1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

I. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )


-Nội dung thông tin miêu tả sự tình của thế giới hiện thực.

-Thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá… của người nói đối với nội dung

thông tin sự kiện đó, với hiện thực và đối với người đối thoại.

Thành phần thứ nhất được Ch. Bally gọi là Dictum (nội dung mệnh đề)

và thành phần thứ hai được ông gọi là Modus (tình thái) thể hiện thái độ, đánh

giá… của người nói.

Hai thành phần này luôn gắn kết, không tách rời nhau, bổ sung, hỗ trợ

cho nhau trong các phát ngôn. Tuy hai thành phần nội dung mệnh đề và nội

dung tình thái có đối lập nhau nhưng chúng đối lập trong sự thống nhất biện

chứng để tạo nên một phát ngôn. Thành phần gắn với chức năng thông tin mệnh

đề, chức năng miêu tả của ngôn ngữ được Ch. Bally gọi là Dictum. Còn thành

phần gắn với bình diện tâm lý, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý

chí, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói ra, với

người đối thoại và đối với hoàn cảnh giao tiếp thì được ông gọi là Modus. Tình

thái là nhân tố quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung sự tình còn ở dạng

tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Modus sẽ thể hiện sự tình trong phát ngôn là

khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, thể hiện mức độ cam kết của

người nói đối với độ chân thực của thông tin cùng những đánh giá, tình cảm, ý

chí, mong muốn, mục đích… của người nói.

Trên thực tế, các nhà lô gích học cũng đã đề cập đến vấn đề tình thái và

cốt lõi mệnh đề của câu từ rất lâu. Tuy nhiên, trong lô gích học, vấn đề tính

tình thái chỉ được quan tâm dưới góc độ nó ảnh hưởng như thế nào đến giá trị

chân ngụy của mệnh đề (với các toán tử tình thái tất yếu và khả năng, các

phép toán về mệnh đề sẽ chuyển từ lô gích song trị sang lô gích đa trị). Nhưng

phải đến Ch. Bally thì vấn đề này mới được đặt ra nghiên cứu một cách sâu

sắc và có hệ thống. Ông đã phân biệt chúng một cách rõ ràng và xem xét

chúng như là hai thành phần có vị trí trung tâm của ngôn ngữ học. Nhờ thế,

9



vấn đề tình thái của ngôn ngữ mới được nhìn nhận đúng với vị thế của nó.

Ngoài Ch. Bally, trên thế giới cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu

khác quan tâm đến vấn đề tình thái của ngôn ngữ. Điển hình có thể kể đến Ch.

Fillmore, N. Chomsky, F. P. Palmer, J. Lyons…

Đối với Fillmore, khi nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa của câu theo quan

điểm của ngữ nghĩa học tạo sinh, ông cũng chia nội dung câu thành hai bộ

phận gồm: mệnh đề (P- Proposition) và tình thái (M - Modus). Thành phần

“mệnh đề” được hiểu như là tập hợp những quan hệ có tính phi thời

(tenseless) giữa các động từ và các danh từ, phân biệt với thành phần “tình

thái” – gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu (the sentence-as-awhole) như phủ định, thì, thức và thể. (Fillmore, 1968, tr. 23). Quan niệm của

Fillmore được thể hiện dưới công thức:

S = M + P (trong đó: S – sentence; M – Modus; P – Proposition)

Chomsky, một nhà ngôn ngữ học người Mỹ, cũng rất chú ý đến vấn đề

tình thái trong khuôn khổ của ngôn ngữ học tạo sinh. Theo Chomsky, tất cả

các câu trong ngôn ngữ đều được quy về ba loại: tường thuật, nghi vấn và

mệnh lệnh; và yếu tố làm nên sự khác nhau của ba kiểu câu này chính là tình

thái. Chomsky dùng hai thuật ngữ “Tình thái” và “Hạt nhân” để chỉ tính tình

thái và nội dung mệnh đề, hai yếu tố bắt buộc phải có để tạo câu cơ sở - thuộc

cấu trúc bề sâu. Để có được những phát ngôn cụ thể, cấu trúc bề sâu phải

chuyển thành những cấu trúc bề mặt thông qua những phép cải biến nhất định.

Và Chomsky đã phân biệt hai loại tình thái là: tình thái bắt buộc (tường thuật,

nghi vấn, mệnh lệnh) và tình thái tùy nghi (tình thái xuất hiện trong mỗi cuộc

giao tiếp hiện thực) như sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị động, nhấn

mạnh. (Chomsky, 1972).



10



Như vậy, cả Chomsky và Fillmore cũng phân biệt hai thành phần cơ

bản trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu mà Ch. Bally đã nêu ra. Thế nhưng quan

điểm của Chomsky và Fillmore về tình thái có phần hạn hẹp. Các tác giả này

mới chỉ giới hạn tình thái trong phạm vi nghĩa học chứ chưa thực sự đặt nó

trong phạm vi dụng học rộng hơn.

Cho đến những năm gần đây, khi lý thuyết hành vi ngôn ngữ và ngữ

dụng học được đặc biệt quan tâm thì nghiên cứu về tình thái thực sự trở thành

một trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ học. Về cơ bản thì tư tưởng

của Ch. Bally vẫn được các nhà ngôn ngữ học sau này thừa nhận rộng rãi, tuy

nhiên khái niệm tình thái của ông đã được mở rộng hơn nhiều.

Trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan niệm về tình

thái. Chẳng hạn như F. P. Palmer thì cho rằng: “tình thái là thông tin ngữ

nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được

nói ra” và ông chủ trương phân biệt những yếu tố biểu thị tình thái với những

yếu tố biểu thị mệnh đề. (dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp,

1998, tr. 216). Còn J. Lyons, một người cũng thừa nhận tình thái là một bộ

phận quan trọng thuộc bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cho rằng: “Tình

thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay

tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả.” (J. Lyons, 1977, tr. 452). Cũng coi tình

thái là một thành phần cơ bản của cấu tạo câu, Bondarko nhận xét: “tình thái

là một phạm trù ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của các mối quan hệ khách quan

được phản ánh trong nội dung của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về

nội dung chính của câu đó theo quan điểm của chính người nói.” (dẫn theo

Phạm Hùng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1994, tr. 48). Ngoài ra, Liapon

(1990) khi viết về tình thái cũng cho rằng: “tình thái là một phạm trù của chức

năng ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ giữa người nói với mối quan hệ



11



khác nhau của phát ngôn đối với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan

khác nhau của điều được thông báo.” (dẫn theo Phạm Hùng Việt, 1994)

Còn đối với Culioli thì ông lại gọi hai mặt đối lập của phát ngôn là

“tình thái” và “ngôn liệu”. Ông dùng thuật ngữ “ngôn liệu” (lexis) thay cho

“mệnh đề” (Proposition) vì ông cho rằng thuật ngữ mệnh đề là một thuật ngữ

mơ hồ về nghĩa. Người ta không rõ nó được hiểu theo nghĩa của logic hay

theo nghĩa nào khác (chẳng hạn, khái niệm “mệnh đề” được dùng trong ngôn

ngữ học khác với mệnh đề trong lô gích học.). Thuật ngữ ngôn liệu (lexis) về

thực chất là tương đương với “Dictum” của Ch. Bally nhưng nhấn mạnh tính

chất nguyên liệu, tiềm tàng, phi tình thái, chưa có tư cách là một sự tình với

những mối liên hệ hiện thực nào đó giữa vị từ trung tâm và các tham tố của nó

(dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp 2001).

Đặc biệt với việc đặt tình thái vào khung lí thuyết hành vi ngôn ngữ thì

nghiên cứu tình thái đã có những bước phát triển mới. “Sự phân biệt giữa nội

dung mệnh đề và tính tình thái rất gần gũi với sự phân biệt giữa hành vi tạo

lời và hành vi tại lời theo tinh thần của Austin. Trong hành vi tạo lời, chúng ta

nói về một điều gì đó, còn trong hành vi tại lời chúng ta làm một cái gì đó như

trả lời một câu hỏi, thông báo một phán quyết, khuyến cáo hoặc hứa hẹn”

(Palmer 1986, tr. 14). Hiện nay, phần lớn tác giả cho rằng lý thuyết hành vi

ngôn ngữ là khung lý thuyết thích hợp để nghiên cứu vấn đề tình thái của câu.

Trên đây là một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.

Còn ở Việt Nam thì sao? Ở Việt Nam, vấn đề tính thái trong ngôn ngữ cũng

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hoàng Trọng Phiến (1980) thì cho

rằng: “tình thái là phạm trù ngữ pháp của câu ở dạng tiềm tàng, nó có mặt

trong tất cả các kiểu câu. Điều này thể hiện ở chỗ câu có giá trị thời sự, nó có

tác dụng thông báo một điều mới mẻ…”. Còn Đỗ Hữu Châu nhận xét: “tình

thái sẽ bao gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng học và sẽ tập hợp

12



lại thành thông điệp bộc lộ kèm với lõi P của câu” (Tạp chí ngôn ngữ số 3/

1983). Hoàng Tuệ trong bài viết “Về khái niệm tình thái” thì cho rằng: “tình

thái là một khá niệm trong sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của

người nói trong hoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng,

tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động

ngôn ngữ.” (“Tiếng Việt”, số phụ của Tạp chí ngôn ngữ, 1998, tr. 3). Đối với

Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp (2001), khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học

được hiểu theo nghĩa rất rộng và bao gồm các kiểu ý nghĩa khác nhau như:

- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói

theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện

(hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời, vv…) gắn trực tiếp với chiều

tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói với người

đối thoại.

- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay

cảm xúc của người nói với nội dung thông báo, về mức độ quan trọng, về độ

tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ

đợi, về tính khả năng, tính hiện thực, vv…

- Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại

của sự tình.

- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan

đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ

(thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái…).

- Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành

động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ:

đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết

của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh



13



giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác…

Những quan niệm về tình thái được trình bày trên đây đã thể hiện sự

phức tạp, đa dạng của khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu

tạm gác lại những bất đồng, thì phần lớn các tác giả thiên về cách hiểu tình

thái là một phạm trù ngữ nghĩa chức năng đa dạng, phức tạp, phản ánh những

mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với

thực tế, cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và những thông tin định

tính khác nhau của người nói đối với nội dung hiện thực được đề cập trong

câu, với đối tượng giao tiếp và với hoàn cảnh giao tiếp. Do vậy, việc nghiên

cứu tính tình thái của phát ngôn phải tính đến sự tương tác phức tạp, khúc xạ

qua nhiều tầng bậc, trong mối liên hệ của các yếu tố liên quan trong quá trình

giao tiếp. Đây sẽ là quan điểm về tình thái mà chúng tôi chọn làm cơ sở triển

khai những nghiên cứu về các vấn đề của luận văn.

2. Các kiểu ý nghĩa tình thái.

Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều kiểu phân loại ý nghĩa tình thái

khác nhau. Chẳng hạn như theo A. V. Bondarko thì chỉ có hai nhóm ý nghĩa

dưới đây mới đúng là các ý nghĩa tình thái:

- Tính khả năng, tính thực tế và tính cần yếu. Nhóm ý nghĩa này là cơ

sở cho tình thái khách quan.

- Sự nghi ngờ, tính không chắc chắn (giả định khả năng) và tính dứt

khoát. Nhóm ý nghĩa này là cơ sở cho tình thái chủ quan.

Trong khi đó E. M. Volf lại cho rằng có nhiều kiểu ý nghĩa tình thái. Sự

đánh giá có thể coi như một trong những kiểu tình thái trùm lên nội dung

được miêu tả của sự kiện biểu thị ngôn ngữ. Ngoài ra còn có các kiểu ý nghĩa

tình thái khác như: tình thái cần yếu, tình thái mong muốn, tình thái yêu cầu,

tình thái khuyên nhủ, tình thái ngăn cấm và cảnh báo trước, tình thái răn đe…



14



J. Liapon (1990), ở một mức độ khái quát hơn, cho rằng “hướng đi

được nhiều người công nhận nhất là phân chia phạm trù tình thái thành phạm

trù tình thái khách quan và tình thái chủ quan”. Ông giải thích: “tình thái

khách quan thể hiện mối quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình

diện hiện thực tính. Tình thái khách quan là dấu hiệu tất yếu của một phát

ngôn bất kỳ (phạm trù thức của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái

ở chức năng này); tình thái chủ quan là quan hệ của người nói với điều được

thông báo, là dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn. Dung lượng ngữ

nghĩa của tình thái chủ quan rộng hơn dung lượng của tình thái khách quan và

không đồng loại. Khái niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho tình thái

chủ quan. Khái niệm này không chỉ bao gồm các đánh giá lô gích (lý tính, duy

lý) về điều được thông báo mà còn gồm cả các dạng khác nhau về phản ứng

có tính cảm giác (phi lý tính) (dẫn theo Phạm Hùng Việt, 1996).

Còn trong tiếng Việt thì Cao Xuân Hạo phân biệt hai loại tình thái: tình

thái của hành động phát ngôn (modalité d‟énonciation) và tình thái của lời

phát ngôn (modalité d‟énoncé). Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về

lĩnh vực dụng pháp, phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác

dụng trong giao tiếp bao gồm sự phân biệt giữa các loại câu trần thuật, câu

hỏi, câu cầu khiến vốn đã được ngữ pháp hóa cho nên đã được ngữ pháp

truyền thống miêu tả; những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu như: câu

xác nhận, câu phản bác và câu ngôn hành. Tình thái của lời phát ngôn thuộc

nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt trong câu trần thuật hay

câu hỏi, nó có liên quan đến thái độ của người nói với điều mình nói ra, hoặc

đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một phần quan trọng

của bình diện nghĩa học. (Cao Xuân Hạo, 1991).

Gần đây, Nguyễn Văn Hiệp đã có một bài viết tổng kết những đối lập

chủ yếu trong phạm vi tình thái, theo đó bên cạnh những đối lập tình thái như



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

×