1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Sơ đồ 4: Sản xuất sữa bột 7 tháng đầu năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.16 KB, 115 trang )


36



Ngoài ra, cũng còn một lượng sữa bột nhập khẩu khác được gọi là “hàng xách

tay”. Một số doanh nghiệp nhập một hoặc một vài container hay vài tấn để phân phối

lẻ. Lượng hàng này không phải là hàng nhập lậu vì vẫn đóng thuế và làm đầy đủ các

thủ tục nhập khẩu, có nguồn gốc từ các nhà sản xuất sữa hàng đầu thế giới như Mead

Johnson, Abbott…Tuy nhiên, lượng sữa bột nhập theo phương thức này nhãn mác

không có tiếng Việt và không được bảo hành, đảm bảo chất lượng bởi nhà phân phối.

Loại này có số lượng không đáng kể, chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trên thị trường.

Việc nhập khẩu các sản phẩm sữa bột nguyên hộp, chủ yếu là các sản phẩm sữa

bột cho trẻ em vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau đối với

từng hãng sữa. Một số hãng sữa chỉ thành lập văn phòng đại diện của hãng tại Việt

Nam để thực hiện việc khảo sát, thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá về tiềm

năng của thị trường. Việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm do doanh nghiệp trong

nước trực tiếp thực hiện. Văn phòng đại diện của hãng đó chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin

thị trường và tư vấn cho nhà nhập khẩu và phân phối.

Bảng 1. Số liệu thống kê số lượng hộp và giá trị nhập khẩu sữa bột nguyên hộp

Năm

2007

2008

2009

Giá trị nhập khẩu (USD)

291.1919.521

322.045.44

86.707.639

Số lượng nhập khẩu (hộp)

7.081.553

8.306.197

2.921.595

(Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hả quan)

Trong những năm qua, giá trị nhập khẩu đối với sữa bột liên tục tăng và tăng mạnh.

Năm 2007 có 7.081.553 hộp sữa bột được nhập vào Việt Nam, đến năm 2008 đã tăng

lên 8.306.197 hộp, tăng khoảng 17,3%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát và suy giảm kinh tế vào những tháng cuối năm

2008 dẫn tới những tháng đầu năm 2009 người dân thắt chặt chi tiêu và chuyển hướng

sang tiêu dùng các sản phẩm sữa bột sản xuất trong nước có mức giá thấp hơn nên

lượng sữa bột nguyên hộp nhập khẩu về Việt Nam đã giảm cả về số lượng và giá trị

nhập khẩu, đặc biệt tháng 1 năm 2009 lượng nhập khẩu thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là

53%. Nhưng đến đầu tháng 3 khi có thông tin không chính thức về việc tăng thuế nhập

khẩu sữa của Bộ Tài chính khiến lượng cầu đột ngột tăng cao, đẩy kim ngạch nhập

khẩu sữa tăng đột ngột tăng 7,39 triệu USD so với trước đó, tương đương tăng lên 32%.

2.1.2.2.



Tốc độ tăng trưởng của ngành



Sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành

thực phẩm ở Việt Nam. Trong những năm qua ngành sữa luôn duy trì được tốc độ tăng



37



trưởng khá cao và ổn định, tỉ suất lợi nhuận cũng tương đối cao. Theo đánh giá của

một số công ty nghiên cứu thị trường thì Việt Nam đang là quốc gia có ngành sữa tăng

trưởng khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện đã

thúc đẩy thị trường sữa trong nước có sự tăng trưởng cao, với tốc độ bình quân khoảng

9,06%/năm từ năm 2000 đến nay. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng bình quân

7,85%/năm, từ 8,09 lít/người năm 2000 lên 14,81 lít/người năm 2008.

Bảng 2. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người giai đoạn 2000-2008

2000

Dân số (triệu người)



2005



2006



2007



2008



77,63



82,16



83,08



83,99



84,90



1004



1056



1239



1257



Tiêu thụ sữa nội địa (triệu lít quy 628

đổi)



Tiêu thụ bình quân (lít/người/năm)

8,09

12,22

12,71

14,75

14,81

(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)



Bảng 3. Mức tăng trưởng tiêu thụ sữa qua các giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng



Đơn vị



2001-2005



2006-2008



2001-2008



Tiêu thụ sữa



%/năm



9,84



7,79



9,06



Tiêu thụ sữa bình quân đầu %năm



8,60



6,62



7,85



người

(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)

Như mô tả ở bảng trên, tổng lượng tiêu thụ sữa tại Việt Nam liên tục tăng mạnh

với mức bình quân trong cả giai đoạn 2001-2008 là 9,06%/năm. Mặt khác, tỉ lệ tăng

dân số hàng năm vào khoảng 1,2%, theo số liệu của tổng cục thống kê thì dân số năm

2011 là 87,84 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Tỷ lệ tăng GDP khoảng 5-7% mỗi

năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao khoảng 29,3% (theo Công bố

kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2010 và Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai

đoạn 2011-2020” của Bộ Y tế) .… là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành

sữa. Chính vì vậy, có thể nhận định rằng nhu cầu về sữa còn tiếp tục gia tăng và tiềm

năng phát triển của thị trường sữa Việt Nam nhìn chung còn rất lớn.



38



2.1.2.3. Số lượng và thành phần doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên

thị trường

Hiện nay trên thị trường sữa bột nói chung và thị trường sữa bột trẻ em nói

riêng, số lượng doanh nghiệp tham gia là khá lớn, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất,

doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, doanh nghiệp tham gia cả hai khâu trên, doanh

nghiệp ở nước ngoài hiện có sản phẩm bán tại thị trường Việt Nam…Theo điều tra của

Tổng cục Thống kê, năm 2008 toàn ngành sữa có 72 doanh nghiệp, không kể các

doanh nghiệp, công ty, cơ sở tư nhân quy mô nhỏ, tăng 59 doanh nghiệp so với năm

2000. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, số lượng các doanh nghiệp ngành

sữa tăng bình quân 24,57%/năm, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008, tăng bình quân

23,86%/năm.

Có thể nhận thấy ngành sữa là ngành được tư nhân hóa sớm trong đó doanh

nghiệp sữa nhà nước có quy mô lớn là Vinamilk đã được cổ phần hóa.Các doanh

nghiệp còn lại đều ở dạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp

thuộc khối kinh tế tư nhân. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều hãng sữa bột mới

ví dụ Meji, XO, S26…nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam, góp phần

làm cạnh tranh trên thị trường trở nên sôi động hơn.

Nhìn một cách tổng thể có thể thấy các doanh nghiệp sữa, hãng sữa, các sản

phẩm sữa bột do nước ngoài sản xuất đang lấn át các doanh nghiệp trong nước. Trong số

các doanh nghiệp chủ chốt trên thị trường hiện nay chỉ có Vinamilk là doanh nghiệp

trong nước với nhãn hiệu sản phẩm trong nước, còn lại các tên tuổi lớn như Abbott,

Nestle, Mead Johnson…đều là các hãng sữa ngoại chiếm phần lớn thị phần trên thị

trường.

Mặc dù được liệt kê là các doanh nghiệp sản xuất sữa bột, tuy nhiên trong số

các doanh nghiệp sản xuất hiện tại chỉ Vinamilk là doanh nghiệp có đầu tư dây

chuyền sản xuất sữa bột từ sữa tươi. Các doanh nghiệp còn lại đều là các doanh

nghiệp nhập khẩu sữa bột nguyên liệu (sữa nền), nhập khẩu các vi chất và chỉ tiến

hành khâu trộn sữa và đóng gói thành phẩm để bán.

Các doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột gồm các doanh nghiệp đầu mối thực hiện

nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm sữa bột nguyên hộp từ các hãng sữa nước ngoài để

bán trên thị trường. Tiêu biểu trong nhóm này đó là Công ty TNHH Dược phẩm 3A

(nhập khẩu sản phẩm của Abbott), Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam,



39



Công ty TNHH Danone Việt Nam (Dumex), Công ty TNHH Nestle Việt Nam (Nestle)

… Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu sữa thành phẩm

có nhiều biến động. Thực tế có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tham gia thị trường

nhưng cũng đã có nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do sức ép cạnh tranh.

Điều này cũng tương đối dễ hiểu do hàng quy định về việc nhập khẩu sữa thành phẩm

thời gian qua là tương đối mở và dễ dàng đối với doanh nghiệp.

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân chia các doanh nghiệp trên thị

trường sữa bột thành nhóm các doanh nghiệp chủ chốt, chiếm thị phần chủ yếu trên thị

trường và nhóm các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.Tính trên tổng thể toàn thị trường sữa bột,

số lượng doanh nghiệp chủ chốt có khả năng quyết định về lượng cung hay giá cả của các

sản phẩm sữa bột trên thị trường là không nhiều. Có thể kể tên một số doanh nghiệp lớn

chiếm thị phần đáng kể trên thị trường sữa bột Việt Nam là Abbott, Friesland Campina,

Mead Johnson, Vinamilk… Trong phần sau, báo cáo sẽ có các phân tích, nhìn nhận kỹ

hơn đối với nhóm các doanh nghiệp lớn này.

2.2.



Phân tích môi trường vĩ mô



2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế Việt nam tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm trở lại đây, thuộc

vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. (Nguồn:

http://vef.vn/2012-02-17-viet-nam-co-trien-vong-tang-truong-dai-han-tot-nhat-tg)

Theo số liệu biểu đồ trên, GDP của Việt nam liên tục tăng ở mức từ 6-8%, do

đó GDP bình quân trên đầu người cũng liên tục tăng, đến năm 2007 đã đạt 200.6% so

với năm 2000. Năm 2008, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến

kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009

thấp hơn tốc độ tăng 6,20% của năm 2008 nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế

họach. Kinh tế thế giới năm 2010 và 2011 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn

định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Do vậy tăng

trưởng kinh tế của nước ta trong hai năm này cũng tăng hơn 2008 và 2009 nhưng ko

đáng kể với 6.78% và 5.89%.

Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người từ năm 2006 – 2011

Năm



2006



2007



2008



2009



2010



2011



40



GDP Growth



8.20%



GDP bình quân 724.0



8.40%



6.20%



5.32%



6.78%



5.89%



835.1



1,047.9



1,068.3



1,173.5



1,361.3



2,607.5



2,799.9



2,944.7



3,143.0



3,354.8



đầu người (USD)

GDP bình quân 2,364.1

đầu người, PPP

(USD)

(Nguồn: http://www.advantageaustria.org/vn/events/iiv.pdf)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mức sống và nhận thức về sức khỏe càng được

cải thiện. Điều này hứa hẹ nhu cầu sữa ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng

trưởng mạnh trong thời gian tới và thị trường phát triển trong tương lai.

2.2.2. Dân số

Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 87,84 triệu người, có tốc độ

tăng trưởng dân số trung bình 1.1%/năm (giai đoạn 2006-2010). Việt Nam có mật độ

dân số trẻ, độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 54.1% (số liệu 2010) trên tổng dân số

(Nguồn: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), nhóm đối tượng này bị ảnh hưởng

nhiều bởi văn hóa Phương Tây, vì vậy có xu hướng tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa. Với

đà đô thị hóa nhanh chóng (hơn 3%/năm), nhu cầu sữa ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ

tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Người tiêu dùng các sản phẩm sữa bột chủ yếu tại các thành phố lớn, có thu

nhập cao, có nhận thức về lợi ích của sữa hơn những người sống ở nông thôn. Tuy

nhiên, dường như hiện nay các chiến dịch quảng cáo và phân phối đang được nỗ lực

thực hiện cho các khu vực nông thôn khu vực chiếm 69,8% dân số cả nước, nhằm

nâng cao nhận thức về lợi ích của các sản phẩm sữa cũng như mở rộng nhu cầu tiêu

thụ tiềm năng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

×