tân phú-Đồng nai, một trong số những dân tộc ít

người anh em trong cộng đồng người Việt ở Đồng nai. Qua loạt phim này, khán giả

cũng thấy được đời sống văn hóa, nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của

người Chơ ro cần được giữ gìn, tôn tạo. “Lễ hội Sa Yangva” là lễ hội cúng lúa mới,

diễn ra sau vụ mùa, người Chơ ro cúng cảm tạ Trời đất cho mưa thuận gió hòa,

mùa màng bội thu. Lọat phim tư liệu “Tiếng vọng đại ngàn”, “Giữa hồn Chơ ro”,

Khúc tình ca Chơ ro” giới thiệu những làn điệu âm nhạc dân tộc Chơ ro, từ điệu hát

trai gái gieo tình đến câu hát ru con ngủ, đặc biệt phim giới thiệu một nhạc cụ độc

đáo của người Chơ ro, đó là đàn Goong kala, làm bằng tre lồ ô già.



-Phóng sự về “Đàn đá Bình đa” của nhóm phóng viên phòng Chuyên

mục, phát tháng 3-20002 và phát lại 8 lần.

Phóng sự chỉ nhằm giới thiệu 1 sản phẩm nghệ thuật biểu trưng cho sáng tạo

và bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân, người “thầy” của đá vùng Nông Nại

xưa. Với sự biểu diễn của nghệ sĩ, những dòng nhạc đá như tiếng vọng từ khởi đầu

Thiên niên kỷ I trước CN chảy suốt chiều dài lịch sử đến hiện tại. Có thể nói Đàn



63



đá Bình đa là đỉnh cao của truyền thống sáng tạo văn hóa – văn minh bản địa cổ

kính Đồng nai nói riêng và toàn miền Đông Nam Bộ bên bờ biển Thái bình vào

buổi sơ kỳ thời đại Sắt - thời điểm hào hùng vì những âm thanh đàn đá hòa nhập

với tiếng trống đồng Việt cổ Đông Sơn vang vọng khắp miền sơn nguyên và đồng

bằng châu thổ rộng lớn và đầy sức sống này.

Đàn đá cũng là di vật đầy ấn tượng trong lịch sử văn hóa vật chất Đồng nai, là

những chứng tích hoạt động đầu tiên của nhiều thế hệ tiền nhân đã từng sinh sống,

khai phá, xây đắp xã hội và văn hóa bản địa ở chính trên mảnh đất từng được xem

là một trong những trung tâm cổ kính bậc nhất của đồng bằng châu thổ Nam bộ từ

nhiều nghìn năm về trước.

Nhìn chung thì bài phóng sự chỉ nêu lên ý nghĩ của hiện vật là bộ đàn đá còn

lưu giữ trong bảo tàng Đồng nai, đây là những hiện vật quý hiếm cần gìn giữ cẩn

thận. Đứng về góc độ báo chí thì nếu sau đó có thêm những buổi tọa đàm, hoặc

mời phỏng vấn vài chuyên gia để phân tích sâu hơn về mặt âm nhạc của nhạc cụ

độc đáo này sẽ giúp người xem có nhận thức sâu hơn về mặt ý nghĩa cũng như gợi

lên lòng tự hào đối với người Đồng nai.



II.2/ Những chƣơng trình đã đánh động về sự xuống cấp của những di

tích, sự mai một của những làng nghề, lễ hội:

-Phóng sự “Vực dậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Châu

Ro” của Nhật Hân, phát tháng 7-2006 và phát lại 3 lần.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của nhiều dân tộc ít người. Qua phóng sự

của Nhật Hân khán giả thấy được người Mạ có một đời sống văn hóa truyền thống

phong phú. Trong đó nghề dệt thổ cẩm được xem là mang đậm sắc thái riêng. Tác

giả cũng cho thấy sự lo lắng khi cảnh báo rằng: hiện tại nghề dệt thổ cẩm của

ngưyời Mạ đang có nguy cơ bị thất truyền. Trước thực tế đó, Quỹ bảo tồn nghệ



64



thuật văn hóa dân gian thuộc trung tâm trao đổi giáo dục với Việt nam đã phối hợp

với Chi hội văn nghệ dân gian Đồng nai đã triển khai Dự án truyền dạy thổ cẩm

người Mạ ở Tài lài, nhằm mục đích khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề truyền

thống này. Phóng sự có phỏng vấn những nghệ nhân ít ỏi còn lại, những học viên

được chọn truyền nghề, tất cả đã nói lên niềm vui sướng của mình khi được dạy và

học nghề. Chính quyền địa phương ở Tà lài huyện Tân phú cũng có chính sách

khuyến khích như: Tổ chức các lớp ngắn ngày mời các nghệ nhân truyền nghề dệt

thổ cẩm lại cho lớp trẻ, hổ trợ để sản phẩm thổ cẩm có thể bán được ra thị trường,

hổ trợ vốn để vực dậy một nghề truyền thống. Phóng sự cũng thể hiện được chính

sách đúng đắn của Đảng ta là luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân tộc.

Đọan phỏng vấn Tiến sỹ Hùynh Văn Tới đã cho người xem biết: Đây không phải là

giải pháp kinh tế giải quyết lao động và đời sống của đồng bào, quan trọng hơn,

đây còn là việc hổ trợ giúp ngừời Châu Mạ nhận thức và khôi nhục lại các giá trị

văn hóa phi vật thể trong nghề dệt thổ cẩm của mình, trao truyền các bí quyết cho

lớp trẻ, bảo tồn được một di sản nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình trong đời

sống hiện nay.



-Phóng sự “Múa Lân-Sƣ-Rồng ở Đồng nai” của Thanh Tùng phát tháng

02-20002 và phát lại 12 lần. Phóng sự “ Bảo tồn võ cổ truyền ở Đồng nai” phát

tháng 02-2000 và phát lại 9 lần. “Ghi nhận từ Lễ hội văn hoá các dân tộc tỉnh

Đồng nai” của Thanh Tùng phát 12-2003 và phát lại 5 lần.

Múa Lân-Sư-Rồng có xuất xứ ở Trung quốc, những nghệ nhân nghề này

thường do người gốc Hoa nắm giữ và truyền đạt theo cách gia truyền. Nhưng ở

Đồng nai, hoạt động này đã trở nên thân quen, gần gủi. Nhiều thanh niên người

Việt yêu thích và tham gia vào đội lân, nhiều nghệ nhân múa chính trong các đội là

người Việt. Loạt phóng sự này cũng nhằm giới thiệu những nét văn hóa truyền

thống đặc sắc ở Đồng nai. Giới thiệu nhiều đội Múa-Lân-Sư-Rồng nổi tiếng ở

Đồng nai như đội ở TP Biên hòa, đội ở Phước thiền, Nhơn trạch. Giới thiệu hoạt



65



động múa lân trong những ngày Lễ-Tết không chỉ là hoạt động sinh hoạt văn hóa

bình thường, là cách để “kiếm tiền lì xì” như nhiều người lầm tưởng mà bên trong,

loạt bài viết còn cho người xem hiểu được rằng: người tham gia Múa Lân cũng

phải khổ luyện, phải có tinh thần thượng võ, các Đội lân tưởng họ sẽ cạnh tranh

gay gắt, nhưng bên trong họ lại giúp nhau, hổ trợ cho nhau để tồn tại. Nghệ thuật

làm hình tượng Lân-Sư-Rồng cũng khá công phu. Nhìn đầu Lân được gắn râu và

lông mi màu gì biết thứ bật rõ ràng cho từng đội Lân, qua đó biết trình độ của

người múa Lân. Đây là một nét đẹp văn hoá cần giữ gìn. Trong kinh tế thị trường,

nhiều đội lân đã giải tán, hoặc còn nhưng không phát triển.

Võ cổ truyền ở Đồng nai cũng được giới thiệu rộng rãi. Qua bài viết, tác giả

đã giới thiệu ở Đồng nai còn lưu giữ và truyền dạy 18 môn phái võ cổ truyền,

những lò võ có tiếng ở Đồng nai như: Lò võ Bình định của Võ sư Hà Trọng Ngừ ở

phường Tân hiệp; lò võ Bắc Phái Tây Sơn-dòng Xuân Bình của võ sư Xuân Vinh ở

Tam hiệp; lò võ Thiếu Lâm Nam Quyền của võ sư Sơn ở Trảng dài; lò võ Hồng Mi

Đào Nhân ở Hiệp hòa; lò võ Nam Công Bạch Hạc của võ sư Tống Phước Hiền ở

Tân phong; lò võ Thông Thiên Đạo của võ sư Thành ở Tân mai..v..v..Tuy vậy

trong phim, võ sư Hà Trọng Ngừ đã phát biểu: Môn sinh của các lò võ cổ truyền

ngày càng ít đi, ngành văn hóa thông tin cần có sự quan tâm hơn để bảo tồn võ cổ

truyền vì đây là vốn quý của dân tộc, cần tổ chức những giải thi đấu mở rộng trong

khu vực hoặc cả nước để giới thiệu rộng rãi võ cổ truyền, nếu không một nét đẹp

trong đời sống văn hóa có từ lâu sẽ dần mai một.



-Phóng sự “ Chùa Long Thiền-cái nôi của Phật giáo phía Nam” của

Thanh Tùng phát tháng 4-2004.

Chùa Long Thiền (Long Thiền tự) là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng

nai, nằm bên hữu ngạn sông Đồng nai thuộc ấp Tân bình, phường Bửu hoà, thành

phố Biên hoà. Chùa được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc, người

miền Trung vào khai sáng.

Lời bình trong phim giới thiệu: Long Thiền tự được xem như là cái nôi của

trung tâm truyền bá Phật giáo vào vùng đất Nam bộ. Nơi đây còn minh chứng cho

66



sự hiện diện của người Việt ở đất Đồng nai từ giữa thế kỷ XVII trước khi nhóm

khai khẩn Trần Thượng Xuyên đến (1679), đặt cơ sở nền tảng cho Thống suất

Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phía Nam (1698), thiết lập bộ máy hành chánh trên

vùng đất Đồng nai.

Bộ phim còn cung cấp một thông tin khá lý thú là trong cuộc kháng chiến

chống ngoại xâm của dân tộc, chùa Long Thiền đã có đóng góp đáng kể. Vào

những ngày sôi động cướp chính quyền mùa thu năm 1945, hoà thượng Thích Huệ

Thành – trụ trì chùa đứng ra triệu tập Đại hội Phật giáo thành lập Hội Phật giáo cứu

quốc tỉnh Biên hoà và chùa là trụ sở của Hội. Sau hiệp định Giơnevơ, trước sự xâm

lược của Mỹ, tại chùa Long Thiền, hoà thượng Thích Huệ Thành lãnh đạo chư

tăng, kêu gọi tín hữu đấu tranh chính trị góp phần vào công cuộc kháng chiến giải

phóng quê hương. Những đóng góp xứng đáng đó được lịch sử ghi nhận.

Chùa Long Thiền đã được Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch xếp

hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1057/QĐ, ngày 14 - 6 - 1991.

Tuy vậy, trong phim tác giả đã tế nhị cho thấy nhiều nơi trong chùa bị xuống cấp,

mái ngói bị hư, cột kèo bị mối mọt đụt khóet. Hình ảnh đã cảnh báo sự hủy họai

ngày càng trầm trọng hơn trước một di tích cổ, và cần có biện pháp bảo vệ trước

khi quá muộn.

Ngòai ra còn có những bài giới thiệu về các di tích đã được xếp hạng như:

Chùa Ông, chùa Cô hồn, khu Di tích Bửa long, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức …tất

cả nhằm giới thiệu ý nghĩa từng di tích, nâng cao ý thức giữ gìn những chứng tích,

là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của đất và người Đồng nai.



II.3/ Những chƣơng trình đã nêu bật đƣợc giá trị và ý nghĩa của những

công trình văn hoá cần tôn tạo và tuyên truyền:



-Phim tài liệu: "Chiến khu Đ-Huyền thoại miền Đông" tác giả Xuân

Thuỷ, thời lƣợng 45 phút, phát đầu tiên vào tháng 4-2000, sau đó phát lại 27

lần trên 2 kênh. Phóng sự “Đến với di tích Căn cứ Cách Mạng Chiến khu Đ”

của Nhà báo Thanh Tùng phát đầu tiên tháng 2-2001 và phát phát lại 09 lần.

Phóng sự “Thế hệ trẻ đến với Trung ƣơng Cục miền nam” của Thanh Tùng,

phát tháng 12-2004 và phát lại 08 lần.

67



Phim giới thiệu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam cặp theo suối Mã

đà, suối Nhung, suối Nứa (suối Mum) trên ngọn đồi đất sỏi bằng phẳng, có độ dốc

thoai thoải với diện tích khoảng 20 hecta ở độ cao 20m so với mặt suối Mã đà. Di

tích được che phủ bởi rừng cây tạp hỗn giao nhiều tầng với mật độ tương đối dày,

dây rừng leo chằng chịt. Đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều loại động, thực vật tạo

sự phong phú về môi trường sinh thái cũng như cảnh quan. Di tích nằm giữa đại

ngàn, bốn phía đều giáp sông suối tạo ưu thế về mặt quân sự cũng như phản ánh

tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn địa bàn đứng chân của Trung ương Cục

miền Nam giai đoạn 1961 - 1962.

Tháng 5-1951, Trung ương Cục miền Nam được thành lập, thực hiện nhiệm

vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ. Tháng 9 - 1954, do yêu cầu

nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh chính trị, đòi dân sinh dân chủ, đòi thi hành hiệp định

Giơnevơ, Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục, tái lập Xứ uỷ

Nam bộ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược cho hai

miền Nam Bắc. Trung ương Cục miền Nam được giao nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ

chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào. Hội nghị Trung ương Cục lần thứ

nhất đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng các cơ quan chuyên môn cấp uỷ, đề ra

các chủ trương, đường lối, theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo nhiệm vụ cho cấp dưới và

đào tạo cán bộ thuộc ngành phụ trách, bao gồm các cơ quan: Văn phòng, Ban Tổ

chức - Tuyên huấn; Ban Cơ yếu; Ban Hậu cần; Ban An ninh; Ban Quân sự miền;

Ban Kinh tài.

Để xây dựng căn cứ vững chắc, Trung ương Cục đã thành lập Đảng uỷ căn cứ

(C 150); Kho quân giới; Tiểu đoàn chủ lực 800... Trung ương Cục là nơi đón tiếp

các đoàn cán bộ chi viện của hậu phương miền Bắc, làm nòng cốt xây dựng các

đơn vị chủ lực tập trung của miền Nam, nơi xuất phát các trận tiến công địch giành

thắng lợi như chiến thắng Hiếu liêm, trận Phước thành (8 - 1961). Năm 1962, trước

yêu cầu mới của tình hình cách mạng, Trung ương Cục miền Nam quyết định

chuyển căn cứ về Khu B (Bắc Tây ninh). Tại đây, Trung ương Cục miền Nam



68



không ngừng củng cố và lớn mạnh, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt, góp phần quan

trọng làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Phim có những hình ảnh mô hình

khu di tích khi hoàn chỉnh và các hạng mục đã hoàn thành giai đoạn đầu, tiếc rằng

bộ phim không có những đoạn phim tư liệu ghi lại hình ảnh di tích lúc đầu, chỉ sử

dụng hình chụp nên chưa khái quát hết những gian khổ của những người làm cách

mạng bấy giờ.



-Phim tài liệu “Khám Tân Hiệp và những chứng nhân lịch sử” của Thanh

Tùng, phát sóng tháng 12-2003 và phát lại 6 lần.

Nhà lao Tân Hiệp vốn là bãi tha ma của những người bạc số. Thực dân Pháp

mở rộng và xây dựng đồn Tân Hiệp thành trại tù binh chiến tranh (Campdesprisom

niers Guèrre). Sau Hiệp định Geneve, đế quốc Mỹ trực tiếp nhảy vào xâm lược

nước ta, giữa năm 1955, trại tù binh chiến tranh Tân Hiệp được Mỹ - ngụy cải tạo

mở rộng thành một trong nhà tù lớn nhất ở miền Nam Việt nam có tên gọi mị dân

là: “Trung tâm Huấn chính Biên hoà”, nhân dân quen gọi là Nhà lao Tân Hiệp.

Thông qua bộ phim, tác giả đưa ra những hình ảnh tư liệu cụ thể, phỏng vấn

những nhân chứng lịch sử đã tham gia cuộc phá khám, đã tái hiện lại được những

gian khổ, đọa đày dưới chế độ nhà tù hà khắc của Mỹ-Ngụy đối với chiến sĩ cách

mạng, cũng như tái hiện lại cảnh vượt ngục lịch sử 50 năm trước diễn ra như thế

nào. Dưới sự lãnh đạo của Liên Tỉnh uỷ miền Đông, buổi chiều chủ nhật ngày 2 12 - 1956, ngày lịch sử không bao giờ quên đối với các cán bộ, đảng viên và những

người yêu nước bị địch giam cầm tại Nhà lao Tân Hiệp. Sau bữa cơm chiều ngày

hôm đó, khi tên lính trực đánh hồi kẻng báo cho tù nhân vào trại thì tiếng hô xung

phong vang dội khắp trại giam. Đội xung kích chia làm 4 mũi đồng loạt đánh vào

các mục tiêu đã định trước.

Trong phim, qua lời kể các nhân chứng hiện còn sống, khán giả có thể hình

dung lại cuộc phá ngục năm xưa. Trong 15 phút đầu, lực lượng xung kích của ta



69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×