1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.16 KB, 115 trang )


2



2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được hiện trạng về mặt hàng sữa bột trong nước và ngoài nước tại

một số siêu thị ở thành phố Huế.

- Sức mua của thị trường đối với từng loại sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân.

- Biết được thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng này như thế nào, các nhân

tố tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

- Đề ra chiến lược cạnh tranh thích hợp của ngành sữa bột Việt Nam và các giải

pháp thực hiện hiệu quả chiến lược đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng của đề tài là các khách hàng đã từng mua hay sử dụng sữa bột tại

các siêu thị trên địa bàn TP Huế.

+ Tiêu thụ sữa bột và các mặt hàng của nó tại một số siêu thị của TP Huế.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Tại cái siêu thị trên địa bàn TP Huế.

+ Thời gian: Tài liệu thống kê thứ cấp thu thập chủ yếu lấy từ các nguồn nằm

trong khoảng 2008-2012.

+ Nội dung nghiên cứu: tập trung phân tích sức cạnh tranh của sữa bột Việt

Nam tại các siêu thị tại Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

• Dữ liệu thứ cấp thu thập qua:

- Sử dụng các tài liệu của các đề tài nghiên cứu trước có liên quan.

- Tìm kiếm tài liệu trên các trang websites.

4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:





Dữ liệu sơ cấp thu thập qua:



- Thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã từng mua hay sử

dụng sản phẩm sữa bột của các siêu thị ở TP Huế

4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính:

- Phỏng vấn thử nhóm khách hàng đã từng mua hay sử dụng sữa bột tại các siêu

thị ở TP Huế từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá và nhận xét.

- Điều tra thử bảng hỏi để hoàn thiện các tiêu chí đánh giá.



3



4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

theo phương thức chọn mẫu thuận tiện.

- Kích cỡ mẫu:

Không có công thức nào mẫu cho mọi cuộc nghiên cứu, nên phải dựa vào tính chất,

cũng như mục đích của cuộc nghiên cứu để suy ra được kích cỡ mẫu sao cho phù hợp.

Trong nghiên cứu trong kinh doanh, có một số công thức được dùng làm xác

định kích cỡ mẫu, chúng tôi xác định kích thước mẫu bằng phương pháp sau:

Xác định cỡ mẫu theo tỉ lệ::



Trong đó:

n: cỡ mẫu

p(1-p): độ biến động dữ liệu

p: là tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu

chọn mẫu

Z: là giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy

e: sai số cho phếp với cỡ mẫu nhỏ

ví dụ:

với z = 1.96, e = 10%(sai số mẫu)

p= 0.5

do p= 0.5 nên (1-p) = 0.5. Sử dụng công thức trên ta tính được kích cỡ mẫu đơn

vị mẫu.



0.5 ∗ 0.5 *1.96 2

n=

0.12



→ n= 96(mẫu).

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nguồn lực nên số mẫu được chọn là 100

khách hàng ( lớn hơn 96 mẫu là cỡ mẫu tối thiều để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa).



4



Phân bố mẫu:

Do quy mô của siêu thị Big C lớn hơn so với 2 siêu thị Coopmart, Thuận Thành Mart

nên chúng ta tiến hành điều tra số bảng hỏi tại siêu thị Big C là 40 bảng hỏi, còn tại

mỗi siêu thị Coopmart và Thuận Thành Mart là 30 bảng hỏi.

Phương pháp chọn mẫu:

Khách hàng được phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Các khách hàng được chọn điều tra theo hệ thống cứ 10 khách hàng sau khi mua sản

phẩm từ các siêu thị thì nhóm chọn 1 khách hàng để phỏng vấn. Nếu khách hàng

không mua hay sử dụng sữa bột thì ngừng phỏng vấn. nếu có thì tiếp tục phỏng vấn.

Công cụ xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, các số liệu thu thập từ việc phỏng

vấn sẽ được quy đổi về cùng một đơn vị tính cho thống nhất. Công việc tiếp theo

là tiến hành mã hóa và xử lý số liệu bằng phần mềm spss. Sau đó tiến hành phân

tích các nội dung nghiên bằng thống kê mô tả và đưa ra nhận định.



5



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

1.1. Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Với quan điểm cạnh tranh là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia, A.Smith cho

rằng: “cạnh tranh rất quan trọng, cạnh tranh đảm bảo mỗi một cá nhân hay mỗi quốc

gia thực hiện những công việc mà chúng có thể thực hiện tốt nhất và nó đảm bảo cho

mỗi thành viên sẽ thu được phần thưởng xứng đáng cho công việc của mình và đóng

góp tối đa cho phúc lợi chung.

Theo Randall: “cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị

trường với lợi nhuận nhất định”.

Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế hàng hóa. Theo C.Mac:

“cạnh tranh được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là sự ganh đua giữa những người sản

xuất và lưu thông hàng hóa bằng những hình thức và thủ đoạn khác nhau, nhằm giành

giật cho mình những điều kiện và kinh doanh có lợi nhất. Theo cuốn kinh tế học của

P.Samuelson thì “cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với

nhau để giành khách hàng, thị trường”.

Trong phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh có thể được hiểu là “sự ganh đua giữa

các doanh nghiệp trong việc giành giật nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng

cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó”.

Sự ganh đua ở đây là sự ganh đua về mọi mặt như số lượng, chất lượng, giá cả, dịch vụ

khách hàng v.v... hoặc kết hợp các yếu tố này cùng với các nhân tố khác để tác động

với khách hàng một cách mạnh mẽ nhất.

Từ các quan điểm trên xin đưa ra một khái niệm về cạnh tranh trong kinh tế,

đặc biệt là cạnh tranh trong các doanh nghiệp như sau:

“Trong hoạt động kinh tế cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách

khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. “Cạnh tranh” là sự ganh đua

giữa các chủ thể kinh tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế kết hợp áp

dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong sản xuất cũng như các dịch vụ làm thỏa mãn

nhu cầu của khách hàng bằng các sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh

tranh” cũng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô



6



hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương

đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa lợi nhuận.

1.1.2 Vai trò cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà

còn cả đối với người tiêu dùng và nền kinh tế và cạnh tranh không những mặt tác động

tích cực và tiêu cực.





Đối với nền kinh tế:







Tích cực:



+ Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp

phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt với kinh tế toàn cầu.

+ Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem là một công cụ

hữu dụng để:

- Người sản xuất phải tìm mọi cách để tạo ra các sản phẩm có chất lượng hơn,

đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao

hơn là để đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

- Người tiêu dùng được hưởng các sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giá thành

hợp lý hơn.

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà

còn cả đối với người tiêu dùng và nền kinh tế.

• Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không như mong

muốn về xã hội lẫn kinh tế, làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của

cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo. Dẫn đến cạnh

tranh không lành mạnh và dùng các thủ đoạn cạnh tranh bất chấp pháp luật

Vì lý do đó, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định

chế xã hội, có sự can thiệp của nhà nước. “Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cạnh tranh

từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi.”

 Đối với doanh nghiệp:

Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả

năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển

của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị

trường thông qua thị phần so với đối thủ,...Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

×