Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )
CHƢƠNG III - BIỂU THỨC CHÊM XEN TÌNH THÁI
TRONG TIẾNG VIỆT.
Ở luận văn này, chúng tôi sẽ không liệt kê, trình bày lại những đặc
điểm của những biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt đã được xem
xét trong khóa luận tốt nghiệp của chị Phạm Thị Thu Bình mà chỉ xem xét
đến những vấn đề, những khía cạnh mà chưa được chị Phạm Thị Thu Bình
cũng như những nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác đề cập đến hoặc xem xét
chưa triệt để.
I. Một vài điều lƣu ý về cấu tạo và vị trí của các biểu thức chêm xen
tình thái trong tiếng Việt.
1.Về vị trí và cấu tạo của các biểu thức chêm xen tình thái trong
tiếng Việt
Trong tiếng Việt tồn tại một số từ hoặc tổ hợp từ vừa là đại từ, đại từ
nghi vấn, vừa có thể là phụ từ hay trợ từ như “gì”, “nào”, “thế nào”, “ai”,
“đâu”, “tại sao”… Các từ hoặc các tổ hợp từ này cũng có thể kết hợp với các
từ khác tạo thành một tổ hợp từ lớn hơn nhưng ý nghĩa của chúng lại có liên
quan đến nhau, chẳng hạn như “cái gì”, “cái nào”, “người nào”… Những từ
hoặc tổ hợp từ này có thể xuất hiện ở câu nghi vấn, câu phủ định, câu cảm
thán và kể cả câu khẳng định. Vị trí và chức năng của chúng rất đa dạng trong
từng bối cảnh cụ thể. Một vài từ hoặc tổ hợp từ trong số này có thể kết hợp
với các biểu thức chêm xen nhưng một số khác lại không thể. Sau đây chúng
tôi sẽ xem xét sự xuất hiện của những biểu thức chêm xen trong những câu có
chứa những từ hoặc tổ hợp từ này dựa theo nghĩa giải thích từ cuốn từ điển
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và từ những ví dụ thực tế.
125
* Gì:
- Khi “gì” là một đại từ nghi vấn thì nó biểu thị sự vật, sự việc, hiện tượng
nào đó không rõ. Khi đó, “gì” thường đứng ở cuối câu nghi vấn. Khi có
biểu thức chêm xen tình thái đi cùng, “gì” thường đứng sau biểu thức chêm
xen tình thái. (Các biểu thức chêm xen tình thái được gạch chân, từ hoặc tổ
hợp từ liên quan được in nghiêng.)
- Cô đang cố làm trò quỉ gì vậy?
(Nhật Tâm dịch “Chỉ còn lại hai người”, tr. 66)
Khi có loại từ “cái” đi kèm với “gì” thì biểu thức chêm xen tình thái được
chêm vào giữa “cái” và “gì”.
- Đói bỏ mẹ mà chẳng còn cái cứt gì mà ăn đây!
(THN& ĐTH dịch Bố Gìa, tr. 633)
- Khi “gì” là đại từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó bất kì thì
biểu thức chêm xen tình thái cũng có thể đứng trước “gì”.
- Việc quái gì nó cũng làm được.
(Khẩu ngữ)
- Thành ra cái thằng ăn hại xã hội chứ còn thành ra cái quái gì nữa!
(Vũ Trọng Phụng, Làm đĩ, tr. 187)
- Khi “gì” là phụ từ đứng sau động từ hay tính từ để biểu thị ý phủ định với
hàm ý nghi ngờ thì “gì” cũng có thể đứng sau biểu thức chêm xen tình thái.
Trong trường hợp này người nói đã sẵn có ý bác bỏ ý khẳng định về điều
được nêu ra.
- Nó thì biết đếch gì.
(Khẩu ngữ)
- Nếu chỉ còn cách chết, thì vội quái gì?
(Vũ Trọng Phụng, Làm đĩ, tr. 241)
126
- Sống để được như lão thì sống làm khỉ gì.
(Chu Lai, ĂMDV, Tr.161)
- Biểu thức chêm xen tình thái cũng xuất hiện rất nhiều trước “gì” khi nó là
một trợ từ trong câu phủ định nhằm nhấn mạnh ý phủ định hoàn toàn.
- Chẳng còn khỉ khô gì cả.
(Ma Văn Kháng, MĐLNNM, tr. 30)
Như vậy, dù “gì” ở vị trí nào trong câu, giữ chức năng cú pháp gì thì
biểu thức chêm xen tình thái cũng có thể xuất hiện trước “gì”.
* Nào:
Đối với trường hợp “nào” thì biểu thức chêm xen tình thái chỉ xuất hiện
trong một số trường hợp cụ thể chứ không phải tất cả các trường hợp.
- Biểu thức chêm xen tình thái có thể đi kèm với “nào” khi “nào” là đại từ
nghi vấn đứng phụ sau danh từ hoặc loại từ dùng để hỏi về cái không biết
cụ thể và cần xác định trong một tập hợp những cái cùng loại.
- Tôi biết anh là anh đếch nào?
(Nam Cao, TPT2, tr. 277)
- Thằng chó nào đó?
(Phim Tự Thủ)
- Khi “nào” là đại từ dùng để chỉ một cái bất cứ trong một tập hợp những
cái cùng loại thì biểu thức chêm xen tình thái cũng đứng trước “nào” trong
câu.
- Đã bảo cố chơi chầm chậm cầu may, mà thằng quái nào cũng háu ăn thua.
(Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh, TTVNTKĐM, tr. 373)
- Tớ hôm đếch nào chả chơi.
(THN – ĐTH dịch Bố Già, tr. 482)
127
Thế nhưng khi “nào” là trợ từ đứng ở đầu câu hay cuối câu để biểu thị
ý nhấn mạnh thêm về điều vừa nêu ra với người đối thoại, với hàm ý thuyết
phục, thì “nào” thường không được đi kèm với biểu thức chêm xen tình thái.
Ví dụ đối với câu “Để tớ xem nào.” thì người Việt không chêm trước “nào”
bất cứ một biểu thức chêm xen tình thái nào, chẳng hạn như không thể nói:
*“Để tớ xem quái nào.”
Kể cả khi “nào” là phụ từ biểu thị ý phủ định dứt khoát về điều người
nói cho là không hề có hoặc không thể có được nhằm bác bỏ ý kiến trước đó
như “Nào thấy ai đâu.” thì trong trường hợp này biểu thức chêm xen tình thái
cũng không thể xuất hiện .
Từ một số lưu ý này, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng kết hợp của
các biểu thức chêm xen tình thái với “nào” đã có phần thu hẹp so với “gì”. Có
lẽ vì phạm vi xác định của “nào” hẹp hơn so với “gì”. Nói cách khác, “nào”
cũng ám chỉ một sự vật, sự việc, hiện tượng chưa xác định nhưng lại thu hẹp
trong một tập hợp cùng loại. Còn đối với “gì” thì không cần phải có sự thu
hẹp như vậy.
* Thế nào:
- Đối với đại từ “thế nào” thì các biểu thức chêm xen tình thái thường đứng
giữa tổ hợp từ “thế nào”.
- Ông đi ra ngoài đường thì tìm thế quái nào được.
(Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh, TTVNTKĐM, tr. 240)
- Chịu thế chó nào được.
(Ma Văn Kháng, TNCL, tr. 581)
- Ăn no vác nặng chứ tiền vàng thay thế thế quái nào được cú hội ngộ này.
(Chu Lai, ĂMDV, Tr.267)
128
- Anh làm thế quái nào mà tới tận đây được?
(Vũ Quốc Uy dịch Người Mỹ trầm lặng, tr. 89)
- Tuy nhiên, biểu thức chêm xen tình thái không xuất hiện trong tổ hợp thế
nào khi nó đứng ở đầu câu khi người nói nói với người ngang hàng hoặc
người dưới để biểu thị ý có một điều gì đó muốn hỏi. Ví dụ như “Thế nào,
mày có chịu đi không hả?”
* Ai:
- “Ai” khi là đại từ nghi vấn thì có thể tương đương với một số tổ hợp đại từ
như “người nào”, “thằng nào”, “đứa nào”…tuy “ai” có ý nghĩa bao quát
rộng hơn. Tuy nhiên, khi “ai” hoặc các tổ hợp đại từ nghi vấn này xuất hiện
trong câu nghi vấn thì chỉ có những tổ hợp đại từ nghi vấn mới có thể chứa
các biểu thức chêm xen tình thái bên trong chúng, còn “ai” thì không thể kết
hợp được trực tiếp với bất kì một biểu thức chêm xen tình thái nào cả.
(26a) Ai đã đến đây thế nhỉ?
(26b) Anh đến đây cùng với ai vậy?
(26c) * Quái ai đã đã đến đây thế nhỉ?
(26d) * Anh đã đến đây cùng với đếch ai vậy?
(26e) * Anh đã đến đây cùng với chết tiệt ai vậy?
Như vậy, câu (26c), (26d) và (26e) là những hiện tượng bất thường
không xuất hiện trong tiếng Việt. Thế nhưng nếu thay đại từ nghi vấn “ai”
bằng tổ hợp đại từ nghi vấn “danh từ/ đại từ + nào” thì tổ hợp đại từ nghi vấn
này lại có thể kết hợp được với vô số các biểu thức chêm xen tình thái.
(26f) Đứa chó chết nào đã đến đây thế nhỉ?
(26g) Anh đã đến đây cùng với con dở hơi nào vậy?
(26h) Anh đã đến đây cùng với con đĩ nào vậy?
129
(26i) Anh đã đến đây cùng với đứa chết tiệt nào vậy?
(Khẩu ngữ)
(26k) Không biết đứa khỉ nào đã nhét cả vào đấy và cất đấy để làm gì!
(Vũ Trọng Phụng, TN, tr. 52)
Từ các ví dụ vừa nêu cho thấy tổ hợp đại từ (danh từ/ đại từ + nào) có
thể kết hợp sinh động với các biểu thức chêm xen nhưng đại từ nghi vấn “ai”
lại không thể có chức năng đó.
Tuy nhiên, khi “ai” là một đại từ chỉ người nào đó, bất kỳ, hoặc không
muốn nêu rõ ra thì nó lại có thể kết hợp hạn chế với một vài biểu thức chêm
xen tình thái.
- Việc là việc công chứ việc riêng đếch ai mà hôm nào cũng mời tin 10
tin không thèm ra.
(Nguyễn Công Hoan, Bước Đường Cùng, tr. 101)
- Hắn chẳng tin đếch ai ở đó cả.
(Khẩu ngữ)
- Cần quái ai.
(Khẩu ngữ)
- Thằng này sợ chó ai đâu.
(Khẩu ngữ)
Đặc biệt, từ chêm xen tình thái “quái” không xuất hiện sau “ai” trong
cả câu phủ định lẫn câu nghi vấn.
- Ai biết được!
- *Ai quái biết được!
- Ai mà tin được thằng chó chết ấy.
- *Ai quái mà tin được thằng chó chết ấy.
130
* Đâu:
Tôi (có) đi đâu1 đâu2.
(Nguyễn Phú Phong, NVĐNPTV, tr. 218)
Theo giáo sư Nguyễn Phú Phong, “đâu1” chỉ “nơi chốn bất định”; tức
nó có giá trị không gian, còn “đâu2” lại có giá trị không – thời gian liên quan
đến (động tác) phát ngôn. “đâu2” có sự bất định vị và có giá trị phủ định.
Qua nghiên cứu, phân tích tư liệu, chúng tôi nhận thấy biểu thức chêm
xen tình thái xuất hiện rất nhiều trong phát ngôn có chứa “đâu2” nhưng lại
không xuất hiện trong cấu trúc chứa “đâu1”. “đâu2” với vị trí thường xuất
hiện cuối câu phủ định như một trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh về điều vừa phủ
định, như muốn thuyết phục hoặc bác bỏ ý kiến của người đối thoại. Chính vì
thế mà biểu thức chêm xen tình thái xuất hiện như một phương tiện phụ trợ
cho mục đích nhấn mạnh đó của “đâu2”. Mặc dù rằng biểu thức chêm xen
không thường hay trực tiếp đứng cạnh hỗ trợ cho “đâu2”.
- Có việc quái gì đâu.
(Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh, TTVNTKĐM, tr. 619)
- Có rét quái gì đâu!
(Nguyễn Công Hoan, TPCL, tr. 503)
Còn khi “đâu1” là đại từ, đặc biệt là đại từ nghi vấn chỉ một chỗ, một
nơi nào đó không rõ, cần được xác định thì nó lại không kết hợp được với các
biểu thức chêm xen tình thái. Khi đó, “đâu1” được thay thế bằng những tổ
hợp đại từ như “chỗ nào”, “nơi nào”, “địa điểm nào”…và các biểu thức chêm
xen tình thái sẽ được xen vào giữa các tổ hợp từ này, đứng trước “nào”.
(27a) Tôi đang ở chỗ quái quỷ nào đây?
(Vũ Thị Thanh Bình dịch Điểm Dối Lừa, tr. 75)
131
(27b) Nơi chết tiệt nào cũng thấy ăn mày.
(Khẩu ngữ)
(27c) Ngồi chỗ quái nào chả được.
(Khẩu ngữ)
Không thể thay “đâu” vào vị trí của “chỗ nào”, “nơi nào” ở hai ví dụ
(27a) và (27b) dù đặt biểu thức chêm xen ở trước hay ở sau “đâu”. Nếu thay
“đâu” vào thì biểu thức chêm xen cũng phải được lược bỏ.
(27a‟) Tôi đang ở đâu đây?
(27b‟) Đâu (Nơi đâu) cũng thấy ăn mày.
(27c‟) Ngồi đâu chả được.
Nhưng khi đó, các phát ngôn này bị mất hẳn sắc thái biểu cảm của câu.
Sự bất thường này có lẽ là do chức năng của các biểu thức chêm xen tình thái.
Lúc này, các biểu thức chêm xen tình thái đã trở thành những tính từ bổ nghĩa
cho cái địa điểm không xác định đó. Tuy nó chưa rõ ràng nhưng cái vị trí đó
lại được ngầm hiểu là xác định rồi. Còn “đâu” thì vị trí của nó hoàn toàn mơ
hồ, không có dấu hiệu gì của một nơi xác định cả.
* Sao/ Tại sao/ Vì sao:
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các đại từ hoặc đại từ nghi vấn
“sao”, “tại sao” và “vì sao” khi chúng chỉ nguyên nhân không biết rõ của điều
gì xảy ra.
(28a) Sao hắn lại kiếm được nhiều tiền thế nhỉ?
(28b) Tại sao chị không bỏ quách hắn đi cho xong chuyện?
(28c) Chính ả cũng không hiểu vì sao nữa.
(Khẩu ngữ)
132
Khi có sự xuất hiện của các biểu thức chêm xen tình thái trong những
tổ hợp đại từ này thì chúng lại được thay thế bằng những tổ hợp từ khác như
“vì gì”, “vì lý do gì”, “thế nào”, “làm thế nào”…và liên từ “mà” cũng thường
xuất hiện sau chúng khi sau các tổ hợp này là một mệnh đề.
(28a‟) Thế quái nào (mà) hắn lại kiếm được nhiều tiền thế nhỉ?
(28b‟) Vì quái gì (mà) chị không bỏ quách hắn đi cho xong chuyện?
(28c‟) Chính ả cũng không hiểu vì lý do chết tiệt gì nữa.
(Khẩu ngữ)
Nói tóm lại, các biểu thức chêm xen tình thái đi kèm nhiều nhất với đại
từ “gì” trong các cảnh huống. Còn đối với các đại từ, đặc biệt là các đại từ
nghi vấn, thì chúng đều có sự lựa chọn nhất định nào đó. Chúng không còn
xuất hiện tự do trong các cụm từ chứa các đại từ nghi vấn. Nhận biết khía
cạnh này là một điều rất có ích phục vụ cho việc biên, phiên dịch từ các tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt hoặc giúp ích cho người nước ngoài học tiếng Việt
như một ngoại ngữ.
2. Phân loại các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt dựa
theo chức năng ngữ nghĩa – ngữ dụng.
Các biểu thức chêm xen tình thái tồn tại trong tiếng Việt như những
đơn vị ngôn ngữ có sẵn biểu thị tinh tế những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá
của con người. Mỗi biểu thức đều có đặc tính chuyên biệt trong việc truyền tải
những nội dung tình thái, góp phần vào mục đích ngôn trung của phát ngôn.
Tuy nhiên, cùng một mục đích ngôn trung, người nói có thể lựa chọn một số
biểu thức chêm xen tình thái khác nhau, nhằm thể hiện một cách đa dạng
những đánh giá tình thái của người nói. Việc tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của mỗi
biểu thức chêm xen trong những ngữ cảnh cụ thể đòi hỏi một công trình
nghiên cứu tương đối công phu, đầy đủ. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ
133
nêu ra một sự phân loại mang tính chất gợi mở cho một số ý nghĩa nổi bật của
những biểu thức chêm xen tình thái thường gặp.
- Ý nghĩa nhấn mạnh sắc thái phủ định, đặc biệt là phủ định hoàn toàn:
Phần lớn các biểu thức chêm xen tình thái đều có ý nghĩa nhấn mạnh
sắc thái phủ định. Tuy nhiên, có một số biểu thức chêm xen tình thái có sự
xuất hiện nhiều hơn các biểu thức khác. Ví dụ như “quái”…
- Nếu chỉ còn có cách chết,thì vội quái gì.
(Vũ Trọng Phụng, Làm đĩ, tr. 241)
- Tao biết thế quái nào được?
(Phim Điểm nóng)
- Hắn chẳng biết cái mù tịt gì đâu.
(Khẩu ngữ)
. Ý nghĩa nhấn mạnh sắc thái phủ định dứt khoát một cách nặng lời:
- Tất nhiên làm đếch gì có chuyện đó.
(Chu Lai, ĂMDV, Tr.166)
- Mày còn nói làm đếch gì nữa.
(Khẩu ngữ)
- Tài cóc khô gì!
(Ma Văn Kháng, MLRTV, tr. 31)
- Cần cóc chi.
(Khẩu ngữ)
- Nhấn mạnh sắc thái phủ định bác bỏ:
Bác bỏ ở đây thường là phản hồi lại ý kiến của người nói, thể hiện sự
không đồng ý, không tán thành và thường là bác bỏ ý khẳng định, và mang
tính siêu ngôn ngữ.
134
- Không xấu mã thì đẹp cái con đĩ ngựa nó à?
(Chu Lai, ĂMDV, Tr.112)
- Hiểu cái con khẹc!
(Chu Lai, ĂMDV, Tr.156)
Một điều đáng chú ý là khi biểu thức chêm xen tình thái phủ định bác
bỏ một nhận định miêu tả về sự vật, hiện tượng nào đó thì chúng thường phủ
định mặt tích cực của sự vật hiện tượng đó. Các từ ngữ miêu tả tính chất bị
bác bỏ đó thường là những từ ngữ dương tính, tức là mang đặc tính tốt đẹp.
Chẳng hạn như “đẹp, thông minh, giàu, hiện đại, hào phóng…” và các biểu
thức đi sau chúng thường là “cái con khỉ, cái con khẹc, cái con tiều, cái con
mẹ nó, quái gì, …”.
- Đẹp cái con khỉ.
- Thông minh quái gì.
(Khẩu ngữ)
Bởi bản thân các biểu thức chêm xen tình thái thường mang ý nghĩa
âm tính, tiêu cực nên khả năng kết hợp của chúng đối với những từ ngữ miêu
tả tiêu cực như “xấu, ngu, nghèo…” là rất hạn chế. Những kết hợp kiểu như
“Xấu cái con khỉ”, “Xấu quái gì”, “Ngu cái con mẹ nó”… rất hiếm khi gặp
(thường gặp trong trường hợp bác bỏ siêu ngôn ngữ) mà người Việt thường
nói “Xấu khối nó đấy”, “Xấu gì.”, “Xấu gì đâu.”, “Nào đâu có xấu gì.”, “Ngu
khối nó đấy.”.
- Biểu thức chêm xen tình thái nhấn mạnh ý nghĩa hăm dọa:
- Giết bỏ mẹ nó đi!
(Phim Lực lượng Hải Cẩu)
- Đập chết cha nó đi!
(Khẩu ngữ)
135