1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

sữa bột nội trong tương lai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.16 KB, 115 trang )


71



Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy trong tổng số 100 khách hàng được

phỏng vấn thì có tới 86% khách hàng mong đợi chất lượng sản phẩm của các hãng sữa

ngày càng được nâng cao hơn, đứng thứ hai là mong muốn sản phẩm sữa bột sẽ được

điều chỉnh giá cả sao cho hợp lý hơn với 51% khách hàng mong muốn như vậy, tiếp

theo là nâng cao uy tín công ty, tăng cường khuyến mại, cải tiến mẫu mã, quảng cáo và

chăm sóc khách hàng.

2.5. Đánh giá chung về sức cạnh tranh của sản phẩm sữa bột Việt Nam

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có những nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ họ

trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vinamilk cũng cần có nguồn cung cấp về

nguyên vật liệu và trang thiết bị để sản xuất.Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa,

95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt

với qui mô từ 100-200 con trở lên(VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò

tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng

thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy

mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…

khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm

thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước.

Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành

sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời,

nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc…

tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc.

Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là

rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá

sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế

bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng

sữa bột, do đó việc lựa chọn nhà cung ứng nguồn nguyên liệu rất quan trọng. Trong

thời kì hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam có được thuận lợi khi có thể hợp tác

với các nước trên thế giới.Ngành mặt hàng sữa bột không chịu áp lực bởi bất cứ nhà

phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa bột, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công

ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy mặt hàng sữa

bột có thể chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng.



72



Năng lực thương lượng về giá của người mua thấp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện tại

các sản phẩm sữa bột của nước ngoài rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu

tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản

phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản

phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả.

Các sản phẩm thay thế của mặt hàng sữa bột hiện nay chủ yếu vẫn là các sản

phẩm như sữa nước và sữa đặc. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa khác nhau thì có các

chức năng khác nhau để đánh vào các đối tượng tiềm năng khác nhau. Đặc biệt đối với

sản phẩm sữa bột hay được gọi là sữa công thức, nên khả năng bị thay thế bằng các

sản phẩm khác này là rất thấp. Do vậy sản phẩm sữa bột ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay

thế.

Hội nhập kinh tế thế giới, ngoài những thuận lợi, chúng ta cũng gặp phải những

khó khăn khi mà ngày càng nhiều sản phẩm có chức năng, mẫu mã khác đang dần

thâm nhập vào thị trường trong nước, khiến cho sữa bột Việt nam ngày càng phải cạnh

tranh gay gắt hơn. Về mặt phát lý thì việc tham gia sản xuất, kinh doanh trên thị

trường sữa bột không có trở ngại nào đáng kể.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia

trong ngành sữa, các quy định của pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện tương đối tốt

cho việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới.Để cản trở sự thâm nhập thị

trường của các đổi thủ, các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra các rào cản ngăn chặn

các đối thủ. Rào cản chiến lược này bao gồm:

− Sản xuất, cung ứng ra thị trường một khối lượng lớn hàng hóa, thông thường

là vượt quá mức cầu hiện tại của thị trường.

− Các hợp đồng độc quyền với các nhà cung cấp hoặc với các nhà phân phối.

− Một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có thể hành động dưới hình

thức bán dưới giá thành toàn bộ hoặc bằng một cách khác trong trường hợp có đối thủ

cạnh tranh mới gia thị trường.

Điều này đã làm giảm cơ hội tham gia nhập khẩu và phân phối của các doanh

nghiệp muốn gia nhập thị trường, số lượng các doanh nghiệp có thể nhập khẩu và phân

phối các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu bị hạn chế tối đa.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2008 toàn ngành sữa 72 doanh

nghiệp sản xuất và kinh doanh với 230 nhà nhập khẩu, thị trường sữa đang có sự cạnh

tranh gay gắt giữa các sản phẩm trong sữa trong nước và nhập khẩu. Các đối thủ nước



73



ngoài chủ yếu của sản phẩm sữa bột Việt Nam hiện nay chủ yếu là Abbott, Mead

Johnson, Dutch Lady, Anlene, Dumex,…Hiện sữa bột nhập khẩu chiếm thị phần trên

thị trường khá cao (khoảng 72%), sữa bột trong nước sảm xuất có thị phần chiếm ít

hơn là Vinamilk (20%), Nutifood (5%) và khoảng dưới 10% doanh nghiệp nhỏ trong

nước không có thương hiệu nhập về đóng gói.

Cuộc đua tranh quyết liệt của thị trường sữa bột giữa các thương hiệu trong

nước và nước ngoài đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng các thương hiệu sữa ngoại

luôn chiếm ưu thế hơn.Với tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ rất lớn về sữa các loại tại

Việt Nam nên dẫn đến đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và gay gắt. Các nhà đầu tư

nước ngoài ngày một đổ xô vào Việt Nam để triển khai hoạt động kinh doanh.Đó là

thách thức lớn của các doanh nghiệp sữa Việt Nam trong việc cạnh tranh dành thị

trường sữa bột.



74



CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SỮA

NỘI SO VỚI CÁC HÃNG SỮA NGOẠI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

3.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm

sữa bột Việt Nam

3.1.1. Quan điểm phát triển

Quyết định số 3399/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 28 tháng 6

năm 2010 về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã đưa ra những quan điểm và định hướng cụ thể nhằm

xây dựng ngành công nghiệp sữa Việt nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ từ

sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh để chủ động hội

nhập với nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và khả năng

xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Với quan điểm phát triển ngành công nghiệp sản xuất sữa trên cơ sở phát huy

lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có,

Nhà nước khuyến khích huy động tiềm lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển

ngành gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Có thể thấy đàn bò sữa nước ta phát triển

trên tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ vẫn là

vùng tập trung số lượng bò lớn nhất do có những điều kiện địa lí thuận lợi phù hợp với

việc chăn nuôi bò sữa. Vì vậy cần phải tận dụng lợi thế này cùng với những biện pháp

khuyến khích lao động và mở rộng quy mô đàn bò sữa để nguồn nguyên liệu cung cấp

có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó,

quy trình sản xuất sữa cần phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị

dinh dưỡng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, Nhà nước đề ra quan điểm toàn

ngành cần phải không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và

đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp

ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là thách thức

với nền kinh tế Việt Nam, mặc dù trong nhiều năm qua doanh thu ngành sữa vẫn liên

tục tăng bất chấp hiệu ứng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các DN

Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nội địa, nhưng không thể phủ

nhận các nhãn hiệu sữa trong nước đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nhãn



75



hiệu nước ngoài và ở mảng sản phẩm sữa bột các doanh nghiệp nội địa đang đứng

trước nguy cơ đánh mất thị trường tiêu dùng của chính mình. Do đó doanh nghiệp Việt

Nam cần phải đề ra những chiến lược nâng cấp sản phẩm theo hướng nâng tầm chất

lượng, cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nhằm nâng cao năng lực của

sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Do quy mô đàn bò sữa chưa đủ lớn để cung cấp sản lượng sữa đáp ứng được

nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, ngành sữa Việt Nam mỗi năm đều phải tốn một khoản

chi phí rất lớn trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài để sản xuất các

mặt hàng sữa trong nước, đặc biệt là sữa bột. Trước tình hình đó, Nhà nước khuyến

khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển đàn bò sữa để tăng dần tỷ lệ tự

túc nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa nguyên liệu nhập khẩu.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Hướng đến mục tiêu phát triển toàn ngành sữa nói chung theo hướng hiện đại,

đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, nâng cao năng lực cạnh trạnh của

các DN trong nước ở tất cả các mặt hàng, trong hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành

sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”, Bộ Công thương đã đặt ra những mục

tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành, đặc biệt hai vấn đề quy hoạch đàn bò sữa

và tập trung vào công nghiệp chế biến là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu. Theo đó

mục tiêu phát triển của ngành sữa được định hướng như sau:

Bảng 23: Quy hoạch phát triển các sản phẩm sữa giai đoạn 2015 – 2025

Chỉ tiêu



Đơn vị



2010



2015



2020



2025



Sữa thanh, tiệt trùng



Triệu lít



480



780



1150



1500



Sữa đặc có đường (sữa hộp)



Triệu hộp 377



400



410



420



Sữa chua



Triệu lít



86



120



160



210



Sữa bột các loại



1000 tấn



47



80



120



170







Tấn



6



8



10



13



Pho mát



Tấn



72



84



97



107



Kem các loại



1000 tấn



13



20



27



38



Các sản phẩm sữa khác (bột

1000 tấn

dinh dưỡng)



22



44



65



83



Sữa thanh tiệt trùng vẫn là nhóm hàng chủ lực của ngành sữa với chỉ tiêu tăng

trưởng trên 30% trong năm 2025 so với năm 2010. Nhóm mặt hàng sữa bột các loại



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

×