1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Phân biệt giữa thán từ tình thái, biểu thức chêm xen tình thái và từ điệp khúc biểu thị tình thái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )


thực tế, nhiều khi hình thức ngôn ngữ này không được coi là ngôn ngữ mà

chúng chỉ là thứ ngôn ngữ nguyên sơ (protolanguage) như: Wow, oh, gee,

whew, alas, oops, hurrah, ugh…Các từ này thường có vị trí ở đầu câu và cuối

câu hoặc đứng độc lập một mình dưới dạng một phát ngôn đặc biệt.

-



Ouch, that hurt!

(Ui da, đau quá!)

(http://www.arts.uottawa.ca/writcent/hypergrammar/interjct.html)



-



Yuck, I stepped in dog shit!

(Khiếp quá, tôi đã giẫm phải phân chó!)

(Lê Huy Lâm biên dịch, SDTLTGT, Tr.115)



-



Gee, I really can‟t.

(Trời, mình thực sự không thể.)

(Jack C. Richards, Listen for it, tr.59)



-



Arg! We can‟t go fishing.

(Ối! Chúng ta không thể đi câu được.)



-



Eep! I was feeling a little hungry.

(Không! Tôi cảm thấy hơi đói bụng.)



-



Yikes! Is he going to raise our rent?

(Ối, trời ơi! Ông ấy sắp tăng tiền thuê nhà của chúng ta à?)

(Lê Huy Lâm biên dịch, SDTLTGT, Tr.80)



-



He has a new car, eh?

(Hắn có một cái xe mới, hả?)

(Khẩu ngữ)



34



Thứ ngôn ngữ nguyên sơ này thường được các nhà ngôn ngữ học gọi là

các thán từ tình thái. Chúng thường được thốt lên khi chủ thể phát ngôn cảm

thấy kinh ngạc, hay khi gặp sự việc phiền phức, phải chứng kiến những cảnh

không ngờ tới hay khi nghi hoặc trước một sự việc hiện tượng nào đó ở thế

giới quanh họ. Nói cách khác là chúng chỉ diễn đạt những phản ứng tâm sinh

lí của con người mà không mang nghĩa biểu hiện hay nghĩa miêu tả.

Những thán từ tình thái này bị hạn chế về mặt cấu tạo, vị trí cũng như

ý nghĩa, chức năng của chúng trong giao tiếp so với các biểu thức chêm xen

tình thái như “the hell” (địa ngục), “the devil” (ma quái), “damn” (nguyền

rủa)… Các biểu thức chêm xen tình thái được cấu tạo từ những từ có nghĩa

gốc đầy đủ, đa dạng về cấu trúc, vị trí và ý nghĩa trong phát ngôn. Chúng có

thể tồn tại dưới dạng từ như “hell” (mẹ kiếp) hoặc dạng ngữ như “son of a

bitch” (đồ con hoang, đồ chó chết). Không những phong phú về mặt cấu tạo

mà chúng còn đa dạng cả về mặt vị trí và chức năng trong câu. Chúng có thể

đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Các biểu thức chêm xen tình thái

không chỉ đơn thuần biểu thị sự ngạc nhiên, nghi hoặc, bực bội mà chúng còn

nhiều chức năng khác như chức năng nhấn mạnh, đánh giá biểu cảm, đánh giá

chủ quan của chủ thể phát ngôn trước một hiện thực nào đó và đôi khi còn

tham gia biểu thị mục đích phát ngôn. Những đặc điểm này không có ở những

thán từ tình thái. Đặc biệt là thán từ tình thái không chứa đựng đánh giá chủ

quan của chủ ngôn mà chỉ là phản ứng tâm sinh lý của con người. Hơn nữa,

trong khi các thán từ không phải là những từ ngữ mang ý nghĩa miêu tả thì

các biểu thức chêm xen tình thái đều có nguồn gốc từ những từ ngữ có nghĩa

miêu tả. Khi các biểu thức chêm xen tình thái được chêm xen vào phát ngôn,

chúng bị mất đi ý nghĩa miêu tả của mình và thay vào đó là một ý nghĩa tình

thái. Còn các thán từ thì không có sự thay đổi về ý nghĩa (từ nghĩa miêu tả

chuyển sang nghĩa tình thái) vì bản thân chúng không hề có nghĩa miêu tả.



35



-



Hell, who needs a job?

(Mẹ kiếp, ai cần việc chứ?)

(James Thayer, Force 12, tr.542)



-



Where the devil is Glick?

(Glick đang ở chỗ quái quỉ nào không biết nữa?)

(Don Brown, Angles and Demons, tr. 341)



-



I'm going to sue you, you dirty son of a bitch.

(Đồ chó, tao sẽ đưa mày ra tòa.) (PHT dịch KCGMM, tr. 90)

(Sidney Sheldon, Nothing lasts forever, tr. 64)

Ngoài ra, trong khẩu ngữ tiếng Anh còn tồn tại những biệt tố tình thái



được hình thành từ những từ thông thường được nói luyến vì một lý do tôn

giáo hay tín ngưỡng nào đó. Những từ được nói luyến này được gọi là những

từ điệp khúc. Loại từ điệp khúc này là những từ ngữ chêm xen được chỉnh sửa

chút ít về mặt ngữ âm để giảm mức độ thô tục hoặc tránh nói trực tiếp (vì cấm

kỵ hoặc mang tính tôn giáo). Chúng đều bắt nguồn từ những từ gốc có nghĩa

miêu tả và có cấu tạo vỏ âm thanh khá gần với từ gốc. Chẳng hạn từ “shit”

(phân) được chuyển thành “shoot” hoặc “shaatz” như trong:

-



Shaatz! Look at those cool shoes.

(Tuyệt thật! Hãy nhìn đôi giày xinh đẹp kia kìa.)



-



Shoot, get out of my side!

(Mẹ kiếp, biến khỏi mắt tao ngay!)

(Khẩu ngữ)



36



Hoặc “fricking”, “frigging” thay cho “fucking”(chết tiệt, mẹ kiếp) vì

bản thân từ “fuck” là một từ dùng để chỉ sự giao cấu, bị coi là rất tục tĩu trong

tiếng Anh.

-



She‟s fricking hot.

(Con bé thật là ngon. )

(Lê Huy Lâm biên dịch, SDTLTGT, tr. 195)



-



Jesus Christ, Mike! We‟re at the frigging North Pole and you still

manage to meet gorgeous women.

(Lạy chúa tôi, Mike! Ở tận cực Bắc khỉ ho cò gáy này mà anh vẫn kiếm

được những cô gái chân dài.) (PHT dịch KCGMM, tr. 95)

(Dan Brown, Deception point, tr. 110)

Ngôn ngữ điệp khúc trong những từ ngữ mang tính tôn giáo cũng được



dùng rất nhiều trong khẩu ngữ. Bởi lẽ tôn giáo là rất đa dạng và nhiều người

nhạy cảm với những lời nói mang tính chất tôn giáo. Đó là lí do họ đã dùng

biện pháp điệp khúc từ để tránh xúc phạm đến tôn giáo của họ. Chẳng hạn

như “gosh” thay cho “God!” (Đức Chúa Trời), “Jeez” thay cho “Jesus” (Chúa

Jê su), “heck” thay cho “hell” (địa ngục, quỷ quái).

-



Jeez, I can‟t.

(Lạy chúa tôi, tôi không thể.)

(Lê Huy Lâm biên dịch, SDTLTGT, Tr.66)



-



Oh, my Gosh, it died.

(Ôi, lạy Chúa tôi, nó chết rồi.)



-



What the heck are you talking about?

(Mày đang nói cái quái gì vậy?)

(Khẩu ngữ)



37



Các điệp khúc này hoàn toàn có ý nghĩa, chức năng, vị trí tương đương

với các biểu thức chêm xen tình thái. Chúng chỉ khác các biểu thức chêm xen

tình thái ở mặt ngữ âm và hình thức từ vựng mà thôi. Ở một phương diện nào

đó, hoàn toàn có thể coi chúng là một dạng đặc biệt của các biểu thức chêm

xen tình thái.

2. Cấu tạo của biểu thức chêm xen tình thái.

Một phát ngôn trong tiếng Anh, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ

khác thường gồm các đơn vị lớn hơn được tạo thành từ các đơn vị nhỏ hơn.

Những đơn vị nhỏ hơn lại được tạo thành bởi các đơn vị nhỏ hơn nữa. Mỗi

đơn vị có thể coi là một thành tố. Như vậy, ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ

viết đều được cấu tạo từ các thành tố. Các thành tố đơn lẻ kết hợp với nhau

theo các tầng bậc tạo thành cấu trúc thành tố. Cấu trúc thành tố lớn nhất trong

một phát ngôn sẽ là một câu (theo ngữ pháp truyền thống), rồi tiếp sau câu là

cụm từ (hay đoản ngữ) và từ. Nễu xét theo cấu trúc kiểu quan hệ bộ phận –

tổng thể tầng bậc thì mỗi câu bao gồm một hay nhiều đoản ngữ và từ, mỗi

đoản ngữ là sự kết hợp của hai hay nhiều từ, mỗi từ lại được kết hợp từ một

hay nhiều hơn một hình vị. Một từ có thể chỉ có một hình vị như mạo từ “a”

(có nghĩa là một) trong tiếng Anh. Tuy nhiên, các mạo từ “a”, “an” và “the”

trong tiếng Anh luôn tồn tại trong một tổ hợp danh từ hay tổ hợp đại từ để

biểu thị tính xác định của các danh từ hoặc đại từ đó chứ các mạo từ trong

tiếng Anh không thể đứng độc lập đơn lẻ trong phát ngôn. Do đó, trong luận

văn này, vì mục đích thực tiễn, một tổ hợp gồm một mạo từ và danh từ hay

đại từ sẽ được chúng tôi tạm coi là một danh từ đơn.

Dựa trên quan điểm đó, qua thống kê và phân tích các biểu thức chêm

xen tình thái, chúng tôi thấy cấu tạo của các biểu thức chêm xen tình thái

trong tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Chúng cũng tồn tại ở cả dạng từ

đơn và cụm từ (đoản ngữ). Sau đây là miêu tả của chúng tôi:



38



a. Biểu thức chêm xen tình thái là một từ.

Số lượng biểu thức chêm xen tình thái tồn tại dưới dạng từ đơn mang

nghĩa biểu hiện xuất hiện khá nhiều trong tiếng Anh. Tuy sự đa dạng về loại

từ thì không phong phú nhưng tần số xuất hiện thì lại rất cao.

Tất cả các biểu thức chêm xen dưới dạng từ đơn đều có nghĩa biểu hiện

ban đầu, tuy nhiên khi giữ vai trò là những thành phần chêm xen tình thái

trong phát ngôn chúng không còn giữ được ý nghĩa ban đầu của chúng. Các từ

chêm xen này thường đứng độc lập đứng trong câu và không có mối liên hệ

ngữ pháp với các thành phần khác của câu. Xét về mặt từ loại, chúng có thể là

danh từ, động từ, tính từ và cả phó từ.

a. 1. Biểu thức chêm xen tình thái là danh từ.

Mặt từ loại của danh từ chêm xen tình thái vẫn được giữ nguyên như

cấu tạo từ loại ban đầu của chúng. Khi các danh từ chêm xen tình thái đứng

độc lập với các thành phần khác trong câu thì dù ở vị trí nào chúng vẫn được

coi là một danh từ.

(4a) Hell, no. He hated her guts.

(Đời nào. Ông ta căm ghét sự gan góc của nữ bác sĩ này.) (PHTdịch

KCGMM, tr. 16)

(Sidney Sheldon, Nothing lasts forever, Tr. 7)

(4b) Hell, I won‟t even drink myself tonight.

(Mẹ kiếp, tối nay tao sẽ không cho phép mình uống rượu dù chỉ một

giọt.)

(Mario Puzo, The Godfather, Tr. 189)

(4c) Jesus, kid, you had us worried.

(Chà, bố khỉ, cả nhà đang lo sốt vó cho mày đấy.) (THN & ĐTH dịch

Bố Già, tr. 123)

(Mario Puzo, The Godfather, Tr. 79)



39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

×