Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )
II. Biểu thức chêm xen tình thái.
1. Biểu thức chêm xen tình thái – Tiêu chí nhận diện.
Trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, đặc biệt là trong khẩu ngữ tồn tại một
thành phần được chêm xen vào phát ngôn gồm các từ ngữ chêm xen
(interjections) để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ, tình cảm của chủ thể phát
ngôn. Các từ ngữ chêm xen này có cấu trúc khá phức tạp và đa dạng ở cả bậc
từ, bậc ngữ, thậm chí cả ở bậc mệnh đề nên chúng tôi gọi chung chúng là
những biểu thức chêm xen tình thái (modal expletive expressions). Vì nếu
dùng “interjections” thì thuật ngữ này thường được liên tưởng nhiều đến
thành phần chêm xen tồn tại ở bậc từ. Như sẽ thấy, biểu thức chêm xen tình
thái tồn tại rất đa dạng cả về cấu tạo, vị trí, về mặt nghĩa học và dụng học. Vì
vậy trong luận văn này, trước hết, chúng tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí nhận
diện cơ bản để làm tiền đề cho việc thu thập, phân tích, đánh giá và nghiên
cứu các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo
chúng tôi, biểu thức chêm xen tình thái có những đặc điểm sau:
- Là những biểu thức biểu thị thái độ, tình cảm, ý chí, mục đích, đánh
giá… của chủ thể phát ngôn đối với nội dung của phát ngôn, đối với hiện
thực, đối với các vai tham gia giao tiếp khác và với hoàn cảnh giao tiếp.
- Các biểu thức chêm xen tình thái phải nằm trong các mối quan hệ
liên nhân giữa các vai giao tiếp và quan hệ của người nói đối với thực tại hoặc
đối với đối tượng của lời nói.
- Chúng không thuộc vào thành phần của nhóm thực từ và có thể lược
bỏ một cách dễ dàng mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề cơ bản của
câu. Việc lược bỏ các biểu thức chêm xen tình thái trong câu có thể dẫn đến
việc thay đổi ý nghĩa tình thái của câu, có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá (ví
dụ như mức độ quá tốt hoặc quá xấu), hình thức cấu trúc của câu nhưng nội
20
dung mệnh đề cốt lõi của câu hay thành phần ngôn liệu của câu vẫn được giữ
nguyên.
- Không đứng độc lập mà tồn tại theo kiểu “kí sinh” trong cấu trúc
của câu, biểu thị mối quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia giao tiếp.
Đối với tiêu chí nhận diện cuối cùng, chúng tôi chỉ giới hạn những biểu
thức chêm xen tình thái nằm ngay trong cấu trúc của câu mà chúng tồn tại, thể
hiện các mối quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia giao tiếp. Nói như vậy,
chúng tôi không phải không thừa nhận thực tế là các biểu thức tình thái cũng
có thể tồn tại độc lập dưới dạng một phát ngôn đặc biệt, cụ thể là tồn tại dưới
dạng câu cảm thán không hoàn chỉnh về cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, trong
luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các biểu thức tình thái được “chêm
xen” trong phát ngôn chứ không phải là các biểu thức tồn tại độc lập ngoài
phát ngôn như: “Shit! He’s gone.” (Mẹ kiếp! Hắn đi mất rồi.” Biểu thức
chêm xen tình thái “Shit!” (Mẹ kiếp) ở đây tồn tại dưới dạng lời độc thoại của
chủ thể phát ngôn trước một hiện thực là “He’s gone” (Hắn đã đi rồi).
Hơn nữa, các biểu thức chêm xen tình thái và các biểu thức tình thái tồn
tại dưới dạng câu độc lập đôi khi có chút khác biệt về mặt ngữ nghĩa học và
dụng học. Chẳng hạn như việc sử dụng biểu thức chêm xen tình thái “the
hell” như trong các cấu trúc “What the hell?/ How the hell?/ Where the hell?/
When the hell?…” (Cái quái gì?/ Thế quái nào?Nơi quái nào? Khi quái
nào?…) là hoàn toàn khác với “Hell!” hoặc “Oh, hell!”. Khi “Hell!” hoặc
“Oh, hell!” đứng một mình độc lập thì nó tạo thành một câu có cấu trúc cú
pháp đặc biệt: không chủ ngữ, không vị ngữ hay bổ ngữ …gì cả. Mà nó chỉ là
một câu cảm thán tồn tại dưới dạng phát ngôn đặc biệt mà thôi. “Hell!” hoặc
“Oh, hell!” chỉ là cách nói chêm vào khi người nói làm hỏng việc gì hoặc một
việc gì đó bị làm hỏng ảnh hưởng đến họ hoặc khi họ không hài lòng về một
việc không may mắn nào đó. Nói cách khác là thái độ của chủ thể phát ngôn
21
có thể không hướng tới một đối tượng giao tiếp nào cả, không làm ảnh hưởng
đến một vai tham gia giao tiếp nào khác mà nó chỉ là sự tự bày tỏ thái độ với
chính mình. Ngược lại, “the hell” trong câu hỏi như “What the hell are you
doing?” (Mày đang làm cái quái quỷ gì thế?” mặc dù cũng thể hiện thái độ
không hài lòng của chủ thể phát ngôn nhưng điều quan trọng nhất là đã tác
động trực tiếp đến người đối thoại
Cũng tương tự như vậy, một ví dụ khác trong tiếng Việt như trường
hợp từ “Quái”. Từ này có thể là một thán từ tồn tại độc lập trong một câu đặc
biệt hoặc tồn tại ở đầu câu. Tuy nhiên, chúng cũng xuất hiện ở giữa câu
nhưng với một chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng khác. Khi “Quái” là một thán
từ tồn tại độc lập trong một câu đặc biệt hoặc đứng ở đầu câu trong những
phát ngôn độc thoại thì nó thể hiện sự băn khoăn của người nói về một điều gì
đó người nói cho là kỳ lạ, rất đáng ngạc nhiên và có gì đó khó hiểu. Còn khi
“quái” giữ chức năng là một trợ từ thì nó biểu thị ý nhấn mạnh sắc thái phủ
định hoặc nghi ngờ, ngạc nhiên. So sánh:
(1a) Quái, sao hôm nay tôi thấy lao đao thế này, hay là say sóng rồi đây?
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Thế là mợ nó đi Tây, tr. 111)
(1b) Quái, không biết mợ nó đi gọi cậu nó hay đi mua quả bóng.
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr. 75)
(1c) Quái! Cái ví của moi đâu mất rồi!
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Cái ví ấy của ai, tr.207)
(1d) Thế thì việc quái gì phải bày vẽ ra thế này cho thêm tốn!
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Xin chữ cụ nghè, tr.121)
Như vậy, “quái” trong ví dụ (1a), (1b) và (1c) là những thán từ xuất
hiện trong các câu độc thoại thể hiện sự băn khoăn, ngạc nhiên của người nói
trước một điều mà người nói cho là lạ, là khó hiểu. Chỉ có “quái” trong (1d)
22
là trợ từ nhấn mạnh ý nghĩa phủ định của câu, và được xem như là biểu thức
chêm xen tình thái với tư cách là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Nói tóm lại, luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu giới hạn
những biểu thức chêm xen tình thái thỏa mãn những đặc điểm vừa nêu trên
mà không nghiên cứu rộng tới những thán từ tình thái nằm ngoài phát ngôn
hoặc trong những phát ngôn độc thoại.
2. Một vài điểm lưu ý trong tiêu chí nhận diện biểu thức chêm xen
tình thái đối với tiếng Việt.
Ngoài những tiêu chí nhận diện biểu thức chêm xen tình thái vừa được
đề cập ở phần trên, trong tiếng Việt, đôi khi có sự trùng hợp giữa một số từ là
phụ từ phủ định (hay còn gọi là từ kèm phủ định) và từ chêm xen tình thái. Vì
vậy, chúng tôi sẽ đưa ra một vài đặc điểm phân biệt hai loại này.
Thực tế là, trong tiếng Việt có một số từ như “cóc, đếch, đéo…” khi thì
tồn tại dưới dạng phụ từ phủ định, khi thì hành chức như là những từ chêm
xen tình thái. Xét một số ví dụ trong khẩu ngữ hàng ngày sau đây:
(2a) Đù mẹ, ăn nói chẳng lịch sự đéo (1) gì cả! Nói mãi đéo (2) được,
bảo mãi đéo (3) nghe, tức mình bố mày đéo (4) thèm nói nữa.
(Khẩu ngữ)
(2b) Anh đánh đéo gì tôi?
(Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng, tr. 108)
(2c) Nó đi lang thang ở chợ cả buổi mà đéo mua được gì hết.
(Khẩu ngữ)
(2d) Làm đếch gì có em gái, nó chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán
thịt chó sống ở đầu chợ thôi.
(Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng, tr. 96)
23
(2e) Con tôi nó cũng đếch cần.
(Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh, TTVNTKĐM, tr. 168)
(2f)
Rệp đốt cũng cóc cần! Lên đồn cũng cóc cần!
(Nam Cao Tác Phẩm Tập 2, tr. 254)
(2g) Khó cóc chi mà cứ kêu là khó.
(Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội, tr. 13)
Xét câu (2a) thì câu này thuộc loại câu phủ định. Bây giờ chúng tôi làm
phép lược bỏ bốn từ “đéo” trong ví dụ (2a) thì câu này sẽ trở thành:
(2a‟) Đù mẹ, ăn nói chẳng lịch sự (1) gì cả! Nói mãi (2) được, bảo mãi
(3) nghe, tức mình bố mày (4) thèm nói nữa.
Ở câu (2a‟) chỉ còn câu chứa (1) là không thay đổi về phần nội dung
mệnh đề và mục đích ngôn trung bởi nó vẫn giữ nguyên là một câu phủ định.
Còn câu chứa (2), (3), (4) thì vô lý về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Nó không
còn mang ý nghĩa phủ định như ban đầu nữa.
Chúng tôi làm phép lược bỏ tương tự như vậy đối với từ “đếch” trong
hai câu phủ định (2d) và (2e):
(2d‟) Làm gì có em gái, nó chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán thịt chó
sống ở đầu chợ thôi.
(2e‟) Con tôi nó cũng cần.
Như vậy, vế đầu của câu (2d‟) vẫn giữ nguyên được cấu trúc, ý nghĩa
và sắc thái phủ định nhờ vào cụm từ “làm gì”. Đây là một loại câu phủ định
dùng cụm từ có từ để hỏi “gì”. Thế nhưng câu (2e‟) lại trở thành một câu
khẳng định do thiếu vắng từ “đếch”. Vậy là cấu trúc và ý nghĩa của câu (2e‟)
đã hoàn toàn thay đổi so với câu (2e). Câu (2e‟) không còn là một câu phủ
định nữa mà nó đã trở thành một câu khẳng định đích thực. Nếu chúng tôi
thay từ “đếch” trong câu (2e) bằng “không” hoặc “chẳng”, “chả” :
24