1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

3 Ngoại hình của Chí Phèo khi bị cự tuyệt:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


mà mình vẫn ước ao bấy lâu nay lại được trỗi dậy. Hắn chứng kiến âm thanh

của sự sống và đặc biệt hắn xúc động hơn lần đầu tiên trong đời hắn ốm có

người chăm sóc và đặc biệt là bàn tay của một người phụ nữ. Hương vị của

bát cháo hành là hương vị của hạnh phúc mà Chí Phèo luôn ước mơ, như mơ

ước có một gia đình bình dị như bao nhiêu người lương thiện khác.

Sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu

nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm

đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy

mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định

kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại

quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên

hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng

tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể

hiện. Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chí lại là người không hẳn vô

tư. Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức sở hữu duy nhất,

triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: vừa dâng hiến

vừa đòi hỏi. Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh

phúc bình dị theo kiểu con người. Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã

khóc vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ

ấm. Vì không thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt

ruột, tức tối.

Nhưng rồi Thị Nở nhớ ra có một bà cô trên đời và sau khi hỏi ý kiến

của bà cô, thị đã đến trút giận vào Chí Phèo. Chính hành động cự tuyệt của

Thị Nở làm cho chân dung của Chí Phèo đã thay đổi: “Hắn ngồi ngẩn mặt,

không nói gì”. Chưa bao giờ ta thấy bộ mặt của Chí Phèo lại như vậy, hắn

như đang nối tiếc hay vẻ mặt của hắn như mất mát một điều gì đó rất lớn lao.

Hắn có vẻ mặt ấy có lẽ rất logic bởi hắn đã tìm lại được chính ước mơ và con



56



người của mình mà bây giờ vừa trỗi dậy lại bị vùi tắt. Vậy thử hỏi làm sao

mà Chí Phèo lại không ngổi ngẩn mặt ra. Chính sự cự tuyệt của Thị Nở làm

Chí Phèo đã tìm cách giải quyết của cuộc đời mình nhanh hơn.

Tác giả viết lên nhân vật Chí Phèo không ngoài tư tưởng phản kháng,

chống lại mọi hình thức cai trị của thực dân phong kiến, mọi quyền hành của

bọn cường hào ác bá, chống lại áp bức, hủ hóa, tệ nạn đè nén những con dân

hiền lành, ít học ở nông thôn…Nam Cao đã thể hiện mọi nhân tính trong

truyện, chửi thẳng vào mặt những kẻ cầm quyền qua những vai trò hạ cấp

trong xã hội. Những tiếng nói đó đã đánh động lương tâm con người, kể cả

cái chết tức tưởi của Chí Phèo. Những nhân vật bị đời nguyền rủa được Nam

Cao vẽ lên bằng một bút pháp tài tình, pha màu chế biến thành những khuôn

mặt dị dạng, xấu xí từ bản tính cho tới ngoại hình, điển hình nhất là Chí

Phèo dáng dấp không được bình thường, lúc say, lúc tỉnh, lúc bình sinh, lúc

hung tàn tạo nên một chân dung tuyệt vời, người đọc thấy được chân tướng

của Chí Phèo, có khác gì một Quasimodo của Victor Hugo cũng chẳng khác

gì một AQ của Lỗ Tấn. Nhưng mỗi nhân vật tuy khác nhau về hoàn cảnh

cũng như tình cảm nhưng họ đều mang chung một nỗi thống khổ: đó là thân

phận làm người của những kẻ bất hạnh.

Tuy nhiên tác phẩm của Nam Cao hướng về chủ nghĩa nhân bản rõ nét

hơn. Trường hợp nhân vật Chí Phèo không phải y sinh ra đã độc ác “nhân

chi sơ tính bản thiện”, cho dù định mệnh đã báo trước sự hẩm hiu bên “lò

gạch”. Nhưng rồi phải đi ở hết nhà này qua nhà khác, lớn lên bị gạt ra khỏi

dòng đời, Chí Phèo bước vào con đường lầm than, lao lý do tác động xã hội.

Chí Phèo trở thành một kẻ ngang tàng nhưng bên trong Chí Phèo vẫn còn

lương tính, từ sâu thẳm tâm hồn hắn vẫn ẩn giấu một tình yêu cuộc sống, một

khát vọng làm người: “…Hắn tự nghĩ nếu Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn

thì sao người khác không thể được. Họ có thể thấy rằng hắn cũng có thể



57



không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng,thân thiện

của những người lương thiện…” . Nhưng xã hội xung quanh đầy thành kiến

đã không nhận thấy, diễn biến và thay đổi tinh vi trong con người Chí Phèo.

Người ta đã đóng đinh một định kiến xấu xa về Chí. Định kiến xã hội đã đẩy

Chí Phèo vào ngõ cụt, lấy cái chết để mong thoát tục.

So với văn học trung đại, nhân vật của văn học hiện đại đã được quan tâm

sâu sắc trong mối quan hệ giữa ngoại hình và tâm lý, tính cách. Mỗi giai

đoạn, mỗi chặng đường đời, mỗi kiểu hành động, có một ngoại hình tương

ứng. Phải chăng đây cũng là nguyên lý của thi pháp hiện thực chủ nghĩa ?

Nam Cao đã có những chi tiết nghệ thuật đắt giá đã thể hiện đặc biệt thành

công quá trình tha hóa, lưu manh hoá của Chí Phèo cả về nhân hình lẫn nhân

tính. Nhà văn đã cho thấy sự thay đổi của Chí Phèo từ chỗ là một "thằng hiền

lành như đất", là một trai cày khỏe mạnh có tư cách, có lòng tự trọng, có ý

thức về phẩm giá, biết cảm thấy nhục khi phải bóp đùi cho là bà Ba... đến

chỗ trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, thành một kẻ "uống máu người

không tanh". Nhà văn kín đáo bộc lộ nỗi xót xa đau đớn trong tình cảnh của

người nông dân trong xã hội cũ. Tác phẩm không ồn ào những cảnh sưu thuế

bắt bớ đánh đập nhưng vẫn đọng lại một ấn tượng đầy ám ảnh về thân phận

khốn cùng của người nông dân trong xã hội cũ - chị Dậu trong Tắt đèn, anh

Pha trong Bước đường cùng dù khổ đến đâu cũng được làm người. Chí Phèo

thì ngay cả quyền làm người cũng không có nốt.

2. Ngoại hình nhân vật Thị Nở.

Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng tay hạ bút viết

những dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái

nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nghèo, xấu, ngẩn

ngơ như ba đỉnh của một hình tam giác, nơi tác giả đã nhốt chặt nhân vật Thị

Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy không? Nhà



58



văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế

ban đầu" này?

Chúng ta thấy rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên

khối của con người tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con

người xã hội. Thị xấu ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm

của tạo hóa có phải thứ nào cũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có

cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toàn xấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu. Thị Nở

xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực: “Cái mặt

của thị trực là một sự mỉa mai của Hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể

tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật sự là tai

hại; nếu má nó phính phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là

thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn,

vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau

với cái môi cũng cố to không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt

nở như rạn ra. Đã thế thì lại hay ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày

thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái mầu thịt trâu xám ngoách.

Đã thế cái răng rất to lại chìa ra ”. Có lẽ trong tất cả các nhân vật thuộc phái

đẹp thì thị Nở là người xấu nhất. Một chân dung ngoại hình đầy chi tiết về

mặt, môi, má, mũi, cổ, được tả thực, chân thật, sống động chưa hề gặp trong

văn học trung đại, tuy có cảm giác hài hước do phóng đại, ngoa ngôn.

Nguyễn Khải bảo văn của Nam Cao rất ác. Có thể hiểu phần nào cái ác này

của nhà văn khi đặc tả cái xấu tột cùng, ma chê quỉ hờn của nữ nhân vật. Ta

có thể “dễ dàng nhận thấy ở Nam Cao trong cách miêu tả ngoại hình nhân

vật, ông thường nhấn mạnh vào nét xấu xí, nhiều lúc trở thành quái gở”.[12,

tr.301]. Vì vậy mà lâu nay trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca này:

Trông xa cứ tưởng nàng Kiều

Đến gần lại hóa người yêu Chí Phèo



59



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×