1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

CHƯƠNG BA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA ĐỒNG NAI TRÊN SÓNG ĐÀI PHÁT-THANH- TRUYỀN HÌNH ĐỒNG-NAI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 140 trang )


CHƢƠNG BA

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG

TIN, TUYÊN TRUYỀN VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC

VĂN HÓA ĐỒNG NAI TRÊN SÓNG ĐÀI PHÁT-THANHTRUYỀN HÌNH ĐỒNG-NAI.

III.1/ Đối với công tác quản lý, lảnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Đồng nai:

Công tác quản lý, lảnh đạo của Tỉnh đảng bộ về vấn đề tuyên truyền

bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc tuy đã có sự quan tâm, nhưng việc

thực hiện vẫn còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả cho công tác trên, Đảng bộ Tỉnh

cần phải có những quyết định cụ thể về việc thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa

dân tộc truyền thống và phải có chỉ thị về việc phối hợp giữa Đài PT-TH Tỉnh với

các cấp uỷ, chính quyền cơ sở xây dựng những chương trình tuyên truyền sâu rộng,

có chất lượng và thu hút người xem. Thực tế hiện nay, một số các cấp ủy Đảng,

chính quyền cơ sở chưa nhận thức đúng vai trò của việc bảo tồn những giá trị

truyền thống văn hóa là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, góp phần

xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp người dân. Các hoạt động văn hóa còn đầu tư

chưa đúng mức, làm cho nét đẹp trong văn hóa-nghệ thuật có nguy cơ mai một,

chưa trở thành phong trào sâu rộng, chưa thu hút đông đảo quần chúng cùng tham

gia.

Để theo dõi sát sao hơn, các cấp ngành cần có báo cáo định kỳ về việc thực

hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là các ngành văn hóa nghệ thuật, giáo dục- đào tạo,

khoa học công nghệ, thông tin đại chúng và các ngành có liên quan trực tiếp khác.

Đảng bộ và UBND Tỉnh cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho sự nghiệp Phát

thanh Truyền hình và đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền

bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện những vùng lõm ở Đồng nai (hướng



90



Bắc của Đài) người dân có nơi không xem được chương trình của Đài, vấn đề này

cần được sự quan tâm hơn nữa của Đảng ủy-UBND Tỉnh.

Đảng bộ Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc khắc phục những khuyết điểm mà

Tỉnh ủy đã rút ra trong báo cáo “Kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết TW5 và

Nghị quyết 39/NQ-TU của BCH Đảng bộ Tỉnh (khoá VI) về xây dựng và phát

triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc”.

Có những chính sách cụ thể từ ngắn hạn đến dài hạn trong việc xây dựng

môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trên cơ sở phát triển sự nghiệp

văn học-nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Muốn vậy, như

trên đã nói, ta cần có sự phối hợp của nhiều ngành dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh

như: Sở văn hoá thông tin, Bảo tàng, các trường học, Đài PT-TH-ĐN....tạo thành

một sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, có thể kết hợp để tạo ra một cuộc thi, tìm hiểu,

tạo ra một sân chơi lý thú cho nhiều người, thu hút sự quan tâm của đông đảo

người dân. Có như vậy thì mục đích tuyên truyền càng đạt được hiệu quả cao hơn.

Chương trình "Đồng nai 300 năm" là một thí dụ.

Đồng nai là địa bàn kinh tế phát triển mạnh và năng động, trong giải pháp

tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, tỉnh cần quan tâm

đến việc tăng thêm nguồn đầu tư của địa phương cho văn hóa tương xứng với nhịp

độ tăng trưởng về tiềm lực kinh tế ở địa phương. Căn cứ tình hình thực trạng của

từng địa phương, từng thời kỳ, cần thiết phải có bước xác định nhiệm vụ cụ thể cho

phù hợp thực tế từng nơi. Đảng bộ và UBND Tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan (đã

nói ở trên) có kế họach cụ thể việc thực hiện từng bước:

1. Có những chỉ thị sát sườn trong việc tiếp tục đưa quan điểm, đường lối,

định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc đi vào nhận thức của mọi người; chuyển từ nhận thức lý tính thành

nhu cầu, động lực bên trong ở mỗi người. Ví dụ nhận thức về lòng yêu nước chẳng

hạn, ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, lòng yêu nước không chỉ thể hiện bằng khí

phách anh hùng mà còn mang thêm nội dung mới, ấy là sự quyết tâm, chung lòng,

đóng góp phần mình xây dựng đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công

91



bằng, văn minh. Lòng yêu nước chính là nơi gặp gỡ, đích đến, chất keo sơn kết

chặt mọi người Việt nam với nhau. Huy động lòng yêu nước của mọi người để

hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã

hội chính là hình thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp đổi mới

của Đảng ta.

2. Tuyên truyền, khơi gợi trách nhiệm của cá nhân và tập thể cùng có ý thức

trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo cách của mình; ý thức

ấy không phải là điều gì xa lạ, cao siêu mà cần khơi đúng dòng mạch theo cách

hiểu dân dã: Bản sắc văn hóa dân tộc là vốn quí nghìn đời cha ông ta xây dựng, gìn

giữ và truyền lại. Trước đây, dù trong thiên tai, chiến tranh và lạc hậu, cha ông ta

cũng đã xây dựng và giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày nay, xã hội ta tiến

bộ, văn minh hơn nhiều, nếu không giữ và phát huy được bản sắc văn hóa của dân

tộc mình thì thật xấu hổ và có tội với tổ tiên.

3. Xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy, tổ chức có nhiệm vụ nghiên cứu,

hoạt động nghiệp vụ về văn hóa dân tộc. Hiện nay, ở địa bàn Đồng nai chưa đủ cán

bộ chuyên sâu về lĩnh vực này. Mạng lưới văn hóa ở cơ sở còn mỏng, yếu ớt và

chưa ổn định, trung tâm văn hóa thông tin ở cấp huyện chưa hoàn chỉnh, Sở Văn

hóa Thông tin – Thể thao chưa đủ cán bộ chuyên trách; một Chi hội Văn nghệ dân

gian vừa ra đời với lực lượng mỏng và điều kiện kém chưa đủ sức làm tròn nhiệm

vụ.

4. Xây dựng chính sách, kế hoạch cụ thể, thống nhất về việc giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Sở Văn hóa Thông tin tham mưu cho

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và thực hiện các chính sách về bảo tồn di sản văn

hóa dân tộc, khuyến khích sự sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm, nâng cao, phổ biến

các giá trị văn hóa dân tộc; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý cán bộ, văn nghệ

sĩ, nghệ nhân gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

5. Nhằm giữ gìn những di tích văn hóa trên địa bàn, UB Tỉnh giao trách

nhiệm cho Sở Văn hoá thông tin điều tra, khảo sát, kiểm kê, phân loại, đánh giá tài

92



sản văn hóa dân tộc hiện tồn tại để UBND Tỉnh công nhận và giao trách nhiệm

quản lý, bảo vệ nhằm khai thác, sử dụng và dần cải tạo, điều chỉnh hoạt động cho

hợp lý. Sở Văn hóa thông tin cũng có qui chế quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ

hội, cưới xin, tang chế... theo hướng giữ được cái hay cái đẹp cổ truyền đồng thời

bài trừ hủ tục và mê tín dị đoan.

6. Qui hoạch, đầu tư xây dựng làng văn hóa ở cơ sở với điều kiện điện khí

hóa, văn minh hóa và trên nền tảng văn hóa dân tộc, nhất là ở các làng dân tộc.

Thanh niên là người sẽ tiếp tục công việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc nên cần xây dựng chương trình giáo dục về văn hóa đối với thanh thiếu niên,

nhất là trong giáo dục phổ thông, khơi dậy phong trào thanh niên giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc mà không gieo cấy vào tâm

hồn thanh thiếu niên thì coi như đặt dấu chấm hết trong tương lai.

7. Quán triệt nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thành sự

lưu ý thường trực trong các mặt: Qui hoạch, xây dựng kế hoạch kinh tế, thiết kế,

phân bố dân cư, bảo vệ môi trường...để không vì những lợi ích kinh tế đơn thuần

mà xâm hại bản sắc văn hóa dân tộc.

III.2/ Đài Phát thanh Truyền hình Đồng nai cần tăng cƣờng đầu tƣ cho

các hoạt động truyên truyền bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống:

-Mặc dù đã cố gắng cải tiến nâng cao chất lượng, song nhìn chung chương

trình Phát thanh - Truyền hình chưa thể đáp ứng và tương xứng với yêu cầu phát

triển khá nhanh của một Tỉnh công nghiệp, chưa phong phú về đề tài, cách thể

hiện, chưa đủ mạnh trong quá trình “cạnh tranh” thông tin, chưa mở rộng diện phủ

sóng, chất lượng phát sóng chưa cao, còn để xảy ra một số, các chương trình tuyên

truyền về mảng nội dung này chưa thật sự hay, đủ sức bắt khán giả phải ngồi trước

màn hình. Nói như vậy tức là chúng ta (Đài PT-TH-ĐN) cần phải quyết tâm hơn

trong việc cải tiến chương trình cả về nội dung lẫn hình thức.



93



Về nội dung: Cần có sự quan tâm hơn của Ban giám đốc trong việc chỉ đạo

thực hiện những chương trình phục vụ cho nội dung này. Không nên tuyên truyền

dàn trải, không có trọng tâm. Thường thì khi "có vấn đề gì về văn hóa", hay có sự

kiện văn hóa xảy ra trên địa bàn thì phóng viên mới có bài phản ánh, còn không thì

tập trung chạy theo các sự kiện thời sự. Tuy Phòng Chuyên Mục có hẳn chuyên

mục Văn hóa xã hội, có phóng viên chuyên viết cho chuyên mục này, nhưng thời

lượng dành cho việc tuyên truyền mảng đề tài này vẫn còn ít so với thời lượng phát

sóng của Đài. Sẽ tốt hơn nếu Ban giám đốc có chỉ đạo và phân chia tỉ lệ phát sóng

phù hợp. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, để những chương trình tuyên

truyền việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá có hiệu quả, cần có những

cuộc toạ đàm, những chương trình mang tính đối thoại trực tiếp giữa những người

có trách nhiệm với công chúng. Qua sự chất vấn của công chúng qua những sự việc

liên quan, như một di tích văn hóa bị xâm hại chẳng hạn...sẽ tạo một dư luận xã hội

tốt cho công tác này.

Về hình thức: Thay đổi hình thức thể hiện là việc cần thường xuyên đặt ra.

Lâu nay chúng ta thường làm một việc đơn giản là phản ánh lại sự việc đã và đang

diễn ra. Thí dụ: đến lễ Kỳ yên Đình Tân lân, phóng viên chỉ ghi hình lại toàn bộ

buổi lễ, về làm montage lại cho khớp thời lượng, viết lời dẫn, xen vào phỏng vấn 12 nhân vật...rồi phát sóng. Nếu sau bài phản ánh đó, chúng ta có thêm vài khách

mời nói về ý nghĩa buổi lễ, giới thiệu công đức của Trần Thượng Xuyên, giới thiệu

chi tiết hơn cuộc đời và sự nghiệp của ông, hoặc mời nhà chuyên môn phân tích

những nét mỹ thuật đặc sắc trên những họa tiết trang trí ngôi đình, thiết nghĩ vệt bài

đó sẽ có tác dụng sâu rộng hơn.

Các chương trình Tọa đàm, giao lưu thường cũng theo một mô típ là: Mời

một chuyên gia về lĩnh vực nầy lên hình, người dẫn chương trình đặc câu hỏi, hai

bên đối thoại với nhau mà có khi người dẫn chương trình không hiểu hết những gì

mình hỏi, hoặc không hiểu hết những vấn đề về chuyên môn mà khách mời trả lời.

Người dẫn chương trình chỉ hỏi theo đúng kịch bản, làm cho bạn xem Đài không



94



quan tâm. Mô-típ Tọa đàm người hỏi người đáp, có xen kẻ phóng sự ngắn vài phút

minh họa đã không còn thu hút nhiều bạn xem Đài nữa.

- Đài cần có sự phối hợp chặc chẻ hơn với các ngành chức năng. Sở Văn hoá

thông tin, Bảo tàng...với những chuyên viên có chuyên môn cao, kết hợp với Đài là

cơ quan truyền thông đại chúng sẽ thực hiện được những chương trình có giá trị

hơn khi phát sóng.

- Hiện nay phần lớn đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài đều có trình

độ nghiệp vụ, đã tốt nghiệp đại học hoặc đại học chuyên ngành báo chí, nhưng

phần lớn là phóng viên trẻ, thời gian tác nghiệp chưa lâu, thiếu kinh nghiệm và

chưa hiểu thật sâu sắc về văn hoá truyền thống của địa phương, hiểu chưa sâu dẫn

đến bài viết có nơi có chổ còn qua loa, chưa thuyết phục được người xem. Ban

giám đốc Đài cần tăng cường công tác tập huấn để nâng cao trình độ về nghiệp vụ,

trong đó chú trọng việc trang bị kiến thức về văn hoá dân tộc cho phóng viên

chuyên trách. Cử những phóng viên có kinh nghiệm (thường đã chuyển qua công

tác quản lý) kèm cặp thêm, thay thế dần những người lớn tuổi.

Chỉ chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên tác nghiệp không là chưa

đủ. Nhân viên kỹ thuật làm hậu kỳ cũng quan trọng không kém. Kịch bản có hay,

quay phim có tốt mà phần dựng phim không đạt cũng không thể có tác phẩm hay

được. Ngược lại, người kỹ thuật dựng giỏi có thể khắc phục được những lỗi cho

phóng viên quay phim như thiếu sáng, âm thanh không đủ âm lượng, thậm chí quay

thiếu hình cũng có thể chèn hình tư liệu được. Bên cạnh đó, Đài cần đề ra quy chế

khen thưởng kịp thời với những tác phẩn có giá trị, đạt chất lượng phát sóng cao và

hình thức kỷ luật đối với những sản phẩm kém, còn nhiều lỗi trên sóng.

-Hiện tại Đài chỉ có 147 CB-CNV, trong đó chỉ có 73 phóng viên, biên tập

viên, với thời lượng phát sóng khá dày: ĐN1 phát 18 tiếng 1 ngày, ĐN 2 phát 24

tiếng 1 ngày, có thể nói đây là một cố gắng, một nỗ lực rất lớn của Đài PT-TH-ĐN.

Một phóng viên, biên tập viên phải đảm trách 2-3 phần việc. Đội ngũ phóng viên

quay phim còn thiếu nhiều cho nên ở Đài, phóng viên vừa viết kịch bản, vừa quay

phim là chuyện thường xuyên xảy ra. Với chủ trương của ban giám đốc khuyến

95



khích đội ngũ phóng viên trẻ tự học nâng cao trình độ, có khi 1 phòng có tới 4-7

phóng viên đi học, Ban giám đốc phải điều phóng viên từ các phòng khác hổ

trợ...Mặt ưu điểm này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng một số

chương trình chưa cao. Để từng bước khắc phục tình trạng phóng viên, biên tập

viên theo dõi hay kiêm nhiệm nhiều chương trình như hiện nay, để chú trọng hơn

nữa tới các chương trình có nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền

thống, Ban giám đốc Đài cần quan tâm tới việc xây dựng một đội ngũ phóng viên

chuyên hơn, chỉ có những phóng viên có hiểu biết chuyên sâu về văn hóa mới có

những tác phẩm có giá trị sâu sắc phát sóng về mảng đề tài này. Tất nhiên, trong

một tổ chức nào cũng vậy, việc sắp xếp lại nhân lực, tinh giảm bớt những người dôi

dư là việc làm cần thiết tuy khó khăn đối với người lảnh đạo. Song song với việc

tuyển chọn đội ngũ phóng viên có chuyên môn tốt, cần tuyển thêm đội ngũ quay

phim có tay nghề, hai lực lượng này sẽ phối hợp tốt và cũng là điều kiện cần và đủ

để sản xuất những chương trình theo mong muốn.

-Ban giám đốc cần xác định rõ hơn vai trò của tờ báo hình địa phương đối

với việc tuyên truyền việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Trong giai đoạn phát

triển kinh tế của đất nước hiện nay, hơn nữa Đồng nai lại là một Tỉnh công nghiệp

mủi nhọn của cả nước, đóng góp ngân sách đứng thứ 3 trong cả nước, chỉ sau TPHCM và Hà nội, đôi khi trách nhiệm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế phục vụ nhệm

vụ chính trị to lớn trước mắt đã làm chúng ta quên đi trách nhiệm trên, mặc dù

trong lý luận thì văn hóa là động cơ thúc đẩy kinh tế phát triển. Qua phiếu khảo sát,

kết quả ở bảng sau cho ta thấy ý thức giữ gìn những gía trị truyền thống của giới trẻ

đối với các vấn đề về văn hóa trong nước là tương đối.

TÁC DỤNG



TỶ LỆ



-Nâng cao ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể



66,05%



-Để Nhà nước giải quyết



52,30%



-Trao đổi kinh nghiệm bảo vệ và phát huy



51,41%



-Càng làm cho tình hình xấu đi



7,32%

96



Như vậy ta thấy việc tuyên truyền ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa truyền

thống của Đồng nai trên sóng truyền hình là rất cần thiết. Qua đó nâng cao ý thức

bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của người dân, nhất là thế hệ trẻ, tương lai

của đất nước, là tương đối cao và có hiệu quả.

-Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất những chương trình

còn hạn chế về mặt tuyên truyền có một phần là do thiếu thốn trang thiết bị chuyên

dùng. Hiện tại thiết bị hậu kỳ của Đài đã quá cũ, thời hạn sử dụng đã gần hết, có cái

đã hết nhưng vẫn còn tận dụng, máy móc xuống cấp do sử dụng quá công xuất, lại

không có máy dự phòng, dàn máy lại không đồng bộ (đầu Sony đuôi Hitachi),

trong khi phát sóng phải sử dụng nhiều loại băng khác nhau (Supper, Betacam, có

chương trình phát kỹ thuật số...), như vậy thật khó đòi hỏi sản phẩm đầu ra có hình

ảnh đẹp, rõ như mong muốn. Trước thực trạng như vậy, để nâng cao chất lượng

phát sóng, để có các chương trình đạt chất lượng nói chung và chương trình có nội

dung tốt về tuyên truyền việc bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá nói riêng,

Đài cần đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, cần thiết và đủ để nhân viên tác

nghiệp. Bộ phận dựng montage và phát sóng cần có thiết bị dự bị khi có sự cố.

Trước mắt trong tình hình thiếu máy tác nghiệp, nhất là camera, cần phải có chế độ

quản lý máy thật sát, tránh tình trạng phóng viên cứ giữ khư khư máy của mình,

trong khi đồng nghiệp lại không có máy để quay. Quản lý tốt sẽ tránh tình trạng

phóng viên sử dụng máy chạy sô bên ngoài hay không bảo quản, duy tu tốt. Ngoài

ra việc trang bị những công cụ nhỏ như: đèn plash, chân máy, pin, bao máy...cũng

cần quan tâm, tình trạng mượn nhau những dụng cụ này giữa các phóng viên vẫn

hay xảy ra, chứng tỏ việc bảo quản không tốt, hoặc ẩu khi tác nghiệp dẫn đến chất

lượng hình ảnh kém.

-Để khuyến khích phóng viên viết về mảng đề tài này, nên chăng cần có

khung nhuận bút hợp lý hơn. Vì phóng viên viết đề tài về văn hóa phải chuyên sâu,

theo dõi một vấn đề trong thời gian dài mới phát hiện ý tưởng cho tác phẩm, sau đó

phải có thời gian nghiên cứu, chọn lựa góc quay, lấy từng khung hình cho thật đắt,

97



nói chung là công phu hơn so với các mảng khác. Có chế độ khen thưởng kịp thời

nhằm khuyến khích phóng viên viết về lĩnh vực nầy.

-Thông tin văn hóa trong thời sự cũng thật cần thiết, tuy không phân tích sâu,

nhưng nếu Thời sự đặt nặng tính hiệu quả xã hội, phát với cường độ dầy hơn, thành

những chuỗi chương trình (serrries) theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”cũng sẽ giúp

cho khán giả nhận thức được vấn đề, từ đó thay đổi hành vi của mình đối với việc

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

-Việc xây dựng những chương trình có nội dung truyên truyền việc bảo vệ

những giá trị văn hóa truyền thống còn chưa được đặt nặng. Cần phải xem đó là

nhiệm vụ chính trị mà Đài, là công cụ tuyên truyền đắc lực cho Tỉnh Đảng uỷ, phải

thực hiện nghiêm túc. Có như vậy mới có sự đầu tư đúng mức để có những chương

trình dài hơi, những chương trình nghiên cứu sâu rộng, đủ sức đánh động đến tần

sâu nhận thức của quần chúng.

- BGĐ Đài phải có sự phân công cụ thể, phân tỉ lệ cụ thể về cho từng Phòng

chuyên môn, làm sao để tỉ lệ các chương trình truyên truyền về văn hóa truyền

thống dân tộc chiếm từ 30-40% thời lượng phát sóng. (Vì theo phiếu điều tra đã

công bố ở trên thì tỉ lệ các bạn học sinh sinh viên quan tâm đến vấn đề này khá cao

66,05 %).

Truyền hình phản ánh thật sinh động đời sống văn hóa xã hội, thế nhưng việc

phản ánh cần phải chọn lựa, biên tập cẩn thận, sao cho các chương trình văn hóa

nhất là chương trình văn hóa dân tộc thật sự hấp dẫn người xem. Khán giả có xem

thì mới có ý kiến phản hồi góp ý, từ đó nâng chất lượng chương trình ngày càng

hoàn thiện hơn. Tỉ lệ người xem càng cao thì việc tuyên truyền, truyền bá văn hóa

dân tộc mới càng có hiệu quả.



98



Kết luận

Trong những năm qua, ưu điểm nỗi bật của Đài PT TH Đồng nai là đã thực

hiện tốt đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện những chỉ thị của Tỉnh Đảng

bộ Đồng nai về việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt nam nói chung và giá trị

văn hóa đặc sắc của Tỉnh nói riêng trong thời kỳ đổi mới.

Bằng những hình ảnh thật sinh động (ưu điểm của truyền hình là khán giả có

thể được mắt thấy tai nghe), các bài Phóng sự, Ghi nhanh, Phim tài liệu đã phản

ánh, giới thiệu văn hóa truyền thống tốt đẹp, cũng như tái dựng lại một cách chân

thực tình trạng xuống cấp của các di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể ở địa

phương và khắp nơi. Các chương trình thể hiện mảng nội dung này của Đài THĐN trong nhiều năm qua đã đánh lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ mai một của

nền văn hóa dân tộc, kêu gọi trách nhiệm quản lý hơn nữa của các cấp các ngành,

kêu gọi ý thức hơn nữa của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn nền văn hóa

đặc sắc của mình. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng giáo dục

cho con người những giá trị văn hóa đó, đồng thời tạo được tiếng nói mạnh mẽ qua

việc tuyên truyền cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc trong thời đại mới, thời đại đất nước hội nhập với thế giới cả về văn hóa lẫn

kinh tế, cả về ngọai giao lẫn chính trị.

Tuy những thành tựu nêu trên là đáng kể nhưng so với mục đích, yêu cầu của

công cuộc đổi mới thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Đồng nai

vẫn còn mỏng manh, bất cập, còn nhiều tồn tại, hạn chế ngay cả trong những sự

việc, hiện tượng được xem là thành tựu. Thí dụ:

- Tình trạng xâm hại đến nét đẹp văn hóa vẫn còn xảy ra. Do tận thu giá đất,

cảnh trí thiên nhiên bị phá hủy để xây nhà cao tầng, kiến trúc cổ bị đập phá để thay

vào đó là kiến trúc hộp hào nhoáng. Núi đá Bửu Long, Châu Thới bị phá nham nhở

để lấy đá, đình Bình Trị hơn 150 tuổi phải dời đi do bán đất, làng cổ Cù lao Phố bị

sụp lỡ nhiều nơi vì nạn móc cát dưới sông. Hiện tượng vì cái lợi kinh tế trước mắt



99



mà làm xâm hại đến đời sống văn hóa được tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm đã và

đang diễn ra diễn ra thầm lặng ở mọi nơi, hậu quả không lường hết được.

- Nhận thức trên chưa thật sự trở thành cảm xúc và nhu cầu tự nhiên của

nhiều người. Nhiều người, nhiều cơ quan xem nhiệm vụ trên là của riêng ngành

văn hóa thông tin.

-Trong phát triển văn hóa xã hội, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin

ở Đồng nai được tiếp nhận sớm, phổ cập nhanh hơn nhiều nơi, đó là thuận lợi

nhưng mặt trái của nó là để cho “văn hóa ngọai” xâm nhập ồ ạt vào đời sống nhân

dân rất nhanh. Tư tưởng vọng ngọai đã len lỏi vào tâm tư của nhiều người đã tạo sự

lệch lạc trong suy nghĩ.

Những thành tựu và tồn tại nêu trên chưa phải là tất cả thực trạng đang diễn

ra, nhưng cũng đủ tái hiện diện mạo của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc ở Đồng nai, trong đó việc đã làm được khiến ta tin tưởng vào bản lĩnh và bản

sắc của Việt nam trên đường đổi mới, những điều chưa làm được trở thành nguy cơ

ảnh hưởng đến vận mệnh của dân tộc làm cho những người làm truyền hình chưa

thể yên lòng. Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn ở phía trước

luôn thôi thúc, đòi hỏi chúng ta đều có trách nhiệm cùng vươn đến.

Xin mượn câu nói của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt để kết thúc luận văn

này:

“Một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc

ấy sẽ mất tất cả. Văn hóa suy thóai sẽ cản trở cho tiến trình xây dựng kinh tế thành

công. Bởi lẽ kinh tế và văn hóa chính là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát

triển của một dân tộc. Chính vì thế, trong những thế kỷ qua, các thế hệ người Việt

nam đã phấn đấu bền bỉ, kiên cường để xây dựng và phát triển một nền văn hóa

mới tốt đẹp. Trong quá trình đó, các giá trị văn hóa truyền thống bao giờ cũng có vị

trí quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt nam”.



Luận văn chắc chắn còn nhiều sơ sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của những

người có kiến thức uyên thâm về vấn đề này. Trong quá trình làm luận văn, tác giả

100



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

×