1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Một vài điểm lưu ý trong tiêu chí nhận diện biểu thức chêm xen tình thái đối với tiếng Việt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )


(2e) Con tôi nó cũng đếch cần.

(Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh, TTVNTKĐM, tr. 168)

(2f)



Rệp đốt cũng cóc cần! Lên đồn cũng cóc cần!

(Nam Cao Tác Phẩm Tập 2, tr. 254)



(2g) Khó cóc chi mà cứ kêu là khó.

(Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội, tr. 13)

Xét câu (2a) thì câu này thuộc loại câu phủ định. Bây giờ chúng tôi làm

phép lược bỏ bốn từ “đéo” trong ví dụ (2a) thì câu này sẽ trở thành:

(2a‟) Đù mẹ, ăn nói chẳng lịch sự (1) gì cả! Nói mãi (2) được, bảo mãi

(3) nghe, tức mình bố mày (4) thèm nói nữa.

Ở câu (2a‟) chỉ còn câu chứa (1) là không thay đổi về phần nội dung

mệnh đề và mục đích ngôn trung bởi nó vẫn giữ nguyên là một câu phủ định.

Còn câu chứa (2), (3), (4) thì vô lý về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Nó không

còn mang ý nghĩa phủ định như ban đầu nữa.

Chúng tôi làm phép lược bỏ tương tự như vậy đối với từ “đếch” trong

hai câu phủ định (2d) và (2e):

(2d‟) Làm gì có em gái, nó chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán thịt chó

sống ở đầu chợ thôi.

(2e‟) Con tôi nó cũng cần.

Như vậy, vế đầu của câu (2d‟) vẫn giữ nguyên được cấu trúc, ý nghĩa

và sắc thái phủ định nhờ vào cụm từ “làm gì”. Đây là một loại câu phủ định

dùng cụm từ có từ để hỏi “gì”. Thế nhưng câu (2e‟) lại trở thành một câu

khẳng định do thiếu vắng từ “đếch”. Vậy là cấu trúc và ý nghĩa của câu (2e‟)

đã hoàn toàn thay đổi so với câu (2e). Câu (2e‟) không còn là một câu phủ

định nữa mà nó đã trở thành một câu khẳng định đích thực. Nếu chúng tôi

thay từ “đếch” trong câu (2e) bằng “không” hoặc “chẳng”, “chả” :

24



(a) “Con tôi nó cũng không cần.”

(b) “Con tôi nó cũng chẳng cần.”

(c) “Con tôi nó cũng chả cần.”

thì ba câu (a) , (b), và (c) đều không thay đổi về mặt cấu trúc và ngữ

nghĩa so với câu (2e). Có chăng chỉ là sự khác biệt chút ít về sắc thái biểu cảm

biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách nặng lời hơn của câu (2e) so với các

câu (a), (b) và câu (c).

Điều tương tự cũng xảy ra đối với “cóc” trong 2 câu (2f) và (2g).

Từ đó, chúng tôi nhận thấy rằng “đéo” (2, 3, 4) trong câu (2a), “đéo”

trong câu (2c), “đếch” trong câu (2e), “cóc” trong câu (2f) đều có chức năng

tương tự như những phụ từ phủ định (từ kèm phủ định) “không, chưa,

chẳng…” trong tiếng Việt. Bản thân chúng cũng là những phụ từ. Như vậy,

chúng có thể được gọi là những phụ từ phủ định.

Còn các từ “đéo”, “đếch”, “cóc” trong những câu khác khi lược bỏ đi

mà không làm thay đổi cấu trúc, ý nghĩa nội dung mệnh đề của câu thì chúng

thuộc về những từ chêm xen biểu thị tình thái, tức chúng chỉ là những từ ngữ

“kí sinh” vào cấu trúc câu đã hoàn chỉnh trước đó. Khi đó, chúng có chức

năng như những trợ từ tình thái. Chúng khác với các phụ từ phủ định “đếch”,

“cóc”, “đéo” ở những câu phủ định với ý nghĩa nhấn mạnh về sắc thái phủ

định, đó là phủ định dứt khoát và phủ định một cách nặng lời.

Xét về vị trí trong cấu trúc cú pháp thì các phụ từ phủ định này thường

đứng trước động từ vị từ trong câu. Còn các từ chêm xen tình thái này thì lại

thường đứng sau động từ vị từ hoặc các vị từ khác trong câu.

Một điểm đáng chú ý nữa là một từ vừa là phụ từ phủ định, vừa là từ

chêm xen tình thái thì thường không tồn tại trong cùng một mệnh đề hoặc một

câu như:



25



(2h) Hắn đếch thèm biết đến cái đếch gì cả.

Sự không lặp lại này có lẽ là do tránh sự dư thừa, nhàm chán về từ

trong cùng một câu. Tuy vậy, “đếch”, “đéo” hay “cóc” khi là những phụ từ

phủ định lại có thể đi với những từ ngữ chêm xen tình thái khác như:

(2i)



Hắn đếch biết cái cóc khô gì cả.



(2g) Hắn đếch biết cái quái gì cả.

(2k) Hắn đếch biết đéo gì cả.

(Khẩu ngữ)

(2l)



Im đi cậu đếch biết cái quái gì.

(MVK, GR, tr. 300)



Ngoài ra, trong khẩu ngữ hàng ngày, nhiều người luôn sử dụng những

từ thô tục như “Đ. Mẹ” hay “mẹ” chêm vào lời nói trong mọi ngữ cảnh giao

tiếp như một thói quen. Trong trường hợp này, những từ ngữ chêm xen này

chỉ là những từ ngữ chêm xen bình thường chứ không phải từ ngữ chêm xen

tình thái. Do vậy, chúng không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn này.

III. Phân biệt biểu thức chêm xen tình thái và thành phần phụ chú.

Nói một cách vắn tắt thì biểu thức chêm xen tình thái là thành phần

được chêm vào trong phát ngôn nhằm thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá,

mục đích… của người nói đối với hiện thực được nói đến, với các đối tượng

tham gia giao tiếp khác, thể hiện mối quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia

giao tiếp, với hoàn cảnh giao tiếp. Về hình thức chúng có thể được lược bỏ đi

một cách dễ dàng mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề cốt lõi của câu

hay thành phần ngôn liệu của câu. Khi nhìn nhận, đánh giá biểu thức chêm

xen tình thái ở những khía cạnh như vậy thì chúng tôi thấy rằng ở góc độ nào

đấy những thành phần này có một số nét tương đồng với thành phần phụ chú



26



(parenthesis) trong câu. Chúng đều thuộc vào thành phần biệt lập trong câu

mà Diệp Quang Ban gọi là “biệt tố”.

Xét trên quan điểm thành phần phụ chú trong tiếng Việt, một số nhà

nghiên cứu cho rằng: “Thành phần phụ chú là thành phần được dùng để bổ

sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường

được đặt giữa hai đầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa

một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn

được đặt sau dấu hai chấm.” Ví dụ:

- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy

nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Lam Cao, Lão Hạc)

- Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(dẫn theo sách Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục)

Một trong những đặc điểm nổi bật của chúng giống với các biểu thức

chêm xen tình thái là chúng cũng là những thành phần biệt lập, có thể được

lược bỏ đi một cách dễ dàng mà không làm thay đổi đến nội dung mệnh đề

của câu.

Tuy nhiên, công dụng chính của thành phần phụ chú ở trong câu là bổ

sung thêm một số chi tiết cho nội dung miêu tả của câu chứ không mang một

nét nghĩa tình thái nào cả. Chúng thường mang tính chất giải thích, cung cấp

thêm thông tin và thường nằm sau các thành phần được chúng bổ sung ý

nghĩa, thường được tách với thành phần khác bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang

hay dấu hai chấm.

27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

×