1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

1 Nhân vật Thuý Vân:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


lựa chọn. Các hình ảnh miêu tả đều có tính ước lệ: “khuôn trăng”, “nét ngài”

hay “ngọc”, “mây”, “tuyết”, chúng không cho phép ta hình dung được chính

xác nhan sắc Thuý Vân, chỉ cho một ấn tượng rằng nhan sắc ấy có cái vẻ

sang trọng, phúc hậu, đầy đặn qua những chữ như “đầy đặn”, “nở nang”,

“đoan trang”. Dường như Thúy Vân có một vẻ đẹp toàn thiện, toàn bích. Đẹp

nhưng không phải là cái đẹp rực rỡ, chói lòa, sắc sảo mà là đẹp khiến cho

mây thua, tuyết nhường (thiên nhiên chịu thua). Tùng Hoa trên Nam phong

số 104, năm 1926 đã nhận định “Đúng là cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp

của người nhạn hạ sung sướng, không hay tư lự, suốt đời chỉ thường thường

thủ phận, chứ không có điều gì đáng kể [25, tr.1035]. Nhà nghiên cứu Đặng

Thanh Lê cũng đưa ra nhận định sâu sắc: “Nguyễn Du thường sử dụng mô

típ hình tượng khuôn mẫu quen thuộc thậm chí là công thức (hoa cười, ngọc

thốt, khuôn trăng , nét ngài…). Đồng thời, Nguyễn Du đã đưa vào một số từ

ngữ nôm na nhưng nội hàm đa nghĩa, những từ đầy đặn, nở nang không chỉ

miêu tả khuôn mặt phương phi tròn trịa, nét ngài minh bạch rõ ràng của Thúy

Vân mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời Thúy Vân”

Chân dung Thuý Vân là chân dung ngầm ẩn sự phúc hậu, viên mãn đủ

đầy, gợi ý về một người sinh ra để hưởng hạnh phúc, để sống một cuộc đời

yên ấm. Điều này thì giới bình luận Truyện Kiều đã nói nhiều: Thúy Vân lấy

Kim Trọng, sinh con đẻ cái, hưởng tất cả vinh hoa phú quí. Nhưng tính ước

lệ, công thức đã tạo nên sự mơ hồ, đa nghĩa của “nét ngài” gây ra băn khoăn,

tranh luận cho giới Kiều học cho đến tận ngày nay. Nhiều nhà chú giải

Truyện Kiều thừa nhận “mày ngài” (nga mi) có thể dùng để tả người con gái

đẹp mà cũng có thể dùng tả chân dung người anh hùng. Không chỉ Thúy Vân

có mày ngài mà cả Từ Hải cũng có “râu hùm, hàm én, mày ngài”, Quan Vân

Trường trong Tam quốc diễn nghĩa cũng có mắt phượng, mày ngài !



27



Những “trăng”, “ngài”, “mây” “tuyết”, “hoa”, “ngọc” đều là những sự

vật quan sát thấy từ thế giới thiên nhiên.

1.2. Nhân vật Thúy Kiều :

Ta mới đọc đến nhân vật Thúy Vân, ta sẽ tưởng khó có vẻ đẹp nào

có thể vượt qua được Thúy Vân, song đây chỉ là đòn bẩy để nâng vẻ đẹp và

tài năng của Thúy Kiều lên đến tuyệt đỉnh. Tuy Thuý Kiều khác hẳn Thuý

Vân xét về phẩm chất, tính cách, tài năng (một người thì phúc hậu, một

người thì sắc sảo) nhưng nghệ thuật miêu tả hai nhân vật vẫn là việc sử dụng

bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc.

Thuý Kiều được miêu tả với điểm nhấn khác so với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà.

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành”.

Nguyễn Du muốn nhấn mạnh đến sắc và tài của Thúy Kiều, cả hai phẩm

chất này ở nàng đều nổi trội. Nói về nhan sắc, ấn tượng chung toát ra là “sắc

sảo mặn mà”, cái đẹp khiến cho tạo hóa (hoa và liễu) phải hờn ghen. Nguyễn

Du tập trung tả mắt cho Thúy Kiều trong khi đó không tả mắt Thúy Vân

(Thúy Vân chỉ có lông mày).

Ước lệ ở đây hiện lên rất rõ: làn thu thủy gợi tả mắt, nét xuân sơn gợi ý lông

mày, nghiêng nước nghiêng thành là thành ngữ quen thuộc mà giới chính trịvăn nhân xưa dùng để nói về cái đẹp đáng sợ của phụ nữ, hoa ghen liễu hờn

là cách so sánh. Không có chi tiết tả thực ngoại hình nhân vật. Các ngôn từ ở

đây thực chất là những điển cố, điển tích tái sinh trong vị trí mới theo nguyên

tắc liên văn bản. Chẳng hạn, các nhà bình chú Truyện Kiều đều nghĩ đến

những câu thơ chữ Hán đại loại như Nhãn quang thu thủy, mi đạm xuân sơn -



28



so sánh mắt người con gái đẹp như nước mùa thu, lông mày như núi xuân

(dáng núi in hình trên nền trời xuân). Giới bình chú cũng nhắc đến mấy câu

thơ của Lý Diên Niên đời Hán Bắc phương hữu giai nhân, Tuyệt thế nhi độc

lập. Nhất cố khuynh nhân thành, Tái cố khuynh nhân quốc. Ninh bất tri

khuynh thành dữ khuynh quốc, Giai nhân nan tái đắc” (Phương bắc có người

đẹp, Nhất đời không ai bằng. Nàng ngoảnh lại một lần khiến nghiêng ngả

thành trì của người ta, Nàng ngoảnh lại lần nữa khiến nghiêng ngả đất nước

của người ta. [Người ta] hẳn phải biết [cái hậu quả] thành nghiêng nước ngả,

nhưng thật khó gặp lại giai nhân [nên vẫn say đắm nàng] [45, tr.77]

Trong trường hợp này, tính ước lệ được thực hiện bằng việc sử dụng các

mẫu diễn đạt điển cố. Tác giả không quan tâm đến tính cá thể, chân thực, chi

tiết, tỉ mỉ của ngoại hình nhân vật mà chỉ nêu bật lên đặc điểm của một vẻ

đẹp đem lại sự bất hạnh do vẻ đẹp gây lên sự ghen ghét của thiên nhiên, tạo

vật. Như có nhiều nhà nghiên cứu đã bình luận, sắc đẹp (và tài năng ) của

Kiều báo hiệu trước cuộc đời nàng sẽ là cuộc đánh ghen của tạo hóa. Bùi

Kỷ-Trần Trọng Kim từng nhận xét : “Cũng là tả cái đẹp mà cái đẹp của cô

Kiều tươi quá thắm quá, hình như cái mối sầu, cái dây oan đã phục sẵn ở

trong cái đẹp đó rồi”[25, tr. 1026 ].

Đối với những người được đào tạo văn chương Hán học thì các công thức

diễn đạt đó rất quen thuộc vì họ đứng trong một cộng đồng diễn giải chung,

còn đối với độc giả ngày nay, nếu văn bản không được chú giải bởi các nhà

cổ học, chưa chắc đã hiểu được nghĩa của ngôn từ. Nhưng ai cũng thấy rõ

đây không phải là cách tả chân mà chỉ là cách tả ước lệ.

1.3 Nhân vật Từ Hải :

Ngoại hình của Từ Hải cũng được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp

ước lệ, tượng trưng vẫn dành cho các nhân vật lí tưởng hoá:



29



“Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”.

Cách nói ước lệ “râu hùm”, “hàm én”, “mày ngài” để miêu tả vẻ đẹp đường

bệ, uy nghi, phi thường của một võ tướng anh hùng. Đây không phải là các

chi tiết tả thực mà chỉ là những điển tích mang tính ước lệ, có chức năng gợi

liên tưởng đến ngoại hình và tính cách của người anh hùng. Không nên băn

khoăn tìm cách giải thích Từ Hải cao bao nhiêu thước, tỷ lệ giữa vai và thân

ra sao, cũng không nên căn cứ vào các công thức tả để vẽ hàm, vẽ râu hay vẽ

lông mày nhân vật. Đây không phải là bức ảnh chụp nguyên xi chân dung

nhân vật mà chỉ là các gợi ý về thần thái của người anh hùng. Theo Cao

Xuân Hạo, nguyên tác Kim Vân Kiều truyện tả Từ Hải bằng các công thức

“bạch diện tú mi” (Mặt trắng, mày đẹp) và “Hổ đầu yến hạm” (Đầu hùm,

hàm én) và theo ông “Bức phác họa chân dung này dường như chia ra làm

hai phần, một phần là những nét của một thư sinh, một phần là những nét của

một võ tướng” [25, tr. 1428 ]. Và “có cơ sở để giả định rằng Nguyễn Du

chấp nhận bức chân dung song diện này chứ không đồng nhất tướng mạo của

Từ Hải với tướng mạo của một Quan Vân Trường…Nếu vậy ta có thể hiểu

rằng những nét thư sinh trong dung mạo của Từ Hải đã được Nguyễn Du

phác họa bằng hai chữ “mày ngài”. Nguyễn Du bỏ nét “bạch diện” có lẽ vì

nó không thích hợp với một con người suốt mười năm “phong trần mài một

lưỡi gươm” [25, tr. 1429 ].

Ngoài những điển tích ước lệ thường gặp trong văn miêu tả nhân vật anh

hùng “râu hùm, hàm én, mày ngài”, Nguyễn Du còn tạo ra một không gian

đầy chất huyền thoại, tiết điệu ngắt bất ngờ “bỗng đâu”để tạo ra nét riêng

biệt của người anh hùng -bất ngờ trong sự xuất hiện và cũng rất bất ngờ trong

sự quyết định chọn người tình lý tưởng Thúy Kiều. Ngoài ra, khi hoạ chân

dung nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du rất lưu ý đến cấu trúc cân đối-cân đối về



30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×