Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )
Về ngữ nghĩa và chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái trong
tiếng Việt, Phạm Thị Thu Bình phân biệt:
1. Nghĩa tự thân của các từ ngữ chêm xen tình thái: là nghĩa do câu
chữ đưa lại. Các từ chêm xen tình thái là các từ chỉ quan hệ họ hàng thân
thuộc, chỉ động vật, chỉ tên nhân vật trong tác phẩm văn học.
2. Chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái.
- Chức năng nhấn mạnh.
- Chức năng đánh giá biểu cảm.
- Chức năng phủ định.
+ Sử dụng không kèm theo các vị từ phủ định.
+ Sử dụng kèm theo các vị từ phủ định (không, chả)
Khóa luận tốt nghiệp của chị Phạm Thị Thu Bình đã đề cập khá đầy đủ
về cấu tạo và chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái trong tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu của tác giả là một tham khảo quan trọng đối với luận văn
của chúng tôi. Về cơ bản, chúng tôi đồng tình cách triển khai vấn đề của khóa
luận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng trong khóa luận của mình, chị
Phạm Thị Thu Bình còn chưa phân biệt thực sự rõ ràng giữa danh từ trung
tâm và thành phần chêm xen trong đoản ngữ chêm xen tình thái. Ví dụ như:
Cha con mẹ nó làm cho người ta lúc hú vía.
DT CX
(Ngô Tất Tố 1975)
(Phạm Thị Thu Bình, CPVNNCNTCXTTTTV, tr. 40)
Ở ví dụ này, chị Phạm Thị Thu Bình cho rằng “cha” là danh từ, còn
“con mẹ” là thành phần chêm xen. Trong trường hợp này “Cha con mẹ nó” là
một đoản ngữ danh từ. “Nó” không thể lược bỏ đi được nhưng “cha con mẹ”
30
thì có thể lược bỏ đi được. Như vậy “nó” ở đây là danh từ còn “cha con mẹ”
là một thành phần chêm xen tồn tại dưới dạng từ ghép đẳng lập được ghép lại
từ hai thành phần “cha” và “con mẹ”. Bởi lẽ, đoản ngữ này hoàn toàn có thể
lược bỏ “cha” hoặc “con mẹ” mà đoản ngữ vẫn tồn tại được. Như vậy, “cha
con mẹ” là thành phần chêm xen tình thái dưới dạng từ ghép giống như từ
ghép chêm xen tình thái “mẹ đĩ” trong:
Cái con mẹ đĩ kia mày làm gì thế hả?
Ngày tao bằng tuổi hắn tao biết cái cóc khô chi?
(Phùng Quán - Tuổi thơ dữ dội)
(Phạm Thị Thu Bình, CPVNNCNTCXTTTTV, tr. 24)
Trong khóa luận của chị Phạm Thị Thu Bình, ở một ví dụ trang 41, chị
coi “đếch” – một phụ từ phủ định – là một từ chêm xen tình thái.
Tôi là tôi đếch cần!
ĐT DT CX ĐT
Đ
T
(Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh 2003)
(Phạm Thị Thu Bình, CPVNNCNTCXTTTTV, tr. 41)
Theo tiêu chí nhận diện biểu thức chêm xen tình thái mà chúng tôi đã
nêu trên đây thì trường hợp này không được xét đến trong luận văn, tức chúng
tôi không xét “đếch” với chức năng là phụ từ phủ định như là một thành phần
chêm xen tình thái.
Điều đáng lưu ý là khóa luận của chị Phạm Thị Thu Bình chỉ mới nêu
ra mà chưa đi sâu vào xem xét và phân loại các biểu thức chêm xen tình thái
trong tiếng Việt dựa theo chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng. Hơn nữa, chị
31
cũng chưa đề cập đến vị trí, mối quan hệ của các biểu thức chêm xen tình thái
với các đại từ nghi vấn và các trợ từ cùng hình thức cấu trúc với đại từ nghi
vấn nhưng có chức năng khác nhau. Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ
quan trọng mà luận văn của chúng tôi muốn khảo sát, đặc biệt trong phối cảnh
so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
V. Tiểu kết chƣơng I.
Trong chương I, chúng tôi đã trình bày vắn tắt khái niệm tình thái trong
ngôn ngữ học hiện đại, một khái niệm khá phức tạp và gây nhiều tranh cãi từ
trước đến nay. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu
đi trước, chúng tôi đã xác lập cho mình một cách hiểu về khái niệm tình thái
để triển khai những vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Đó là một cách hiểu
tương đối rộng về tình thái, xem tình thái là phạm trù ngữ nghĩa của câu biểu
thị sự đánh giá, thái độ của người nói đối với điều được nói đến trong câu,
mối quan giữa người nói và những người tham gia giao tiếp khác và với hoàn
cảnh của phát ngôn. Chúng tôi cũng đã nêu ra những phương tiện biểu thị tình
thái cơ bản trong ngôn ngữ. Đặc biệt, chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí nhận
diện cho thành phần chêm xen tình thái và lấy đó là tiêu chí cho toàn luận
văn. Ở chương này, luận văn cũng đã phân biệt sự giống và khác nhau giữa
các biểu thức chêm xen tình thái và thành phần phụ chú trong câu. Sau cùng,
chúng tôi đã điểm qua những kết luận của công trình đi trước để lấy đó làm
tiền đề cho những nhiệm vụ triển khai tiếp theo trong luận văn này.
32
CHƢƠNG II - KHẢO SÁT NHỮNG HIỆN TƢỢNG
CHÊM XEN BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG ANH.
A. Xét về mặt kết học
I. Cấu tạo của thành phần chêm xen biểu thị tình thái trong tiếng Anh.
Theo Heather MacFadyen (2006), các biểu thức chêm xen tình thái là
những từ ngữ được chêm vào trong phát ngôn nhằm thể hiện thái độ hoặc sắc
thái tình cảm của người nói. Những biểu thức chêm xen tình thái này không
có quan hệ ngữ pháp chặt chẽ với bất kỳ một thành phần nào khác trong câu.
Ông cũng cho rằng thành phần này hiếm xuất hiện trong văn phong mang tính
chất nghi thức, trang trọng, trừ một số trường hợp trích dẫn trực tiếp.
Biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh tồn tại dưới nhiều hình
thức với cấu tạo, ý nghĩa và chức năng khác nhau. Chúng có thể là những từ
hay những cụm từ có nghĩa miêu tả hoặc không có nghĩa miêu tả, có chức
năng định danh hay không có chức năng định danh. Tuy nhiên, chúng đều có
một đặc điểm chung là chứa đựng ý nghĩa tình thái, một loại nghĩa phi miêu
tả. Vì điều kiện còn hạn chế nên luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu những
biểu thức chêm xen tình thái được cấu tạo từ những thành phần có ý nghĩa. Để
phân biệt được biểu thức chêm xen tình thái với các thành phần chêm xen tình
thái khác trong câu, sau đây chúng tôi sẽ phân biệt sự khác nhau giữa biểu
thức chêm xen tình thái và các thán từ tình thái trong tiếng Anh.
1. Phân biệt giữa thán từ tình thái, biểu thức chêm xen tình thái và
từ điệp khúc biểu thị tình thái.
Trong tiếng Anh khẩu ngữ tồn tại một bộ phận không lớn các từ chêm
xen không có chức năng định danh hay chức năng ngữ pháp, không mang
nghĩa từ vựng mà chỉ mang lại ý nghĩa tình thái như: Wow (chà), Yuck
(khiếp), Ouch (Ui da, ái)… Thành phần này mang chức năng lời nói thứ yếu.
Chúng hoạt động như là những cử chỉ bằng lời của người phát ngôn. Trong
33