1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

2 Nhân vật Tú Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


đẩy. Chỉ cần bốn nét vẽ, đặc biệt là nét vẽ ”nhờn nhợt”, vừa gợi lên được

màu da tạo được cảm giác ghê tởm, vừa thể hiện được quá khứ giang hồ, thi

hào Nguyễn Du đã nói đúng một trong những nét rất đặc trưng của những bà

chủ chứa kiểu mẫu chính hiệu“đẫy đà xác thịt” (chữ dùng của Hà Như Chi).

Nhưng nếu bức hoạ này đựơc một hoạ sĩ tài ba vẽ lại thì sao? Nguyễn Văn

Hạnh bình luận: “Hoạ sĩ chỉ có thể vẽ một mụ Tú Bà cao lớn to béo, màu da

nhờn nhợt, với kích thước, sắc độ như mình muốn, nhưng chỉ được trên từng

bức tranh cụ thể một kích thước, sắc độ nhất định mà thôi. Và người xem chỉ

tiếp xúc một hình thể Tú Bà hoàn toàn xác định. Còn trong trí tưởng tượng

của người đọc thì hình tượng Tú Bà do Nguyễn Du tạo nên không hoàn toàn

xác định. Và ở các người đọc khác nhau, các lần đọc khác nhau, lại có những

mụ Tú Bà kinh tởm khác nhau, những mức độ nhờn nhợt cao lớn, đẩy đà

khác nhau” [ 45, tr.12].

Nói một cách ngắn gọn thì ngoại hình Tú Bà tố cáo cả quá khứ lẫn

hiện tại của mụ, một phụ nữ chuyên hoạt động chốn thanh lâu, lấy đêm làm

ngày, lấy ngày làm đêm, một thân thể cớm nắng, da nhờn nhợt . Do cuộc

sống không phải làm lụng vất vả nên mụ có được một ngoại hình cao lớn đẫy

đà (béo tốt). Chi tiết về nước da nhờn nhợt hay thân hình cao lớn đẫy đà là

những chi tiết hiện thực đúng với nghĩa hiện thực chứ không phải là hình ảnh

ước lệ tượng trưng. Không có sự tương đồng về ngoại hình giữa họ Mã và họ

Tú. Mỗi người có nét đặc trưng riêng do sự khác nhau về giới tính, tuổi

tác…qui định. Song sự giống nhau tuyệt đối giữa họ là một ngoại hình được

tả thực-nhân đây xin nói lại, chúng tôi phân biệt hai khái niệm khác nhau là

chủ nghĩa hiện thực và bút pháp tả thực (hay tả chân). Đây chưa phải là các

nhân vật của chủ nghĩa hiện thực song chúng được tả thực với các chi tiết

sống động, giống thực.



38



2.3. Nhân vật Sở Khanh

Ngoại hình nhân vật Sở Khanh cũng được tả chân, với một số chi tiết sinh

động. Có mối liên hệ logic giữa ngoại hình và tính cách nhân vật ở đây. Để

lừa được Thúy Kiều, Tú Bà đã chọn Sở Khanh, một người trẻ tuổi, xuất hiện

trong cái dáng vẻ bề ngoài nho nhã, trí thức, đầu tóc chải chuốt, lại cho hắn

mang trên người một bộ đồ trang nhã-đúng với lễ nghi cần thiết :

“Một chàng vừa trạc thanh xuân,

Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh”

Bề ngoài như vậy dễ lừa được mọi người rằng hắn là người tử tế. Ngay

cả Kiều là người nhạy cảm mà còn nhầm lẫn về hắn “Nghĩ rằng cũng mạch

thư hương”. Nhân vật Sở Khanh có dáng vẻ của “một nhà nho nhưng ngay

trong hình dáng đã có cái gì tỏ ra rằng Sở Khanh không phải là một nhà nho

chân chính” [45, tr.470]. Nhà nho đã có người vịnh hắn Làng nho trông cũng

coi ra vẻ/Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay. Một ngoại hình như thế thì Kiều dễ bị

mắc lừa. Khi Kiều vạch rõ chân tướng cũng là lúc sự trơ trẻn của hắn được

phơi bày “Nhơ tuồng, nghỉ mới kiếm đường tháo lui.” Dưới ngòi bút Nguyễn

Du, Sở Khanh đã trở thành“lưu danh thiên cổ”(Chữ dùng của Hoài Thanh).

Sự táo tợn của hắn còn hơn cả chàng Đông-Juan của văn học phương Tây.

Có một nét chung về hai bức chân dung Mã Giám Sinh và Sở Khanh.

Tác giả dùng cách tả chân để bóc trần bản chất, chân tướng bất nhân, bất

nghĩa của nhân vật. Một bản chất xấu xa, một tính cách tầm thường, hèn mạt

phải dùng lối tả chân mới phù hợp.

2.4. Nhân vật Hoạn Thư

Về nhân vật Hoạn Thư, tình hình có phần phức tạp hơn vì nhân vật

này có những yếu tố trung gian, không đơn giản thuộc về phe các nhân vật



39



phản diện như hai nhân vật vừa nói. Đã có nhiều nhận xét, đánh giá khác

nhau, nhiều khi mâu thuẫn, đối lập nhau về Hoạn Thư. Nhìn chung, những

binh luận này có thể chia làm hai loại. Thứ nhất, Hoạn Thư được nhìn nhận

như là một nhân vật phản diện và cùng với các nhân vật phản diện khác,

Hoạn Thư là nguyên nhân làm cho Kiều phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh.

Như vậy thì về cơ bản, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh chỉ là một bản

sao từ Kim Vân Kiều truyện. Các tác giả đều thống nhất với nhau rằng, Hoạn

Thư là biểu tượng của cái ghen khủng khiếp, một con người lắm mưu, nhiều

kế, một kẻ ác độc đến tàn nhẫn, sẵn sàng chà đạp lên phẩm giá con người để

trả mối tư thù. Ngược lại với cách nhìn trên, có một số nhà nghiên cứu lại coi

Hoạn Thư cũng chỉ là một nhân vật bi kịch, một nạn nhân trong tác phẩm.

Đông Hồ và Thích Nhất Hạnh còn cho rằng trong con người Hoạn Thư vẫn

ẩn chứa một chút Phật tính chứ Hoạn Thư không phải là hạng người vứt đi.

Đông Hồ viết “Việc Hoạn Thư hậu đãi Thúy Kiều ở Quan Âm Các là do mối

từ tâm, do Phật tính vốn có của lòng người…Chúng ta sẽ thấy, hành động

xuất phát do Phật tính xui nên đó, là Hoạn Thư đã gây một cái nhân rất tốt

cho mình” (dẫn theo Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc

nhìn văn hóa , tr. 328). Thích Nhất Hạnh dựa trên luật nhân-quả để giải thích

vì sao Hoạn Thư đã được Thúy Kiều tha bổng tại phiên tòa công lý “Hoạn

Thư không phải chỉ có ganh thôi. Trong cô cũng có lòng từ bi. Đọc tờ cung

khai của Kiều, Hoạn Thư thương cho tài văn và tâm trạng của Kiều và đã cho

phép Kiều đi tu, khỏi làm thân tôi tớ. Nghe lỏm được câu chuyện giữa Kiều

và Thúc Sinh, Hoạn Thư vẫn lờ đi, không canh gác, cố ý để Kiều đi trốn.

Kiều trốn đi, mang theo chuông vàng khánh bạc. Hoạn Thư vẫn không theo

bắt, dù cô có đầy đủ phương tiện để truy nã. Hành động nhân từ đó đã có kết

quả rất tốt…Từ Hoạn Thư, chúng ta cũng học được bài học nhân ái chứ cô



40



không phải là một người bỏ đi” (Thả một bè lau-Truyện Kiều dưới cái nhìn

thiền quán, Nhất Hạnh, San Jose, 2000, tr. 247-248).

Khác với các nhân vật khác, chân dung ngoại hình của Hoạn Thư không

được miêu tả tập trung mà chỉ hiện ra rải rác đây đó, từ nhiều điểm nhìn khác

nhau, kể cả điểm nhìn tác giả và điểm nhìn nhân vật Thúy Kiều. Muốn thấy

rõ chân dung nhân vật này phải tổng hợp các chi tiết qua các đoạn khác nhau.

Sự xuất hiện của Hoạn Thư được giới thiệu qua việc cô ta về thăm mẹ, kể lể

nỗi uất ức vì chồng có vợ lẽ (vườn mới thêm hoa). Khi Thúy Kiều bị bắt cóc

về làm con ở nhà Hoạn Thư, ngoại hình Hoạn Thư vẫn chưa được tả. Vẫn chỉ

là cách ứng xử đầy điềm tĩnh, cách kìm nén cảm xúc của một phụ nữ đầy

mưu kế thâm độc. Nhưng khi Thúc Sinh trở về thì bắt đầu thấy xuất hiện

ngoại hình Hoạn Thư qua điểm nhìn của Thúy Kiều : “bề ngoài thơn thớt nói

cười”. Nụ cười của Hoạn Thư đa nghĩa, đắc thắng thì cười đã đành mà giận

cũng vẫn cười. Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm. Đọc tờ cung

chiêu của Thúy Kiều, Hoạn Thư dường có ngẩn ngơ chút tình. Ngay cả khi

nghe trộm Thúy Kiều và Thúc Sinh giãi bày tâm sự, Hoạn Thư vẫn Cười

cười nói nói ngọt ngào. Trong tình huống mà bất cứ phụ nữ nào cũng phải

“chau mày nghiến răng” thì Hoạn Thư lại vẫn cứ chào mời vui vẻ nói năng

dịu dàng. Khi gặp lại Thúy Kiều trong phiên tòa công lý, Hoạn Thư thay đổi

cách ứng xử Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/Khấu đầu dưới trướng lựa điều

kêu ca. Phải tỏ ra hoảng sợ, phải tìm lời lẽ thế nào đó để thoát khỏi sự trừng

phạt và báo thù khốc liệt của Thúy Kiều. Nguyễn Du không tả kỹ khuôn mặt

mà tả hình thể, nụ cười, cái rập đầu của Hoạn Thư; ông cố gắng làm nổi bật

khả năng kiểm soát cảm xúc rất cao, tức là khả năng làm chủ bản thân của

Hoạn Thư trong mọi tình huống khi đặc tả giọng nói, miệng cười, tư thế thân

thể của nhân vật. Tính chất tả thực rất rõ nếu ta so sánh nụ cười đầy tính ước

lệ của Thúy Vân hoa cười ngọc thốt, còn đây là cười nói ngọt ngào, thơn thớt



41



nói cười, cái cách cười nụ-cười không ra tiếng.... Tuy chi tiết ngoại hình

Hoạn Thư chưa được phong phú như mong muốn, song chúng đều có tính

cách tả thực. Bằng các chi tiết đó, Nguyễn Du quan tâm trước hết đến khả

năng kiểm soát tâm lý rất cao của Hoạn Thư. Qua ngoại hình được miêu tả,

Hoạn Thư hiện lên không phải là người phụ nữ ghen vì tình yêu mà ghen một

cách trí tuệ, cái ghen của phụ nữ có địa vị quí tộc bị tổn thương (Ví chăng

thú thực cùng ta, Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên, Dại gì chẳng giữ lấy

nền, Tội chi mà rước tiếng ghen vào mình).

2.5 Nhân vật Hồ Tôn Hiến

So với các nhân vật Truyện Kiều, đây là nhân vật có quyền uy chính trị cao

nhất, đại diện cho triều đình phong kiến. Cũng như trường hợp Hoạn Thư,

đối với Hồ Tôn Hiến, dường như Nguyễn Du ngại nhìn thẳng vào chân dung

nhân vật. Ông bình luận nhiều hơn:

“Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ thay mặt sắt, cũng ngây vì tình.”

So với những bức vẽ chân dung nhân vật có lẽ đây là một trong những

bức vẽ thành công và đặc sắc. Đường nét và sắc màu mang nội hàm ý nghĩa

rất lớn. Nguyễn Du rất tinh tế khi thực hiện những nét vẽ về sự thay đổi của

từng ánh mắt, độ co giãn của từng sắc mặt: nghe-đắm, ngắm-say-ngây để làm

rõ bản chất háo sắc của một tên quan quyền thế. Là một kẻ “kinh luân gồm

tài” từng xông pha trận mạc vậy mà trước mặt Thúy Kiều hắn đã bị mất

phương hướng-tình cảm bị cuốn hút, lý trí hết hiệu lực và cuối cùng đờ đẫn

ngây dại. Nói như Hoài Thanh: “Nguyễn Du đã giết Hồ Tôn Hiến bằng một

chữ “ngây” cũng như giết Sở Khanh bằng chữ “lẻn”. Trong bao nhiêu người

mê Kiều, Nguyễn Du đã dành riêng chữ “ngây” cho Hồ Tôn Hiến”.

Đặc biệt, trong bức chân dung về Hồ Tôn Hiến chúng ta còn tìm thấy

những bức tranh nhỏ đặt cạnh nhau, tiếp nối nhau và thậm chí trái ngược



42



nhau” mặt sắt- ngây”. Cách sắp xếp đó đã góp phần không nhỏ trong việc tô

đậm tính cách nhân vật, tạo ra sự khác biệt trong việc thực hiện các bức chân

dung nhân vật.

Chọn vẽ Hồ Tôn Hiến vào thời điểm Từ Hải chết trận, Kiều phải dâng

rượu hầu đàn, Nguyễn Du như muốn khẳng định sự đối nghịch về đạo đức:

đê hèn, xảo quyệt, vụ lợi điểu cáng hoàn toàn tương phản với cái đẹp của sự

hy sinh, lòng trung thực, sự thuỷ chung. Kiều khuyên Từ ra hàng là xuất phát

từ cái đức. Hồ Tôn Hiến lật lộng đánh lén để chiến thắng và bắt vợ của người

chiến bại hầu rượu mua vui là phi đạo đức. Rõ ràng chất người của Kiều

càng cao thì chất người của Hồ Tôn Hiến càng không có. Cũng là bức vẽ về

nhân vật Hồ Tôn Hiến nhưng bức vẽ:

Đẩy xe vâng chỉ đặc sai

Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung.

thì “người ta thấy hoạ sĩ vẽ bức tranh này là một nhà hoạt hoạ trào phúng

đến ghê gớm! Tiện nghi, bát liễu, việc ngoài, đổng nhung, thanh la, não bạt

đập gõ loèng xoèng, nhưng mi là một tên gian đối…” [ 45, tr.115].Hình ảnh

tên quan tổng đốc trọng thần gợi ta nhớ đến ông quan phủ xử kiện Thuý

Kiều:

Trông lên mặt sắt đen sì,

Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lời:

Nếu vị quan phủ nghiêm túc thì Hồ Tôn Hiến lại đánh mất hoàn toàn

uy nghiêm của bậc cha mẹ dân. Cái vẻ “ngây” của hắn đủ để diễn tả sự giả

dối, vô đạo của tên mệnh quan triều đình.

Như vậy, ngoại hình của nhóm nhân vật phản diện đều được Nguyễn Du

tả chân, tả thực ở những mức độ khác nhau. Tác giả không sử dụng các công

thức ước lệ tượng trưng cho việc miêu tả ngoại hình nhân vật phản diện. Đối

với loại nhân vật này, Nguyễn Du đã cố gắng làm cho nó gần gũi với đời



43



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×