Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.16 KB, 115 trang )
40
GDP Growth
8.20%
GDP bình quân 724.0
8.40%
6.20%
5.32%
6.78%
5.89%
835.1
1,047.9
1,068.3
1,173.5
1,361.3
2,607.5
2,799.9
2,944.7
3,143.0
3,354.8
đầu người (USD)
GDP bình quân 2,364.1
đầu người, PPP
(USD)
(Nguồn: http://www.advantageaustria.org/vn/events/iiv.pdf)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mức sống và nhận thức về sức khỏe càng được
cải thiện. Điều này hứa hẹ nhu cầu sữa ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng
trưởng mạnh trong thời gian tới và thị trường phát triển trong tương lai.
2.2.2. Dân số
Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 87,84 triệu người, có tốc độ
tăng trưởng dân số trung bình 1.1%/năm (giai đoạn 2006-2010). Việt Nam có mật độ
dân số trẻ, độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 54.1% (số liệu 2010) trên tổng dân số
(Nguồn: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), nhóm đối tượng này bị ảnh hưởng
nhiều bởi văn hóa Phương Tây, vì vậy có xu hướng tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa. Với
đà đô thị hóa nhanh chóng (hơn 3%/năm), nhu cầu sữa ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ
tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Người tiêu dùng các sản phẩm sữa bột chủ yếu tại các thành phố lớn, có thu
nhập cao, có nhận thức về lợi ích của sữa hơn những người sống ở nông thôn. Tuy
nhiên, dường như hiện nay các chiến dịch quảng cáo và phân phối đang được nỗ lực
thực hiện cho các khu vực nông thôn khu vực chiếm 69,8% dân số cả nước, nhằm
nâng cao nhận thức về lợi ích của các sản phẩm sữa cũng như mở rộng nhu cầu tiêu
thụ tiềm năng.
41
Bảng 5: Cơ cấu dân số Việt Nam từ năm 2006 đến 2010
2006
Khu đô thị
2007
2008
2009
2010
23,046
23,747
24,674
25,466
26,224
60,267
60,474
60,449
60,559
60,073
83,313
84,221
85,122
86,025
86,928
72,3%
71,8%
71%
70,4%
69,8%
(Triệu người)
Nông thôn
(Triệu người)
Tổng dân số
(Triệu người)
Tỷ lệ dân số nông
thôn (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK), Niêm giám thống kê 2009, NGTT 2010) [16]
2.2.3. Công nghệ
Ngành sữa trên thế giới đã có mặt lâu đời với công nghệ tiên tiến từ các nước
có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ,
Đức, Ý, Hà Lan. Sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao với các dây chuyền sản xuất
sữa hiện đại có công suất lớn như hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động cho các
lọai hộp giấy chuyên dung, dây chuyền sản xuất sữa chua ăn khép kín với công nghệ
lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tươi thanh trùng, …
2.2.4. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là thuận lợi cho việc phát triển
chăn nuôi bò sữa, mà đây lại là nguồn cung nguyên liệu cho ngành sản xuất sữa, điều
này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và xây dựng các trang trại để tạo sự
chủ động về nguồn nguyên liệu và giám sát được chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tù
đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai khí hậu của Việt Nam có những biến đổi hết sức phức tạp điều này đặt
ra nhưng thách thức trong việc bảo quản nguồn nguyên liệu và sản phẩm. Hơn thế nữa
khí hậu cũng gây ra nhưng tác động xấu tới sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa
điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng những biện pháp phù hợp.
42
Thứ ba những biến đổi trong khí hậu kết hợp với thể trạng người Việt Nam điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân. Đây cũng là khía cạnh có thể
mở ra hướng khai thác mới dành cho ngành sữa trong nước.
2.2.5. Văn hóa - xã hội
Mặc dù Việt nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa và dân
chúng trước đây chưa có thói quen dùng sữa, nhưng với tốc độ tăng dân số nhanh, đặc
biệt là tỉ lệ tăng của dân số thành thị cao hơn nông thôn nên ý thức bảo vệ sức khỏe
ngày càng được chú trọng, đặc biệt là vấn đề dưỡng chất cần thiết cho trẻ em giai đoạn
thôi bú sữa mẹ dần dần giúp hình thành nên thói quen tiêu thụ sữa cho mọi lứa tuổi
trong giai đoạn sau này. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, hiện mức tiêu
thụ sữa của người Việt nam đã tăng lên đáng kể (29,9g mỗi ngày).
Tập quán của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sữa bột tại Việt Nam hiện tại
có tâm lý “thích hàng ngoại”, thường thích lựa chọn các sản phẩm sữa bột nhập khẩu
hơn là các sản phẩm sữa bột sản xuất trong nước. Cụ thể như sau:
Các ông bố, bà mẹ Việt Nam nhìn chung đều muốn dành những gì tốt nhất
cho sự phát triển của con cái kể cả về thể lực và trí lực;
Tâm lý trung thành với sản phẩm, nhãn hiệu được cho là "hợp" với trẻ, đặc
biệt là ở các tỉnh phía Bắc, theo đó khi đã quen dùng một sản phẩm, cho rằng sản
phẩm đó là hợp với trẻ thì người tiêu dùng có xu hướng trung thành với sản phẩm,
nhãn hiệu đó trong suốt quá trình phát triển của trẻ;
Nhìn chung, người tiêu dùng chưa được cung cấp một cách đầy đủ các thông
tin về sản phẩm sữa, kiến thức về chế độ dinh dưỡng dẫn đến những quan niệm lệch
lạc khi lựa chọn sản phẩm;
Quan niệm cho rằng sản phẩm giá cao sẽ gắn với chất lượng sẽ tốt, vì vậy khi
không có đủ thông tin về sản phẩm, về chế độ dinh dưỡng thì người tiêu dùng có xu
hướng chọn sản phẩm với mức giá cao hơn.
2.2.6. Chính trị - Chính sách - Pháp luật
2.2.6.1. Chính trị
Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng
tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cùng với việc gia nhập các tổ chức
thương mại thế giới trong những năm gần đây, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành
43
nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập tòan cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thu hút đầu tư.
2.2.6.2. Chính sách – pháp luật
Chính sách thuế quan và mậu dịch
Hiện nay, chính sách thuế đối với các sản phẩm sữa bột nói chung và sữa bột
dành cho trẻ em nói riêng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam được cụ thể hóa trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như Luật thuế suất nhập khẩu 2005, Luật hải quan
cũng như trong các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một thành
viên.
Việt Nam trước hết là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên
được hưởng chế độ tối huệ quốc (Most Favored Nation Tariffs – MFN) đồng thời cũng
phải cam kết và thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa bột từ
các nước thành viên WTO.
Việt Nam đã cam kết hạ mức thuế đánh vào sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm,
trong đó mức thuế nhập khẩu đối với sữa nguyên liệu nhỏ hơn 20% (hiện tại đang áp
dụng là 10%), sữa thành phẩm nhỏ hơn 30% (hiện tại là 22%). Bên cạnh đó Việt Nam
cũng là thành viên của khối ASEAN có tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA
(Asean Free Trade Area) nên cũng phải thực hiện biểu thuế cam kết trong AFTA.
Các nước xuất khẩu sữa gồm cả xuất khẩu nguyên liệu sản xuất sữa và các sản
phẩm sữa thành phẩm vào thị trường Việt Nam được chia làm hai nhóm chính là nhóm
các nước thuộc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhóm các nước thuộc khối
ASEAN tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (Asean Free Trade Area).
Thuế nhập khẩu hiện nay được áp dụng cho nguyên liệu sữa và sản phẩm sữa
nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa,
thành phần chất béo và đường cũng như nước xuất khẩu.
Đối với các nước thuộc WTO có xuất khẩu nguyên liệu hay các loại sản phẩm
sữa vào Việt Nam thì mức thuế áp dụng là thuế suất tối huệ quốc theo biểu cam kết
thuế quan (biểu CLX) trong nghị định thư gia nhập WTO. Theo đó Việt Nam cam kết
giảm mức thuế suất tối huệ quốc tại thời điểm gia nhập WTO tới 20% đối với nguyên
liệu thô và tới 30% đối với sản phẩm thành phẩm.
Tuy nhiên, thuế suất tối huệ quốc hiện tại Việt Nam đang áp dụng thấp hơn
nhiều so với mức đã cam kết, với mức áp dụng là 10% đối với nguyên liệu thô và 22%
44
đối với bán thành phẩm, nghĩa là Việt Nam đã thực hiện sớm hơn so với thời hạn cam
kết thực hiện và đây chính là một trong những điểm tạo bất lợi cho doanh nghiệp sản
xuất trong nước.
Đối với các nước thành viên ASEAN tham gia AFTA đã ký kết Hiệp định về
thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariff) có
xuất khẩu nguyên liệu sữa hay các sản phẩm sữa thành phẩm vào Việt Nam thì mức
thuế áp dụng chung là 5%.
Từ năm 2007, theo Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/09/2007
ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất
đối với từng nhóm hàng, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu
thuế và khung thuế suất ưu đái đối với từng nhóm hàng thì sữa và kem, chưa cô đặc
chưa pha thêm đường và chất ngọt khác (mã hàng 04.01) có khung thuế suất từ 0-19%;
sữa và kem, cô đặc hoặc đã pha thêm đường và chất ngọt khác (mã hàng 04.02) chịu
thuế suất từ 0-34%.
Ngày 3/3/2009 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 39/2009/TT-BTC sửa đổi
mức thuế suất đối với một số mặt hàng. Theo đó, thuế suất áp dụng cho đã số các mã
hàng 0401 và 0402 sẽ giảm từ 5-10%. Mức thuế mới đưa ra chủ yếu tác động đến giá
sữa thành phẩm nhập khẩu bao gồm sữa hộp dạng bột và dạng hạt.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng sữa (nhóm 04.02) trong
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tiếp tục được sửa đổi theo Thông tư số 162/2009/TT-BTC
ngày 12/08/2009. Cụ thể:
Sữa và kem dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo
không quá 1,5% tính theo trọng lượng, đóng hộp với tổng trọng lượng từ 20kg trở lên,
chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác: chịu thuế suất 3%. Các loại khác chịu thuế
suất 5%.
Sữa và kem dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo
không quá 1,5% tính theo trọng lượng, đóng hộp với tổng trọng lượng dưới 20kg,
chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác: chịu thuế suất 3%. Các loại khác chịu
thuế suất 5%.
Sữa và kem dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo trên
1,5% tính theo trọng lượng, đóng hộp với tổng trọng lượng từ 20kg trở lên, chưa pha
thêm đường hoặc chất ngọt khác: chịu thuế suất 3%.
45
Sữa và kem dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo trên
1,5% tính theo trọng lượng, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác: chịu thuế suất 5%.
Sữa và kem dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo dưới
1,5% tính theo trọng lượng, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác: chịu thuế suất
10%. Các loại khác chịu thuế suất 20%.
Ngoài thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 10% cũng được áp dụng cho các
sản phẩm sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng. Nếu so sánh với
Malaysia áp dụng thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa bột ở mức 0%, Thái Lan
và Singapore áp dụng ở mức 7%, Philippin là 12% và Trung Quốc 17% thì thuế giá trị
gia tăng hiện đang áp dụng cho các sản phẩm sữa bột bán tại Việt Nam ở mức trung
bình.
Hiện nay chính phủ Việt Nam không áp dụng bất kỳ một hình thức quota nhập
khẩu nào đối với nguyên liệu sữa và sữa thành phẩm để bảo vệ sản xuất trong nước bởi
thực tế sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. So với Thái Lan thì
đây cũng là điểm mở, vì tại Thái Lan hiện nay yêu cầu doanh nghiệp chỉ được nhập
khẩu lượng sữa tương đương với lượng thu mua sữa tươi trong nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành sữa thì sữa nguyên liệu và sữa bột
thành phẩm nói chung và mặt hàng sữa bột cho trẻ em nói riêng nhập khẩu vào Việt
Nam hiện nay đang áp dụng mức thuế cao hơn so với một số nước trong khu vực. Điều
này có thể thấy rõ qua bảng so sánh dýới ðây1.
Bảng 6. So sánh thuế suất nhập khẩu sữa của Việt Nam với một số nước
Nước
Việt Nam
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Indonesia
Hongkong
Mã HS
1901.10.20
1901.10.20
1901.10.20
1901.10.20
1901.10.20
1901.10.20
1901.10.20
Thuế Asean
5,0%
0%
0%
0%
2,5%
5,0%
Thuế MFN
10%
0%
7%
0%
5%
5%
VAT
10%
0%
12%
7%
7%
10%
0%
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tổng hợp
Cơ chế quản lý giá hiện hành và quản lý giá sữa
Hiện nay, đối với hầu hết các mặt hàng nói chung và mặt hàng sữa nói riêng đều
đang được điều tiết theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên nhằm đảm bảo khi thị trường có
1
46
biến động bất thường về một số mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống dân sinh,
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP
ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá
quy định về danh mục các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, trong đó có mặt hàng sữa.
Sữa là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo đó trong thời gian tối thiểu 15 ngày
liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động
sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá (Thông tư số 122/2010/TT-BTC qui định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày
13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày
25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và
Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá). Trên thực tế chưa xảy ra hiện
tượng này, tuy nhiên trước dư luận giá sữa tăng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế
phối hợp với Cục Quản lý giá thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế và giá sữa.
Ngày 13/3/2009 Bộ Tài chính có Công điện gửi UBND, Sở Tài chính, Sở Công
Thương, Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra,
thanh tra thị trường sữa, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá
mức, đưa tin thất thiệt... theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Các chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa
Ngoài các chính sách liên quan đến thuế quan và mậu dịch, Việt Nam cũng thực
hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sữa trong nước.
Cụ thể là các quan điểm phát triển, mục tiêu, chính sách phát triển ngành đã được xây
dựng và ban hành tại Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN ngày 26 tháng 04 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm:
Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành sữa nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu;
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sữa, áp dụng công nghệ và kỹ thuật
tiên tiến;
47
Phát triển ngành sữa theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
Đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh
tranh, hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ
kỹ thuật và các loại giống mới có năng xuất và chất lượng cao. Tập trung nghiên cứu để
tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành. Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ thức ăn (ủ
cỏ và các phụ phẩm) và chế biến thức ăn tinh cho bò.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa tươi
trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình
đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.
Với mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ sản xuất
nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt
mức bình quân 8 kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, năm
2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Việc xây
dựng các nhà máy chế biến sữa phải gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để
đến năm 2005 có thể tự túc được 20% và đến năm 2010 tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt
từ đàn bò trong nước. Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6-7%/năm giai
đoạn 2001-2005 và 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng xây dựng quy hoạch phát triển đàn bò trong nước, có
chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, tổ chức chăn nuôi bò sữa nhằm phát triển đàn bò sữa,
nâng cao năng suất và chất lượng sữa nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Đến năm 2009, do có những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế và do Quy
hoạch trên chưa thực sự được xây dựng đúng với các điều kiện phát triển kinh tế nên Bộ
Công Thương đã chủ trì giao cho Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp
xây dựng Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2052. (Tham
khảo chi tiết tại Dự thảo báo cáo tổng hợp dự án Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025)
2.3. Khái quát về các sản phẩm sữa bột Việt Nam tại các siêu thị tại thành phố Huế
2.3.1. Bigc
Hiện nay tại siêu thị BigC có tầm 70 mặt hàng sữa bột các loại của khoảng 12
thương hiệu sữa trong nước và thế giới như Vinamilk, Nutifood, Dumex, Friesland
Campina,… và không có sản phẩm sữa bột của hãng Abbott. Trong đó chủ yếu vẫn là
các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em với gần 70% trong số các mặt hằng sữa ở đây.
48
Số lượng chủng loại sản phẩm sữa bột Việt Nam và sữa bột nước ngoài không có sự
chênh lệch, khoảng 50% cho mỗi bên.
49
Bảng 7: Các mặt hàng sữa bột tại siêu thị BigC Huế
Mead
Vinamilk
Trẻ
em
Bà mẹ
Người
lớn
Sản
phẩm
khác
Nutifood
Dutch Lady
Dielac optimum step 1
Dielac optimum step 2
Dielac optimum 123
Dielac alpha 123
Dielac alpha 456
Dielac alpha step
Pediasure
Grow plus+
Nuti IQ step
Nuti IQ
Nuti pedia
Dutch lady
gold step 1
Dutch lady
gold step 2
Dutch lady
gold 123
Dutch lady
gold 456
Dutch lady
nguyên kem
Dutch baby
Friso gold
Frisolac gold
Dielac mama
Nuti IQ
Mum
Vinamilk sure prevent
Enfamama a+
Dumex
Khác
Lactogen gold 3
Nestlé Gấu 123
Nestlé Gấu 456
Lactogen 1
Lactogen 2
Lactogen 3
Dukid gold
Dulac gold 1
Dulac gold 2
Dugrow gold 3
Physiolac
Hipp combiotic
Insulac
Golden care
Notribio
Dollac gold
Mama gold
Mama lac
Anmum
Anlene
Diabet care
Vinamilk canxi
Jondson
Enfalac a+1
Enfapro a+2
Enfagrow a+3
Enfakid a+4
Nestlé
Obilac
Slim Max
50
2.3.2. Coopmart
Theo khảo sát của nhóm điều tra thì hiện nay tại siêu thị Coopmart có tầm 80 mặt hàng
sữa bột các loại của khoảng 12 thương hiệu sữa trong nước và thế giới như Vinamilk,
Nutifood, Abbott, Dumex, Friesland Campina, … Trong đó chủ yếu vẫn là các sản
phẩm sữa bột dành cho trẻ em với gần 75% trong số các mặt hằng sữa ở đây. Số lượng
chủng loại sản phẩm sữa bột Việt Nam và sữa bột nước ngoài có sự chênh lệch không
lớn, sữa nội chiếm khoảng 40% tổng thể.