Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )
CHƢƠNG IV - ĐỐI CHIẾU BIỂU THỨC CHÊM XEN
TÌNH THÁI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT VÀ
MỘT VÀI LƢU Ý VỀ VẤN ĐỀ DỊCH CÁC BIỂU THỨC
CHÊM XEN TÌNH THÁI ANH – VIỆT, VIỆT – ANH
I. Một vài đặc điểm chung nổi bật của các biểu thức chêm xen tình
thái trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Các biểu thức chêm xen tình thái cả trong tiếng Anh và tiếng Việt đều
là những đơn vị ngôn ngữ đặc biệt. Chúng tồn tại trong ngôn ngữ như những
đơn vị chỉnh thể có sẵn, ổn định về cấu trúc và chức năng. Những thành tố
cấu thành những cấu trúc ổn định đó hầu như không còn giá trị ý nghĩa ban
đầu và tính độc lập riêng nữa. Vì thế mà ý nghĩa của cả biểu thức chêm xen
nhiều khi khác xa ý nghĩa cộng gộp của từng thành viên trong nó. Chẳng hạn
như biểu thức chêm xen “cái con khỉ” trong một phát ngôn đại loại như “Giầu
cái con khỉ!”. “Cái” đứng trước danh từ thường được coi là loại từ để chỉ từng
đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật vô sinh, còn “con” thường là loại từ đứng trước
danh từ chỉ từng đơn vị những cá thể động vật. Do vậy, ở đây việc kết hợp
giữa “con” và “khỉ” là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, sự xuất hiện của “cái”
trước tổ hợp “con khỉ” lại không hề dư thừa về mặt từ vựng mà nó nhằm nhấn
mạnh về sắc thái xác định của sự vật làm nổi bật đánh giá của người nói. Nếu
như lược bỏ đi hai loại từ “cái con” ở đây thì “khỉ” hoàn toàn không tồn tại
độc lập trong phát ngôn *“Giầu khỉ” được. Ấy vậy mà “khỉ” lại có thể là một
biểu thức chêm xen tình thái độc lập trong một ngữ cảnh khác như “Biết khỉ
gì.”. Cũng như vậy, người Việt nói “Việc đếch gì phải buồn.” chứ không nói
*“Việc cóc khô gì phải buồn.”. Như vậy, không phải một biểu thức chêm xen
tình thái có thể tồn tại được trong tất cả các chu cảnh khác nhau. Trong các
tình huống khác nhau, biểu thức chêm xen tình thái lại thường xuất hiện ổn
định dưới những hình thức cấu trúc khác nhau và mang lại những giá trị khác
141
nhau. Trong tiếng Anh cũng vậy, cùng là những biểu thức chêm xen tình thái
có chứa “hell” nhưng sau những đại từ dạng “WH_” thì là “the hell”, sau các
tính từ hay phó từ thì lại là “as hell”, đầu một mệnh đề phủ định bác bỏ thì lại
là “Like hell”… Và các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh cũng
không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau. Người Anh có thể nói
“How on earth did you expect to pass the interview when you went dressed
like that?” hoặc “How the hell did you expect to pass the interview when you
went dressed like that?” với cùng ý nghĩa “Sao mày có thể mong qua buổi
phỏng vấn khi mày ăn mặc như thế cơ chứ?”. Nhưng người bản ngữ nói tiếng
Anh lại không nói “Get the earth out of here.” thay cho “Get the hell out of
here.” (Biến mẹ mày ra khỏi đây ngay). Thông thường, mức độ thô tục của
“hell” sẽ bỗ bã hơn “earth” khá nhiều. Do đó, “the hell” mang tính chất dứt
khoát, thẳng thừng hơn rất nhiều so với “the earth”. Như vậy, không phải lúc
nào các biểu thức chêm xen tình thái cũng có thể thay thế cho nhau.
Không có một bằng chứng nào chứng thực cho những qui định về cấu
trúc, vị trí và ý nghĩa của các biểu thức chêm xen tình thái cả. Có lẽ chúng tồn
tại trong ngôn ngữ như những hiện tượng tự nhiên, nhiều người sử dụng
chúng rồi chúng trở nên phổ biến và tự sản sinh ra những qui luật nhất định
trong khuôn khổ nào đấy.
Những biểu thức chêm xen tình thái không chỉ ổn định về mặt cấu trúc
mà chúng còn ổn định cả về mặt vị trí trong câu. Sự ổn định này tuy không
khắt khe trong mọi chu cảnh nhưng tính chất của chúng tương đối cố định.
Xét hai ví dụ:
(29a) Nó biết khỉ gì.
(29b) Nó biết cóc gì.
Xét về mặt ý nghĩa cơ bản thì hai biểu thức chêm xen tình thái “khỉ” và
“cóc” đều nhấn mạnh sắc thái phủ định rằng “Nó thì chẳng biết gì cả.”. Cả hai
142
biểu thức này đều có nguồn gốc từ hai loài động vật khác nhau và đều có vị trí
như nhau trong hai phát ngôn. Thế nhưng, nếu hai biểu thức chêm xen tình
thái này được thay đổi vị trí lên trước động từ “biết” thì ý nghĩa hải câu (29a)
và (29b) đã có sự thay đổi.
(29a‟) Nó khỉ biết gì.
(29b‟) Nó cóc biết gì.
Theo kinh nghiệm hành vi ngôn ngữ hàng ngày thì câu (29a‟) không tồn
tại, còn câu (29b‟) thì lại rất phổ biến. Câu (29b‟) chỉ khác câu (29b) về cấu trúc
và chút ít về sắc thái biểu cảm chứ còn ý nghĩa phủ định dứt khoát thì có thể coi là
vẫn như nhau. Điều này cũng xảy ra tương tự như trong tiếng Anh.
Như vậy, trên phương diện cấu trúc, vị trí và ngữ nghĩa thì các biểu
thức chêm xen tình thái có thể được coi là những tác tử lô gíc tình thái. Chúng
đều có tầm tác động tình thái đến cả phát ngôn mặc dù đôi khi chúng chỉ nhấn
mạnh một bộ phận nào đó trong phát ngôn.
Ý nghĩa của các biểu thức chêm xen tình thái dù ở trong tiếng Anh hay
tiếng Việt đều nổi trội ở việc thể hiện cảm xúc, thái độ đánh giá khách quan
của người nói. Dù được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ gì đi chăng nữa thì
các biểu thức chêm xen tình thái vẫn biểu lộ những đánh giá tình thái của
người nói. Thái độ, đánh giá của người nói thường là nhấn mạnh, phản đối,
phủ định, bực bội, không hài lòng, mỉa mai, khinh bỉ…Nhiều khi, cả hai ngôn
ngữ đều sử dụng những đơn vị ngôn ngữ có hình thức tương đương trong tư
duy như “devil” trong tiếng Anh và “quỉ quái” trong tiếng Việt.
Tuy đặc điểm của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và
tiếng Việt khác nhau nhưng một số biểu thức này có tác dụng tích cực tạo lập
câu phủ định bác bỏ hay phản đối trong cả hai ngôn ngữ. Cấu trúc của loại
câu này trong cả hai ngôn ngữ đều rất đặc biệt. Đối với tiếng Anh thì biểu
thức chêm xen thường đứng đầu câu và sau nó là một mệnh đề rút gọn. Còn
143
trong tiếng Việt thì thường là loại câu đặc biệt, khuyết thiếu chủ ngữ với biểu
thức chêm xen tình thái ở cuối câu.
- “Maybe I‟m old-fashioned.”
“Like hell you are.”
(“Có lẽ em cổ hủ.”
“Cổ hủ cái con khỉ.”)
(Nora Roberts,The Villa,Tr.150
- “Really, it‟s all right”
“The hell it is.”
(Thật mà, không sao mà.
Không sao cái con khỉ.)
(Nora Roberts,The Villa,Tr.24)
- Eward knew he was trapped "Yes, sir. I can have a look.".
"The devil you will!"
(Edwards biết mình bị mắc kẹt: "Vâng, thưa ngài. Tôi có thể xem xét."
"Xem xét cái con khỉ!")
(Dan Brown, The La Da Vinci Code, tr. 334)
- “I didn‟t do that much.”
“Like hell you didn't.”
(“Tôi không đáng được nhiều như vậy.”
(Không đáng cái con khỉ.)
(Mario Puzo, The Godfather, tr. 368)
144
II. Một vài đặc điểm khác nhau nổi bật của các biểu thức chêm xen
tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Sự kết hợp các biểu thức chêm xen tình thái với các đại từ nghi vấn
trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm giống và khác nhau. Trong tiếng
Anh, đại từ nghi vấn thường đứng ở đầu câu. Trong khi đó, đại từ nghi vấn
trong tiếng Việt lại thường đứng ở cuối câu. Thế nhưng dù đứng ở vị trí chủ
ngữ/đề ngữ hay tân ngữ trong câu thì biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng
Việt luôn đứng trước đại từ hoặc đại từ nghi vấn và đứng sau loại từ (như con,
cái, quả, tên, thằng…). Còn ở trong tiếng Anh thì chúng luôn đứng sau đại từ
hoặc đại từ nghi vấn.
-
Tên chết tiệt nào đã giết hắn?
-
Who the hell killed him?
-
Mày đang nói về tên dở hơi nào thế?
-
Who the devil are you talking about?
(Khẩu ngữ)
Như đã được đề cập ở các chương trước, trong tiếng Anh, biểu thức
chêm xen tình thái có khả năng đứng sau hầu hết các đại từ nghi vấn, trừ
“which?” (nào?) và “whether” (liệu..có … hay không?) với nghĩa tương
đương với “if” hoặc trong câu hỏi lựa chọn. Ngược lại, trong tiếng Việt, các
biểu thức chêm xen tình thái lại hạn chế kết hợp trực tiếp với các đại từ nghi
vấn, ví dụ như: “ở đâu?”, “ai?”, “Tại sao?/ vì sao?/ sao?”. Đồng thời, các
biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt lại kết hợp phổ biến trực tiếp với
đại từ nghi vấn “nào?” và loại từ chỉ loại trước chúng.
145
III. Biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt
nhìn từ góc độ văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo...
Việc sử dụng các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng
Việt có sự đa dạng về vật biểu trưng, gắn với sự khác biệt về văn hóa, tín
ngưỡng tôn giáo, niềm tin… Đối với các nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính
thống thì phần lớn người dân theo đạo Cơ Đốc Giáo. Họ tin rằng Chúa là
đấng tối cao sản sinh ra mọi vật, con người và điều khiển cuộc sống của mọi
người. Có lẽ bởi thế mà “Chúa” xuất hiện rất nhiều trong hội thoại hàng ngày
của người nói Anh ngữ như “Oh my God, For the God’s sake, Goddamn…”.
-
But why didn't you... oh my God… you should have said…
(Nhưng tại sao cậu lại không…ôi trời ơi…cậu đã nên nói…)
(J. K. Rowling, Harry Porter and the Half Blood Prince , tr. 1988)
Trong khi đó, phần lớn người dân Việt Nam lại theo đạo Phật, mang
nhiều đặc tính văn hóa Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều người Việt Nam cũng
coi “ông trời” là người đã tạo ra con người và thế giới vật chất xung quanh
con người.Tuy nhiên, niềm tin vào “ông trời” hay “phật” có vẻ như không
thật sự sâu sắc ở nhiều người. Thế nhưng, nếu những tình huống xảy ra, nếu
người Anh bản ngữ dùng “God” như “Oh my God” hay “For the God’s
sake”… thì người Việt Nam lại dùng “Ối Trời ơi!”, “Ối Giời ơi!”, “Trời đất
ơi”, hoặc dùng cả “cha mẹ” như “Ối cha mẹ ơi”… chứ không dùng “Ối Phật
ơi!” hay “Ối Thánh ơi!” hoặc “Ối Chúa ơi” như một lời kêu than, tán thán.
-
Trời đất ơi, chồng tôi làm sao thế này?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Tr.47)
-
Trời ơi, cậu Tôm, cậu thật có những ý nghĩ trục lợi khiến tôi phát sợ.
(Charles Dickens, thời gian khổ, Tr.328)
Ngoài ra, các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt và tiếng
146
Anh cũng có nguồn gốc khác nhau từ những sự khác biệt về tôn giáo tín
ngưỡng và văn hóa. Chẳng hạn như, đối với người bản ngữ nói tiếng Anh thì
đa số họ cho rằng con người sau khi chết thì sẽ được lên thiên đường hoặc bị
đày xuống địa ngục. Đặc biệt là những người theo đạo Cơ Đốc giáo thì đều
cho rằng có một linh hồn bất tử trong con người. Nếu khi sống làm như lời
Chúa dạy, thì sau khi chết người ấy được Chúa cứu rỗi lên Thiên Đàng hoặc
ngược lại thì bị đày xuống hoả ngục. Địa ngục thường được coi là dưới lòng
đất. Theo một số tín ngưỡng thì địa lục lạnh lẽo và ảm đạm. Còn theo một số
tôn giáo như đạo Cơ Đốc Giáo và đạo Hồi thì địa ngục nóng như những vạc
dầu lửa lớn để trừng phạt những linh hồn khi còn sống là những kẻ độc ác, bất
lương hoặc làm những việc sai trái. Sự trừng phạt này có thể là cho từng hành
động sai trái nhưng cũng có thể là sự trừng phạt chung chung, tùy theo từng
mức độ độc ác mà người chết sẽ bị đày đọa ở những mức độ khác nhau. Đối
với đạo Cơ Đốc Giáo và đạo Hồi thì lòng trung thành và sự ăn năn hối nỗi
đóng vai trò quan trọng cho số phận của một linh hồn sau khi chết. Và địa
ngục được nhiều người coi là một thế giới tồn tại thực hoặc một thế giới bị
phân cách với Chúa. Địa ngục thường được coi là nơi sống của quỷ dữ, ma
quái và những kẻ độc ác. Tuy nhiên, nhiều quan điểm ngày nay thường chỉ
miêu tả một cách trừu tượng về địa ngục như một trạng thái mất mát nào đó
chứ không phải nơi đày ải vạc dầu như những quan điểm trước đây. Và cũng
có một số người không theo đạo Cơ Đốc Giáo thì cho rằng địa ngục chỉ là
những hình tượng được miêu tả trong văn học. Thế nhưng, hình ảnh “địa
ngục” đã có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa phương Tây, đặc biệt là trong thời
kỳ trung cổ và tiếp tục ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, văn
học …của các nước phương Tây ngày nay.
Trái ngược với địa ngục là thiên đường. Thiên đường là thế giới cho
mọi người chết trừ những kẻ độc ác, tội nỗi khi còn sống. Thiên đường được
147
coi là nơi linh hồn rửa sạch tội lỗi và được hưởng sự cực lạc vĩnh viễn sau
khi chết. Thiên đường là một thế giới đầy hạnh phúc.
Nhiều người Việt Nam cũng tin rằng trên đời này cũng tồn tại thế giới
“âm phủ”, “trần gian” và “thiên đường”. Cõi “trần gian” là thế giới của những
người còn sống. Cõi “âm phủ” là thế giới của những người chết và ở đó cũng
có “địa ngục” để trừng trị những kẻ khi còn sống là những người độc ác. Theo
tín ngưỡng của người Việt thì địa ngục cũng là tù ngục trong lòng đất, nơi đó
tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm trong
tiền kiếp.
Còn “thiên đường” là cõi cực lạc, nơi mà theo Phật giáo thì con người
sẽ thoát khỏi mọi đau khổ và hoàn toàn vui sướng. Thế nhưng dường như
niềm tin vào thế giới huyền bí của “địa ngục” và “thiên đường” của người
Việt còn đầy hoài nghi, chưa có một niềm tin thực sự mãnh liệt như nhiều
người theo đạo Cơ Đốc Giáo ở phương Tây.
Chính vì thế nên người Việt Nam không dùng “địa ngục” như những
lời chêm xen tán thán trong khẩu ngữ của mình. Trong khi đó, sự xuất hiện
của “hell” (địa ngục) như những biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng
Anh lại hết sức thông dụng và đa dạng dưới nhiều hình thức. Ngoài “hell”,
một số biểu thức chêm xen tình thái cũng có nguồn gốc từ những hình tượng
tưởng tượng từ địa ngục như “Dickens” (ma, quỉ), “devil” (ma, quỉ)…
Các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt cũng dùng những con
vật tưởng tượng như “ma, quái, quỉ…” . Tuy nhiên, việc sử dụng tên gọi loài
vật là những từ ngữ đệm trong lời nói ở tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những
con vật tưởng tượng như vậy mà chúng còn là những con vật có thực, hiện
hữu, một số trong những con vật đó còn gắn bó hàng ngày với con người như
chó, cóc, khỉ… Hiện tượng này không xảy ra trong tiếng Anh. Đối với người
bản ngữ nói tiếng Anh, họ thường rất yêu quí các loài vật được nuôi trong gia
148
đình như chó, mèo, chim…Những con vật này thường được đối xử như những
thành viên trong gia đình và rất được yêu quí. Chính vì thế họ không bao giờ
giết chó, mèo…để lấy thịt và ăn thịt chúng. Còn loài khỉ tuy không thông
dụng nhưng cũng được tôn trọng. Có lẽ vì thế mà họ không dùng những con
vật yêu quí và được tôn trọng chêm xen trong lời nói để thể hiện những thái
độ bực tức, khó chịu, hụt hẫng…Nói như vậy không có nghĩa là những con
vật như “cóc, chó, khỉ…” bị người Việt Nam khinh thị. “Chó” cũng rất gần
gũi với các gia đình Việt Nam. Chúng được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình
như những con vật giữ nhà hay như những người bạn. “cóc” cũng được coi
trọng trong truyền thuyết “Cóc kiện trời” của người Việt từ xưa và “cóc”
được coi như “cậu ông trời”. “khỉ” cũng được coi trọng vì chúng gần giống
với loài người. Tuy nhiên, nhìn chung những con vật này đều được coi là
những con vật xấu xí, ngu đần, không sạch sẽ…như “chó” thường ăn phân,
“cóc” và “khỉ” thì thường có hình thức không đẹp trong con mắt của người
Việt và người Việt thường bị nói là “Trông như khỉ”, “Xấu như khỉ”, “Dại
như chó”, “Ngu như chó”, “Bẩn như chó”… Có lẽ vì thế mà những con vật
này thường được dùng làm những trợ từ nhấn mạnh ý nghĩa phủ định, từ chối,
bác bỏ, chê bai, mỉa mai, khích bác…Hơn nữa, người Việt còn làm tăng tính
biểu cảm của những con vật bị coi là khá xấu xí này bằng cách thêm vào
những tính từ như “cóc khô”, “khỉ khô”…
Những con vật như “cóc”, “chó”… là những con vật hết sức gần gũi
với người nông dân Việt Nam bởi chúng gắn liền với nền nông nghiệp lúa
nước. Thế nên con cóc đã được đi vào tâm thức của người Việt từ xưa. Hầu
như người nông dân Việt Nam nào cũng biết rằng cóc ăn các côn trùng có hại
khác như muỗi cho con người. Khi cóc kêu là báo hiệu trời sắp mưa. Tuy
nhiên, da cóc lại xù xì rất xấu. Nước tiểu của cóc như một thứ tự vệ nếu bắn
vào mắt người có thể gây bị mù, chất độc trong gan cóc có thể gây chết người.
149
Một người nông dân gắn bó với việc đồng áng thì có thể hầu như ngày nào
cũng nhìn thấy “cóc” vì chúng xuất hiện rất nhiều ở những thửa ruộng ẩm,
những góc vườn, xó bếp ẩm… Chính vì vậy mà cóc đã đi sâu vào tư duy của
người Việt. Từ tư duy “cóc” đã đi vào ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ là công cụ
thể hiện tư duy. Hình ảnh “cóc” không xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ hàng
ngày của người bản ngữ nói tiếng Anh. Mặc dù “cóc” (“toad” trong tiếng
Anh) cũng có hàm ý chỉ những người đáng ghê tởm, đáng ghét, đáng khinh bỉ
như “You repulsive little toad!” (Mày thật là một thằng nhóc ghê tởm!) (Từ
điển Lacviet) nhưng nó không xuất hiện nhiều và thường xuyên, mang nhiều
đặc điểm ngữ nghĩa đặc trưng như “cóc” trong tiếng Việt. Còn đối với loài vật
“chó” thì lại có cách nhìn nhận khác nhau giữa văn hóa của người Việt và văn
hóa của những nước nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc nhìn nhận thuộc
tính nổi bật khác nhau của cùng một con vật cũng có sự khác nhau ở mỗi
nước bởi những khác biệt về điều kiện lịch sử, văn hóa, tâm lý của mỗi cộng
đồng. Chính vì thế mà “chó” chỉ xuất hiện trong các biểu thức chêm xen tình
thái của tiếng Việt nhưng không xuất hiện trong các biểu thức chêm xen tình
thái của tiếng Anh.
Xét về mặt tổng thể các sự vật, sự việc, hiện tượng đặc trưng được
dùng làm những biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt và tiếng Anh
cũng có những khác biệt đa dạng. Trong tiếng Anh thường dùng những từ có
liên quan đến địa ngục như “hell” (địa ngục), “devil”, “Dickens” (ma, quỉ),
những từ chỉ bộ phận cơ thể người, cơ quan sinh dục, hình ảnh giao cấu như
những từ “ass” hay “arse”, “asshole”, “F_word”, “cunt” (bộ phận sinh dục
nữ), “pricker” (bộ phận sinh dục nam), hoặc những từ mang tính chất trung
tính như “on earth”, “in the world”, “in the creaction” (trên trái đất, trên thế
giới), hoặc những từ mang tính chất chỉ trích như “bastard” (con hoang), “son
of a bitch” (thằng chó đẻ), “wanker” (kẻ bất tài), hoặc đến cả những từ mang
150
tính chất tôn nghiêm như “God” (Chúa)… Ngôn ngữ là công cụ của tư duy,
cũng là sản phẩm sáng tạo của tư duy của nhân dân lao động. Ngôn ngữ phản
ảnh những tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của con người trước thế giới
hiện thực. Những cách nhìn nhận đó lại bị ảnh hưởng bởi văn hóa, phong tục
tập quán, tín ngưỡng, điều kiện sống của con người. Chẳng hạn đối với người
Anh trước kia thì họ rất coi thường, khinh bỉ những người con ngoài giá thú
hay còn gọi là con hoang “bastard”. Chính vì thế mà họ dùng từ “bastard” để
chửi rủa người khác khi bực bội dù người đó không phải là một đứa “con
hoang”. Thái độ khinh miệt đối với một người con không hợp pháp ngày nay
đối với người bản ngữ nói tiếng Anh không còn nặng nề như ngày xưa nữa
nhưng từ này đã đi sâu vào thói quen ngôn ngữ và vẫn phổ biến trong khẩu
ngữ hàng ngày. Một trong những từ chêm xen tình thái thường được sử dụng
mang tính chất thô tục nhất trong tiếng Anh là từ “fuck”, thường được gọi
tránh là “F_work” và những từ có liên quan như “F_ ing”, “F_ed”. Từ này
theo nghĩa cũ chỉ quan hệ giao cấu và được sử dụng rất nhiều trong những
trường hợp không có quan hệ gì với vấn đề đó cả. Người bản ngữ coi đó là
những từ hết sức tục tĩu nên những người dùng những loại từ ngữ này thường
bị coi thường là những người không có trình độ, học vấn thấp. Như vậy, trong
tiếng Anh, số lượng các từ ngữ hành chức với tư cách là biểu thức chêm xen
tình thái thì không thực sự đa dạng lắm so với tiếng Việt nhưng tần số xuất
hiện thì lại khá cao. Ngoài những từ ngữ được đề cập đến trong luận văn này
còn có một số từ ngữ thô tục khác nữa , rất tục tĩu và tần số xuất hiện cũng
không thường xuyên lắm và vì lí do lịch sự chúng tôi đã tránh đề cập đến.
So với tiếng Anh thì tiếng Việt có số lượng các từ ngữ giữ chức năng là
biểu thức chêm xen tình thái có phần phong phú, sinh động hơn khá nhiều.
Tiếng Việt dùng cả những danh từ chỉ những đối tượng được tôn trọng như
“trời”, “cha” hoặc “bố”, “mẹ”… đến những loài vật bị khinh bỉ như “quỷ,
151