1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Các phương tiện biểu thị tình thái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )


trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh, các động từ tính thái như can,

may, must, need, shall, will... có thể biểu thị rất nhiều nội dung tình thái khác

nhau. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với tiếng Việt (xin tham khảo luận

án tiến sĩ của Bùi Trọng Ngoãn “Động từ tình thái trong tiếng Việt”, 2004).

Thứ đến là các tính từ và trạng từ tình thái. Chẳng hạn như trong tiếng

Anh, có một số nhóm trạng từ và tính từ có chức năng chuyên biểu thị tình

thái, đặc biệt các trạng từ tình thái tiếng Anh có một vị trí khá đặc biệt trong

mô hình câu tổng quát . Những trạng từ tình thái thường gặp là: certainly (tất

nhiên), of course (tất nhiên), necessarily (tất nhiên) maybe (có thể, có lẽ),

possibly (có thể), probably (rất có thể), obviously (rõ ràng, hiển nhiên)...

thường đứng ở đầu câu.

Ngoài ra, trong tiếng Anh còn dùng những phương tiện đặc biệt để biểu

thị nội dung nhận thức, đó là các kết cấu như I think, I guess, I believe, I

hope… Các động từ trong kết câu này được gọi là động từ thái độ mệnh đề

(propositional attitude verbs) hoặc động từ trong ngoặc (parenthese verbs), vì

chúng không biểu thị thông tin miêu tả, mà là biểu thị thái độ của người nói

đối với điều được nói ra (được thể hiện trong tiểu cú làm bổ ngữ), tức biểu thị

nội dung tình thái. Ví dụ:

-I think exercise is really beneficial, to anybody.

(Tôi nghĩ bài tập quả thật có ích cho mọi người)

(Dẫn theo Bài giảng chuyên đề về nghĩa và tình thái của Nguyễn Văn

Hiệp, 2006)

Trong tiếng Việt, người ta đặc biệt chú ý đến những đơn vị được gọi là

quán ngữ tình thái như: theo ý tôi, gì thì gì, nghe nói, nghe đâu, thế nào

cũng… Ví dụ:

- Theo ý tôi thì chúng ta nên ở lại.



17



- Nghe đâu hắn mới mua được một cái nhà đẹp lắm.

Ngoài ra, các tiểu từ tình thái hay còn được gọi là các tiểu từ diễn ngôn

(discourse particles) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị tình thái.

Chúng xuất hiện ở rất nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau… Vì vậy, có thể

coi chúng là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến. Đây là những yếu tố có

nghĩa, thường rất ngắn, "có thể xuất hiện đâu đó trong phát ngôn, không nhất

thiết là ở cuối, biểu thị những ý nghĩa bổ trợ cho phát ngôn" [Platt J. 1987; tr

392]. Tất nhiên, số lượng và vai trò cụ thể của chúng ở các ngôn ngữ là rất

khác nhau, và ngay trong những biến thể của cùng một ngôn ngữ, cũng có thể

là khác nhau.

Chẳng hạn, phương tiện này không phổ biến trong tiếng Anh British

(British English), nhưng lại khá phổ biến ở tiếng Anh Mĩ (American English),

nơi mà « too » và « so » có thể được dùng như các tiểu từ tình thái để biểu thị

điều mà người nói cho là trái ngược với điều mà người nghe trước đó đã nói,

hoặc đã nghĩ. Ví dụ :

-Affective is too a word !

(Tạm dịch: “Nói mũi lòng mà được à!”)

-There is so a Santa Claus!

(Tạm dịch: “Đến mồng thất mới có ông già Nô- en!”)

(Dẫn theo các bài giảng chuyên đề về nghĩa và tình thái của Nguyễn

Văn Hiệp, 2006)

Trong tiếng Việt, nhóm tiểu từ tình thái ( à, ư, nhỉ, nhé, cơ à, đấy mà,

chăng…) bao giờ cũng xuất hiện ở cuối câu. Ví dụ :

- Thế mà cũng 10 giờ rồi nhỉ?

- Đã 10 giờ rồi cơ à?

- Ít nhất cũng phải 10 giờ rồi chứ?

18



- Nhớ đến trước 10 giờ nhé?

Trong các ngôn ngữ còn có các thán từ giữ chức năng tình thái trong

câu. Ví dụ như trong tiếng Việt thì thường có các thán từ: ôi, chà, chao, chết,

trời ơi, ối trời ơi…

- Chà, con bé nhanh nhẹn thật.

- Ối trời ơi, tôi lạy hồn.

Các thán từ cũng xuất hiện nhiều trong các ngôn ngữ khác như “Gee”,

“Wow”, “oh”…trong tiếng Anh.

- Gee! It‟s clever. (Trời! Nó thật thông minh)

- Wow! It‟s fantastic. (Chà! Nó tuyệt vời thật.)

Đối với các ngôn ngữ biến hình thì các phương tiện ngữ pháp dùng để

biểu thị các ý nghĩa tình thái như thức, thể của động từ… được các nhà nghiên

cứu quan tâm hơn so với các phương tiện từ vựng. Ngược lại, ở các ngôn ngữ

không biến hình như tiếng Việt thì các phương tiện từ vựng được chú trọng

hơn và và có tần suất sử dụng cao, linh hoạt hơn so với các phương tiện ngữ

pháp. Trên đây chỉ là một số minh họa về các phương tiện biểu thị tình thái

trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu để có một hệ thống, kết luận xác đáng thì

cần phải đi sâu nghiên cứu nhiều hơn. Nhiệm vụ này là quá tầm đối với luận

văn của chúng tôi.

Tuy nhiên, cả hai ngôn ngữ đều dùng các biểu thức chêm xen làm

phương tiện biểu thị tình thái và đây là đối tượng nghiên cứu của luận văn của

chúng tôi. Trong những phần sau, chúng tôi sẽ đi sâu trình bày loại phương

tiện này.



19



II. Biểu thức chêm xen tình thái.

1. Biểu thức chêm xen tình thái – Tiêu chí nhận diện.

Trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, đặc biệt là trong khẩu ngữ tồn tại một

thành phần được chêm xen vào phát ngôn gồm các từ ngữ chêm xen

(interjections) để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ, tình cảm của chủ thể phát

ngôn. Các từ ngữ chêm xen này có cấu trúc khá phức tạp và đa dạng ở cả bậc

từ, bậc ngữ, thậm chí cả ở bậc mệnh đề nên chúng tôi gọi chung chúng là

những biểu thức chêm xen tình thái (modal expletive expressions). Vì nếu

dùng “interjections” thì thuật ngữ này thường được liên tưởng nhiều đến

thành phần chêm xen tồn tại ở bậc từ. Như sẽ thấy, biểu thức chêm xen tình

thái tồn tại rất đa dạng cả về cấu tạo, vị trí, về mặt nghĩa học và dụng học. Vì

vậy trong luận văn này, trước hết, chúng tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí nhận

diện cơ bản để làm tiền đề cho việc thu thập, phân tích, đánh giá và nghiên

cứu các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo

chúng tôi, biểu thức chêm xen tình thái có những đặc điểm sau:

- Là những biểu thức biểu thị thái độ, tình cảm, ý chí, mục đích, đánh

giá… của chủ thể phát ngôn đối với nội dung của phát ngôn, đối với hiện

thực, đối với các vai tham gia giao tiếp khác và với hoàn cảnh giao tiếp.

- Các biểu thức chêm xen tình thái phải nằm trong các mối quan hệ

liên nhân giữa các vai giao tiếp và quan hệ của người nói đối với thực tại hoặc

đối với đối tượng của lời nói.

- Chúng không thuộc vào thành phần của nhóm thực từ và có thể lược

bỏ một cách dễ dàng mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề cơ bản của

câu. Việc lược bỏ các biểu thức chêm xen tình thái trong câu có thể dẫn đến

việc thay đổi ý nghĩa tình thái của câu, có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá (ví

dụ như mức độ quá tốt hoặc quá xấu), hình thức cấu trúc của câu nhưng nội



20



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

×